Tản mạn về CPI và TTCK (39)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 10/03/2023.

2877 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 04:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 649217 lượt đọc và 3009 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.644
    Thôi, bác cứ nghe bài ca Tôi là Tôi của họ Quách nhé:
  2. hahahehechungthoi

    hahahehechungthoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2020
    Đã được thích:
    66.741
    À thì coi như ăn cơm thì lao động thay vì ngồi chơi, ngon thì vẫn đc cầm xiền mang về.. chứ làm biếng mãi thì miệng ăn núi lở. Cũng phải dần dần cho mọi việc tốt lên thôi chứ cứ ngồi chờ thì bao giờ mới có tiền đc.
    ChuBeChanTrau, Autumn_CloudFBV thích bài này.
  3. bluestar1102

    bluestar1102 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2018
    Đã được thích:
    1.172
    vào inbox mà cãi nhau cho đỡ rác theard đi các mợ
    FBV, ChuBeChanTrau, piggyknight2 người khác thích bài này.
  4. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.791
    Uhm... Đâu đó ... Rất nhiều cõi nhiều miền ... Tiền đã rủng rỉnh ... (Như tôi hô hoài chữ "SẼ NHANH THÔI" một, và vài tháng trước) .
    Tôi nhắc lại chút : Đừng tưởng số tiền tuyệt đối bơm ra là số cần quan tâm !!! Tùy tình huống nén trước đó , nghẽn trước đó ... Mà số tuyệt đối bơm thêm nó quay tốc độ nào ? Nó tạo tổng mức luân chuyển nào ?
    ******
    ( Chỗ này , cần minh họa chút cho dzui ...: Học thuật hàn lâm thì có vẻ cao siêu khó hiểu . Đọc chán ngắt .
    Nhưng câu chuyện nó rất đơn giản và dễ thương, hồn nhiên như... 10 con báo đốm ... Tình huống 1 , đói 24 giờ . Tình huống 2 , bụng còn lưng lửng ... Hãy bơm vào chuồng những miếng thịt Bò ... Và xem hiệu ứng khác nhau của vòng quay ...)
    ******
    Ưu tiên tiền vào khu vực SX ...
    Thế mà rồi , ngay cả kinh doanh tài chính ... Các Cty CK đều đã, đang và sẽ tiếp tục "Mời chào các gói ưu đãi MG" ... Thì có thể cảm nhận : Tiền đỡ khan rồi !!! Tiền hết đắt rồi !!! Khởi động chu kỳ tiền rẻ rồi !!!
    *****
    Cứ bình dân học vụ như thế !!!:D:D:D:-bd:-bd:drm2:drm3
    ( Nhưng tình huống nó thế , thì các Cty CK làm thế !!! Chứ không phải có màu thuyết âm mưu " Cty CK no cổ " đâu , @FBV ạ !!!)@};-%%-(~~):drm2:drm3
    Last edited: 17/03/2023
  5. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Oke anh
    FBV thích bài này.
  6. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Con người đẻ ra đồng tiền rồi đồng tiền quay lại làm chủ con người
    Mọi thứ chỉ mang tính chất tương đối.
    Nhưng ngặt nỗi 98% dân số đã là nô lệ của đồng tiền ngược lại 2% dân số lại là ông chủ của đồng tiền.
    Ttkh19, Autumn_Cloud, m_sieudn3 người khác thích bài này.
  7. Vietcarlo2

    Vietcarlo2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2018
    Đã được thích:
    22.344
    Chào các anh chị em cô bác trong pic, phiên cuối tuần vui vẻ ạ :D :D
    Bài e mới viết, dành cho a chị em chưa rành về quan hệ lãi suất - cổ phiếu, mọi người rảnh đọc cho vui ạ.


    MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VÀ CỔ PHIẾU

    Như đã hẹn, bài này Việt xin phép chia sẻ cho a e nào chưa biết, mấy vấn đề xung quanh quan hệ giữa cổ phiếu và lãi suất – động lực gốc ảnh hưởng đến mọi thị trường cổ phiếu, hàng hóa, nợ.
    Có vài lí do khiến lãi suất là yếu tố mạnh nhất và quan trọng nhất tác động đến cổ phiếu (trong khoảng 4-5 yếu tố):

    1. LÃI SUẤT – YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG ĐỊNH GIÁ

    @};-@};-@};-Nhà đầu tư – con người, luôn so sánh lợi suất có được từ các kênh với mức lợi suất chung trong nền kinh tế (Mình hay lấy lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dài của ngân hàng thương mại để so sánh), TRƯỚC KHI quyết định đầu tư vào kênh nào. Vì thế không có cái gì được định giá mà không xét đến mức lãi suất hiện tại là bao nhiêu.
    • Ví dụ, khi lãi suất chung chỉ khoảng 5%, trong khi lợi suất các DN làm ra trên sàn chứng khoán trung bình đạt 15% hàng năm (xin gọi tắt ROE – lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ sở hữu), ndt sẽ định giá Chứng khoán cao, nhu cầu mua chứng khoán lớn. (1)
    • Tuy nhiên khi lạm phát tăng đẩy lãi suất chung lên 12%, trong khi ROE các Doanh nghiệp vẫn chỉ 15%, nói nôm na là chỉ hơn gửi ngân hàng chút ít, chứng khoán sẽ bị định giá thấp hơn (1) nhiều. Mà trong thực tế khi lãi suất từ 5% lên tới 12% thì mức ROE của DN thậm chí suy giảm mạnh.
    @};-@};-@};- Hãy nói cách định giá mà mình hay dùng nhất là căn cứ giản đơn trên networth và lợi thế cạnh tranh:

    @};-@};-@};- Giả sử Hóa chất Nam Giang là 1 công ty tạo ra ROE đều đặn ở mức cao khoảng 30-40% trong 7 – 8 năm qua, nó làm được điều đó liên tục qua nhiều chu kỳ kinh tế vì 2 lợi thế cạnh tranh (giá trị vô hình):
    1. Ban lãnh đạo có tầm nhìn và am hiểu về ngành hóa chất/nhu cầu sản phẩm hóa chất của khách hàng sâu sắc, có khả năng kinh doanh và phân bổ vốn + lợi nhuận giữ lại siêu hạng.
    2. Khả năng cải tiến nghiên cứu (R&D) cho ra sản phẩm mới ăn khách liên tục.
    3. Biết lợi suất huy động của ngân hàng hiện là 9% (Mình tạm gọi là ls phi rủi ro) làm tham chiếu.
    @};-@};-@};- Thông thường với 1 công ty có lợi suất ở mức 30% -40% (phải là nhiều năm, đã được chứng minh, không phải do ăn may 1-2 năm), tức gấp khoảng 3 -4 lần lợi suất phi rủi ro (9%), chủ công ty sẽ bán nó với giá tối thiểu gấp 3 lần vốn chủ sở hữu hay tài sản ròng (ví dụ CAP, SAB, VNM 10 năm qua) hãy xem dưới đây lí do vì sao, nếu bạn vẫn khó hiểu.
