Tản mạn về CPI và TTCK (38)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 24/12/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7337 người đang online, trong đó có 1010 thành viên. 10:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 763428 lượt đọc và 3035 bài trả lời
  1. vuonglaanla

    vuonglaanla Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2021
    Đã được thích:
    4.917
    tốt, làm vùng đệm rất tốt, thằng nào đang phát triển hiện tại cũng đã từng là kẻ làm vùng đệm, trung ,hàn,đài,...sau khi có dây chuyền, người dân có kinh nghiệm nó mới mua,tuồn... chất xám để trở thành của nước mình được, ẩn mình chờ thời :D
    FBV, BGR, viethanoi4 người khác thích bài này.
  2. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.253
    Cuối tuần đi lang thang, có một bài do nick @Ngotanh viết khá tốt và gợi được nhiều điều nên mạn phép copy ra đây cho ACE tham khảo.

    Nếu được phát biểu ý kiến, theo tôi nghĩ, tình trạng lạm phát toàn cầu hiện nay nên được đưa vào sách giáo khoa về kinh tế- tài chính- tiền tệ như một case study của mọi thời đại. Lí do: Nó quá hoàn hảo!

    • Khi chúng ta được học về @lạm phát do cầu kéo, đơn giản rằng, nó là một sự tranh cướp về nhu cầu. Ở một thời điểm nhất định, khi mà hàng hóa dự trữ thì quá ít mà nhu cầu tức thời lại quá cao. Điều hiển nhiên xảy ra là ai muốn có hàng sẽ phải trả giá cao hơn. Thời điểm hậu dịch Covid 2021-2022 chứng kiến một sự kéo lên đột ngột của đường cầu.

    • Bây giờ ai cũng thích ghi dấu ấn nhưng mà mỗi nhiệm kì thì chỉ có 5 năm, ông bà ta hay nói là “người tính thì không bằng trời tính” nhưng mà cũng khéo cho câu “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Đen thôi đỏ quên đi, do sinh ra nhầm thời nên buộc là các parties cầm quyền phải bơm tiền với tốc độ cao ra nền kinh tế nhằm cứu rỗi bức tranh kinh tế bết bát. Và lẽ dĩ ngẫu, @lạm phát
    tiền tệ là một hệ lụy tất yếu của cái gọi là zero interest rate policy (ZIRP).

    • Nếu ở thời điểm cuối tháng 10, đầu tháng 11/2021, với mức giá 118 EUR/MWH tại trung tâm giao dịch khí đốt TTF Hà Lan, những lãnh đạo với tư duy giảm phát thải cấp tiến EU chỉ cảm thấy “sai sai” , họ cũng không thể ngờ rằng mình lại ở trong tình cảnh “trắng mắt” khi đối diện với mùa đông 2022 với mức giá đỉnh điểm 330 EUR/MWH. Việc tập trung quá nhiều vào mục tiêu phát thải, thiếu đầu tư cho đa dạng hóa nguồn cung, shut-down các nhà máy lọc dầu trong đại dịch, và cuối cùng là bị knock-out bởi cuộc chiến Nga-Ukraine tạo ra một cuộc khủng hoảng năng lượng trên diện rộng và kéo dài. Mỹ vốn không thiếu khí đốt, nhưng do phải gánh team cho đồng minh Eu cũng bị liên lụy. Giống như mọi cuộc khủng hoảng năng lượng khác, giá năng lượng đẩy chi phí sản xuất, vận tải lên rất cao. Cái mà chúng ta hay gọi là @lạm phát chi phí đẩy.

