Tản mạn về CPI và TTCK (38)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 24/12/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7997 người đang online, trong đó có 1128 thành viên. 14:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 763182 lượt đọc và 3035 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.374
    40 năm xứ ta Công Nghiệp Hóa, bù lon ốc vít hok biết làm tới đâu, hàng xóm làm taxi bay rồi...
    https://vnexpress.net/taxi-bay-trung-quoc-tam-hoat-dong-200-km-sap-thu-nghiem-4575535.html
    pndstock, Ube989, viethanoi6 người khác thích bài này.
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.374
    Tư duy tốt, nên phổ quát rộng.
    NAV là của mỗi ngườu, tự quản lý cấu trúc danh mục lấy. Còn share, gieo Duyên thì cứ gieo, ai đủ Duyên, đủ Phước thì nhận. Nó bao gồm cả tri thức và trí huệ, kinh nghiệm, kỹ năng, trãi nghiệm tư duy.
    Hy vọng, em ngấm tư duy tri thức sẽ tốt hơn ngấm vài ba cái cản hay kháng cự hay xanh đỏ vàng tím
  3. 100k

    100k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    19.188
    Em cứ thong thả nhặt thôi :-w
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.374
    Xem clip này, té ra Gái Tây hok chịu mặt Sh.it, thấy Clip nó mặt shi.t xỏ từ ngoài kéo lên sau khi nó đã hoàn chỉnh váy và tất. Nó mặt Sh.it như 1 món đồ kiểng.
    Xem ra, có những thứ muh ta tưởng ngon nhưng thiên hạ vất tất vất dép tám đời. Nay mò mẫm trãi nghiệm, lại lầm tưởng là của báu. Tư Duy nhốt trong cái ao làng của chính Cái Tôi.
    --- Gộp bài viết, 28/02/2023, Bài cũ: 28/02/2023 ---
    nhặt bóng hả?
    https://vnexpress.net/cau-thu-mot-chan-ghi-ban-dep-nhat-nam-2022-4575702.html
    vietthaivp83, chungho, 100k1 người khác thích bài này.
  5. vvaa83

    vvaa83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    58.608
    Cụ Hổ chắc đùa :D, đi sang các khu công nghiệp, các xí nghiệp của ta làm đơn vị gia công phụ trợ cho Canon, Samsung, Intel, Boeing cái gì chả làm được, từ linh kiện điện tử cho đến cả con lô cuốn giấy chính xác cao 1/1000 mm vẫn còn làm được nữa là dập vài con vít, các cơ chế họ sang hỗ trợ tiền mua trang thiết bị đáp ứng nhu cầu của họ, cử kỹ sư sang kiểm tra đào tạo hướng dẫn kỹ sư mình cả quá trình vận hành lẫn quy trinh quản lý 10 năm nay rồi, vẫn ôm tư duy là người Việt ko sản xuất được cái con vít là cực kỳ cũ kỹ và lạc hậu cụ à !
    mabuvoyeu, pndstock, Ube9899 người khác thích bài này.
    4season đã loan bài này
  6. 100k

    100k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    19.188
    Nhặt lá cụ ơi, đợi trận bão rụng tan tác thì quét mạnh, còn giờ thì cứ "tay nhặt lá chân đá ống bơ" :))
    mabuvoyeu, vietthaivp83, FBV3 người khác thích bài này.
  7. geod80

    geod80 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/02/2021
    Đã được thích:
    6.801
    CIK là có thật. Đúng cả ngoài xã hội lẫn doanh nghiệp và nhà đầu tư.
    mabuvoyeu, FBV, gadabong2 người khác thích bài này.
  8. 100k

    100k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    19.188
    Tôi cũng một bụng cổ rồi, nhưng chưa xuất quân chính quy, vẫn thập diện mai phục :))
    mabuvoyeu, FBVgeod80 thích bài này.
  9. hell0123

    hell0123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2022
    Đã được thích:
    442
    Bác đợi em tìm , vụ này có người phân tích lúc đầu năm tin đồn VCB bị thua kiện 2 tỷ đô .
    mabuvoyeuviethanoi thích bài này.
  10. hell0123

    hell0123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2022
    Đã được thích:
    442
    Tôi trả lời cho rõ văn 1 lần luôn để giải đáp mấy cái thắc mắc về vấn đề chuyển tiền, rửa tiền, và xử lý tiền xuyên quốc gia, cái ảnh trên không phải là văn bản điện SWIFT, cũng chẳng phải L/C, đó là văn bản hoàn toàn giả mạo.
    Cái ông Thái Văn Đường đó có một số tin thú vị đi trước về chính trị, nhân sự chính trị. Điều đó thì thừa nhận.
    Nhưng về tin tức tình kinh tế tài chính mà post cái ảnh đó lên thì là "non" và "xanh" lắm, và ngây thơ lắm. Tôi biết các câu chuyện xoay quanh vấn đề đó, sẽ phân tích lần lượt.
    Đầu tiên là up lại cái văn bản cho độ phân giải cao lên:
    7a2487ae0f37d4698d26.jpg
    c90cfbb2772bac75f53a.jpg

