Tản mạn về CPI và TTCK (42)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 22/08/2023.

3690 người đang online, trong đó có 160 thành viên. 00:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 562547 lượt đọc và 3416 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.579
    VỤ OMO CỦA NHNN thì: Case 1 như coment trước, nhưng trên nền cơ sở đây:
    Mọi việc rất đơn giản, muh người ta làm ầm ỹ, to chuyện, chỉ vì nền kinh tế đang thiếu tiền nhưng bank, Chính phủ thừa tiền.

    Như tôi nói: 1 tuần, NHNN mua, bán , phát hành tín phiếu từ 20k tỷ..60 tỷ là BÌNH THƯỜNG. So với qui mô cung tiền hiện nay, thì RẤT BÌNH THƯỜNG.

    1. Xét bối cảnh dịch co vi: thì đức gãy chuỗi nền kinh tế, nên ít sài công cụ này
    2. Xét hậu covi, thì chơi cú bóp trái phiếu, Siết room TD, nâng ls, nên công cụ này thừa thải, vì siết chặc thì có tiền đâu muh hút.

    3. Khi BIG hạ ls TG 12 tháng, 6 tháng, 24 tháng về 5.5% , Hạ ls vay còn 5.x.6.x% thì mọi chuyện sẽ cân chỉnh

    BIG 4 đang chi phối 1 lượng tiền của nền kinh tế, vì gần như các Cty DNNN , KHO BẠC... cái gì to nhất, tiền đều để ở đây.

    Cho nên, Big 4 hạ LS, thì trong 1 tuần , lượng đáo hạn TK và ls giảm sẽ thừa ra , nghĩa là thanh khoản dôi dư.
    Trong điều kiện thanh khoản dôi dư, thì Big 4 phải dự trữ thanh khoản.

    Muh bank dự trữ thanh khoản thì chỉ còn cách mua tín phiếu,
    Việc mua tín phiếu là chi phí dự trữ thanh khoản cho bank
    NHNN được việc hút về, điều hòa vốn

    Như vậy, kể từ khi ls big hạ, thì đồng nghĩa, tất cả các bank sẽ phải hạ

    Cụ thể: Nhóm NHTMCP ls vay kinh doanh mới từ 7.x đến 8.8%
    Nhóm BIG4 : lS vay từ 5.6 đến 7.x%, Phổ biến dãi tầng ls là 6.x% , đa phần là 6.2..6.8%.

    LS Tiền gửi Big4 12 tháng còn 5.5, Thì TMCP sẽ còn 5.8%.

    Toàn bộ dư nợ vay của nền kinh tế sẽ được đảo lãi suất:
    Khối big4 = ls 5.5% + Biên độ ( từ 2%.. đến 2.5..3.5%.
    Khối TMCP = Ls 5.8 ( 6%) + Biên độ ( 2%..3.5%)

    Đồng nghĩa, Qua 30.09, Toàn bộ dư nợ ls nền kinh tế chắc chắn đa phần sẽ được đảo và như vậy nó sẽ giảm 2% là khả thi. Vì những khoản vay cũ chưa đảo, nay ls huy động 12 tháng giảm thì buột tự động đảo

    Như vậy, chúng ta thấy ls giảm có lộ trình và hạ độ cao liên tục

    Nghĩa là: Trạng thái cung tiền trong khủng hoảng sắp về trạng thái BÌNH THƯỜNG

    Đồng nghĩa , công cụ trên OMO điều hòa vốn sẽ quay lại để hoạt động trong điều kiện BÌNH THƯỜNG

    Cho nên, Tín Phiếu, Vay Qua Đêm, Đấu thầu trái phiếu... Sẽ quay lại, 1 tuần từ bơm, hút nhấp nhả trong 20k..60k tỷ để điều hòa thanh khoản, dư thừa hệ thống, là BÌNH THƯỜNG.

    Mọi việc, đáng lẽ ra, phải như thế, nhưng vì, Kinh tế trong vùng nhạy cảm, thiên hạ nhìn cái gì cũng BẤT THƯỜNG
    ndhmoney686, luxor, Clara2115 người khác thích bài này.
    FanliverVuthanhnguyen đã loan bài này
  2. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    204.953
    nói rất nhiều rồi mà bác

    mà bác cũng có tuổi, bác lạ giề???

