Tản mạn về CPI và TTCK (38)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 24/12/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3341 người đang online, trong đó có 99 thành viên. 01:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 763366 lượt đọc và 3035 bài trả lời
  1. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.799
    Tản mạn ... Về : Nếu NGẪM thì trọng yếu ! Nếu phơn phớt ... thì chỉ để dzui 5 giây đồng hồ ...
    .
    - Huy động vốn trên TTCK là huy động vốn dài hạn . Không lãi suất . Sướng nhỉ ?
    - Uhm... Sướng thì cứ vừa lợi dụng tối đa , vắt sữa đám đông cho kiệt dần cho dzui ! Chẳng áp lực gì ? Muốn trả lại 1₫ bằng lợi nhuận KD thì trả . Không muốn thì thôi . Giữ lại cho phè phỡn ăn chơi . Chứ Vietnam có tạo áp lực gì cho câu chuyện này đâu nào ? ( Quản trị Ttck có biết hết chuyện đâu mà ?!!! Vô tình biến thành sòng bài mà áp lực gì khi huy động vốn ? Huy động được thì cứ huy động thôi !!! ).
    - Kiệt chưa ? Gần hết sữa chưa ? Gần hết niềm tin vì 85% thuộc tính là sòng bài chưa ? ( T lẻ dài ... Rồi PS và rổ PS ... trên nền ATC ... Mà chưa kiệt niềm tin ư ? PS rực rỡ vui tươi gấp vài lần giao dịch của mấy nghìn Cty mà chưa kiệt niềm tin ư ? ...) .
    - Mà kiệt niềm tin thì thôi vậy ! Đành dựa vào huy động trái phiếu DN với LS cao , quẳng vào đất ... Đành dựa vào kênh tín dụng , nai lưng trả nợ trả lãi ... Chen nhau khi tạm kẹt , cho LS nó cao cho dzui !!! Chứ CPI VN như thế , nếu không phải chen nhau lúc tạm kẹt chút chút thì LS sao cao vậy được ?
    ******
    He he ... Yên chí ! Cứ bình chân như vại với cái sòng Bài thôi ! Chính phủ không nhận ra , hay đánh giá vai trò , sứ mệnh của TTCK đâu ! Vì nó mới mẻ ( mới có 22 năm ... Ngân hàng thì 100 năm ...), và do nó cũng hơi cao cấp chút , xa lạ chút ... Nên ko quan tâm đánh giá làm gì ... :D:D
    Last edited: 18/02/2023
  2. vvaa83

    vvaa83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    58.660
    Cách đây 3 tháng mọi người ở nhà TM đã nhắc đến chuyện "bán mình" thì giờ bán xong rồi thì mới lên mặt báo, mình nghĩ rằng, cơ hội tốt khi mà tất cả mọi người đều nhìn thấy thì nó sẽ không còn tốt nữa !

    https://vneconomy.vn/doi-von-nhieu-doanh-nghiep-buoc-phai-ban-cho-nuoc-ngoai-de-giai-vay.htm

    “Đói vốn”, nhiều doanh nghiệp buộc phải bán cho nước ngoài để giải vây
    Mộc Minh -
    Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM kiến nghị ngân hàng mở rộng room tín dụng cũng như việc nới rộng các điều kiện cho vay, tỷ lệ thế chấp, cầm cố tài sản vay… cho các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp rất “khát vốn” và không có nguồn tiền để trả nợ, đầu tư…
    [​IMG]
    Ảnh minh hoạ.
    Sáng 17/2/2023, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chủ trì buổi gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

    CƠN “KHÁT VỐN” ĐANG TĂNG
    Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), cho biết các doanh nghiệp đang rất “khát vốn” và không có nguồn tiền để trả nợ, đầu tư.

    Hiện có một số ngành đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Trước hết là ngành mỹ nghệ chế biến gỗ, đơn hàng sụt giảm mạnh, hoạt động cầm chừng, nhất là các doanh nghiệp nội địa (gỗ dăm và viên nén tăng nhưng chủ yếu do doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp FDI). Thực tế ghi nhận cho thấy, chỉ có 10% doanh nghiệp còn 50% đơn hàng, có 50% doanh nghiệp còn 30-40% đơn hàng, các doanh nghiệp còn lại là không có đơn hàng. Do đó, hàng tồn kho tăng cao, thiếu dòng tiền.

