1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK (41)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 10/07/2023.

3640 người đang online, trong đó có 134 thành viên. 00:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 558891 lượt đọc và 3799 bài trả lời
  1. zug

    zug Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Đã được thích:
    61.428
    Mới đọc của LeDung bạn anh Già, cóp về đây nhẽ giải đáp phần nào cho Lựu sao cứ phải sang Thái dúi, Mã mọi, Sing đần mới tuyển đủ thay vì chỉ trông mong vào dòng dõi tiên rồng (cơ mà đang run quá không biết đây là nhìn vào sự thật hay lại nhạy cảm :(( ):

    Giáo dục hỏng vì đâu

    1. Hỏng vì vai trò bộ trưởng

    Trong khó khăn thời chiến, tại sao ***** tìm ra được các bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên và Tạ Quang Bửu, mà hậu thế thì không?

    Tại sao ông Nguyễn Văn Huyên không phải là đảng viên cộng sản, mà có thể một mình một ngựa, gần 30 năm đằng đẵng kiến tạo ra một nền giáo dục đủ để dân học trong hầm tránh bom, quan tướng học trên bệ pháo, bên báng súng, để có thể vừa thống nhất được đất nước, vừa tạo ra được những thành tựu khoa học kĩ thuật đủ để sản sinh ra các nhân tài như Vũ Đình Cự rà phá thuỷ lôi Mỹ ở vịnh Bắc Bộ, Đàm Trung Đồn chống nhiễu rada B52, mà chúng ta chỉ đào tạo ra những chú bé có tài mở khoá, crack phần mềm?

    Tại sao nền giáo dục đó lại có thể dùng một người vừa không là đảng viên, vừa có bố vợ là tổng đốc của chế độ phong kiến bị lật đổ, mà chúng ta lại không?

    Tôi không đủ dữ liệu để so sánh Nguyễn Văn Huyên và Tạ Quang Bửu, với những người có thành tựu quốc tế chỉ hơn tôi vài tuổi như Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn và Ngô Bảo Châu, cùng nhiều tài năng khác trẻ hơn nhiều. Nhưng tôi tin rằng, thế hệ con cháu là chúng tôi cũng không đến nỗi nào so với thế hệ các cụ. Nhưng tại sao thời chiến rạch ròi về tư tưởng đến thế, thẻ đảng uy vọng đến vậy, mà một nhân tài ngoài đảng lại có thể được trọng dụng tận gần 30 năm, mà thế hệ chúng tôi hoặc sau này, sống trong thời bình, bộ ******* đã lớn gấp 10 lần trước đây, thì lại không có nhân tài nào ngoài đảng tham gia vào giáo dục, hoặc vào chiếu lệ như bên y tế đối với các cụ Hoàng Tích Trý, Phạm Ngọc Thạch?

    Tôi không chắc có phải vì anh Nhạ, anh Sơn có biết tiếng Anh mà được chọn hay không? Nhưng tôi nghĩ, cả ba người thế hệ đầu 7 và đều ngoại 50 tôi nói trên, họ chắc chắn có trải nghiệm học thuật phong phú hơn các bộ trưởng, thành tựu rõ ràng hơn, và họ thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ.

    ***** không phải vị trí nào cũng chọn phát ăn ngay, mà trước cụ Huyên còn có cụ Ca Văn Thỉnh, cụ Đặng Thai Mai và luật sư Vũ Đình Hoè là hậu duệ tiến sĩ thời Minh Mạng, Vũ Tông Phan. Cụ Phan đỗ cao và từ quan sớm, là thầy của nhiều nhân tài, trong đó có hai Hoàng giáp và một phó bảng. So với cụ Chu Văn An, thành tựu làm thầy của cụ Phan rạng rỡ hơn nhiều.

    Tôi cho rẳng nhà nước không có chính sách táo bạo và quyết liệt thôi. Chứ nếu có, để cho anh tài người Việt có thành tựu ở nước ngoài thử sức làm bộ trưởng giáo dục, hẳn không phải là khó. Mà khó ở chỗ, là có dám dùng họ như ***** dùng cụ Huyên hay không.

