Tản mạn về CPI và TTCK (37)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 21/11/2022.

5151 người đang online, trong đó có 460 thành viên. 21:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 542173 lượt đọc và 2890 bài trả lời
  1. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.295
    Kinh nhể
    Thối quá thì cũng thốn cụ ợ
    --- Gộp bài viết, 21/11/2022, Bài cũ: 21/11/2022 ---
    Lại 1 đồng chí phụ trách cái gì kttw phía nam tai nạn mất hôm nay 58 tuổi
    Nhọc
    Choi268, mabuvoyeu, Ttkh196 người khác thích bài này.
  2. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.765
    Tiền thành rơm rạ , thành củ khoai là điều cá mập luôn muốn và luôn tìm mọi cách để làm
    Họ đã làm năm.2017 nhưng không có ép phê vì media lúc dó ngán vô trỏng nên không dám thổi lên
    Lãi gửi lãi vay nhóng vì chính cá mập bị ép phê ngược và vì ngân hàng nhà nước đã nhìn ra chiêu trò của cá mập
    Tiền sẽ ngày càng khó kiếm và ngày càng quý.
    Thành rơm rạ hay củ khoai sẽ là thứ khác
    dhtvinh, Choi268, Autumn_Cloud10 người khác thích bài này.
  3. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    31.607
    https://vneconomy.vn/vn-index-do-vo-hon-120-ma-van-kich-tran.htm
    Thị trường xác lập một phiên mất điểm nếu nhìn từ chỉ số VN-Index. Tuy nhiên cổ phiếu vẫn phân hóa rất tích cực, thậm chí số cổ phiếu tăng giá trong chỉ số này còn gấp rưỡi số giảm. Cả ba sàn còn ghi nhận 123 cổ phiếu kịch trần trong đó HoSE đóng góp 52 mã.
    Nhà đầu tư vẫn đang kiếm được tiền bất kể chỉ số đỏ…
    Thị trường xác lập một phiên mất điểm nếu nhìn từ chỉ số VN-Index. Tuy nhiên cổ phiếu vẫn phân hóa rất tích cực, thậm chí số cổ phiếu tăng giá trong chỉ số này còn gấp rưỡi số giảm. Cả ba sàn còn ghi nhận 123 cổ phiếu kịch trần trong đó HoSE đóng góp 52 mã. Nhà đầu tư vẫn đang kiếm được tiền bất kể chỉ số đỏ.
    Nhóm cổ phiếu xây dựng và bất động sản hầu hết là tăng mạnh, nhưng vài mã vốn hóa lớn vẫn giảm.

    Ảnh hưởng này là khá dễ hiểu khi dòng tiền trong thị trường là có giới hạn. Thực tế sau phiên bùng nổ hôm 16/11, thị trường đã không thu hút thêm được nhiều tiền, thanh khoản từ từ tụt giảm. Các blue-chips có lượng lưu hành lớn, thanh khoản cao, cần lượng tiền dồi dào hơn hẳn mới giữ được giá. Trong khi đó nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ thanh khoản ít, hôm nay vẫn được nâng đỡ đủ mạnh.

    Khối ngoại vẫn duy trì vị thế mua ròng khoảng 40,3 tỷ đồng trên HoSE, nhưng mua bán đều lớn. Cụ thể, tổng giá trị mua đạt 1.107,2 tỷ đồng, bán ra 1.066,9 tỷ đồng. DGC bị xả lớn 151,5 tỷ đồng và giá giảm sàn 6,92%. Khối ngoại xả ra gần 3,1 triệu cổ, chiếm 43% tổng thanh khoản. DXG bị bán ròng 50,3 tỷ, giá tăng 0,96%, STB bán ròng 34,1 tỷ giá giảm 2,34%, VHM bán ròng 26,2 tỷ giá giảm 2,19%. Phía mua ròng có VPB, HPG trên 50 tỷ ròng.