    Riêng trong lĩnh vực bất động sản, hiện rất khó khăn và có xu hướng đi vào suy thoái. Sự ngưng trệ của thị trường bất động sản đã kéo theo sự ảnh hưởng đến nhiều ngành liên quan. Đơn cử, ngành vật liệu xây dựng đang ghi nhận sụt giảm nghiêm trọng cả trên thị trường trong và ngoài nước. Cụ thể, hiện giá thép giảm 60% do lượng cung quá lớn trong khi nhu cầu giảm, sản lượng xuất khẩu thép giảm 69,3%; nhà máy xi măng ế ẩm, xuất khẩu giảm 55%, thị trường trong nước cũng sụt giảm do đầu tư công và dự án bất động sản đóng băng, doanh nghiệp nợ lẫn nhau. Người lao động bị sa thải, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống an sinh xã hội…

    Cũng nằm trong tình trạng rất cần vốn để hoạt động nhưng các doanh nghiệp ngành dệt may đang quá gian nan. Nhiều công ty đang bị ngân hàng đánh giá lại giá trị tài sản chỉ còn 50 - 60% so với trước đây khiến hạn mức cho vay giảm mạnh.

    Ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, cho biết nhiều quy định cho vay siết chặt hơn cũng như lãi suất lên quá cao trong khi ngành dệt may vẫn đang sụt giảm đơn hàng từ 30 - 40% và lợi nhuận trên từng đơn hàng cũng lao dốc.

    “Các ngân hàng cần linh hoạt hơn khi cho vay, nhất là với các doanh nghiệp vẫn đang gặp khó vì tình hình kinh tế chung”, ông Việt kiến nghị.

    Một trong những ngành hàng vẫn duy trì tốt hoạt động sản xuất là lương thực, thực phẩm, nhưng các doanh nghiệp ngành này cho biết họ cũng không có lãi, khi mà lãi suất cho vay của ngân hàng tăng trên 10%/năm, cộng thêm giá nước tăng.

    Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực thực phẩm TP.HCM, thực tế đáng báo động hiện nay là một số doanh nghiệp lớn, có thương hiệu lớn tại TP.HCM, đầu tư công nghệ tiên tiến nhưng hiện quá khó khăn về tài chính. Các quỹ đầu tư nước ngoài đang "săn" các doanh nghiệp này.

    [​IMG]
    Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực thực phẩm TP.HCM: "Không ai muốn “bán mình” cho các đơn vị khác khi đã ổn định việc kinh doanh. Doanh nghiệp cần chính sách hỗ trợ về tất cả các ngành, lãi suất… để yên tâm sản xuất" - Ảnh: PV.
    Bà Chi cho rằng nếu cứ để mai một các doanh nghiệp này thì thật đáng tiếc, vì số doanh nghiệp lớn tại TP.HCM luôn chiếm trên 40% lượng hàng lưu thông trên cả nước. Không ai muốn “bán mình” cho các đơn vị khác khi đã ổn định việc kinh doanh. Doanh nghiệp cần chính sách hỗ trợ về tất cả các ngành, lãi suất… để yên tâm sản xuất.

    Nhiều doanh nghiệp ngành Cơ khí - Điện TP.HCM cũng đang chật vật phải bán nhà để trả nợ, có doanh nghiệp đàm phán với nước ngoài để tránh vỡ nợ.

    Theo ông Đỗ Phước Tuấn, Chủ tịch Hội Cơ khí - Điện TP.HCM, chính sách hỗ trợ lãi suất của TP.HCM khiến họ gặp khó. Các doanh nghiệp được UBND thành phố duyệt dự án xong, sau đó hỗ trợ lãi suất theo quyết định của dự án nhưng đến nay vẫn chưa nhận được, không có nguồn tiền để giải quyết với ngân hàng.

    CẦN MỞ ROOM, GIẢM LÃI VAY
    Để hỗ trợ các doanh nghiệp, về lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, bà Lý Kim Chi cho rằng UBND TP.HCM cần chỉ đạo các sở ban ngành tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển. Một số cán bộ công chức vẫn bình chân như vại trước các thủ tục, chuyển đi chuyển lại, chỉ doanh nghiệp phải chịu đựng.

    Bà Chi cũng kiến nghị TP.HCM có đề xuất với Chính phủ, bộ ngành khi ban hành nghị định, thông tư thì có tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp để hạn chế việc ban hành các nghị định, thông tư không phù hợp, làm ách tắc trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

    [​IMG]
    Nhiều doanh nghiệp cho biết đang rất khó khăn về vốn.
    Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, hiện nay, lãi suất tiền vay hầu hết đều trên 10%/năm sẽ là khó khăn cho doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy nợ vay. Bởi vậy, Ngân hàng nhà nước cần chỉ đạo hạ lãi suất cho vay.

