Tản mạn về CPI và TTCK (41)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 10/07/2023.

3575 người đang online, trong đó có 134 thành viên. 00:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 6 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 6)
Chủ đề này đã có 552135 lượt đọc và 3799 bài trả lời
  1. vvaa83

    vvaa83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    57.298
    Báo chí người viết bài có lẽ không hiểu thấu đáo từ tín dụng cho ngành bđs cụ à, nến mới viết hay như đài thế thôi, chỉ hiểu đúng 1 nửa vế, nên toàn bộ những thứ nêu cao quan điểm đằng sau đạt được sau khi siết tín dụng thành thứ vớ vẩn ấy mà ^^!

    Kiều hối buôn bán kinh doanh làm thêm, làm thuê vất vả xứ người đưa về nhà để người nhà giữ hộ đấy cụ, có người thì mua đất đai nhà cửa, có người thì gửi tiết kiệm, có người mua sắm. Nói chung nếu tiêu sài thì kích thích tiêu dùng hàng hoá thị trường nội địa, nhà nước thu được 1 phần tiền thuế, còn gửi tiết kiệm thì , các ngân hàng được thêm dòng tiền huy động khoẻ bền vững gửi lâu ít biến động để cho vay đấy thôi ;)) , nhưng để đặt nó với bàn cân dự trữ ngoại hồi nó có vẻ không liên quan nhiều lắm.
    Còn hạn mức 100 tỷ dự trữ ngoại hối này theo tôi là con số hợp lý tỷ lệ 1:4 so với GDP, dự trữ nhiều quá cũng không tốt, mà ít quá cũng không, vì cơ bản nhà mình tăng trưởng thì có thể hạ lãi suất chấp nhận lạm phát dư cao 1 chút nhưng tuyệt đối sẽ không làm bất ổn tỷ giá ( tiền đồng việt yếu quá so đồng bạc xanh thì các doanh nghiệp fdi, các tổ chức ngoại đầu tư nội địa ở VN chạy mất dép, mà tiền việt cao quá thì lại khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thu đô về đổi ra tiền việt lo chi phí ở nhà bị thiệt tỷ giá lăn ra chết ) cụ à =))
    Last edited: 21/07/2023
    Vuthanhnguyen đã loan bài này
  2. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    204.953
    Phát triển kinh tế của một đất nước được đo bằng nhiều chỉ tiêu, trong đó tăng trưởng GDP là một chỉ tiêu quan trọng. GDP được hiểu đơn giản là thể hiện sự thịnh vượng của một quốc gia nên chỉ số này hay được dùng để tuyên truyền*. Đối với quốc tế, chỉ tiêu tăng trưởng GDP của một nước là một trong những căn cứ để cho nước ấy vay tiền đầu tư.

    Tăng trưởng GDP có thể là:
    - Dân chúng năm nay sung túc hơn năm ngoái
    - Chính phủ chi dịch vụ công hoặc mua sắm nhiều hơn
    - Xây dựng công trình nhiều hơn, bỏ vốn vào kinh doanh nhiều hơn
    - Tăng xuất siêu hoặc giảm nhập siêu

    Hoặc cả 4 yếu tố đó.
  3. HaiauKhongve

    HaiauKhongve Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/01/2021
    Đã được thích:
    39.537
    Góc nhìn của tôi thế này,

    Về chuyện BDS thì bác nói đúng. Trên thực tế chuyện hô hào siết tín dụng cho BDS là vớ vẩn vì đó là cách bóp cầu, trong khi cần phải tăng cung có định hướng mới thực sự giải quyết nhu cầu của người dân, Đây là bài toán mà nhiều quốc gia lúc trước nghèo hơn ta mà bây giờ thì vượt ta xa. Đây là sự sai lầm trong chính sách mà báo chí nói rất nhiều. Bác tham khảo qua bài viết này xem
    https://thesaigontimes.vn/ba-dot-pha-chien-luoc-cu-the-de-trien-khai-co-che-dac-thu-cua-tphcm/

    Nếu nhìn 2 bức ảnh này, ta sẽ hiểu điều đó,
    Seoul 199x
    [​IMG]
    Seoul 2023 đây
    [​IMG]
    Họ chỉ mất có gần 30 năm để quy hoạch 1 đô thị cũng 10 triệu dân, tương đương dân số SG, chưa kể mạng lưới metro và bus dày đặc. Các nhà hoạch định chính sách cần phải suy nghĩ về câu hỏi, Tại sao ta không làm được thế?