    (Trích dẩn)
    Choi268, Ube989, Ttkh196 người khác thích bài này.
  4. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.790
    Các trạng thái kỳ lạ của vật chất ít ai biết tới (P1)
    ****
    Trong điều kiện tiêu chuẩn trên Trái đất, chất rắn, chất lỏng và khí là phần lớn những gì chúng ta sẽ gặp trong cuộc sống. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có nhiều trạng thái vật chất khác tồn tại. Sự phát triển của khoa học đã giúp chúng ta khám phá ra những trạng thái vật chất kỳ lạ khác, nằm ngoài khả năng suy nghĩ của ngay cả những người có trí tưởng tượng phong phú nhất.

    Chúng ta về cơ bản chỉ quen với ba trạng thái của vật chất: rắn, lỏng, khí. Chất rắn có hình dạng xác định mà không cần có vật chứa, chất lỏng tuân theo hình dạng của vật chứa của chúng và chất khí không chỉ phù hợp với vật chứa mà còn nở ra để lấp đầy nó.

    Và có sự đa dạng trong số ba trạng thái cơ bản này: Ví dụ, một chất rắn kết tinh có tất cả các nguyên tử của nó được sắp xếp theo thứ tự chính xác đối xứng hoàn hảo, trong khi chất rắn bán tinh thể lấp đầy tất cả không gian của nó mà không cần cấu trúc được điều chỉnh chặt chẽ. Tinh thể lỏng, tạo nên các thành phần hình ảnh của hầu hết các màn hình điện tử, có các thành phần của cả chất lỏng và cấu trúc tinh thể, như bất kỳ ai đã từng đẩy màn hình máy tính của họ đều có thể xác nhận.

    Michael Faraday (1791-1867) (Ảnh: De Everett Collection/Shutterstock)
    Năm 1856, nhà khoa học huyền thoại người Anh Michael Faraday đang nghiên cứu những tấm lá vàng mỏng. Nghiên cứu các đặc tính của ánh sáng và vật chất, Faraday quyết tâm làm cho vàng đủ mỏng để nó trong suốt trước ánh sáng. Không có máy móc tồn tại vào thời điểm đó có thể tạo ra những màng vàng nhỏ như vậy, vì vậy Faraday phải sử dụng hóa chất.

    Trong khi rửa vàng trong những hóa chất này, Faraday nhận thấy rằng hành động này tạo ra một chất lỏng màu hồng ngọc nhạt. Hỗn hợp hóa chất và vàng này, được gọi là chất keo (colloid), có khả năng tán xạ ánh sáng chiếu theo hướng của nó. Mặc dù các công cụ khoa học vào thời điểm đó không thể chứng minh điều đó, Faraday biết sự tán xạ ánh sáng này là do các hạt vàng trong chất lỏng. Đây có thể là ghi nhận đầu tiên về việc trạng thái lượng tử có thể thay đổi đặc tính của vật chất.

    Cơ học lượng tử, vật lý lượng tử và điện toán lượng tử nghiên cứu rất nhiều thứ, nhưng tất cả đều tập trung vào những gì mắt thường không thể nhận thấy. Các hạt vàng tán xạ ánh sáng của Faraday ở trạng thái lượng tử – nhỏ nhất mà chúng có thể tồn tại. Kể từ những năm 1850, khoa học và việc khám phá các trạng thái lượng tử đã phát triển vượt bậc, và đã tiết lộ những điều trước đây cho là không thể tưởng tượng được.

    Thông qua các nghiên cứu lượng tử, thám hiểm không gian và một số lĩnh vực khác, đã có một số khám phá về các loại vật chất mới, chẳng hạn như 7 loại trạng thái dưới đây. Không phải tất cả chúng đều hữu ích, chỉ có một số khá thực tế, nhưng tất cả chúng đã chỉ ra rằng vật chất có tồn tại nhiều hơn ba trạng thái thông thường.

    1. Plasma
    (Ảnh: Owen/FLickr)
    Plasma thường bị lãng quên, nhưng đó là trạng thái vật chất dồi dào nhất trong vũ trụ. Theo mô tả của NASA, plasma là “hỗn hợp của các electron (mang điện tích âm) và ion (nguyên tử bị mất electron, dẫn đến mang điện dương).” Nó hoạt động giống như một chất khí, nhưng có thể dẫn điện. Nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi từ trường.

