1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK (35)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 12/10/2022.

4889 người đang online, trong đó có 425 thành viên. 20:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 471093 lượt đọc và 2896 bài trả lời
  1. TatooGirl

    TatooGirl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Đã được thích:
    3.630
    Sáng ra điểm tin toàn tin hay
    Hôm nay là một ngày trời xanh tím xanh chăng
    Mạnh dạn đoán vnindex sẽ tăng 3-40 điểm
  2. vvaa83

    vvaa83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    59.269
    Đúng là giang hồ lão luyện...nên sờ đại vào đâu là có sẹo ở đấy ngay được =))
    ________________________________________________________
    https://fireant.vn/home/content/news/12927907

    Chứng khoán V-P-S nhìn từ cảnh ồ ạt mua lại nghìn tỷ trái phiếu của Azura, Bông Sen Corp...
    Tạp chí kinh tế chứng khoán VN | Hôm qua lúc 18:26
    Chia sẻĐăng lạiBình luận (47)
    Công ty Azura đã "nhanh tay" mua lại hơn 7.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn chỉ trong vòng 1 tuần.

    [​IMG]

    Trong nỗ lực giúp nhà đầu tư hiểu được các diễn biến lớn trên thị trường tài chính, chúng tôi đã từng phân tích việc VNDIRECT đứng sau hậu thuẫn cho nhóm Trung Nam phát hành lượng lớn trái phiếu với nhiều uẩn khúc. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp tục bóc tách hoạt động phát hành lớn của Azura và việc vội vàng tất toán trái phiếu, đứng đằng sau là chứng khoán VPS.

    Có hay không uẩn khúc đằng sau việc Azura phải vội vàng tất toán hơn 7.300 tỷ đồng trái phiếu chóng vánh?

    [​IMG]

    Những ngày cuối tháng 8/2022 vừa qua các nhà đầu tư bất ngờ trước việc CTCP Azura mua lại các lô trái phiếu lớn, thời gian đáo hạn còn rất dài.

    Chỉ tính thông tin trên các lô trái phiếu mà Azura vừa thông báo mua lại trước hạn thì đây đều là những lô trái phiếu giá trị rất lớn, hàng trăm, nghìn tỷ đồng. Những lô trái phiếu này đều được Azura phát hành trong năm 2018 và đều có kỳ hạn 120 tháng, đáo hạn vào năm 2028. Thậm chí có lô trái phiếu phát hành tháng 1/2019 tổng trị giá đến 3.000 tỷ đồng và cũng có kỳ hạn 10 năm, đáo hạn vào tháng 1/2029.

    [​IMG]

    Ngược trở lại thời điểm năm 2018, đầu 2019 khi Azura phát hành trái phiếu, các nhà đầu tư chưa có nhiều quan tâm đến trái phiếu nếu không có những mối liên hệ mật thiết. Hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu của Azura cứ thế phát hành. Tổng giá trị trái phiếu mà Azura phát hành trong năm một năm từ tháng 1/2018 đến tháng 1/2019 hàng chục nghìn tỷ đồng. Riêng các lô trái phiếu theo thông tin đăng ký mua lại trên đã xấp xỉ 8.000 tỷ đồng.

    Tuy vậy khi thị trường tài chính Việt Nam rúng động sau vụ Tân Hoàng Minh, nhà đầu tư lập tức “soi” đến, nhiều lô trái phiếu “khủng” được nhắc tới. Hệ luỵ là rất lớn, trong đó cũng có việc các công ty lập tức mua lại trước hạn các lô trái phiếu phát hành. Azura là một ví dụ.

    Ngay cuối tháng 8/2022 vừa qua Azura bất ngờ thông báo đã mua lại tổng cộng hơn 7.300 tỷ đồng trong số các trái phiếu đã phát hành năm 2018 và đầu 2019. Sau động thái này, giá trị số trái phiếu của các đợt phát hành này còn lại hơn 600 tỷ đồng. Trong đó toàn bộ lô trái phiếu 3.000 tỷ đồng phát hành tháng 1/2019 cũng đã được Azura mua lại hết.

    [​IMG]

    Lần lại lịch sử các đợt phát hành của Azura, không có các thông tin về các trái chủ đã mua số trái phiếu trên, cũng không có các thông tin về tài sản đảm bảo được thế chấp để phát hành các lô trái phiếu này. Cũng không có thông tin về mục đích sử dụng vốn cho các đợt phát hành trái phiếu.

    Trong khi chờ đi tìm câu trả lời về trái chủ, một thông tin đáng chú ý khi nhà đầu tư “lật lại” lịch sử của CTCP Chứng khoán VPS.