    Đồng thời, nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách gia hạn nợ vay 1 năm đối với các khoản vay trung và dài hạn. Đặc biệt, cần áp dụng chính sách ân hạn 1 năm như lần hỗ trợ năm 2021, thay vì gộp trả nợ ngay trong năm sau, vì càng làm doanh nghiệp khó khăn thêm.

    Ngân hàng Nhà nước cần sớm công bố chỉ tiêu tín dụng từ đầu năm để các ngân hàng thương mại cân đối thực hiện, tôn trọng và giữ đúng cam kết giải ngân với khách hàng để tránh đưa doanh nghiệp vào tình trạng bất ngờ.

    Ghi nhận những ý kiến của các doanh nghiệp, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết mặc dù tăng trưởng kinh tế của thành phố năm 2022 đạt mức 9,03%, cao hơn mức trung bình của cả nước là 6%, nhưng từ cuối năm 2022 tình hình diễn biến phức tạp, ảnh hưởng khá toàn diện lên hoạt động của doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Nhiều thông tin đã được gửi đến chính quyền thành phố, đòi hỏi thành phố phải có giải pháp tháo gỡ, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng cho TP.HCM. Các đề xuất của doanh nghiệp, thành phố sẽ tập trung giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.
  3. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.799
    He he... Nhiều hội nghị quan trọng , lớn đùng ... Về LS , về vốn cho nền ktế , về trái phiếu , về khó khăn ngành Bđs ... v.v...
    Mà không thấy có liên quan , nhắc nhở gì về vai trò sứ mệnh , chức năng nhiệm vụ ... của TTCK . Thì đủ biết rồi !
    He he ... Quản lý TTCK sướng nhé ! =D>=D>=D>
    Quản lý Ttck cứ yên chí phè phỡn nằm chơi thôi ! Không ai nhận ra hay đánh giá gì đâu !!! :-bd^#(^^#(^:-j:-j:-j=))=))
    --- Gộp bài viết, 18/02/2023, Bài cũ: 18/02/2023 ---
    Trong quản trị ... ( DN )
    Nếu không đánh giá , thì (DN) sẽ lụi tàn ... Ko đánh giá khâu nào , thì bộ phận ấy phè phỡn ăn chơi ...
    Đánh giá ? Thì gắn với bối cảnh , có khung thời gian và kết quả .
    Coi chừng Oan cho người mới đảm nhận các vị trí .
    Vuthanhnguyen đã loan bài này
  4. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.769
    Hi hi thử nghĩ khía cạnh khác xem , sao toàn nghĩ bđs sâp sẽ kéo nền tài chính vậy, nghĩ kỹ chút xem sao
  5. gadabong