    • Ví dụ bạn có 1 công ty với vốn chủ đang có là 100 triệu
    • hàng năm tạo ra lợi nhuận ròng 50 triệu cho bạn (ROE 50%)
    • bạn đâu có bán nó cho thằng Nam với giá ngang với vốn chủ (100 triệu) phải ko ?
    • Kể cả bạn bán nó bằng 2 lần vốn chủ, tức là 200 triệu, bạn tính làm gì với 200 triệu đó ? Gửi ngân hàng (lãi suất 9% như đã nói) để lấy 18 triệu hay sao ?
    @};-@};-@};- Đó là chưa kể, với 2 lợi thế cạnh tranh như Hóa Chất Nam Giang, thông thường khi mua bạn phải trả thêm premium 1-2 lần vốn chủ, tức với Nam Giang, định giá có thể lên tới 4-5 lần vốn chủ.
    @};-@};-@};- Bạn hãy hiểu đơn giản giống như khi mua 1 quán bánh mỳ có lợi thế cạnh tranh cao ở phố cổ Hà Nội (vì thương hiệu gia truyền đã 40 năm, giá trị vô hình) khiến cho nó cần rất ít tài sản mà tạo lợi nhuận kinh khủng và đều đều
    • Tài sản gồm 10 cái ghế nhựa, 1 cái lò nướng, 1 quầy chế biến và đội ngũ 4 người làm.
    • Hàng ngày bán ra gần 1 nghìn ổ bánh mỳ
    • Điều gì tạo nên những thứ kinh dị như vậy ? Nếu không có tài sản vô hình ẩn đằng sau nó ?
    • Ở những công ty siêu hạng như thế, tài sản vô hình lớn hơn hữu hình rất nhiều, sẽ là sai lầm nếu bạn chỉ ưa thích công ty có nhiều tài sản cố định.
    @};-@};-@};- Bạn không chỉ nhìn vào lợi nhuận rồi cộng trừ nhân chia ra, mà phải tính cả giá trị vô hình để có được, đơn giản, vì nó HIẾM, thuộc câu lạc bộ siêu hạng, hàng độc, chứ không phải hàng thường.
    @};-@};-@};- Tuy nhiên, vào 1 ngày đẹp trời nào đó:
    • Nền lãi suất tăng lên do giá dầu thô phi mã, từ 9% tăng sốc lên => 20%
    • Bạn sẽ thấy ngay ROE 50% của Hóa chất Nam Giang hiện chỉ còn đâu đó gấp 2 lần mức lãi suất chung, với mức lợi suất chỉ 2 lần, thông thường định giá về lý thuyết cũng chỉ khoảng 2 lần tài sản ròng.
    • Đó là chưa kể, với nền lãi suất tăng gấp đôi, chi phí lãi vay tăng và nhu cầu tiêu dùng giảm, Hóa chất Nam Giang thường sẽ sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu lợi nhuận.
    • và ROE thường sẽ chỉ còn 30 – 35% thay vì 50% trước đây, tức định giá trong chu kỳ kinh tế suy thoái như vậy, thường sẽ chỉ nằm ở từ 1.3-1.8 lần vốn chủ sở hữu hiện tại. Chắc chắn cổ phiếu sẽ có sụt giảm về giá.
    2. LÃI SUẤT – LÀ “GIÁ” CỦA HÀNG HÓA “TIỀN”, CUNG CẦU HÀNG ĐỔI NGANG
    @};-@};-@};- Bạn có thể hiểu “lãi suất” chính là “giá” hay giá trị của 1 đồng tiền, hay là mức chi phí mà bạn phải bỏ ra, để có được 1 đồng tiền.