    chỉ duy nhất, cái thứ trong não bộ của bác, là bất khả xâm phạm, không thế lực nào cướp nổi đâu

    chứ mạng sống, thân thể, tự do....còn bị tước đoạt dễ dàng nữa là vài thứ cỏn con cầm nắm trong tay???
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.579
    Tầm bậy
    Tư duy hok bị cướp nhưng nguy cơ vẫn bị đánh cắp, tẩy não như thường nha cụ
  4. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    204.953
    thế thì đáng rồi

    có học có đọc đâu
    tuyền học bày đàn
    nó chẳng tẩy não

    chính cái não của @FBV cũng vị tẩy cách kinh hoàng: Nghiêm túc đó
    TBK, Clara21, Motngaymua20206 người khác thích bài này.
  5. HaiauKhongve

    HaiauKhongve Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/01/2021
    Đã được thích:
    39.537
    Bác chắc còn nhớ là tôi đồng ý với bác lúc đó. Tôi vẫn còn nhớ lúc đó, tôi có nói là, sự quay xe là không thể đảo ngược

    [​IMG]

    [​IMG]
    Nhưng hiện tại là tháng 9/2023, không quá giống thời điểm đó mà cũng cần có sự cập nhật để phù hợp với tình hình mới :D
    Bác nói gì kệ bác, tôi cứ lo thân tôi là đủ, tôi bao giờ chả bảo các bác là cao thủ @};-
    [​IMG]
    [​IMG]

    Đấy là tất cả những gì tôi đã nói, ai chê khen thì tôi không quan tâm, bác biết rõ còn gì :))
    Tôi dự đoán là SBV chỉ tối đa sử dụng 2 biện pháp là hút tiền và tăng ls VND, bán USD có thể bỏ qua :D
    Last edited: 24/09/2023
  6. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    30.618
    Vụ 18/8 tôi rủ cụ quy ẩn tránh bảo ném đá:D, cụ không nghe, cụ kêu tôi trụ lại giờ không những cụ bị ném mà tôi cũng bị ném tơi bời bên nhà 3N phải trốn về đây dưởng thương nè:D. Phạt cụ 100 chai vang Pháp:D
  7. HaiauKhongve

    HaiauKhongve Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/01/2021
    Đã được thích:
    39.537
    Theo góc nhìn của tôi thì mọi chuyện nó cần ở mức hợp lý thì nó là thuận theo cung cầu và là kinh tế thực sự.

    Đâu đó chúng ta đã thấy với tác hại của sự duy ý chí, điều hành theo kiểu mệnh lệnh đã gây bao tác hại cho đất nước, thì hiện tại bóng dáng của việc ấy đang có sự trở lại.

    Ai cũng thấy sự thiếu tiền năm ngoái và thừa tiền năm nay đã gây nên hệ lụy thế nào. Nhìn tưởng khác nhau chứ bản chất là cùng sự cực đoan ý chí, theo hường ngược lại

    Thailand còn dám đi phát tiền cho dân thì SBV lại chỉ biết dùng mỗi cách hạ ls nhưng siết chuẩn tín dụng gây nên tình trạng bên thiếu càng thiếu, bên thừa càng thừa, rồi lại đi hút nhả vớ vẩn :((

    Với sự giật cục đến mức không hiểu được của SBV, DN lớn càng lúc càng nhỏ dần đến mức chuyên gia nào đó phát biểu, DNVN sống dai nhưng không lớn nổi, càng lúc càng li ti, nghe xong chả biết cười theo kiểu gì #:-s

    Với góc độ của DN, thì SBV cần điều hành hợp lý theo thứ tự bất biến:

    1. Đảm bảo quyền tiếp cận tín dụng;
    2. Mức lãi suất tốt nhất có thể cho nền kinh tế;

    Hiện nay, hiện tượng thừa tín dụng, chỉ là do quyền (2) đang ưu tiên, quyền (1) bị giới hạn. Nếu điều hành hợp lý thì làm gì có chuyện tín dụng không tăng nổi o:-)
    Last edited: 24/09/2023
    TBK, hakillua, luxor15 người khác thích bài này.
  8. drphucqt

    drphucqt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2021
    Đã được thích:
    15.870
  9. WILIIZ

    WILIIZ Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/04/2018
    Đã được thích:
    1.442
    Em chỉnh sửa bài trước theo hướng phân tích hơn, ai có nhu cầu phân tích thì dễ dàng đọc kỹ.