    Trong khi hầu hết plasma không dễ xuất hiện, sét là một ví dụ tuyệt vời mà ai cũng có thể quan sát, cho thấy cách plasma tương tác với Trái đất. Một luồng phóng điện cao trong không khí, một tia sét trung bình có nhiệt độ cực đại lớn hơn 27.000 độ C. Ở mức nhiệt đó, tia sét khiến các nguyên tử bị ion hóa, biến thành plasma.

    Người ta cũng đã tìm ra cách ion hóa chất khí một cách nhân tạo, giống như trong chiếc đèn neon, nơi các hạt tích điện giúp hoàn thành một mạch điện.

    >> Vật chất và ý thức là một thể thống nhất

    2. Ngưng tụ Bose – Einstein
    (Ảnh: NIST/JILA/CU-Boulder)
    Ngưng tụ Bose-Einstein (Bose – Einstein Condensate, viết tắt là BEC) được phát hiện thông qua sự hợp tác giữa nhà vật lý Ấn Độ Satyendra Nath Bose và Albert Einstein, mặc dù hai nhà khoa học sống cách nhau hàng ngàn dặm trong thời đại chưa có Internet.

    Vào đầu những năm 1920, lý thuyết lượng tử là một lĩnh vực mới. Bose đang giảng dạy tại Đại học Dhaka và không hài lòng với sự hiểu biết đương thời về bức xạ. Ông đã viết một bài báo nghiên cứu vấn đề này nhưng không sử dụng bất kỳ yếu tố nào của vật lý cổ điển. Khi bài báo bị các tạp chí từ chối, Bose chuyển sang viết thư cho Einstein, mặc dù hai nhà khoa học không quen biết nhau.

    Einstein đã đọc qua bài báo và đồng ý với phát hiện của Bose. Ông đã sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy đăng tải bài viết của Bose trên một tạp chí uy tín. Nhưng đó không phải là tất cả. Einstein tiếp tục suy nghĩ về phép toán của Bose, ông nói rằng các hạt không thể phân biệt được có thể chiếm các trạng thái năng lượng rời rạc.

    Năm 1924, Einstein sử dụng phép toán của Bose để tạo ra một dạng vật chất mới, BEC. Ở nhiệt độ cực thấp, gần độ không tuyệt đối, các nguyên tử riêng rẽ sẽ kết hợp thành một “siêu nguyên tử – superatom”.

    Và vào năm 1995, một nhóm các nhà khoa học đã chứng minh ông đúng.

    Carl E. Wieman, một nhà khoa học đã giúp khám phá ra BEC, mô tả về nguyên lý hình thành BEC: “Nó giống như việc bạn đang chạy trong một trận mưa đá, cho dù bạn chạy theo hướng nào thì mưa đá vẫn luôn đập thẳng vào mặt bạn. Vì vậy, bạn dừng lại.”

    Một BEC giống như một tinh thể băng hình thành trong một cái bể, “nó thực sự là một dạng vật chất mới”, Wieman nói. “Nó hành xử hoàn toàn khác với bất kỳ vật liệu nào khác.”

    >> Einstein và đức tin – Walter Isaacson

    3. Vật chất suy biến

    (Ảnh: Chandra X-ray Observatory Center)
    Vật chất suy biến là các dạng vật chất có mật độ hay tỷ trọng cao một cách bất thường.

    Các hạt được xác định là ngưng tụ theo lý thuyết của Bose và Einstein (BEC) được gọi là “boson” và hiện được coi là một phần cơ bản của vật chất. Nhưng còn có một loại hạt lượng tử khác: fermion, được đặt tên theo nhà vật lý người Ý Enrico Fermi. Theo nguyên lý loại trừ Pauli, các fermion không thể chiếm cùng một trạng thái lượng tử trong một hệ lượng tử cùng một lúc.