    2. Hỏng vì thời khắc lịch sử chuyển giao

    Lịch sử giáo dục cho thấy, năm 1987-1990 là 3 năm bản lề của ngành giáo dục, là thời khắc đánh dấu sự tụt dốc, mà mãi sau này mới nhận ra. Đó là thời điểm bộ đại học và trung học chuyên nghiệp do cụ Tạ Quang Bửu đứng đầu, rồi bàn giao cho cụ Nguyễn Đình Tứ, và bộ giáo dục do cụ Huyên nắm, bàn giao cho bà Nguyễn Thị Bình, kéo dài từ 1975, 1976 đến 1987, quá cảnh qua ông Hạc 3 năm cho giáo dục, rồi sáp nhập thành bộ cơ bản như hiện nay đang có.

    Ông Trần Hồng Quân nắm bộ sáp nhập đầu tiên năm 1990, ngồi 7 năm và bàn giao cho ông Nguyễn Minh Hiển. Ông Hiển nắm 9 năm. Đến hết thời ông Hiển, thì bệnh đã vào đến lục phủ ngũ tạng rồi, nên có muốn cứu cũng khó. Và đổ oan cho hậu nhân ông Hiển là ông Nhân, ông Luận hay ông Nhạ chỉ là vớt vát cái hi vọng cuối cùng của chúng dân đặt lên vai người hậu thế mà thôi, chứ di căn rồi, kéo dài là may, sao còn có thể quay về thời năm xưa ao ước được.

    Chẳng qua năng lực họ kém, thay vì kéo dài sự sống cho di căn của thời ông Quân, ông Hiển, thì phá cho nó nhanh đột tử hơn mà thôi.

    Trong sự phá đó, thì đau đớn nhất là hệ thống trường trung học dạy nghề bài bản, hệ thống và chuẩn mực được kiến tạo từ thời ông Tứ đổ về trước, đã bị ông Quân, ông Hiển, và sau này là ông Nhân, nâng nó lên cao đẳng, rồi đại học, để quốc gia phải gánh chịu hậu quả như đang có. Không có một trưởng nghề nào nên hồn, so với hàng trăm trường nghề của thời trước.

    Và phân luồng giáo dục là chính sách đúng, nhưng nền tảng giáo dục không có, đã đẩy không ít lớp thanh niên chui vào bụi rậm, học đến thạc sĩ rồi quay ra học thợ may, hay cử nhân đi chạy grab. Còn lại đóng góp nhân sự cho giới giang hồ và tệ nạn, làm kích cầu ******* thành siêu bộ như hiện nay.

    Tiếc là không thấy ai làm án, xem kẻ nào đã đẩy hàng vạn thanh niên sáng láng, đầy nhiệt huyết vào con đường tội phạm vì vô công rỗi nghề và lãng phí vô cùng tận nguồn lực xã hội ở thời điểm mà quốc gia vô cùng cần sức trẻ.

    3. Hỏng vì chất lượng giáo viên đứng lớp và sự lựa chọn của thời cuộc

    Để xây dựng đất nước, ngành nào cũng sốt ruột, người giỏi ngành nào cũng cần, nhưng sách lược quốc gia đã không ưu tiên, không xếp hạng ưu tiên, và không trưng dụng người giỏi cho giáo dục. Như trường đại học xây dựng, từ khoá 21-22 đến khoá 36 là 14-15 năm, từ 1982-1983 đến 1996, không có sinh viên ưu tú nào ở lại làm trợ giảng, họ đi công trường, nhà máy hết.

    Đứt quãng thế hệ kiểu đó là phổ biến, và đó cũng là thời khắc, chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm. Không có người giỏi lấy đâu thầy giỏi. Không có thầy giỏi thì dạy cái gì.

    4. Hỏng vì chương trình đào tạo và phủ nhận sạch trơn

    Bây giờ đã qua thời các em thi trắc nghiệm, và tiệm cận với thế giới ở thi đánh giá năng lực tổng hợp. Nhưng với các sách miền Nam cũ mà tôi được đọc, họ đã tiệm cận với giáo dục Mỹ từ những năm 1960s, và khi chúng tôi thi bộ đề những năm 1990s, thì sách trắc nghiệm toán và khoa học của họ đã có trước đó 30 năm, trước giáo dục chúng ta có hơn 50 năm.

