Tản mạn về CPI và TTCK (38)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 24/12/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3624 người đang online, trong đó có 95 thành viên. 05:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 760557 lượt đọc và 3036 bài trả lời
  1. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    169.817
    Hay quá nhưng đọc xong bỗng thấy lòng chùng xuống .
    Phàm đã là con người , nhu cầu lớn nhất ấy chính là được tôn trọng và được yêu thương.
    Con nguời là kg hoàn hảo nên rất cần thấu hiểu , thông cảm và bao dung cho nhau .
    Nhưng cũng vì con người là kg hoàn hảo nên kg ai là thánh nhân để có thể luôn bao dung hết thảy .
    Vì vậy , cái gì cũng có giới hạn nên cần phải luôn biết tôn trọng và trân quý những yêu thương và bao dung mà nguời khác dành cho mình để kg bao giờ phải nói câu hối tiếc ... %%-%%-%%-
    Cảm ơn bác @hariboo đã post một bài thơ hay và cho BY thêm chút cảm xúc để tích luỹ trong trái tim mình ! %%-@};-
  2. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    201.366
    Hi hi... Cảm ơn anh Haiaukhongve ! Sinh hoạt để cùng nắm và cảm nhận điều mong mỏi của những người dân chúng ta thôi anh ! (Chứ ko phải đóng góp với cụ chủ đâu ạ . ) . :D:D@};-@};-@};-
    Rất tâm đắc và trùng suy nghĩ với anh trong cái ý rất lớn : Cẩn trọng . Nên làm theo thứ tự .
    Cái khó nhất của chúng ta là : BĐS hình thành trên đất thì có tính chất khác . Nó đầy đủ thuộc tính của các quyền Quản lý, sử dụng, định đoạt, sở hữu cá nhân . Còn đất - Nơi nó đứng trên ấy - Thì lại khiếm khuyết quyền sở hữu . ( Hiến pháp qui định , đất đai là sở hữu toàn dân , chỉ có quyền sử dụng ...). Khi chúng hoà với nhau làm một , thì rất nhiều vấn đề nảy sinh do không cùng đồng nhất một quyền . Haiza..a... :-w:drm2:drm3
    viethanoi, Ube989, gadabong9 người khác thích bài này.
  3. vvaa83

    vvaa83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    57.482
    Câu chuyện Quyên quá epic và drama để thành câu chuyện bác à, nhưng đấy chỉ là số ít thôi, còn số Đông có 5 kiểu sang Đức :

    1. Giai đoạn 1953, chúa vào nam, thế là 1 thế hệ thuyền nhân người miền Nam, vượt biển sang Đức.
    2.Giai đoạn 1975, thống nhất đất nước, sợ chế độ mới, cũng vượt biển sang Đức ( hay gọi là Thuyền nhân)

    2 giai đoạn này họ ko ưa người VN sang Đức sau này, sống chủ yếu mạn tây Đức, như 7 năm cuối ở Đức sống ở mạn Dortmund, Cologne, thì họ là hoa kiều, người miền nam , họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, khi tôi hỏi mua đồ á châu, thì họ quay sang nói với mình bằng tiếng Đức, và quay sang lại nói với nhau bằng tiếng Việt, cực kỳ thù ghét chế độ, vì cho rằng quãng đường cơ cực lênh đên trên biển ...nhiều khi ăn cả thịt đồng loại... , cũng như tài sản của họ ở VN bị cướp , gia đình ly tán cũng vì .... Ko thể phiến diện trách họ vì sao lại tiêu cực hay thù ghét cực đoán như thế được, vì cái đã trải qua thực sự giai đoạn tàn khốc nhất của lịch sử cận đại rồi.