    Còn về chuyện dự trữ ngoại hối thì theo thông lệ quốc tế thì tối thiểu phải đạt được mức 3-4 tháng nhập khẩu, VN đâu đó khoảng 110-120 tỷ. Các nước thường còn cần thêm 1 số dự trữ khác (vàng, giấy tờ có giá,...) để tránh phụ thuộc quá mức vào 1 loại tiền. Bác có nhớ cuối năm ngoái lúc đáy, khi tôi viết bài có nói về chuyện VN lúc đó không còn đủ dự trữ nên tôi cược là sẽ phải bơm tiền VND không? Điều này tương đương phải bơm tiền VND ra

    Nếu chúng ta nhìn sự chênh lệch giữa tỷ lệ kiều hối, % tăng GDP và dự trữ ngoại hối ta sẽ thấy ngay là chúng ta đâu đó càng làm hình như càng nghèo đi thì phải :))

    Vậy, vẫn câu hỏi như trên. Tại sao chúng ta lại thế?

    Đó mới là điều tôi muốn hỏi o:-)

    PS: tỷ giá hối đoái đâu đó cũng phản ánh lên vị thế của 1 đất nước và như thường lệ chúng ta không bỏ ai lại sau lưng, bác ạ
    Last edited: 21/07/2023
  4. drphucqt

    drphucqt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2021
    Đã được thích:
    15.870
    Ăn con nào và chén con nào ae nhỉ
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.579
    Ai dám chê dở đâu cụ.
    Nhưng tầm lãnh đạo quốc gia, muh nhìn 100 năm là con cháu cụt giò, thà đừng nhìn.
    Khi một người, nhìn xa chỉ 80km, rồi đem ra ru ngủ cả 1 dân tộc, thì thôi, con cháu trả giá, thà đừng ru. Cụ TH là 1 nhà Thơ CM về hát ru nỗi tiếng nhất.
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.579
    Cụ Âu
    Cụ ở Trời Âu
    Cụ hỏi Ầu ơ
    Tận đẩu đâu
    Ví dầu
    Xã nghĩa
    Phải khác màu
    Đừng hỏi
    Vì đâu?
    Ắt cụ sẽ nhứt đầu!
    Cụ Âu
    Cứ biết
    Cụ Âu
    Đếm cua
    Sẽ mau!
    Last edited: 21/07/2023
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.579
    Nay thấy giọng văn bác Già trẻ ra trông đến lạ
    ChuBeChanTrau đã loan bài này
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.579
    Tính già, hóa non. Nên kinh tế cứ non xanh mãi.
    Câu chuyện mấu chốt vấn đề, có ai cấm neo hay giữ tỷ giá đâu?
    Lõi vấn đề, tiền ấy đi đâu, muh nền kinh tế vẫn cứ thiếu tiền? Rõ chửa?
    100 tỏi hay bao nhiêu tỏi ko quan trọng, quan trọng nó đã đi lai vô khứ, ảnh vô hình?
    Thay vì, nó phải dôi dư VD 300 tỷ, 400 tỷ, này, nó chả dôi dư muh còn chỉ vừa đủ 3 , 4 tuần XNK? Tiền ơi, em chạy đi đâu?
  9. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    204.953
    cóp của GS kinh tế PĐ đó

    Chỉ số liên quan đến GDP biểu hiện sự thịnh vượng và phát triển bền vững của một quốc gia lại là tương quan giữa:
    - Tiền lương: thể hiện thu nhập thực tế của công chúng
    - Tiền lãi: thu nhập của giới chủ
    - Tiền thuế: tiền thuế công dân phải đóng
    - và Cán cân thương mại: thặng dư hay thâm hụt

    Ở Việt Nam không bao giờ có con số này, xin tham khảo số liệu của Mỹ.
    Theo thống kê của nước Mỹ, Tiền lương chiếm 2/3; Tiền lãi chiếm 1/10; Tiền thuế 15% còn lại là Thâm hụt hay Nhập siêu.

    Con số này là Định hướng của Quốc hội và có xê dịch theo từng năm trên thực tế.
    Cộng Hòa và Dân Chủ cãi nhau quanh năm cũng chỉ vì những con số này.

    Nước Mỹ không lấy gì làm tốt đẹp, nhưng lấy Mỹ làm thí dụ bởi vì đó là nền kinh tế thị trường điển hình và tất nhiên, minh bạch.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.579
    Đúng rồi, nên nay thấy bác Già trẻ ra 10 tuổi, giọng văn tươi ra đầy khí sắc.
    GDP hok là gì, nhưng nó đo tất cả
    Ko thì lấy GNP cũng oki.

Chia sẻ trang này