    Chúng ta tiêu tốn quá nhiều thời gian ở những môn học không cần thiết cho nghề nghiệp, tỷ trọng thời lượng chiếm trên dưới 40% cho các môn học ngoài chuyên ngành. Cái đúng ra cần tách nó ra khỏi thời lượng giáo dục nghề nghiệp, và chỉ áp đặt nó đối với nhân sự muốn thi tuyển vào làm công chức nhà nước. Khi đó, một kĩ sư xây dựng chỉ cần học hơn 3 năm, thay vì 4.5-5 năm như hiện có.

    5. Hỏng vì sự sụp đổ của Liên Xô làm lệch chuẩn gần như mọi thước đo

    Từ Liên Xô sụp đổ năm 1991, chúng ta chới với mất một thời gian, để vừa tồn tại, vừa tìm kiếm chân lý khác, từ phương Tây. Và phải mất hơn 15 năm, tiêu chuẩn AASHTO của Mỹ trong xây dựng cơ bản mới chính thức hiện diện ở Việt Nam, và dần thay thế cho tiêu chuẩn Liên Xô đã có hàng chục năm trước đó.

    Hơn 15 năm, gần 2 thập kỉ, đối với các ngành kĩ thuật, đủ để cho một đứa trẻ lớn lên thành một công dân có thể được/bị chế tài bởi luật hình sự, tưởng là lâu, nhưng nó lại cực kì nhanh so với nền giáo dục phổ thông hơn 30 năm qua vẫn chưa có gì sáng sủa.

    Công nghệ xây dựng Việt Nam sau toà Landmark 81 tầng, đã có thể góp chân mình mon men vào con đường hội nhập về công nghệ xây dựng tiên tiến. Thì giáo dục phổ thông so với thế giới vẫn đang trong căn nhà cấp 4.

    Khổ quá, các cụ ạ, Liên Xô sụp đổ hơn 30 năm rồi, Trung Quốc từ một anh hàng xén năm 1991, nay đã trở thành cường quốc đứng thứ 2 thế giới kể cả về kinh tế và thành tựu trong học thuật rồi. Chúng ta cứ ru ngủ người trẻ mãi để chúng không lớn làm cái gì, đoàn thanh niên có chứa hết họ được không mà ru?

    6. Hỏng vì đảng muốn một đằng, dân làm một nẻo

    Đảng muốn thì luôn đúng, bởi nguyên tắc là chúng ta phải biết trồng cây gì, nuôi con gì, phải làm thế nào cho nhân dân không được khổ. Tôn chỉ là thế, nhưng cụ thể thế nào lại không nói, mà do lớp thừa hành. Mà thừa hành kiểu anh Quân anh Hiển anh Nhân anh Luận anh Nhạ thì các cụ thấy rồi, càng thừa càng nát.

    Đi đôi với đó thì nhân dân lại trọng thành tích, phụ huynh lại háo danh, nên đẻ ra tệ mua bán chạy chọt đủ trò, làm hỏng hệ thống vốn đã di căn.

    Cứ nhìn vụ giải cứu thì rõ. Nếu nó vòi tiền mà anh không đưa, thì lấy đâu ra. Đây cứ vào hùa cả nhau, rồi đổ tội cho mỗi anh thư kí, đâu có được!

    Tuy là mua bán thế, nhưng đòi hỏi lại ngược đời. Thằng bia hơi thằng trà đá thằng thuốc lá gì, miễn là doanh nghiệp thì được quyền kinh doanh có lãi. Nhưng lại bắt thằng nhà xuất bản giáo dục, là công ty TNHH 1 TV, hoạt động theo luật doanh nghiệp, nó phải lỗ mới cam lòng. Bọn điên thế chứ, đúng sai là do thằng soạn sách và cơ chế. Còn nó doanh nghiệp nó phải được quyền làm ăn có lãi và tuân thủ pháp luật chứ, sao bắt nó phải lỗ?