    • Tại đại hội Đảng toàn quốc Trung Quốc lần thứ 13 diễn ra vào tháng 10/2022. Trên phương diện kinh tế, Trung Quốc cho rằng họ đã bước qua một thời kì chiến lược mới, thời kì của cái họ gọi là “Trung Quốc cần thế giới, và thế giới cũng cần Trung Quốc không kém”. Trong lịch sử hiện đại, những người Đông Á bệnh phu luôn cảm thấy mất tự tôn, trong thâm tâm họ luôn cảm thấy lép vế với lịch sử “bế quan toả cảng”, thì giờ đây, thế giới đã thấy câu trả lời khi mà Trung Quốc duy trì chính trách zero-covid nghiêm ngặc suốt 2 năm qua đồng thời với một chính sách giảm tiêu hao năng lượng trên diện rộng ở các thủ phủ sản xuất. Kết quả là một @chuỗi cung ứng toàn cầu bị ngưng trệ. Hàng hóa công nghiệp cơ bản tăng phi mã không thể thiếu bóng dáng của đường @Cung duy trì ở mức dưới sản lượng tại Trung Quốc – Công xưởng toàn cầu.
    Quay trở lại hiện tại, chúng ta nhận thấy hầu hết 4 nhân yếu tố trên đang hoặc đã được giải quyết một cách hiệu quả khi mà:

    Dịch bệnh đã đi qua, Mỹ Eu thực hiện 4 lần tăng lãi suất liên tiếp nhằm hút tiền về. Các kho chứa LNG được lấp đầy và một mùa đông ấm hơn dự tính đẩy giá khí đốt giảm mạnh, cuộc khủng hoảng năng lượng có vẻ ít căng thẳng hơn kì vọng.

    Mấy bà bán trà đá Việt Nam hay có suy nghĩ lầm tưởng về việc nhu cầu Trung Quốc rất lớn, và Trung Quốc mở cửa thì auto nghĩ rằng cầu sẽ tăng rất cao (do nghĩ là Trung Quốc dân đông ăn nhiều, đi đến đâu đều dành ăn sạch sẽ, kaka). Nhưng nên nhớ rằng, họ sản xuất nhiều hơn họ tiêu thụ rất nhiều.

    Một bằng chứng sâu sắc khác là các chính sách hạn chế đi lại tại Châu Âu đối với khách Trung Quốc khiến cầu đang yếu đi nhiều so với dự báo tại thời điểm Trung Quốc dần tháo dỡ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt ở một số Tp lớn. Rõ ràng là cầu không tăng quá nhanh như mọi người nghĩ.

    Nhưng ở phía Cung, Trung Quốc tăng quota xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ lên mức trước đại dịch (40 triệu thùng), và gần 1/2 trong số đó được released trong tháng 11-12. Một bằng chứng của việc Trung Quốc dần dỡ bỏ chính sách hạn chế xuất khẩu – cái mà trước đó họ cho là nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước. Điều này cũng xảy ra tương tự với các hàng hóa khác.

    Việc Trung Quôc re-opening theo tôi nghĩ là dấu chấm hết cú Poker(4): Cầu kéo- tiền tệ-chi phí đẩy- chuỗi cung ứng của lạm phát toàn cầu. Đỉnh lạm phát có dấu hiệu xuất hiện, điều đó có nghĩa chúng ta đang có một mức lãi suất kì vọng thực dương ở mức 5-5,25% Dot Plot vào cuối năm nay (PCE tháng 11 là 4,7% và dự kiến giảm sâu hơn nữa vào tháng 12).

    Điều này ngụ ý rằng, chúng ta đã thấy ánh sáng cuối đường hầm với sự hứa hẹn một đợt giảm lãi suất sớm hơn của Fed vào cuối 2023. Đây sẽ là tiền đề nhằm rãnh tay-tạo dư địa để xử lý những vấn đề nội tại của Kinh tế Việt Nam, những vấn đề như thanh khoản, tăng trưởng tín dụng và tỉ giá.

    Nỗi lo vẫn còn đó khi nhớ rằng, chúng ta vẫn còn quá nhiều vấn đề phải giải quyết, bao gồm cả vấn đề suy giảm xuất khẩu, trái phiếu, hình sự hóa quan hệ kt.

