Tản mạn về CPI và TTCK (39)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 10/03/2023.

9312 người đang online, trong đó có 1066 thành viên. 15:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 646493 lượt đọc và 3009 bài trả lời
  1. nha_que_len_tinh

    nha_que_len_tinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2019
    Đã được thích:
    1.345
    https://vnexpress.net/rac-roi-tai-chinh-bua-vay-credit-suisse-4581984.html
    đọc thì thấy đúng là con nghiện, quỹ đầu tư thì toàn thấy lỗ, khẩu vị ưa mạo hiểm…
    trường hợp này ít nhất phải thay dàn lãnh đạo mới tính chuyện tái cấu này nọ, k thì phá sản đi cho rồi…
    còn thuyeejt âm mưu nọ kia em thấy k tin lắm
    iamtaothao, thatha_chamchichungho thích bài này.
  2. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Suy thoái chứ còn gì nữa bác?
    Nỗi sợ hãi của công chúng đã bắt đầu lớn, thắt lưng buộc bụng, vòng xoay tiền tệ đã trở nên trì trệ.
    Thị trường sẽ sớm tìm về mốc để tay to cân bằng tiền và cổ.
    chungho thích bài này.
  3. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    31.334
    https://xaydungchinhsach.chinhphu.v...h-tin-dung-nhu-the-nao-119230315125531786.htm

    "Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước còn nhiều bất trắc, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để tiếp tục điều chỉnh các mức lãi suất điều hành qua đó góp phần thực hiện chủ trương giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi điều kiện thị trường thuận lợi", NHNN cho biết.

    NHNN khẳng định, sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng có các giải pháp tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh./.
    viethanoiVuthanhnguyen thích bài này.
  4. chungho

    chungho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/03/2020
    Đã được thích:
    31.743
    Căng nhỉ. Thôi em chờ nhặt dép.
    Chống Nga của Tây thế này bách nhục. Đại đế ngứa tay thì cho UAV của Mỹ rơi như viên sỏi mà vẫn phải nhịn. Thế thì đánh sao gục đc Nga ngố. Thế giới thì đua nhau chạy đua vũ trang. Thôi các anh setup lại ván mới cho ace đc nhờ.
    https://kinhtedothi.vn/nghich-ly-ng...phan-nguoi-nga-chiu-trung-phat-lai-no-du.html
    Last edited: 16/03/2023
    Ttkh19 thích bài này.
  5. vvaa83

    vvaa83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    58.325
    Theo Fiin, phiên 16/3/2023

    Tổ chức nội ( ko gồm tự doanh) bán ròng: -184,8 tỷ
    Tự doanh CTCK mua ròng: 41,3 tỷ
    NĐT cá nhân mua ròng: 49,9 tỷ
    Khối ngoại mua ròng : 93,6 tỷ
  6. HaiauKhongve

    HaiauKhongve Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/01/2021
    Đã được thích:
    39.537
    Theo tôi thì thế này cụ chủ ạ,

    Trong thâm tâm thì tôi cũng không quá chê SBV, trong tình thế các cụ nhiệt tình không đúng lúc thế thì SBV cũng chả biết đường đâu mà mò, tôi chỉ chê vụ bán USD để đến nỗi kiệt quệ cả dự trữ, thậm chí trong vụ SCB lại hoàn toàn đóng cửa, suýt thì tèo.