    7. Hỏng vì đi tắt đón đầu, tâm linh hoá trong giáo dục & đời sống XHCN

    Cái này có lẽ là cái đáng sợ nhất.

    Con tôi hồi 2-3 tuổi, thi bơi cùng anh nó. Anh thì bục mặt bơi, còn nó tót lên bờ, nhảy ùm xuống gần đích, rồi khoắng khoắng 3-5m nữa và vào bờ. Và thắng.

    Các bậc cha mẹ nói riêng, giáo dục nói chung, giờ y thế.

    Con không cần làm việc nhà. Con không cần trải nghiệm gì để lớn. Phiên phiến nhân cách. Đạp bằng phẩm giá. Bỏ qua các ngưỡng bắt buộc để trưởng thành. Chỉ cần cắm mặt học và xông lên phía trước. Y xây chùa.

    Trước 1990 thì đập bằng hết, sau thì xây như nấm mọc sau mưa, mà bất biến nó sẽ thành cái gì.

    Chúng ta dồn toa thời gian của trẻ, vứt bỏ mọi thứ, để bằng mọi giá đạt thành tựu trong học tập. Học xong không biết làm gì. Đôi khi chỉ là tự nấu cho mình một bữa ăn.

    8. Hỏng vì không tin dùng giá trị sản phẩm của mình

    Việc đồng nhất hoá giá trị trường công và trường tư trước đây, chính qui và tại chức vừa qua, chỉ là giọt nước tràn ly. Mà cái đáng sợ hơn chính là tệ thủ khoa thất nghiệp.

    Thời các cụ, trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, hoàng giáp, và thậm chí là tiến sĩ hay phó bảng, cũng đã vô cùng danh giá cho một tỉnh rồi. Nhưng nay, danh hiệu đó là vô nghĩa. Việc bạn tốt nghiệp cao hay thấp ở một trường đại học, rất nhiều trường hợp, chẳng có ý nghĩa gì, ngoài việc thuận lợi học thẳng lên ở bậc cao hơn.

    Một thí sinh thi vỡ mặt mới vào được 1 trường đại học, cũng chẳng khác gì một thí sinh không đỗ trường nào và đi học tại chức. Vậy thi cử có ý nghĩa gì trong việc cạnh tranh suất vào nhà nước, khi tại chức và chính qui đồng nhất?

    Cái đúng ra là, bây giờ chúng ta đã thừa trường đại học đến mức, tại chức và đào tạo từ xa nên diệt tuyệt sư thái, thì người ta lại đồng nhất hoá, đẩy rủi ro cao hơn cho hàng chục vạn người trẻ trong tương lai, khi kiếm tìm công việc ở khu vực công.

    9. Hỏng vì nguyên thủ thiếu tầm nhìn về giáo dục

    Cái này thì chắc không cần phải nói. Đó là sau ***** và ông Phạm Văn Đồng, không còn một nguyên thủ hay lãnh đạo cấp cao này có cái nhìn về đại cục như thế nữa. Theo từng ngành nghề, các bộ trưởng ở các ngành cũng tụt dốc đến mức đáng kinh ngạc. Và khó có thể lí giải được, tại sao ngày xưa khổ thế, mà các cụ giỏi thế. Giờ học vị đầy mình, nhưng đôi lúc kiến thức tối thiểu căn bản, còn nhầm lẫn.

    Cái gần đây nhất, hãy nhìn tầm vóc tuyên giáo và quan văn hoá, thời ông Tố Hữu, Trần Hoàn và Nguyễn Khoa Điềm, với cách làm tuyên giáo hiện tại hay quan văn hoá bước đi trên thảm đỏ.

    Tôi mà có quyền, thì phải làm như thời các cụ, ưu tú nhất cho đi làm tuyên giáo hết, tuyển chọn từ cấp 3 vào thẳng học viện chính trị quốc gia, tuyển chọn gắt gao và ra trưởng tối thiểu phải trưởng ban tuyên giáo cấp huyện. Có thế người trẻ tài năng họ mới vào.