    Một câu hỏi đặt ra là: liệu với mức lãi suất cao và tiếp tục duy trì, liệu doanh nghiệp có thể sống sót? Câu trả lời là: chúng ta không đầu tư vào doanh nghiệp làng nhàng, chúng ta đầu tư vào siêu cổ phiếu. Cái siêu cổ cần chỉ là một môi trường “Có thể dự báo”. Chiến thuật cần có là một %NAV ở mức hợp lí cho một môi trường “có thể chơi được”. “Have You Ever Danced With the Devil in the Pale Moonlight?”Joker
    Bg87to, viethanoi, duyhuongr1 người khác đã loan bài này.
  3. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    31.624
    Khi anh Hưng phát biểu vậy sẽ có mấy vấn đề như sau:
    1- Họ nắm được các vấn đề thượng tầng về định hướng chính sách của bộ, ủy ban,.. để ổn định hệ thống
    2- Họ nắm được các hoạt động ctri có thể ảnh hưởng đến thị trường
    3- Họ hiểu được cơ chế dòng vốn trong 2023 và tự tin cho việc TT có sóng
    4- Họ định hướng mục tiêu để toàn TT tham gia ổn định lòng tin, từ đó KQKD của cty họ tốt lên. 1 mũi tên trúng nhiều đích
    PompeoV, viethanoi, sttsg7 người khác thích bài này.
  4. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.809
    Weekend ... Cta bình luận gì qua bài viết với dữ liệu rõ ràng này ?@};-@};-@};-
    ******
    Vốn ngoại bắt đáy thành công như thế nào trên thị trường chứng khoán Việt?

    Kiều Linh -

    Cho đến lúc VN-Index xuống mặt bằng định giá thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại, dòng vốn ngoạingay lập tức chảy vào và dẫn dắt, làm chủ cuộc chơi như cách mà họ vẫn làm nhiều năm qua.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Thị trường chứng khoán xét ở bình diện bên ngoài thì thật ra rất dễ hiểu. Sau khi tịnh tiến đi lên đến một vùng giá vượt kỳ vọng, VN-Index sẽ quay đầu điều chỉnh. Giữa các nhóm ngành cũng mang tính luân chuyển theo vĩ mô và dòng tiền. Triển vọng nhóm ngành tốt ở đâu, dòng tiền sẽ tập trung vào và sau đó rút lui nhường cho nhóm ngành khác.

    Dòng vốn cũng vận động tương tự, giai đoạn năm 2020-2021 hoạt động kinh doanh sản xuất bế tắc do Covid-19, tiền rẻ tràn vào thị trường đẩy VN-Index lên mức tăng cao nhất lịch sử cán mốc 1.500 điểm. Vốn nội trỗi dậy làm chủ cuộc chơi trong khi tiền ngoại tháo chạy, bán ròng kỷ lục chưa từng có 58.051 tỷ đồng chứng khoán Việt Nam.

    Tuy nhiên, bước sang năm 2022, tình thế đã lật ngược. Căng thẳng vĩ mô toàn cầu gia tăng, các ngân hàng trung ương lớn như Fed liên tiếp có bước nhảy tăng lãi suất chóng mặt. Trong nước, căng thẳng tỷ giá, thanh khoản cạn kiệt sau những biến cố trái phiếu doanh nghiệp, một dòng tiền lớn trên thị trường chứng khoán đã chảy không ngừng nghỉ ra ngoài qua những đợt bán giải chấp diện rộng của lãnh đạo doanh nghiệp, cá nhân trong nước cũng xả mạnh chưa từng có.

    Khi VN-Index mất mốc 900 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất thế giới, diễn biến giá xếp sau tất cả các thị trường chứng khoán Đông Nam Á khác, bao gồm Indonesia (JCI Index: +6,8% kể từ đầu năm), Singapore (STI Index: +4,3% kể từ đầu năm), Thái Lan (SET Index: -2,6% kể từ đầu năm), Malaysia (FBMKL CI Index: -8,1% kể từ đầu năm), Philippines (PCOMP Index: -9,7% kể từ đầu năm).

    Cho đến lúc VN-Index xuống mặt bằng định giá thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại, dòng vốn ngoại ngay lập tức chảy vào và thay thế cho vốn đầu tư đến từ trong nước làm chủ cuộc chơi.