    3. Giai đoạn Đông Đức-Tây Đức 1980-1989, đây là giai đoạn hoàng kim khối xã hội chủ nghĩa, những người sang Đức lao đông chính quy sang học ( giai đoạn đấy thực sự giỏi thì sẽ thích sang Nga ( thế hệ Lê Bá Khánh Trình, sang Tiệp khắc học (các các cô chú bác sinh năm 1957-1965, giờ đang toàn đương kim hàm thứ bộ trưởng và thủ tướng chủ tịch QH, còn sang Đức là chủ yếu nhăm nhăm kiếm tiền :D) thì các bác các cô chủ yếu là người từ Thanh Nghệ Tĩnh đổ về HN, mọi người tạo ra các cộng đồng chợ VN Đồng Tâm Leipzig vvvv, mọi người lao động học tập và ở lại hợp pháp khá thành công, có nhiều người mang tiền về VN dựng ra tương đối nhiều các nhà máy thuỷ điện, chuỗi nhà hàng, ô tô, bđs có tiếng... ( Nhưng bao giờ cũng chia ra 2 tình huống đối lập, những người về nước hoà nhập được, thăng tiến thành công trong cuộc sống thì ko nói, nhưng sẽ số đông về được phân bổ vào doanh nghiệp cơ quan nhà nước và làm nhân viên cho các bác lãnh đạo xuất thuân quân ngũ, nên xung đột về tư tưởng lợi ích và năng lực, sẽ rất ức chế với chế độ kìm kẹp này, cũng tìm cách quay lại Nga, Tiệp, Đức.. và ko ưa chế độ đến tận giờ...)

    4. Thế hệ sau năm 1991-1997, là thế hệ Rừng nhân, tức là hậu khối xã hội chủ nghĩa tan rã, nhiều người buôn bán ở Nga, rồi vượt rừng đi dạo sang Tiệp, rồi bảo Đức còn đẹp hơn lại đi tiếp sang Đức, và thế hệ này chủ yếu là 197x đời đầu, chính là giai đoạn của câu Chuyện "Quyên" của bác nhà văn Thọ. Mọi người sang 1 thời Đức ko xác định được nhân thân thì cấp nhà xã hội ( nhập trại tị nạn, nhưng nói là trại thì mình từng vào những khu trại như thế chơi với bạn bè trong đấy, thì chả khác gì chung cư nhà mình bác à, đầy đù mọi thứ, sạch sẽ văn minh, thậm chí là những dãy biệt thự liền kề) có điều mọi người sẽ được cấp giấy 3 mảnh và đi trong vùng quy định, đi làm trong phạm vi đấy.Chính những người dạng người Liên hợp quốc muốn chuyển đổi làm giấy tờ hợp pháp ở Đức rất khó, có những người đầu những năm 2000 phải cưới giả, tây nhận con, các kiểu chi phí tầm 30 ngàn đến 50 ngàn euro 1 bộ giấy tờ...Họ khá tự hào và trân quý bộ giấy tờ này.

    5. Thế hệ du học sinh đầu 8.x - đến hiện tại , như mình, sang Đức học vì nó rẻ hơn sang Anh Mĩ, sinh viên được đi làm thêm tự vừa học vừa làm trang trải , gia đình ko phải hỗ trợ nhiều, học xong khá 1 chút, nhanh nhạy 1 chút nếu muốn thì ở lại định cư ko hề khó 1 tí nào, quá nhiều cách...
    Last edited: 03/03/2023
    viethanoi đã loan bài này
  4. Vietcarlo2

    Vietcarlo2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2018
    Đã được thích:
    22.082
    xin phép bác @Vuthanhnguyen em lại có view về thằng dệt may này, tuy chả mua bán gì nó được nhưng cũng là case có chút thú vị, a e dành đọc cuối tuần cho vui.