    10. Hỏng vì phụ huynh là sản phẩm của nền giáo dục chuyển đổi sai cách

    Có lẽ trên thế giới, phụ huynh Việt, dù đã giảm ăn thịt chó đi nhiều, nhưng độ húng chó về thành tích phải đứng đầu thế giới. Họ không từ cái gì, kể cả hi sinh mạng sống của con cái mình, để quét sơn lên mặt tiền thành tích.

    Có được điều đó, môt trong những lí do chính, họ là sản phẩm của nền giáo dục chuyển đổi sai cách thập niên 1987 đến nay.

    Háo danh. Ham thành tích. Thích tô vẽ. Nông cạn về văn hoá. Chụp giật về lối sống. Và thiếu đi nền tảng căn bản của cốt cách dân tộc mà cha ông trước đây đã gầy dựng, nên trong cơn bấn loạn vì đi tắt đón đầu, đôi lúc họ bị điểm mờ che phủ, thiếu đi gốc rễ để dựa vào, và bị chi phối bởi tâm lý đám đông.

    Không liên quan, nhưng với tôi, có một nhà nông dân ở Can Lộc, Hà Tĩnh, có thành tựu hơn nhà cụ Nguyễn Lân, dù nền tảng cha anh thấp hơn nhiều. Đó là nhà ông Nguyễn Đình Tứ.

    Nhìn cách đặt tên các anh em ông của các cụ, cũng đã thấy tầm vóc vượt thời đại và dày văn hoá rồi. Thiên, Tứ, Nhân, Nhật, Lương, Đống, Cường. Tình cờ mà như cố ý, hãy xem các tên của họ ghép cặp, Thiên-Tứ, Nhân-Nhật, Lương-Đống-Cường, để thấy được kiến văn của đấng sinh thành.

    Họ ghép lại thành. Nhà giáo Nguyễn Đinh Thiên, GS.TS Nguyễn Đình Tứ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Đinh Nhân, PGS TS Nguyễn An Lương, BS Nguyễn Thị Bạch Nhật, TS Nguyễn Cự Đống, GS TSKH Nguyễn Tự Cường. Thế quái nào mà báo chí không thấy đâu vinh danh nhà nông dân xứ Can Lộc nọ.

    Con cọp mắc cạn dưới sông
    Con thỏ trông thấy chổng mông lên gào
    Giọng thấp rồi lại giọng cao
    Gào lâu mỏi miệng thỏ vào nằm queo
    Bao giờ chuột đến với mèo
    Cóc theo bắt **** vịt trèo ngọn cau
    Trạng nguyên thì được mời chào
    Giáo dục mới hết lộn nhào trong sân
    Taptoetitoe, cafit, 6969696927 người khác thích bài này.
  2. Clara21

    Clara21 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2021
    Đã được thích:
    46.353
    Thôi zug ạ, chưa biết bác Dung mình đã thấy dở từ lúc: Triệu tén sĩ & Phổ cập đại học rồi.
    Mình nhiều ng tài lắm, chắc các tập đoàn hàng đầu họ ko nhìn thấy hoặc ko phát hiện ra nhân tài thôi.
    Chứ nhân tài mình nhiều lắm mà. Đừng tiêu cực nhé, mất vui.
    Gì nhứ tài mình đầy! 1 tiếng trống vẽ 10 con giun chấp hết các thể loại 3 hồi chống mới vẽ ra 1 con hổ!
    cafit, linhht0102, hungl202013 người khác thích bài này.
  3. zug

    zug Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Đã được thích:
    61.428
    :)):)):))
    Thoai, đánh chứng nhá.
  4. 4muathayla