    Nhưng tôi cho là các cụ làm chả báo ai nên nếu để ý kỹ thì ls liên ngân hàng lúc đấy bắt đầu nhích lên đột ngột vào chiều thứ 3 thì thứ 6 ra tin. Nghĩ đến bây giờ tôi vẫn còn sợ, may thế nào dân mình không đi rút hàng loạt giống tây bây giờ thì VN sẽ thành TL 1997

    Từ đó đến nay, SBV đi giải quyết hậu quả của các cụ nghịch, và đâu đó đã tiếp tục cái tiểu xảo tăng room cuối năm, điều tiết thị trường bằng tờ A4 vừa ra giảm ls huy động vừa xiết cho vay, làm các NH nhỏ mệt mỏi và méo mó, đến giờ thì lại quay ra phải trợ giúp hội nhỏ và trung sau khi liên tiếp có tin về chuyện thế giới, tóm lại bối cảnh bây giờ là tương đối lộn xộn về cách thức mà SBV sẽ làm tiếp tới vì tiền chỉ luẩn quẩn trong bank chứ lại không ra nền kinh tế được. Nên xem qua bình luận trước của tôi về chuyện này để hiểu rõ nghịch lý tại sao bank thừa tiền nhưng vẫn đi huy động tiếp ls cao trong khi DN vẫn không vay được tiền

    Nghe siêu hài nhưng rất tiếc đó là thực tế

    "Theo tính toán của TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, với mức cung tiền quá thấp của năm 2022 tất yếu dẫn tới tình trạng lãi suất cao và thiếu thanh khoản trong nền kinh tế.

    Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 là hơn 8% cộng với lạm phát khoảng 3%, GDP theo giá hiện hành đã tăng khoảng 11%. Trong khi đó, cung tiền năm 2022 chỉ đạt 5,5% và vòng quay tiền là 0,64 vòng/năm thì tất yếu là không có tiền lưu thông trong nền kinh tế. Và như vậy, NHNN có mở room tín dụng thì cũng giống như "mở vòi nước nhưng trong bể chứa lại không có nước".

    Ông Nghĩa cho rằng, năm 2022, chính sách tài khoá của Chính phủ tập trung chủ yếu vào chống lạm phát chi phí đẩy bằng các giải pháp như giảm, miễn thuế xăng dầu, điều này đã có tác động rất tích cực lên chỉ số lạm phát. Biện pháp này nên được tiếp tục duy trì trong năm 2023.

    Còn về chính sách tiền tệ, năm 2022 NHNN đã tăng lãi suất, mua vào ngoại tệ để hút tiền đồng về nhằm kìm giữ tỷ giá. Nhưng trong năm 2023 đang có rất nhiều dư địa để NHNN tăng cung tiền, giảm lãi suất khi USD đã giảm giá mạnh so với mức đỉnh thiết lập năm 2022.

    "Bằng cách nào đó, NHNN sẽ có công cụ để tăng cung tiền. Khi cung tiền tăng, lãi suất trên thị trường sẽ hạ nhiệt và thanh khoản cho nền kinh tế cũng sẽ bớt căng thẳng", ông Nghĩa nói.

    Nhiều chủ doanh nghiệp cho biết thời gian qua lãi suất tăng cao, có những khu vực/trường hợp lãi suất tăng đến 14-15%/năm và còn có thể tăng cao hơn nữa. Với thực tế này, không doanh nghiệp nào có thể sống sót hoặc có động lực sản xuất vì không có lợi nhuận.

    Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phản ánh, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng ngay cả khi đã có phương án kinh doanh, đơn đặt hàng. Thậm chí, ngân hàng sau khi thu nợ cũ thì không cho vay mới hoặc cho vay nhỏ giọt với mức lãi suất cao. Điều này đang đẩy doanh nghiệp vào tình trạng đói vốn, buộc phải thu hẹp hoạt động. Có nhiều doanh nghiệp buộc phải tiếp cận vốn ngoài ngân hàng để duy trì hoạt động, dẫn tới rủi ro rất cao và hệ luỵ là khó lường.
    Theo tính toán của TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, với mức cung tiền quá thấp của năm 2022 tất yếu dẫn tới tình trạng lãi suất cao và thiếu thanh khoản trong nền kinh tế.

    Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 là hơn 8% cộng với lạm phát khoảng 3%, GDP theo giá hiện hành đã tăng khoảng 11%. Trong khi đó, cung tiền năm 2022 chỉ đạt 5,5% và vòng quay tiền là 0,64 vòng/năm thì tất yếu là không có tiền lưu thông trong nền kinh tế. Và như vậy, NHNN có mở room tín dụng thì cũng giống như "mở vòi nước nhưng trong bể chứa lại không có nước".

    Ông Nghĩa cho rằng, năm 2022, chính sách tài khoá của Chính phủ tập trung chủ yếu vào chống lạm phát chi phí đẩy bằng các giải pháp như giảm, miễn thuế xăng dầu, điều này đã có tác động rất tích cực lên chỉ số lạm phát. Biện pháp này nên được tiếp tục duy trì trong năm 2023.

    Còn về chính sách tiền tệ, năm 2022 NHNN đã tăng lãi suất, mua vào ngoại tệ để hút tiền đồng về nhằm kìm giữ tỷ giá. Nhưng trong năm 2023 đang có rất nhiều dư địa để NHNN tăng cung tiền, giảm lãi suất khi USD đã giảm giá mạnh so với mức đỉnh thiết lập năm 2022.

    "Bằng cách nào đó, NHNN sẽ có công cụ để tăng cung tiền. Khi cung tiền tăng, lãi suất trên thị trường sẽ hạ nhiệt và thanh khoản cho nền kinh tế cũng sẽ bớt căng thẳng", ông Nghĩa nói.

    Nhiều chủ doanh nghiệp cho biết thời gian qua lãi suất tăng cao, có những khu vực/trường hợp lãi suất tăng đến 14-15%/năm và còn có thể tăng cao hơn nữa. Với thực tế này, không doanh nghiệp nào có thể sống sót hoặc có động lực sản xuất vì không có lợi nhuận.

    Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phản ánh, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng ngay cả khi đã có phương án kinh doanh, đơn đặt hàng. Thậm chí, ngân hàng sau khi thu nợ cũ thì không cho vay mới hoặc cho vay nhỏ giọt với mức lãi suất cao. Điều này đang đẩy doanh nghiệp vào tình trạng đói vốn, buộc phải thu hẹp hoạt động. Có nhiều doanh nghiệp buộc phải tiếp cận vốn ngoài ngân hàng để duy trì hoạt động, dẫn tới rủi ro rất cao và hệ luỵ là khó lường.
    "

    https://nhadautu.vn/doanh-nghiep-thoi-thop-vi-tac-dong-von-d74806.html

    Mọi người có thấy điều kỳ diệu không? Bác nào đó nói vay chỉ 10.5%, Bác Thật thì bảo chỗ quen tăng ls huy động, DN thì kêu chết khô vì hết vốn, bác Nghĩa thì nói DN phải vay ls 14-15%, mà NH thừa chứ không thiếu tiền, vẫn huy động không mệt mỏi :))

    Thế nên hồi đầu tháng 2 tôi có chém gió 1 bài về năm nay và cho là ls sẽ méo mó

    https://f319.com/threads/ngoi-nha-n...-mung-xuan-moi.1804389/page-245#post-42658039

    Đấy là bối cảnh hiện tại của VN về NH.


    Tôi tạm chém gió tí thế về bối cảnh hiện tại >:D<
  7. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    202.783
    Đọc báo dùm bạn ....
    ***

    Thanh khoản thị trường thông suốt

    Chia sẻ thêm về hoạt động thị trường tiền tệ những tháng đầu năm 2023, NHNN cho biết, thị trường tiền tệ ổn định, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của nền kinh tế.

    Thị trường ngoại tệ ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.

    Từ tháng 1/2023, NHNN đã mua được ngoại tệ từ các Tổ chức tín dụng bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước và đưa lượng tiền lớn VND vào lưu thông.