    VỐN NGOẠI MUA RÒNG CHƯA TỪNG CÓ
    Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam với 6.614 tỷ đồng tương đương khoảng 283 triệu USD trong quý 1/2022 sau khi căng thẳng chính trị Nga-Ukraine leo thang chiến tranh và Fed bắt đầu nâng lãi suất. Chỉ đến tháng 4 - tháng 5, khối ngoại dần quay lại tích cực hơn sau cú rớt mạnh của VN-Index từ 1.550 điểm về vùng giá 1.160 điểm và chính thức đẩy mạnh mua ròng trong đợt giảm giá sâu của thị trường vào tháng 11 khi chỉ số bục 900 điểm về vùng 882 điểm.

    Theo đó, tháng 4/2022, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 3.896,2 tỷ đồng. Đến tháng 11, nhóm này mua ròng 16.000 tỷ đồng gồm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đánh dấu một tháng gom ròng kỷ lục trong vòng 5 năm đổ lại. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 12/12/2022, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân mua ròng 21.581 tỷ đồng.

    Đa phần hoạt động mua vào được yểm trợ bởi dòng vốn ETF chủ yếu từ VNDiamond ETF và Fubon ETF đổ vào thị trường. Trong đó, Fubon ETF tính trong vòng một năm đổ lại giải ngân 10.450 tỷ đồng còn VNDiamond ETF giải ngân 5.428 tỷ đồng. Một số ETF khác cũng ghi nhận dòng tiền tích cực như VNM ETF, X FTSE VIETNAM SWAP, SSIAM VNFIN LEAD, KIM GROWTH VN30 ETF. Lũy kế từ đầu năm, riêng dòng vốn ETF đổ vào Việt Nam cán mốc kỷ lục 18.849 tỷ đồng, vượt xa giá trị 13.522 tỷ đồng của cả năm 2021.

    [​IMG]
    Nhờ sự tham gia tích cực, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đạt 14% trong tháng 11, cao hơn mức 11,1% ở tháng 10 và bỏ xa mức 8,3% bình quân 11 tháng đầu năm 2022 và gấp hơn 2 lần so với tỷ lệ giao dịch giai đoạn 2020 - 2021 trung bình khoảng 5-6%. Thanh khoản thị trường nhờ đó cũng hồi phục đáng kể, tăng vọt từ trung bình 7.000 tỷ đồng/phiên tháng 9 - tháng 10 lên 17.000 - 18.000 tỷ đồng/phiên giai đoạn cuối tháng 11 và đầu tháng 12.

    Xu hướng mua ròng của khối ngoại cũng phù hợp với lượng tài khoản mở mới ở thị trường Việt Nam. Số liệu thống kê từ Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cho thấy, trong tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới 216 tài khoản, tăng 24% so với tháng trước đó. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp số lượng tài khoản mở mới của khối ngoại có sự gia tăng. Về cơ cấu, nhà đầu tư cá nhân nước ngoài mở mới 199 tài khoản trong khi tổ chức nước ngoài mở mới 17 tài khoản trong tháng 11. Thời điểm 30/11/2022, nhà đầu tư nước ngoài có tổng cộng 42.458 tài khoản.

    Trái ngược với dòng vốn ngoại, nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng kỷ lục chưa từng có gần 19.000 tỷ đồng trong thời gian qua. Trong tháng 11 vừa qua, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 88.479 tài khoản chứng khoán, giảm nhẹ so với tháng trước. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân mở mới 88.334 tài khoản và các tổ chức mở mới 145 tài khoản. Đây là lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư nội thấp nhất kể từ tháng 2/2021 và là tháng thứ 6 liên tiếp sụt giảm. Quy mô giao dịch của nhà đầu tư cá nhân do đó cũng sụt giảm đáng kể.

    CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HẤP DẪN TRONG DÀI HẠN
    Có rất nhiều lý do để lý giải động thái gom ròng mạnh mẽ của khối ngoại trong thời gian gần đây.