    4muathayla Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2022
    Đã được thích:
    6.074
    Chiều Xuân thì rực rỡ lắm cụ :)
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.917
    Mấy còm kia, tôi chỉ like thôi, ko replay,, bởi vì chắc cũng loại khôn cả. Nên để cho thiên hạ khôn.
    1. Nên nhớ, chuyện bác nêu ở trên, rất đơn giản: xưa kia, HCM sài người tri thức đương thời, cầu tài thực, nhưng rồi, khi ấy cũng chỉ 1 thời , vì khi ấy không có khái niệm công nông lãnh đạo.
    Thời nay, cụ lục lại hết tất cả giáo trình kinh tế chính chị, sơ cấp, trung cấp, cao cấp chính chị chính em xem: đều có tôn chỉ: Công, nông lãnh đạo tuyệt đối. Vậy, GS, Tiến sỹ, Học thức sẽ làm thuê cho công nông, bần cố nông, thế thì phát triển cái gì? Muh sờ sờ trong các giáo trình ĐH đấy chứ đâu xa, có ai thấy nghịch lý ko?
    1 BS học sói đầu, thi 3 môn, mỗi môn 9 điểm còn chưa đổ trường y, học xong, học chuyên môn hơn 3 năm, học tiếp rồi mọi thứ nữa đến khi cầm được dao mổ thì tốn 10 năm từ khi vào ĐH là ít. Thế nhưng, mạng người quan trọng nhường ấy, muh 1 ca mổ cụ xem phụ cấp nhiu tiền?
    1 XH muốn biết sự tiến bộ, hay biết phát triển tới đâu, giai cấp nào lãnh đạo, thì hãy xem: 1. Qui hoạch, 2. Giáo Dục, 3. Lương cho GD và BS, Tri Thức, GV.
    Nhà nào, trình độ tới đâu, hãy nhìn cái toilet ấy, đừng nhìn nhà to nhỏ.
    2. Cả thiên hạ Khôn, chả ai chê dốt cả, nhưng Nông dân, công nhân lãnh đạo, thiểu năng tri thức là bình thường .
    3. 1 XH muh tri thức không sống đủ hay ko dư từ tiền lương, là 1 XH chối bỏ tri thức, mãi muôn đời không bao giờ phát triển bền vững
    --- Gộp bài viết, 31/07/2023, Bài cũ: 31/07/2023 ---
    Không những tài muh còn rất lanh, ghép lại, Tài Lanh
    Last edited: 31/07/2023
  6. Ttkh19

    Ttkh19 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2021
    Đã được thích:
    36.201
    Xuân ơi đi vội quá.
    Nắng hè cũng phôi phai
    Thu vương vào trong mắt
    Lá vàng buông hai vai...

    Ps: Thêm nhé Mây... Ta có hẹn với tháng 5..+2
    @};-%%-
    Last edited: 31/07/2023
  7. Autumn_Cloud

    Autumn_Cloud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2021
    Đã được thích:
    8.464
    Chào mừng bác quay trở lại
    Bác nụ hồng có cái hẹn tháng 7, mà chọn đúng y ngày cuối tháng luôn
    cafit, FBV, Motngaymua20207 người khác thích bài này.
  8. TatooGirl

    TatooGirl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Đã được thích:
    3.630
    Đội quan sát thị trường nay lên tầu hay sao rầm rập ấy nhề?
    cafit, FBV, Motngaymua20209 người khác thích bài này.
  9. Clara21

    Clara21 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2021
    Đã được thích:
    46.353
    @zug , @rose9lục lại bài báo xưa hóa ra nó vẫn còn lưu trên server, 2 sếp đọc thử nhé,
    https://tuoitre.vn/nguyen-tran-bat-...-group-tan-nhan-luc-tri-thien-menh-302028.htm
    Thôi để tà tà gỡ dần từng nút(node) thắt anh ạ, đừng bi quan, đừng phiến diện.
    Mình trọng người tài bỏ xừ ra í chứ, tại các anh tài ko ra ứng tuyển chứ,
    Giáo sư Chaw đc duyệt nhà hay sao í còn gì, anh còn cãi ko đãi ngộ ư? Anh phải nhìn vào những điểm sáng như vậy nha anh :)
    rose9, cafit, linhht010213 người khác thích bài này.
  10. khoaivn

    khoaivn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2010
    Đã được thích:
    3.495
    các anh tài xung phong ư... cũng đã có rồi đó bạn, nhưng lớp lớp dần đầu hàng gần hết:))
    cafit, phiphuong69, FBV5 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này