    muaxuantuoidep · 2/2/23 at 18:03

    " style="box-sizing: border-box; display: inline-block; max-width: 100%; caret-color: rgb(20, 20, 20); color: rgb(20, 20, 20); font-family: "Segoe UI", "Helvetica Neue", Helvetica, Roboto, Oxygen, Ubuntu, Cantarell, "Fira Sans", "Droid Sans", sans-serif; font-size: 17px; -webkit-text-size-adjust: 100%; cursor: pointer;">[​IMG]
    Bây giờ phân tích điện SWIFT chuyển tiền nó như thế nào.
    Nguyên lý của việc kiểm soát rửa tiền là xử lý trước tiên tại nguồn chuyển đi. Tức là doanh nghiệp muốn chuyển tiền phải gửi bộ hồ sơ cho ngân hàng, ngân hàng kiểm soát thấy phù hợp quy định ngoại hối và phù hợp về chứng từ mới đi lệnh chuyển tiền. Nếu không phù hợp thì sẽ từ chối đi tiền ngay từ lúc chuyển.
    Ở đầu nhận tiền: Các khoản tiền chuyển về sẽ treo trên TK mà cán bộ ngoại hối của ngân hàng sẽ xử lý, nếu khớp đúng thông tin tài khoản, số tài khoản, và mã tiền tệ, thì sẽ làm bút toán để ghi có vào TK của doanh nghiệp. Nếu có vấn đề về nghi ngờ tiền, tiền sẽ bị phong tỏa ngay trong vòng 24h khi bút toán vào TK, và doanh nghiệp sẽ bị triệu tập lên gặp gỡ cán bộ an ninh tiền tệ để trình bày mối quan hệ với đối tác gửi tiền. Nếu đủ hồ sơ, là giấy tờ xuất khẩu, hợp đồng hợp tác đầu tư,...thì đương nhiên là chuẩn, lúc đó sẽ giải tỏa tiền ngay.