    Thứ nhất, việc các nhà đầu tư nước ngoài liên tục giải ngân hoàn toàn phù hợp với nhận định của họ về thị trường Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Hầu hết các quỹ ngoại đều đánh giá triển vọng chứng khoán Việt Nam hấp dẫn trong trung và dài hạn nhờ tăng trưởng kinh tế được duy trì, lạm phát trong tầm kiểm soát. Chưa kể, với mức sụt giảm mạnh từ đầu năm, chứng khoán Việt được đánh giá hấp dẫn hơn so với toàn cầu khi mà hầu hết các thị trường đều đã hồi phục đáng kể trong vòng một tháng qua. PE trailing của thị trường đang giao dịch ở mức 10,7 lần nằm sâu dưới mức -1,5 lần độ lệch chuẩn (PE = 12,2 lần), tương đương với thời điểm thấp nhất của VN-Index trong năm 2020.

    Thứ hai, dòng vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam thường có độ trễ nhất định so với chứng khoán thế giới. Trong môi trường USD yếu đi và triển vọng suy thoái ở các quốc gia phát triển rõ nét hơn, các nhà đầu tư thận trọng hơn trong việc phân bổ vào các quỹ cổ phiếu thị trường phát triển và chuyển hướng sang các thị trường mới nổi tại khu vực châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan. Ngoài ra, việc thất thế gần đây của các cổ phiếu công nghệ đã dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư sang các hoạt động kinh doanh truyền thống, đây cũng là bản chất của thị trường chứng khoán Việt Nam, nơi ngân hàng, bất động sản, điện lực, tiêu dùng chiếm ưu thế về vốn hóa.

    Một yếu tố khác lý giải đà mạnh tay mua ròng của khối ngoại là cuối năm thường là thời điểm giải ngân của nhóm nhà đầu tư nước ngoài. "Như mọi năm, quý cuối năm thường là thời điểm nhiều tổ chức tài chính lớn lựa chọn tái cơ cấu danh mục và giải ngân cho năm mới. Bởi vì kết quả quý 3 cũng như bức tranh về kết quả kinh doanh của cả năm đã phần nào được lộ diện. Thông thường lãi suất đầu vào tăng lên thì kênh đầu tư chứng khoán sẽ mất đi sự hấp dẫn. Tuy nhiên sự tương quan này sẽ bị phá vỡ khi lợi nhuận của các doanh nghiệp trên thị trường tiếp tục tăng. Năm 2023, dù có xu hướng đà tăng lợi nhuận giảm nhưng dự báo các doanh nghiệp niêm yết sẽ ghi nhận mức lợi nhuận tăng từ 12%-14%. Với mức này thì thu nhập từ thị trường chứng khoán sẽ rơi vào khoảng 14%, có nghĩa hấp dẫn hơn gửi tiền tiết kiệm", bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc khối phân tích Công ty Chứng khoán VnDirect nêu quan điểm.
  5. vvaa83

    vvaa83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    58.666
    A Hưng đạo lý toàn hô cho ta múc tây ra hàng giá tốt thôi cụ ơi,không tôt lành gì đâu , nhưng tất nhiên do vol to hàng ra chậm giá xanh bán xanh cao hơn có sắc xuất cao nên mọi người ko để ý điều này ...
  6. Ttkh19