    Với một hành tinh nặng như Mặt Trời, lực hấp dẫn tại tâm của nó lớn đến mức lớn hơn cả các liên kết hóa trị của vật chất của nó. Nó sẽ kéo các vật chất của nó về tâm và nghiền nát các vật chất này, mạnh đến nỗi xảy các phản ứng hạt nhân, dẫn đến hành tinh nóng lên và tỏa sáng như một ngôi sao mới. Nhiệt lượng từ các phản ứng hạt nhân này tạo ra một áp suất và thổi phồng hành tinh này, giúp cân bằng lại lực hấp dẫn tại tâm của nó.

    Khi ngôi sao đã đốt hết vật chất làm nhiên liệu cho các phản ứng hạt nhân, nhiệt độ của nó giảm dần, dẫn đến áp suất cân bằng lực hấp dẫn không còn được duy trì nữa. Ngôi sao bắt đầu sụp đổ, co lại và trở thành một ngôi sao lùn trắng.

    Khi đó lực hấp dẫn sẽ hút các vật chất ở xung quanh về phía tâm của nó, làm cho thể tích của nó càng ngày càng nhỏ hơn, khiến cho các electron và proton bị chèn ép và càng ngày càng gần nhau hơn. Theo nguyên lý loại trừ Pauli, các fermion không thể ở cùng một chỗ, vì vậy chúng phải chuyển sang các trạng thái năng lượng cao hơn.


    Quá trình chuyển đổi đó, tạo ra vật chất suy biến (degenerate matter) hay còn gọi là vật chất thoái hóa. Sự tồn tại của nguyên lý loại trừ Pauli cũng khiến cho các hạt fermion chỉ có thể bị chèn ép đến một mức độ nhất định, và khi ấy chúng có thể đẩy ra ngoài với một lực, chính xác hơn là một áp suất đủ mạnh để chống lại lực hấp dẫn, và dừng lại sự co rút của ngôi sao lùn.

    Lúc này, các sao lùn trắng có khối lượng trong khoảng từ 1 nửa cho đến 1,4 lần khối lượng Mặt Trời (gấp khoảng 160.000 đến 460.000 lần khối lượng Trái Đất). Chúng bị ép vào một không gian có kích thước bằng Trái Đất, khiến chúng đặc hơn khoảng 1000 lần so với nguyên tố chì! Lực hấp dẫn tại bề mặt của chúng mạnh hơn khoảng nửa triệu lần so với lực hấp dẫn chúng ta cảm nhận được trên Trái Đất.

    Vật chất thoái hóa cho phép các ngôi sao đặc như sao lùn trắng tồn tại. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng nó là một chất dẫn nhiệt gần như hoàn hảo và có khả năng chống lại các quy luật tự nhiên của lực hấp dẫn. Đây là một trạng thái vật chất khác hẳn với các trạng thái vật chất mà chúng ta biết hiện nay.

    Vậy điều tiếp theo của một sao lùn trắng là gì? Nếu khối lượng của sao lùn trắng tiếp tục tăng lên (nhờ việc hút các vật chất khác ở các ngôi sao lân cận), lực hấp dẫn của nó sẽ chiến thắng áp suất của các vật chất suy biến tạo bởi electron và proton. Các electron và proton sẽ bị hút về phía tâm của ngôi sao và bị nghiền nát vào nhau và tạo ra các neutron. Ngôi sao lùn trắng khi đó sẽ trở thành ngôi sao neutron, kích thước của nó chỉ bằng quả cầu có đường kính từ 8 đến 24 km. Khi này, vật chất suy biến khiến cho ngôi sao neutron có độ đậm đặc gấp 100 000 000 000 000 (100 nghìn tỷ lần) khối lượng riêng của chì.

    Nếu khối lượng của sao neutron tiếp tục tăng lên, nó sẽ hút hết các neutron vào trong và nghiền nát chúng. Khi này, ngôi sao sẽ trở một lỗ đen. Tất cả vật chất, ánh sáng sẽ bị hút vào một điểm duy nhất. Đây cũng là hiểu biết cực hạn của vật lý học hiện nay.