    Cái văn bản mà ông Thái Văn Đường nói ở trên telegram đó là 1 cái "bức thư" của "ngân hàng Deutsche Bank" gửi ngân hàng công thương VN, chi nhánh Cần Thơ, thông báo là có số tiền 10 tỷ euro!!!! chuyển từ công ty Immobilion Partner Gmbh tới công ty Mercolor tại ngân hàng VietInBank- chi nhánh Cần Thơ.
    Là người có nghiệp vụ, và có thừa kinh nghiệm xử lý giấy tờ kiểu đó, ngay khi nhìn cái văn bản này, tôi khẳng định văn bản này là giả mạo. bức thư đó ghi là Order/ Request Payment, nó chẳng ra cái form thanh toán gì với ngân hàng. Nó chỉ là thư thông báo, và trong đó "ngân hàng Deutsche Bank" cam kết xác nhận nguồn tiền là sạch, không dính dáng đến tội phạm.... và họ còn ghi "xác nhận đó có hiệu lực 30 ngày kể từ ngày 22/06/2021".
    Hơn hai chục năm qua tôi đã tiếp nhận và xử lý độ hàng mấy nghìn cái thư giả mạo kiểu đó.
    Deutsche Bank không phát hành "thư xác nhận chuyển tiền" kiểu đó, và họ không ký đóng dấu tùm lum lên giấy tờ lằng ngoằng kiểu đó.
    Muốn biết ngân hàng có chuyển tiền hay không, trên thị trường quốc tế, thì phải hỏi điện SWIFT.
    Ngân hàng cung cấp điện SWIFT thì mới là đi lệnh chuyển tiền.
    Còn không cung cấp điện SWIFT, chỉ "gửi thư thông báo đã chuyển tiền rồi", "tiền sạch nhé", thì 100% là bọn lừa đảo linh tinh.
    Ở cái đất nước này có hàng nghìn "con chiên" đã từng tìm đến tôi để "nhờ xử lý" xem kiểu thế này:
    - Anh ạ, em có "đối tác" tỷ phú ở "bển" gửi cho em 1 tỷ đô la, có thư xác nhận đây, mà mãi không thấy 'tiền về tài khoản", hay là ngân hàng treo ở đâu anh nhỉ, ngân hàng phong tỏa ở đâu anh nhỉ. Anh làm công văn hỏi ngân hàng nhà nước cho em với.
    - Anh ạ, em được "quỹ đầu tư" ở "bển" cam kết gửi cho em 2 tỷ đô la chia 80-20, họ gửi cho em "chứng từ" đây, mà tiền không nổ trên tài khoản, có khi bị ngân hàng nhà nước phong tỏa hoặc treo rồi, anh hỏi hộ em cái!!!!
    Tôi đã tiếp nhận hàng mấy nghìn vụ kiểu đó. Lừa đảo tất.
    Mình đã bảo là lừa đảo. Nhưng nhiều khách tham tiền lại không tin. Họ tự làm công văn rồi đơn khiếu nại gửi tùm lum đến ngân hàng nhận, đến ngân hàng nhà nước.
    Có khoảng mấy chục vụ thì là kênh giới thiệu là cán bộ bên bộ ngoại giao, đại sứ quán, nên thôi thì để cho phải phép, rất nhiều lần các phó thống đốc phải ký công văn gửi các ngân hàng để tra soát, tra soát lên tra soát xuống.
    Kết quả là chẳng có xu nào hết.
    Nên những thể loại gửi "thư thông báo đã gửi 10 tỷ euro" ở trên là lũ lừa đảo.
    Lý do lừa đảo, cội nguồn của việc lừa đảo, kỹ thuật lừa đảo, và cách thức, phương thức lừa đảo khi thông báo chuyển tiền 10 tỷ euro, thì vì lý do bảo mật nghiệp vụ, nên xin phép không tiết lộ ở đây.
    Nhưng cái câu chuyện của ông Thái Văn Đường có thể hiểu là thế này:
    Có bọn tây giới thiệu cho bọn Việt Nam là muốn "chuyển vào VN" 10 tỷ euro, bọn Việt Nam có nhiệm vụ rút ra, rồi ăn chia 20-80. Bọn Tây đưa cho bọn Việt Nam cái thư "thông báo" của ngân hàng "Tây" là "đã chuyển tiền rồi đấy".
    Bọn VN chờ dài cổ không thấy tiền, thì vái tứ phương hỏi han. Hỏi cả ngân hàng nhận, hỏi cả ngân hàng nhà nước, hỏi cả cục an ninh tiền tệ (Vì ngân hàng nhà nước VN có cơ chế liên thông làm việc giữa cục an ninh tiền tệ- BCA, trước đây là A84, với cơ quan thanh tra giám sát liên ngân hàng), hỏi tứ phương.
    Khi "doanh nghiệp" gửi đơn kêu cứu lên thập cẩm các thể loại lãnh đạo như vậy. Theo đường công văn, buộc ngân hàng nhà nước phải gửi công văn để gửi cho các đơn vị để kiểm tra, tra soát, và giải quyết kết quả khiếu nại.
    Có thể có ai đó ở cục an ninh tiền tệ - BCA, hoặc NHNN, thấy có công văn hỏi han như vậy, thì phím tin cho ông Thái Văn Đường.
    Rồi ông Thái Văn Đường lu loa lên là: Tiền 5 tỷ đô, tiền 10 tỷ đô về VN bị "ăn chặn!".

    Tôi trả lời luôn là không bao giờ ăn chặn được.
    Điện SWIFT chuyển tiền khi không thành công, trong vòng 2 tuần, tiền sẽ back ngược lại ngân hàng chuyển, trả về người gửi.
    Còn tiền đã chuyển thành công, thì ngay lập tức nó sẽ được bút toán ghi có vào TK người nhận (Vì việc kiểm soát rửa tiền nằm ở đầu gửi, nên người nhận cứ yên tâm nhận tiền, chỉ cần đúng hồ sơ chứng từ là không ai có thể làm gì được).

    Để tôi nói cho rõ lại 1 lần nữa: 1 tập đoàn ở VN có thể tiếp nhận nguồn vốn đầu tư không hạn chế từ nước ngoài. Các ông tây ông Mỹ nào có tiền cứ gửi về VN, càng nhiều càng ít, không sao hết. Không ai ăn chặn được hết. Vì tiền có vấn đề thì đã bị chặn từ đầu chuyển. Còn khi nhận thì cứ đúng hợp đồng, đúng chứng từ, thì không có CA nào có thể hạch sách gì hết.