    Ttkh19 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2021
    Đã được thích:
    33.061
    Luôn là như vậy cụ à!
    Đau nhưng phải chịu thôi!
    Đáy ttck các nước tiên tiến thường phản ảnh triển vọng kt vi mô và vĩ mô cộng hưởng một chút tâm lý.
    Đáy ao nhà thì chủ yếu do sự quá đà của cstc + sự ql yếu kém tạo thành môi trường màu mỡ để các thế lực thao túng.
    - Với ls vay 12-16% (cho sxkd) tỷ lệ bao nhiêu dn có thể đem lại lợi nhuận cho cđ?
    - Cùng với cung tiền siết chặt lượng tiền đổ vào ttck giảm ntn?
    Hầu như ai cũng biết nhưng ai có nhiều tiền để đổ vào?...cung - cầu quyết định giá!
    Mà thôi năm hết Tết đến, qua cái áo rách ta cũng thấy những lỗ sáng.
    - ls vay đang giảm dù ít và chậm.
    - Cung tiền bắt đầu tăng từ đtc, mua USD...và nếu từ Sbv qua tt mở nữa thì quá đẹp.
    - Chắc chắn tttp dn sẽ được tháo dần nút thắt để vượt đáy thanh khoản...lấy lại niềm tin để thành 1 kênh cung vốn cho dn.
    - Thượng tầng chắc chắn sẽ bớt xáo trộn...
    Dù sao thì ttck vẫn là cơ hội đổi đời cho mn mà trong đó quyền tự quyết chỉ qua một cái Enter!
    %%-%%-%%-
    Last edited: 07/01/2023
    haribooVuthanhnguyen đã loan bài này
  7. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    31.624
    Không riêng gì anh Hưng, còn anh Hạ, anh TM, anh Nhơn... họ đều là doanh nhân thì nói đạo lý hay gì gì thì mục tiêu tối thượng là họ phải có lợi ích, lần này anh ấy hô ngay vùng đáy, tây múc ầm ầm, nhỏ lẻ bán ào ào nên tôi ủng hộ chứ tôi biết thừa là các anh ấy cũng suốt ngày canh vặt lông nhỏ lẻ:D
  8. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.809
    Cta sẽ có thể có nhiều bình luận , ở nhiều góc độ khác nhau ...
    Dzí dụ ... Tản mạn như vầy :
    " Trời ạ , mình từ trước tới giờ , do thấy anh em xung quanh QUAN TRỌNG HOÁ dòng tiền . Nên cũng quan trọng hoá tuyệt đối cái chữ dòng tiền ! Cho rằng chỉ khi xuất hiện dòng tiền lớn vào Ttck thì mới nên đtư . Đúng , chứ đâu có sai , nhỉ ? Nhưng giả sử mọi thành viên LỚN trên TT đều giả bộ chỉ róc rách , rỉ rả ... tạo dấu hiệu dòng tiền yếu ... rồi giá cứ tèo dần , tèo dần ...Tèo Đến đâu cũng được hay sao nhỉ ?
    Mà nếu điều ấy là vô lý , thì "cái sự Tèo kia " đến đâu thì phải dừng ? Chắc chắn phải có ngưỡng dừng phải ko nhỉ ? Gạo giá giảm đến bao nhiêu thì dừng ? ...
    Hừm ... Té ra , chúng mình cao cấp quá ! Những gì cơ bản và quen thuộc như chữ PE thì nhắc đến cta sợ là tầm thường là quê mùa ?
    Còn khối ngoại , họ tự xưng là người quê mùa ? Họ đầu tư theo PE đấy , làm gì nhau nào ? Chứ ai đời trên cái nền ktế Gdp cao hơn thiên hạ xung quanh , CPI giữ vững hơn thiên hạ xung quanh , mà PE thì đàn em hơn hết thảy mà ko dám mua ròng ? Dòng tiền của các thành phần khác ra ư ? Dòng tiền yếu hơn dạo trước ư ? Thanh khoản teo tóp hơn ư ? KỆ !!! ... (Khối ngoại họ thầm bả vậy đấy . Kệ !!! )L-)**==**==
    Té ra , chúng mình nhiều thuộc tính của đầu cơ nên cho TRỌNG SỐ cho dòng tiền lớn quá ... 80-90% vấn đề ?
    Té ra , khối ngoại cũng đầu cơ , nhưng nhiều thuộc tính đầu tư hơn trong quan điểm ? Cho trọng số cho dòng tiền một tỷ lệ nào đấy thôi ... Không quên cái NÔI mà cta cho là quê mùa ... ấy là PE . ..."
    ******
    Ha ha... Giờ , ai nhắc chữ PE , P/B ... Thế nào cũng bị vài ai đó nhảy vào cười nhạo cho xem !!! :-w:-w:-j:-j:-j
    Last edited: 07/01/2023
    viethanoi đã loan bài này
  9. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.769
    Lúc sòng đơ bác Hưng SSI im re , lúc người ta sửa thì sủa phá đám
    Bác í là ngụy quân tử chính hiệu
  10. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    31.624
    Ý cụ bác í là Nhạc Bất Quần phải không:D
    mabuvoyeu, HoangDung2008, BGR3 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này