    Theo popularmechanics.com
    Thiện Tâm biên dịch và hiệu đính

    Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.
    ****
    Uhm... Xin phép Trí thức VN , lan toả kiến thức hữu ích .
    Mà sao ảnh minh hoạ mất tiêu ! Toàn chữ là chữ thế ni thì ... chắc ít người chịu khó đọc lắm nhỉ ? :-w%%-@};-:bz
    Formulae đã loan bài này
  5. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.790
    ( Biết cho dzui thui .... Nhiều lần rồi , mà giờ mình mới biết ...) :D:D@};-@};-@};-
    *****

    Thế giới sắp loại bỏ giây thứ 61 trên đồng hồ

    Một giây nhuận sẽ giúp đồng hồ trên toàn thế giới chạy khớp với tốc độ quay của Trái đất nhưng cũng khiến hệ thống máy tính và phần mềm gặp lỗi.

    Trong suốt nửa thế kỷ qua, giây nhuận (leap second) trên đồng hồ nguyên tử được chèn vào Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) nhằm giữ thời gian đồng bộ với chuyển động quay của Trái đất. Nhưng vài năm nữa, giây nhuận sẽ chính thức được xóa sổ khỏi lịch sử thế giới.

    Điều này sẽ giải quyết vấn đề từng gây đau đầu cho không ít hãng công nghệ khi máy tính và hệ thống phần mềm gặp lỗi, không thể xử lý được việc một phút có 61 giây.

    [​IMG]
    Các hãng công nghệ cũng muốn loại bỏ giây nhuận vì gây ra sự cố cho hệ thống máy tính. (Ảnh: GNSS).

    Tương lai mới cho giờ quốc tế
    Theo Cnet, họp tại Văn phòng Cân đo Quốc tế (Bureau International des Poids et Mesures - BIPM) hôm 18/11, các tổ chức đo lường thời gian trên toàn thế giới đã quyết định loại bỏ giây nhuận.

    Sự xuất hiện của giây nhuận đã gây ra nhiều vấn đề, khiến các thiết bị số hư hỏng vì không xử lý được dữ liệu như hệ thống định vị vệ tinh, viễn thông hay truyền tải năng lượng”, đại diện BIPM giải thích.

    Thay đổi này sẽ chính thức có hiệu lực muộn nhất vào năm 2035.

    [​IMG]
    Một giây thêm vào đồng hồ từng khiến nhiều website gặp lỗi. (Ảnh: NASA).

    “Thật khó tin. Sau hơn 20 năm thảo luận, cuối cùng chúng tôi cũng đưa ra một thỏa thuận chính thức”, Patrizia Tavella, Giám đốc ban quản lý thời gian tại BIPM nói. Elizabeth Donley, Giám đốc tại phòng đo lường thời gian và tần số tại Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST), thì nhận xét đây là một thời khắc lịch sử của nhân loại.

    Theo New York Times, Trái đất không quay theo một nhịp độ đều đặn. Để thời gian trên đồng hồ vẫn trùng khớp với sự vận động của Trái đất, đặc biệt là để các nhà thiên văn học quan sát được chính xác, người ta thêm một giây nhuận vào khi cần thiết.

    Từ năm 1972 đến nay, giây nhuận được thêm tổng cộng 27 lần. Khác với năm nhuận, giây nhuận được thêm vào cùng một thời điểm trên toàn thế giới và lần gần nhất là vào giây cuối cùng của ngày 31/12/2016 theo Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC).

    Tại thời điểm 23 giờ 59 phút 59 giây ngày 30/6 hoặc 31/12, đồng hồ UTC sẽ thêm một giây thành 23 giờ 59 phút 60 giây, thay vì 0 giờ 0 phút 0 giây ngày tiếp theo. Việc này giúp giữ độ lệch của UTC so với Giờ Quốc tế (UT1), được đo dựa trên chuyển động quay của Trái đất không quá 0,9 giây.

    Những “thảm họa tính toán” chỉ vì giây thứ 61
    Tuy nhiên, giây nhuận là một vấn đề gây đau đầu cho giới công nghệ trong suốt 5 thập kỷ qua. Rất khó để con người dự đoán giây nhuận cần được thêm vào tiếp theo. Vì thế, mạng lưới máy móc không thể chuẩn bị trước thay đổi này. Thay vào đó, mỗi mạng lưới sẽ có cách thức riêng để thêm giây thứ 61 trên đồng hồ, không đồng bộ với nhau.