    gadabong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2021
    Đã được thích:
    24.541
    Em ko rõ TTCK ở các nước phát triển có quy định dành bao nhiêu % LNST để trả cổ đông ko?
    VN mấy cty hay trả cổ tức lại ít khi huy động từ cđ, họ cứ lùi lũi tiến lên từng bước chậm chắc.
    Khác mấy sếp trên sòng, coi chứng sỹ ko bằng củ khoai.
    --- Gộp bài viết, 18/02/2023, Bài cũ: 18/02/2023 ---
    Ai cầm đất đều nói thế:
    - BDs có sinh ra được đâu
    - BDS ko phát triển thì ngành khác chết chắc.
    bao ông đang mong cắt lỗ nhưng ko cắt được ~X(
  6. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.769
    Biết bà con ôm nhà đất đêu nghĩ vậy và làm vậy
    Mình thử nghĩ khía cạnh khác như chi phí cơ hội , giãn cách .v..v
    Trái phiếu có điểm cơ bản là xù người mua được, thay đổi các điều kiện không khó , mong sếp bạn ơn .Toàn thấy mức lãi cao .
  7. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.799
    Rút TGTK chưa , @thatha_chamchi ?
    Ko rút hết thì cũng tối thiểu 50% hén ! ( TK sẽ yếu thế so với Cổ phần đấy ! ) .
    Có cổ phần đâu đấy thì cứ nằm im là phương án ko tệ ! Mà nếu ra vào sao cho phục vụ tiêu chí "cổ phần ngày một nhiều ... tiền ngày một ít " , thì tuyệt trong 2023 !!!
    ******
    Tản mạn bên lề :
    ( Sở hữu CPhần VN ? ... nên nới room cho thiên hạ bên ngoài vào chơi cho dzui nhỉ ? Bày vẽ room bé làm gì , nhỉ ?
    Lý thuyết bình thường thì FDI quan trọng hơn FII hả ? ( Trung cấp và Cơ bản ... 90% trường hợp nên nghĩ vậy ! )
    Cao cấp một chút ... Thì đôi khi ... FII thậm chí có tình huống quan trọng hơn FDI đấy nhé !!!
    Domino chứ không để sự vật ở hệ cô lập ... thì ấy là cao cấp ! ).
  8. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.799
    Theo cái biết của anh , thì họ cũng ko qui định chết cứng hay ngưỡng gì cho việc ấy !
    Nhưng nhiều áp lực nếu ko tốt ... Và nhiều hấp lực, thuận lợi, nếu tốt ...
    Áp lực là TTrường , cạnh tranh , uy tín, thương hiệu , dư luận đánh giá của XH .
    Hấp lực là , thoát được áp lực , anh sẽ thuận lợi hơn trong cạnh tranh và phát triển .
    ******
    ( Mối quan hệ công bằng và đạo lý giữa người sử dụng vốn và người góp vốn là nền tản cơ bản vững chắc nhất cho môi trường Cty cổ phần . Chỉ cần một mình chuyện này là có thể đánh đổi và vượt qua nhiều điểm yếu khác !!! Các nước phát triển " vô tình ? " sở hữu được điều này qua chiều dày thời gian và văn minh văn hóa kinh tế ... Khiến mọi chuyện trở nên trôi chảy , trong lành, thuận lợi .
    Các QG lạc hậu , đi sau , thì cần suy tư THẬT SÂU cái NÔI của vấn đề này ! ( Ng cứu , ptích cho bằng được Why , How .... tấm gương của những kẻ đã phát triển ...) . Câu chuyện cần suy tư, ng cứu này ... Có lẽ 80% chức năng nhiệm vụ thuộc bộ TC và UBCK .
    Last edited: 18/02/2023
  9. Ttkh19

    Ttkh19 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2021
    Đã được thích:
    33.016
    Họp hành nhiều cũng thay đổi không bao nhiêu tâm điểm là
    - Tìm những ngôn từ đẹp lòng đa nghĩa thể hiện "chúng tớ không sai đâu nhé" và "tất cả vì sự phát triển, hạnh phúc của dân"...:-@
    Rốt cục vẫn là né trách nhiệm, bỏ mặc hoặc chỉ là thay tên đổi chủ...
    Hãy sửa gốc rễ vấn đề là cơ chế, luật, quy định...về đất đai. Công bằng, minh bạch ko đc thì thời gian sau vũ như cẩn thôi...
    Đất đai ko còn siêu lợi nhuận, lợi ích nhóm biến mất...kd bđs sẽ tiết giảm và lành mạnh.
    Khi đã có nguy cơ thì phải khoanh vùng mà giải quyết, "khai thông" (các ac ngại dùng chữ "giải cứu") ko thể mặc kệ, tránh hiệu ứng đổ vỡ domino...Lehman Brothers là một vd. Ban đầu kệ nhưng rồi cp cũng buộc phải nhúng tay...
    Dù ít nhưng cũng bắt đầu có những tín hiệu tích cực hơn. Dòng tiền bắt đầu lưu thông, tín dụng giải ngân khá thoải mái, ls vẫn cao nhưng cũng giảm chút một...Nđt cá nhân bắt đầu mua là tín hiệu tốt.
    Vẫn phải chờ và hy vọng cụ @Vuthanhnguyen nhỉ? :-w:-w
    Ps: Từ bao giờ tiền vào ck lại là tội đồ nhỉ và tại sao?
    Nghe, hoài vọng để mai ...hy vọng.
    %%-%%-
    Last edited: 18/02/2023
    Vuthanhnguyen đã loan bài này
  10. geod80

    geod80 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/02/2021
    Đã được thích:
    6.835
    Thực tế hơi ngược với những phàn nàn của bá do tỉ lệ chia cổ tức trên lợi nhuận hay trên thị giá của các nước phát triển thấp hơn VN rất là nhiều.
    Bác google "dividend payout ratio" và "dividend yield average" là biết. Nên không thể dùng cái đấy để giải thích PE thấp bền vững của VNI được.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này