    Ngày 13/3/2023, tỷ giá trung tâm ở mức 23.638 VND/USD, tăng khoảng 0,1% so với cuối năm 2022; tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng khoảng 23.555 VND/USD, giảm 0,1% so với cuối năm 2022; tỷ giá niêm yết mua/bán của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương ở mức 23.400/23.740VND/USD, tương đương mức cuối năm 2022.

    1/ Nhiều ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất tiền gửi và cho vay
    NHNN cũng đã triển khai các giải pháp đồng bộ để ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

    Cụ thể, thứ nhất, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro; không làm ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường; nghiêm cấm tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp kỹ thuật để lách vượt trần lãi suất huy động, nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn; theo dõi các trường hợp tổ chức tín dụng tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý đối với các tổ chức tín dụng này.

    Thứ hai, chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ lãi suất tiền gửi để giữ ổn định mặt bằng lãi suất thị trường.

    Thứ ba, trong tháng 2/2023, các ngân hàng thương mại đã tiếp tục đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi để có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh.

    Theo đó, các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi từ 0,2-0,5%/năm đối với kỳ hạn 6 đến 12 tháng.

    Đến nay mặt bằng lãi suất dần ổn định. Hiện lãi suất tiền gửi phát sinh mới của các ngân hàng thương mại khoảng 6,7%/năm và lãi suất cho vay phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,4%/năm. Trong đó nhiều ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất tiền gửi và cho vay.

    2/ Năm 2023: Tăng trưởng tín dụng khoảng 14-15%

    3/ NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để điều chỉnh các mức lãi suất điều hành
    NHNN cho biết, sẽ không chủ quan với áp lực lạm phát gia tăng trong bối cảnh lạm phát 2 tháng đầu năm 2023 đã tăng sát mức mục tiêu 4,5%; lạm phát toàn cầu được dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao; các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ, điều chỉnh tăng và neo giữ lãi suất ở mức cao.

    Đặc biệt là động thái của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong cuộc họp tới đây (ngày 21-22/3/2023) trước mức độ ảnh hưởng của sự kiện Ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) phá sản tại Mỹ.

    "Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước còn nhiều bất trắc, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để tiếp tục điều chỉnh các mức lãi suất điều hành qua đó góp phần thực hiện chủ trương giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi điều kiện thị trường thuận lợi", NHNN cho biết.

    NHNN khẳng định, sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng có các giải pháp tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh./.
  8. BMWx5

    BMWx5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    3.535
    Giá trị sổ sách của CS đến cuối 2022 đang là gần 11 usd/cp. Sau khi thị giá giảm về 1,7 usd hôm qua, P/B của CS chỉ là 0.15 lần...........mức thấp không tưởng.

    So sánh với các bank Việt Nam, thì với mức giá này vốn hóa của CS chưa tới 9 tỷ usd, bằng 1/2 VCB, thấp hơn BID....

    VCB có P/B là 3 lần, thật tự hào VN ta!!!
    Last edited: 16/03/2023
  9. Ttkh19