    - Tháng 10/2018 Chứng khoán VPS lúc đó còn là CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có hợp đồng giao dịch đảm bảo. Bên nhận đảm bảo là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank- mã chứng khoán VPB).

    Thông tin cụ thể, tháng 10/2018 Chứng khoán VPS có ký hợp đồng giao dịch đảm bảo, tài sản thế chấp là trái phiếu do Azura phát hành: Trái phiếu AZR_CD15_1518. Tổng 330.000 trái phiếu mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu được mang ra làm tài sản thế chấp. Tổng giá trị trái phiếu thế chấp theo mệnh giá 330 tỷ đồng.

    Đây là số trái phiếu phát hành ngày 15/10/2018 và có ngày đáo hạn 15/10/2021. Thông tin ghi nhận số trái phiếu này không nằm trong đợt trái phiếu Azura vừa mua lại trước hạn kể trên mà đã đáo hạn từ năm 2021.

    - Liên quan đến các lô trái phiếu khác của Azura, tháng 5/2019 Chứng khoán VPS tiếp tục có hợp đồng giao dịch đảm bảo với VPBank. Tài sản đảm bảo cho hợp đồng này tiếp tục là trái phiếu của Azura.

    Số liệu ghi nhận Chứng khoán VPS đã dùng 3,3 triệu trái phiếu AZR_Q13_041218T làm tài sản đảm bảo. Lô trái phiếu này có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, tổng giá trị phát hành 330 tỷ đồng. Lô trái phiếu này phát hành vào ngày 4/12/2018, có kỳ hạn 10 năm, đáo hạn vào 4/12/2028.

    Như vậy lô trái phiếu cầm cố tại VPB này của Chứng khoán V-P-S cũng không nằm trong danh sách các trái phiếu mua lại trước hạn đợt vừa qua của Azura.

    Vậy Azura là công ty nào? CTCP Azura là doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở chính tại toà nhà Deaha Kim Mã, Hà Nội. Công ty thành lập tháng 12/2011 với ngành nghề chính là xây dựng nhà để ở. Người đại diện theo pháp luật là ông Dương Thành Trung.

    [​IMG]

    Nếu như Azura là cái tên khá “lạ”, chỉ xuất hiện với những thông tin phát hành trái phiếu kể trên, thì khi nhắc đến cái tên Bông Sen Corp, nhà đầu tư đã thấy có sự “thân quen”.

    CTCP Bông sen, tiền thân là doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn. Công ty đã cổ phần hoá từ năm 2005 với vốn điều lệ ban đầu 130 tỷ đồng.

    Tháng 9/2021 Bông Sen Corp có giao dịch đảm bảo, bên nhận đảm bảo là Chứng khoán VPS. Tài sản đảm bảo cho khoản vay này gồm:

    + 5.881.650 trái phiếu mã YMG_TQ_230119 do Công ty TNHH Yamagata phát hành ngày 23/1/2019.

    + 1.901.000 trái phiếu mã AZR_TQ_210119 do Azura phát hành, đều thuộc sở hữu của Bông Sen Corp. Như vậy, lô trái phiếu này cũng không nằm trong danh sách các trái phiếu mà Azura mua lại kể trên.

    Một thông tin thêm, Công ty TNHH Yamagata và Azura đều có “mối liên quan” mật thiết tới những đợt phát hành trái phiếu năm 2018 của nhóm Azura này.

    Trở lại với Bông Sen Corp và Azura, sau thông tin này nhà đầu tư cũng “giật mình” bởi số trái phiếu mà Azura phát hành chỉ trong năm 2018 và đầu 2019 “khủng” đến mức nào, khi mà liệt kê gần 8.000 tỷ đồng trong các lô trái phiếu vừa mua lại vẫn chưa hết số trái phiếu doanh nghiệp này phát hành. Và đáng chú ý, không có thông tin về các tài sản thế chấp mà Azura đảm bảo cho các lô trái phiếu trên.

    Trong lúc chờ câu trả lời thêm về trái phiếu của “nhóm” Azura, nhà đầu tư lại tìm đến sự hiện diện của Chứng khoán VPS qua các lô phát hành trái phiếu nghìn tỷ của Bông Sen Corp.

    Dữ liệu từ HNX ghi nhận năm 2021 Bông sen Corp có đợt phát hành trái phiếu “khủng” 4.320 tỷ đồng (trái phiếu BSECH2122002). Lô trái phiếu này phát hành tháng 8/2021, có kỳ hạn 12 tháng, đáo hạn vào tháng 8/2022 vừa qua. Trái phiếu này là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo, lãi suất 11%/năm. Lô trái phiếu này được phát hành riêng lẻ thông qua đại lý phát hành là Chứng khoán VPS.