    VIEW 1 CASE LẠ: PTG (DỆT MAY PHAN THIẾT) GIÁ CỔ 300Đ, CỔ TỨC 12,000Đ
    Bài này tôi giải đáp toàn bộ về mức độ ngon trong kinh doanh của công ty này và lí do chúng ta sẽ chẳng bao giờ mua được.
    Thực ra cái lạ ko phải ở cổ tức, vì đây là 1 công ty dạng gia đình khép kín, kinh doanh cực ổn 1 vốn 10 lời nên cũng không có nhu cầu mở rộng, do đó:
    1. Lợi nhuận làm ra bao nhiêu chia về hết cho cổ đông. Cho nên lên sàn đã 12 năm, tổng lợi nhuận làm ra từ khi lên sàn là 440 tỷ (riêng 2022 là 60 tỷ), nhưng lợi nhuận còn giữ lại chỉ có 30 tỷ.
    2. Với đặc thù như trên, thực ra nó chẳng hề có nhu cầu huy động vốn trên thị trường chứng khoán, nên doanh thu hàng năm 500 tỷ mà vốn hóa trên sàn chỉ có 1.5 tỷ (300 đồng/1 cổ phiếu). Đây thực ra là mức giá ảo, chẳng ai bán và mua được qua kênh này.
    Lạ ở chỗ, là doanh thu 500 tỷ (tổng tài sản 300 tỷ, tức doanh thu gấp đôi tài sản sử dụng), nhưng để tạo ra 500 tỷ doanh thu đó:
    • Người mua ứng trước chỉ cần 700 triệu ???
    • Công nợ của khách hàng chỉ có 30 tỷ
    • Tài sản cố định chỉ có 30 tỷ vì đã khấu hao hết, 15 năm nay không cần mua thêm máy móc gì mấy.
    • Nợ nhà cung cấp chỉ có 6 tỷ
    • Tồn kho hàng năm luôn chỉ trung bình 4-5 tỷ (1% doanh thu bán hàng) ???
    • Và không dùng 1 đồng nợ vay, tài sản cực kỳ ít ỏi và đơn giản so với doanh thu lợi nhuận, nên báo cáo tài chính chỉ 1 trang là hết.
    => Xin nhấn mạnh, là doanh thu tạo ra từ nguồn lực tài sản (phải thu, tồn kho) ít ỏi trên lên đến 400 – 500 tỷ, với lợi nhuận 12% (50-60 tỷ).
    Nếu chỉ so sánh đơn giản với các doanh nghiệp dệt may ví dụ GIL, TCM, MSH, các bạn sẽ thấy rất bất thường.
    • Vì 1 DN xuất khẩu may mặc dĩ nhiên thời gian thanh toán sẽ phải có công nợ khách hàng khá nhiều trong số doanh thu đó (từ 15-20%), tồn kho chí ít nếu doanh thu 500 tỷ thì cũng phải có 2-300 tỷ tồn kho là ít (khoảng 30-50% doanh thu) và ít nhiều gì cũng cần có hoạt động liên quan đến tín dụng ngân hàng kể cả tiền bạc làm ra thừa để tái đầu tư.
    • Tài sản rất thanh sạch ít ỏi, và tạo ra lợi nhuận doanh thu quy mô khá khủng khiếp nếu so với nguồn lực ít ỏi đó.
    Vậy thì lí do ở đâu ? Là do nó chỉ HOÀN TOÀN GIA CÔNG cho những KHÁCH HÀNG ĐẶC BIỆT NGON và TRUNG THÀNH.
    Trước hết hãy xem sức sinh lời của doanh nghiệp này.
    PTG lên sàn năm 2007 với vốn góp chỉ 2.5 tỷ, sau 15 năm:
    • số cổ tức đã chia về cổ đông: 250 tỷ
    • Số lợi nhuận còn lại: 50 tỷ
    • số vốn góp còn lại (tăng từ lợi nhuận làm ra): 140 tỷ
    Tức 2,5 tỷ năm 2007 đã biến thành 440 tỷ năm 2022 mà ko cần gì thêm, không cần tăng 1 đồng vốn, không xài 1 đồng vay mượn, mức tăng trưởng 176 lần (tức 25% lợi suất kép hàng năm) trong 15 năm.
    Thậm chí PTG cũng chẳng phải đi kiếm khách hàng luôn, ngày đầu gia công thế nào, bây giờ vẫn như thế, chỉ có tuyển thêm người + mua thêm ít máy móc hàng năm (khoảng 3-4 tỷ) để mở rộng công suất là xong.
    • Bằng chứng là doanh thu 400-500 tỷ nhưng chi phí bán hàng chỉ 1 tỷ, có lẽ đây là chi phí đóng thùng kiện, vận chuyển hàng đi bán chứ không cần thiết phải marketing/quảng cáo.
    • Trong khi doanh thu vẫn gia tăng với tốc độ nhanh (300 – 400 – 500) giống như khách hàng tự giới thiệu cho nhau và bản thân khách cũ mở rộng sản xuất, rất là ngon.
    • Có lẽ ngày hôm nay nó làm thế nào thì năm 2007 nó làm thế ấy, không cần thay đổi cải tiến hoặc đầu tư thêm tài sản cố định gì cả, chỉ khác nhau là giờ lớn hơn, cái bất thường và ngon mà ban nãy nhấn mạnh là ở chỗ đó.
    Kinh doanh cực kỳ đơn giản, vì là nó chỉ HOÀN TOÀN gia công cho Nhật ( ko làm trong nước + ko làm 1 cái gì khác), nên giá vốn hàng bán chỉ bao gồm là lương công nhân + điện + nước + vật tư phụ như chỉ/cúc áo, chấm hết. Còn toàn bộ vải là do khách Nhật cung cấp sau khi gia công sẽ xuất lại, nên cái này không hề hạch toán vào tồn kho.
    • Năm 2007: lợi nhuận gộp 12.6%, và năm 2022: lợi nhuận gộp vẫn là 12.6%, không sai 1 ly, đúng kiểu làm cho Nhật, cực kỳ ổn định và vào guồng, ít có thay đổi.
    Với kết quả kinh doanh như thế và tài sản ít ỏi như thế, rõ ràng ROE hàng năm đều từ 35-40%, vốn rất ít và lãi rất nhiều là đúng.
    • Và như thế giá trị tối thiểu của nó phải tầm 5 lần giá trị sổ sách (tính thêm điểm cộng vì kinh doanh cực kỳ ổn định và khó mà lấy được khách của nó vì khách Nhật toàn trên 15 năm làm với nhau) tức định giá công ty này cho đúng phải tầm từ 600 đến 700 tỷ, tức định giá hợp lý 1 cổ phiếu tối thiểu phải từ 110,000 – 130,000 đồng/1 cổ phiếu.
    • Trong khi định giá trên thị trường hiện tại chỉ là …. 1.5 tỷ (300 đồng/1 cổ phiếu), dĩ nhiên các bạn thấy ngay sẽ chẳng bao giờ có ai bán trên sàn, và chen chân vào được 1 công ty ngon như thế này là rất khó, thế nên qua 15 năm trên sàn, số cổ đông chỉ là …. 290 người.
    • mà trong 290 người đó, thì 90 người đã chiếm 99.99% sở hữu doanh nghiệp, 200 người còn lại chỉ nắm tổng số …… 600 cổ phiếu (tức là 0.01% sở hữu).
    • suốt 15 năm lên sàn, số cổ đông tự do bên ngoài chỉ mua dc ngần đó, vậy hiển nhiên các bạn có cố đặt lệnh mua vạn kiếp cũng không được, với 1 công ty kinh doanh vừa ngon + vừa ổn định như là kẻ chỉ thế này, tiền tươi thóc thật, không ai ngu gì mà nhả ra.
    VẬY LỢI THẾ CẠNH TRANH LÀM NÊN 1 BUSINESS HOÀN HẢO NHƯ THẾ NÀY Ở ĐÂU ?
    Các điểm yếu dc nhắc đến rõ của cty này là máy móc đã rất cũ, và công nhân có tay nghề thì thiếu, ko đồng đều, đa số là mới, vậy rõ ràng là đối với 1 công ty dệt may bình thường, nhỏ, thì không thể cạnh tranh được trong ngành này và giữ chân khách ổn định tới như vậy.
    Tôi nghĩ 90% giá trị vô hình ở đây xuất phát từ việc khách của nó là người Nhật, Nhật nó ngon là vậy
    1. Nhật là khách cực trung thành, trong đó ITOCHU đã hợp tác trên 12 năm, các khách khác chắc hẳn ít biến động, bọn Nhật nó đã hợp tác thì trừ khi có lí do đột biến, nó rất coi trọng người đã hợp tác lâu.
    2. Giá cả bọn nó làm rất rõ ràng ko để ai thiệt và mang tính ổn định rất cao, cái gì cũng chia định mức rõ ràng nên có thể nó biết chi phí nhà gia công là bao nhiêu và lợi nhuận bao nhiêu rất rõ, nhưng nó vẫn đảm bảo cho được ăn 1 mức lợi suất cố định.
    3. Thông thường với Nhật nếu có lý do chính đáng, đặc biệt là đối tác lâu năm, việc tăng giá vì chi phí gia tăng ko thành vấn đề, miễn là nói thẳng nói thật. Điều này được thể hiện ở doanh thu tăng trưởng nhanh nhưng biên lợi nhuận vẫn duy trì cực đều, chi phí lương gia tăng đều được phản ánh vào tăng giá gia công.
    4. Người Nhật rất coi trọng sự giới thiệu từ đồng hương, nên rất có thể đây là lí do ko cần fai nỗ lực kiếm khách tự nhiên doanh thu vẫn tăng đều 20% hàng năm, cộng với tăng giá bán và khách hàng cũ mở rộng công suất.
    5. Có lẽ lãnh đạo có mối quan hệ rất sâu rộng với ng Nhật và am hiểu, cộng với khả năng quản lý chi phí và duy trì chất lượng tốt.
    Nói chung làm cho bọn Nhật thì cực khó đầu vào, nhưng đã vào thì ngon, bây giờ vốn lưu động cần rất ít, tiền bạc thừa thãi nên nó có 1 nửa tài sản (150 tỷ trên 300 tỷ) là tiền gửi ngân hàng lấy lãi là đúng. Tuy nhiên với 1 công ty thế này dự kiến là còn rất rất lâu nữa chúng ta mới mong có thể khớp được 1 lệnh.
    Taptoetitoe, zombiecoco, hp18288 người khác thích bài này.
    Vuthanhnguyen đã loan bài này
  5. Vietcarlo2