    Còn cái "tin đồn" VCB "thua kiện" 2 tỷ đô là tin không xác thực. Trong 20 năm trở lại đây, VCB đúng là có vài lần bị thua kiện ở trung tâm trọng tài quốc tế VAIC, liên quan đến một số hợp đồng mua bán ngoại thương, trong đó có phương thức thanh toán bảo lãnh. Nhưng số tiền mỗi vụ cũng ít thôi, chỉ vài triệu đô, VCB bị liên đới là bên có nghĩa vụ bảo lãnh hoặc xác nhận hối phiếu thanh toán mà lại câu giờ không thanh toán, khi bên nhập khẩu không trả tiền cho bên xuất khẩu. Còn lại ngoài ra, Không có bất kỳ vụ việc gì về nghiệp vụ bảo lãnh, L/C, nhờ thu (Collection), mà lại có thể vi phạm thiệt hại đến 2 tỷ đô la để mà bị kiện số tiền đó. Điều đó không hợp lý về góc độ nghiệp vụ.
    Theo tôi, với cái kiểu phím tin từ phía người nội bộ của Ngân hàng nhà nước cho ông Thái Văn Đường, thì có thể là thế này:
    Theo tôi, đây không thể là hợp đồng xuất khẩu. Vì nếu cty VN xuất khẩu, thì VCB chỉ là trung gian xác nhận L/C hoặc nhờ thu hoặc chiết khấu bộ chứng từ để thanh toán luôn cho cty VN, để cty VN có vốn quay vòng luôn, thay vì chờ khách nhập khẩu ở "bển" thanh toán. Với chu trình thanh toán kiểu này thì chẳng thể có sai phạm gì. Vì cứ đúng chứng từ là thanh toán tiền. Ngân hàng ngoài giao dịch viên, còn có cán bộ kiểm soát tầng tầng lớp lớp, soi từng chữ, từng dấu chấm, dấu phảy trên chứng từ. Làm sao mà qua mặt ngân hàng được. Còn khi VCB nhận tiền chuyển về, cứ đúng số TK, đúng tên cty, đúng mã tiền, là hạch toán, cũng không thể có sai phạm gì.
    Cũng chẳng phải hợp đồng tín dụng, vì VCB chẳng bao giờ 1 mình đứng ra đơn phương cho vay 2 tỷ USD trong 1 hợp đồng tín dụng của 1 dự án tới cty nào ở cái đất nước này. Có dự án nào cần vay 2 tỷ USD, VCB sẽ biết "khôn" để mà làm đầu mối thu xếp tín dụng, đứng ra tổ chức cho vay hợp vốn với sự đồng tài trợ của khoảng 3-5 ngân hàng nữa, tức là cả 5-7 ngân hàng xúm vào tài trợ cho 1 dự án. chứ không đứng ăn một mình chết sớm. Mà cho vay hay không cho vay thì nó cũng không cấu thành nên "thiệt hại 2 tỷ USD" để cái ông "không được vay 2 tỷ USD" đó bị thiệt hại 2 tỷ USD mà bắt đền ngân hàng phải đi bồi thường 2 tỷ đô la vì đã "không cho vay">
    Cũng không phải kiểu hợp đồng nhập khẩu, 1 cty VN nhập khẩu, và có nghĩa vụ thanh toán tiền cho đối tác, thì dù thanh toán bằng T/T, L/C, Collection, Banking Guarantee thì ngân hàng luôn nắm đằng chuôi rồi. Và chắc chắn ngân hàng phải khóa tài sản đảm bảo rồi. Không bao giờ có chuyện cty nhập khẩu VN nhập về hàng hóa trị giá 2 tỷ USD, rồi VCB "không thanh toán 2 tỷ USD" cho bên xuất khẩu. Rồi bên XK "bắt đền" VCB đòi VCB bồi thường 2 tỷ USD. Trong 1 vụ việc như vậy, nếu có bất kỳ vấn đề gì, thì nguyên đơn và bị đơn là 2 bên xuất khẩu, nhập khẩu. Còn VCB là đơn vị trung gian thanh toán.
    VCB cũng chưa phát hành bất kỳ cái "bảo lãnh thanh toán" nào đến 2 tỷ đô la!!!! Vì nó hoàn toàn sai luật. Tổng số dư bảo lãnh của 1 ngân hàng cho 1 khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có. VCB có phát hành bảo lãnh, thì cũng chỉ đến độ 300tr USD là hết cỡ. Mà từ xưa đến nay, 1 hợp đồng tỷ đô sẽ giao hàng làm nhiều đợt, và bảo lãnh thường sẽ chia nhỏ ra cho mỗi đợt, chứ không ông lãnh đạo nào của VCB dám ký cái bảo lãnh khống đến nửa tỷ đô la, chứ đừng nói đến 2 tỷ đô la.
    Nên vụ việc vu cho VCB thua kiện 2 tỷ đô la là tin không xác thực.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này