    Các hệ thống máy móc hiện đại cũng hoạt động dựa trên mạng lưới quản lý thời gian siêu chuẩn, chính xác đến từng mili giây. Chúng quen sử dụng đồng hồ không có giây nhuận để lên lịch cho các hoạt động được hẹn giờ trước, chẳng hạn như cập nhật phần mềm hay bổ sung dữ liệu.

    Vì vậy, giây nhuận được thêm vào sẽ khiến hệ thống viễn thông, truyền tải năng lượng, giao dịch tài chính và các dịch vụ trọng yếu khác sụp đổ trong phút chốc chỉ vì không thể đồng bộ dữ liệu thời gian.

    [​IMG]
    Hiện tượng giây nhuận xảy ra không theo chu kỳ nhất định. (Ảnh: AP).

    Năm 2012, giây nhuận khiến hàng loạt sản phẩm công nghệ gặp sự cố như diễn đàn Reddit, Mozilla, LinkedIn, Yelp và dịch vụ đặt vé máy bay Amadeus. Năm 2017, lỗi hệ thống của Cloudflare vì bổ sung giây nhuận khiến website của nhiều khách hàng ngừng hoạt động

    Một trong những sự cố thời gian đáng nhớ nhất là Y2K, khi các máy tính, vi mạch đồng hồ điện tử thời ấy chỉ dùng 2 số cuối của năm thay vì 4 số để tiết kiệm dung lượng lưu trữ. Khi chuyển giao sang thế kỷ mới, mọi hoạt động sử dụng máy tính và vi mạch đồng hồ điện tử bị đảo lộn bởi máy tính sẽ không thể phân biệt năm 2000 với 1900 do giá trị hiển thị là 00.

    Do đó, một hệ thống thời gian không chính thức đã xuất hiện, thay thế Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC). Việc loại bỏ giây nhuận sẽ giúp UTC tiếp tục được sử dụng đồng bộ, rộng rãi ở khắp nơi. “Vấn đề quan trọng là chúng ta cần đảm bảo rằng thời gian luôn là một đại lượng được thống nhất trên toàn cầu”, Judah Levine, nhà vật lý học tại NIST khẳng định.

    Trước đó, hồi tháng 8, nhiều công ty công nghệ lớn như Google, shoppingmode Microsoft, Meta và Amazon cùng tuyên bố chiến dịch vận động loại bỏ giây nhuận. Các hãng công nghệ lập luận chèn giây nhuận gây ra nhiều vấn đề như mất kết nối Internet, các sự cố nghiêm trọng hơn so với lợi ích mà nó mang lại. Các công ty cũng cho rằng chèn giây nhuận là vô ích, bởi tốc độ quay thực tế của Trái đất không thay đổi nhiều trong lịch sử.
  6. cavicovn

    cavicovn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2006
    Đã được thích:
    16.183
    Có anh nào cho được P.DR, N.VL về đâu cơ à anh? Mà có người làm được việc đó thì chắc họ cũng ko nói ra đâu :D

    Thời buổi loạn lạc, khó phân tích dự đoán ghê nhỉ. Mát trời, cafe ngắm phố hoặc làm tý RTC anh ơi.
    Ube989, mabuvoyeu, Clara216 người khác thích bài này.
  7. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.765
    Theo mình vì ngân hàng thiếu tiền
    Còn thiếu tiền vì bà con ôm nhiều thứ khác
    Có cái hay tuy ôm nhiều thứ khác nhưng vẫn muốn có tiền
    Choi268, Ube989, mabuvoyeu3 người khác thích bài này.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.643
    Bank Thừa Tiền, nên LS tăng
    --- Gộp bài viết, 22/11/2022, Bài cũ: 22/11/2022 ---
    Ông NHNN ý muốn nó thế
  9. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    31.607
  10. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    212.295
    He he
    Hóng thế
    Mờ anh không tin lắm
    Ác gì ác rứa
    cavicovn, HoangDung2008, Ube9894 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này