    Vietcarlo2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2018
    Đã được thích:
    22.082
    THƯA BÁC @Vuthanhnguyen VÀ BÁC @vvaa83
    E có đọc bài này từ vài hôm trước khi bác tag, nhưng chưa biết phải reply như thế nào cho đầy đủ nên hnay mới reply, các bác thông cảm nhá.
    Nói chung e cũng đồng ý với nhận định của bác @vvaa83 ví dụ những từ khóa như "lình xình biên rộng", mọi thứ cần thời gian để ổn định mà e phỏng đoán ít nhất cũng quá nửa đầu năm 2023. Nói chung hướng view khá giống nhau.
    Chỉ khác là công cụ dùng, thì em không rành về các chính sách tạo lập và dòng tiền, nên xin mạn phép các bác đưa 1 ảnh trong nhóm da lô lên, em nghĩ bỏ qua công cụ mỗi người dùng khác nhau, thì cái ý muốn nói cũng cùng 1 hướng thôi.
    Rất trân trọng cách trao đổi văn minh và giá trị của các bác trong nhóm nhá. Chúc các bác cuối tuần thật vui vẻ và an yên !!!
    [​IMG]
    FBV, Ube989, meo638 người khác thích bài này.
  6. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    201.366
    - Câu chuyện lạ này :
    a/ Không phải do Cty lạ . Không phải do Nđt lạ . Mà do cơ chế TT của Cta lạ . ( Không có giải pháp cho chuyện lạ trở thành bình thường và phổ biến .
    b/ Cta nói về trường hợp này nhiều lần ... (Ở các Pic xưa) .
    ( May PT cứ chia cổ tức tiền là bị trừ lùi giá ... Giá trừ lùi dần ... Mức nào cũng hấp dẫn cổ đông ko chịu bán ra .. Rồi kỳ sau lại bị trừ lùi ... Dẫn tới hiện tượng lạ ...) .
    c/ Có giải pháp cho câu chuyện này một cách khoa học . ( Dễ thôi chứ không khó gì ... Nhưng UBCK của ta thì do bận việc gì đấy suốt thập kỷ không hở tay hay sao í ... Nên hiện tượng một mã 300đ , cổ tức 12.000đ/nam ... Biểu đồ đi ngang .... Không có một giao dịch nào .. Thập kỷ này sang thập kỷ nọ... Y nguyên hiện trạng .) .
    hailua63, Anhbui5, Vietcarlo26 người khác thích bài này.
  7. kuwu