    Ttkh19 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2021
    Đã được thích:
    31.497
    Nga đâu phải như Bắc Hàn, Iran, Cuba...
    Tsb chúng nó! Chả thằng nào là chân chính cả! (Tôi vẫn thích Nga ngố vs dấu ấn vh từ thơ ấu)
    Một nước rộng nhất tg, gần như giàu tài nguyên nhất tg...cấm vận ăn thua vẹo gì...cùng lắm chậm pt lại chút, bớt xài đồ xa xỉ, bớt tinh vi...
    Chưa kể 2 thèn đông dân nhất cứ hau háu nhìn vào tài nguyên giá rẻ...cấm vận kiểu gì cho kín? Chỉ khó cho chuỗi cung ứng, mệt cho toàn tg...
    - nói như cụ chuẩn. Chắc gì Tập 2 sẽ dễ dàng cho ta hơn???
    Nói về ttck với kt.
    Chta cần tỉnh táo nhìn vào thực trạng. Bớt những đưa ra và tin vào tt, văn bản, lời tâng bốc đao to búa lớn...về triển vọng kt mà ko có tính đinh lượng.
    - Hãy đi 1 vòng siêu thị và chợ các loại.
    - Hãy đi vào những khu trọ rồi ghé các khu dl, vui chơi giải trí...
    - Hãy vào các Pgd của Ngân hàng...
    - Hãy xem số liệu xnk, Pmi, việc làm mới, thu NS...
    - Hãy xem số liệu Thất nghiệp, dn giải thể (dù số liệu chưa chắc đầy đủ)
    - Thậm chí hãy vào các khu quán nhậu, bia ôm :))
    - Hãy đên các cửa hàng Vlxd, nội thất, nơi thu mua hàng ngvl để lưu thông, xk...
    - Hãy xem tốc độ gn đtc, cải cách tthc...xem sự tiến bộ của GT (đăng kiểm), GD, Y tế, Du lịch, Công Thương (xăng dầu)...
    ...
    Tha thiết mong các cụ điền vào những nơi tăng trưởng hơn, đông đúc hơn, tươi sáng hơn...ngõ hầu làm ta yên vui hơn...@};-
    Sức dân, sức dn đã bị bào mòn nhiều rồi...Khảo sát nhanh của VN éc pờ rếc gần 80% độc giả nói sẽ tiết kiệm hơn nữa, thắt chặt chi tiêu hơn nữa...nghe sao nặng lòng thương quá VN!
    %%-Sbv đã làm điều nhanh, cực tốt (lần đầu tiên mạnh dạn như vậy) nhung chưa đủ đâu.
    - Tôi chờ q2 sẽ có 1 lần ít nhất 50 điểm % nữa để trung hòa bctc kqkd q1.
    - VÀ Mạnh dạn đề nghị có một gói kích cầu lớn! (Nhiều ng có thể ném đá, cho là ấu trĩ đây)
    Khi đó mới hy vọng kt khởi sắc, tạo nền móng đúng cho sự tăng trưởng bền vững của ttck
    Hãy chờ đợi thêm chút nữa để nghe ngóng...:-w:-w:-w trước khi Enter
    %%-%%-%%-
    Ps: chuyện bán Usd theo tôi chỉ nên đánh giá là đã hút tiền Đồng quá đà (lo tỷ giá) thôi...cộng cả Kiều hối thì hàng năm mình vẫn thặng dư cụ Âu ạ.
    Last edited: 16/03/2023
  10. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    202.783
    - Anh Nghĩa trong bài này có nhiều ý chất thật ! Rất trọng lượng !
    - Anh Haiau thì chưa được công bằng lắm khi "trách và thất vọng với việc bán ra Usd "... ?? Có bao nhiêu mà đánh giá là "kiệt quệ dữ trữ ngoại tệ"?
    Ng tệ là Usd hử ? Usd ghê thế ư ? Quyết định mọi thứ ? Cta liên tục xuất siêu , ngoại hối từ ngoại kiều , rồi FDI luôn ở mức tốt ... không lẽ để cái cái cục dự trữ ngoại tệ to dần, to hoài mà không dám lúc mua vào, lúc bán ra ... Trấn giữ mặt trận tỷ giá ? Và nhất là niềm tin, ý thức hệ tôn vinh đồng Đô , xem thường đồng Việt suốt cả thời kỳ dài lịch sử , nay mới dập tắt được mấy thập kỷ . ???
    Để đổi lấy cái việc thượng tôn đồng Việt , xem thường đồng Đô trong mối tương quan tỷ giá ... Thì thậm chí đổi cái chi vật chất cũng đổi ! Đô mà lào cào tăng cao thì cứ bán thôi !!! Mua cho bằng được niềm tin vào đồng Việt thì Việt mới phát triển lâu dài được !!! Hi hi...
    Paladin1987 đã loan bài này

Chia sẻ trang này