    @};-@};-@};- Khi lãi suất tăng, tức là giá trị 1 đồng tiền gia tăng lên
    • Thì cùng 1 bát phở, trước đây bạn phải mất 10 đồng để mua, thì giờ chỉ còn cần 7 đồng.
    • Mỗi cổ phiếu là 1 công ty, mỗi công ty là 1 “con gà đẻ trứng”, bạn hoàn toàn có thể hiểu theo cách tương tự, khi 1 đồng tiền lên giá trị, nhà đầu tư sẽ cần ít đồng tiền hơn để trả cho dòng lợi nhuận của công ty ABC.
    @};-@};-@};- Áp dụng quy luật cung cầu tương tự, các bạn cũng sẽ thấy đa số hàng hóa (nông sản, kim loại, dầu thô năng lượng, hóa chất) có diễn biến giá ngược chiều với lãi suất, chúng tăng giá khi tiền rẻ, và suy giảm giá khi lãi suất leo thang.
    • Cùng phe với hàng hóa, là bitcoin, nhà đất, cổ phiếu và trái phiếu và kẻ thù chung trong ngắn hạn là lãi suất.
    • Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định (chẳng hạn kỳ hạn 10 năm), tức là nếu trái phiếu trả lãi 8%, thì trong suốt 10 năm đó trái chủ cũng sẽ chỉ nhận 8% hàng năm, dù cho lãi suất chung trong nền kinh tế đã lên tới 20%.
    • chính vì lí do này, khi lãi suất tăng, nhưng trái phiếu ĐÃ PHÁT HÀNH TRƯỚC KHI LS TĂNG, sẽ bị suy giảm giá trị.
    • Đây chính là trường hợp mà Novaland đã đẩy rất nhiều trái chủ trong đó có thằng khốn khổ Credit Suisse vào.
    3. LÃI VAY – LÀ CHI PHÍ SỐNG CÒN CỦA DOANH NGHIỆP
    @};-@};-@};- Nôm na, bạn có thể hiểu tiền là máu của doanh nghiệp, khi lãi suất tăng, tức là cái giá phải trả để có được 1 xi lanh máu tăng lên, thì con bệnh sẽ khỏe hơn hay yếu đi, chỉ cần vậy đã đủ.
    • Khi lãi suất tăng, chi phí lãi vay DN phải trả tăng lên, nhất là những ngành sử dụng nợ vay cao như bất động sản, xây dựng (thường nợ vay chiếm đến 30-40% tổng nguồn vốn), thường giá cổ phiếu bị tụt nặng nề.
    • Lí do lớn nữa cho việc tụt nặng nề là về căn bản, giá cổ phiếu bọn nó thường tăng quá ảo, không phản ánh sức sinh lợi dài hạn, trong chu kỳ kinh tế thuận lợi trước đó, để rồi lúc vào chu kỳ suy thoái thì sự sụt giảm càng lớn hơn cần thiết).
    • 1 điều trái khoáy đó là thường lãi suất tăng đi đôi với suy giảm nhu cầu tiêu dùng, do đó không chỉ chi phí vay tăng mà doanh thu Doanh Nghiệp cũng lại sụt giảm, biên lãi mỏng đi, và nếu không có đủ dòng tiền trả nợ gốc và lãi sẽ bị ngân hàng gây khó dễ, không phải chỉ 1 khó khăn, còn rất nhiều.
    • Nhất là doanh nghiệp có phát hành nhiều trái phiếu trong số nợ vay, đặc biệt trái phiếu được đảm bảo bằng cổ phiếu vốn là tài sản biến động lỏng, khi lãi suất tăng là trái chủ đã có nhu cầu muốn bán lại trước hạn cho công ty rồi, mà công ty cũng muốn thế để đỡ phải gánh dòng tiền lãi dày lên,
    • Thông thường khi lãi suất tăng cổ phiếu suy giảm giá, mà cổ phiếu ở đây lại là tài sản đảm bảo cho trái phiếu, điều này sẽ càng thúc ép trái chủ động lực phải đòi lại tiền gấp và khủng hoảng nợ xuất phát từ xung đột sẽ xảy ra.
    • Khi lãi suất tăng đội chi phí, giảm doanh thu và vô vàn khó khăn xảy ra, 1 công ty chỉ có biên lợi nhuận trên doanh thu là 2-3%, và cũng thường là công ty có tài sản khổng lồ nhưng lợi nhuận bé tí tức ROA ROE còi cọc (tài sản tiền nghìn, lợi nhuận tiền chục), sẽ gặp khó khăn nhất.
    Last edited: 17/03/2023
    m_sieudnVuthanhnguyen đã loan bài này
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.644
    LS là công cụ của nô lệ tư duy đồng tiền. Nó là công cụ của bọn chủ nô kiểu mới. Hehe
  9. m_sieudn

    m_sieudn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2011
    Đã được thích:
    22.762
    Dự tính Fed sắp in tiền ra tiếp tục để cưú vãn nền kinh tế.

    P/s : Nếu chỉ để chống lạm phát bằng cách tăng LS thì bơm thẳng tiền vào NHTW sau đó bơm xuống cho từng Bank, thay vi tăng LS thì đưa nó về 0 thậm chí LS âm luôn. Kích thích tối đa vay mượn DN, để DN tăng cao nâng suất đưa nên kinh tế về bình ổn sau đó mới tăng Ls ra nhìn có vẻ hơp lý hơn là như bây giờ tăng điên cuồng LS Hổ Ca nhỉ :)
  10. Ttkh19

    Ttkh19 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2021
    Đã được thích:
    32.917
    Cụ lý thuyết kiểu gì mà tôi nghe ù tai, váng hết đầu ý cụ Siêu ơi...
    Giải thích kỹ lại xem lý thú ko?@};-:)):((
    %%-%%-%%-
    HoangDung2008, 4season, FBV3 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này