    kuwu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/05/2017
    Đã được thích:
    544
    Em sẽ đọc lại hết, cóp ra biên tập lại, có khi in thành sách lại bán được khối tiền. :)
  8. HaiauKhongve

    HaiauKhongve Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/01/2021
    Đã được thích:
    39.537
    Vậy là rất tốt đó bác vì hiện tại các NH nhỏ có thể gửi trên 10% cho 6 tháng vẫn còn khá nhiều, nên nếu vay thế chấp bình thường như bác là quá tốt và điều đó chứng tỏ LPB có 1 lớp đệm rất tốt

    Để mọi người hiểu rõ nhau chắc chắn và rõ ràng thì điều kiện tôi nói là vay thế chấp, thời hạn vay từ 1 năm trở lên, số tiền từ 1 tỷ trở lên. Ngoài ra thì còn có rất nhiều trường hợp khác nhau dẫn đến ls khác nhau, vì vẫn có thể vay được hiện tại chỉ đâu đó ~ 7.5%/năm nhưng với điều kiện khác
    FBV, Ube989, gadabong3 người khác thích bài này.
  9. thewinnerstakeitall

    thewinnerstakeitall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2021
    Đã được thích:
    5.105
    Vâng, bác Cường.
  10. HaiauKhongve

    HaiauKhongve Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/01/2021
    Đã được thích:
    39.537
    À, tôi cũng biết bác rồi :))
    Ube989, FBVthewinnerstakeitall thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này