    Mục đích phát hành lô trái phiếu này để cơ cấu lại các khoản nợ theo các trái phiếu do tổ chức phát hành riêng lẻ vào năm 2019: Như vậy Bông Sen Corp đã phát hành lô trái phiếu mới nhằm trả nợ cho lô trái phiếu cũ.

    Báo cáo cho thấy có 10 tổ chức trong nước mua lô trái phiếu này của Bông Sen Corp, trong đó có 2 công ty chứng khoán. Tuy vậy tên tuổi của các trái chủ này không được công bố, và đều do Chứng khoán VPS làm đại diện nhà đầu tư. Tài sản đảm bảo do chứng khoán V-P-S và Ngân hàng VPBank quản lý.

    Trong cam kết về tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu hơn 4.300 tỷ đồng này, có thông tin tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán lô trái phiếu này gồm: Cổ phần trong CTCP Daeha và trong chính tổ chức phát hành; quyền sử dụng đất và/hoặc tài sản gắn liền trên đất của các khu/lô đất nằm tại quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh và các tài sản, quyền lợi có liên quan đến 2 nhóm tài sản trên.

    Cũng trong tháng 8/2021 Bông Sen Corp còn có đợt phát hành riêng lẻ 480 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo. Lô trái phiếu này cũng do Chứng khoán VPS thu xếp phát hành. Mã trái phiếu BSECH2122001.

    Lô trái phiếu này có kỳ hạn 12 tháng, lãi suất cố định 11%/năm. Trái phiếu này cũng đáo hạn vào 24/8/2022. Trái phiếu được phát hành nhằm tăng quy mô vốn hoạt động của tổ chức phát hành.

    Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này cũng là cổ phần trong CTCP Daeha và trong chính tổ chức phát hành; quyền sử dụng đất và/hoặc tài sản gắn liền trên đất của các khu/lô đất nằm tại quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh và các tài sản, quyền lợi có liên quan đến 2 nhóm tài sản trên.

    Ngoài ra, tháng 10/2021 Bông Sen Corp còn phát hành riêng lẻ lô trái phiếu tổng giá trị 4.800 tỷ đồng. Lô trái phiếu này hoàn tất phát hành vào tháng 1/2022. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, đáo hạn vào 15/10/2026.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Hồ Nga
  3. 100k

    100k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    19.583
    Những cp nào liên quan đến TPDN đều đang nhận được cái nhìn tiêu cực từ nhà đầu tư :-w
  4. nguyenhung101085

    nguyenhung101085 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    26.783
    Ngân hàng mập mờ bán trái phiếu, doanh nghiệp lách cửa huy động vốn
    Thùy Liên - 18/10/2022 08:19
    [​IMG]

    Bị chặn cửa bán trái phiếu “chui” qua hình thức hợp tác đầu tư, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang tìm cách khác để huy động vốn với lãi suất cao. Trong khi đó, một số ngân hàng vẫn mập mờ bán trái phiếu với hình thức gửi tiết kiệm.
    https://baodautu.vn/ngan-hang-map-m...source=****&utm_medium=****&utm_campaign=****
  5. 100k

    100k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    19.583
    Hôm trước 1 dn bds huy động vốn = cách mời mua, ký hd, nộp tiền trước với triết khấu cực cao, choáng luôn
    Trump2019, hathuong2011, A_Tun7 người khác thích bài này.
  6. tn107

    tn107 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2020
    Đã được thích:
    2.647
    Phận cái thằng làm "thuê hạng trung", mới gom góp có được tí của để dành mà đã chảnh chọe! Đòi hỏi ép buộc mọi người phải tôn sùng mình làm hạng 1-hạng 2, y như kiểu "biết_bố_mày_là_ai ko?" của xứ Việt =))
  7. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.940
    Thanks thông tin hác
    100k, hathuong2011, mabuvoyeu3 người khác thích bài này.
  8. Ube989

    Ube989 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2022
    Đã được thích:
    11.091
    Nghĩ mãi mới ra vế đối gần đúng:

    Diễn Giả, Nói Thật, Thành Sứ Giả
    Giả Diễn, Nói Giả, Thành Thật Giả.

    @FBV trêu anh thôi chứ muốn em đối, em sẽ đối ạ ^^ Nhưng mà hại não thiệt đó! #:-s
    mabuvoyeu, FBV, Autumn_Cloud3 người khác thích bài này.
  9. drphucqt

    drphucqt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2021
    Đã được thích:
    16.536
    ChuBeChanTrau, mabuvoyeuFBV thích bài này.
  10. hathuong2011

    hathuong2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2011
    Đã được thích:
    671
    HT mời cả nhà TM thưởng thức vẻ đẹp mùa thu của Germany!

    mabuvoyeu, FBV, vvaa834 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này