    Những biến số trong phạm vi kiểm soát - can thiệp - tác động – cân bằng của SBV:

    1. MỤC TIÊU TRUNG DÀI HẠN:

    + Cán cân cân bằng lao động - lạm phát:
    Mục tiêu của Chính phủ - SBV đang ưu tiên hơn về hỗ trợ tăng trưởng thị trường lao động, xét lạm phát thì core CPI ko có xác suất chạm mục tiêu 4.5%, tính từ 1 – 2 năm, lí do là lạm phát nhu cầu đẩy (demand-push inflation) đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chi tiêu cư dân và doanh nghiệp sẽ còn ở mức stagnant. (Tăng trưởng tín dụng gần như đứng yên trong 2 tháng gần đây)


    + Ổn định ngoại hối trung dài hạn: (FDI giải ngân, Thặng dư Xuất nhập khẩu, Kiều hối, v.v., các khoản mục trọng tâm trong Cán cân thanh toán Quốc gia):

    Hiện tại, các dòng ngoại hối chủ đạo này tính đến 8 tháng năm nay vẫn ở trạng thái tích cực bao gồm:

    (1) FDI giải ngân giảm nhẹ, triển vọng FDI mới tăng cao.

    (2) Thặng dư XNH kỷ lục.

    (3) Kiều hối có thể ổn định hoặc giảm nhẹ theo xu hướng kinh tế toàn cầu giảm tốc.

    Tổng thể vị thế ngoại hối của SBV an toàn, dấu hiệu là dự trữ ngoại hối tăng về mức 100bn USD, kèm hệ thống ngân hàng dự trữ vị thế USD dương tương đối).


    + Hệ thống lãi suất tiền gửi – cho vay đến nền kinh tế:
    Theo quan điểm nhất quán từ Chính phủ và SBV, chính sách tiền gửi – cho vay ngắn hạn – trung dài hạn đối với nền kinh tế sẽ phải giảm dần trong ngắn hạn, đồng nghĩa hệ thống lãi suất tiền gửi cơ bản của nhóm ngân hàng big sẽ rất khó thay đổi, cụ thể:

    Hệ thống big 4: Lãi suất 3 tháng – 6 tháng: 3.5% ; Lãi suất 6 tháng – 12 tháng: 4.5%; lãi suất trên 12 tháng: 5.5%.

    Hệ thống NHTM: Lãi suất 3 tháng – 6 tháng: 4.0% ; Lãi suất 6 tháng – 12 tháng: 5.0%; lãi suất trên 12 tháng: 6.0%.



    2. MỤC TIÊU RẤT NGẮN HẠN VÀ NGẮN HẠN:

    Các mục tiêu ngắn hạn này được SBV quản lý – kiểm soát – can thiệp nhằm đảo bảo hỗ trợ các mục tiêu trung dài hạn phần trên, kèm theo đảm bảo an toàn tài chính - tiền tệ nội địa và quốc tế.

    Theo quan điểm SBV:

    "Theo tôi, thời gian tới SBV sẽ làm đồng thời cả 2 nhiệm vụ, một mặt hút bớt thanh khoản thị trường 2 để giảm áp lực đầu cơ tỷ giá của các NHTM trong ngắn hạn, lượng hút là vừa đủ để cân bằng tỷ giá bước đầu và không gây ra căng thẳng thanh khoản trên liên ngân hàng. Song song với đó là tiếp tục ban hành các chính sách giúp lãi suất thị trường 1 giảm và tín dụng khơi thông. Hành động này của SBV có thể kéo dài đến cuối năm trước khi có những dấu hiệu mới đối với nền kinh tế."


    + Dòng ngoại hối thực ngắn hạn: chủ yếu phục vụ nhập khẩu hàng hóa/nhập khẩu dịch vụ.

    Theo ước tính time series + seasonality, nhu cầu từ nhóm này khó có đột biến trong quý 4, tương quan cao với xu hướng xuất nhập khẩu tính đến tháng 8, theo chart bên dưới). Nên yếu tố này không phải là yếu tố chính ảnh hưởng đến xu hướng tỷ giá ngắn hạn.

    + Dòng ngoại hối đầu cơ: Chủ yếu từ hoạt động găm giữ USD – thực hiện arbitrage lãi suất ngắn hạn từ hệ thống ngân hàng, các tổ chức có thể tận dụng hưởng lợi chênh lệch lãi suất USD - VND.

    Theo quan điểm cá nhân, đây là tượng gây áp lực tỷ giá ngắn hạn chủ yếu, tạo động lượng xu hướng tăng gần đây lên tỷ giá.

    + Nền thanh khoản VND – lãi suất trên hệ thống liên ngân hàng: mục tiêu có thể giữ vững cấu trúc lãi suất rất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng ổn định và cân bằng nhằm phục vụ 2 mục tiêu: (1) hỗ trợ neo cứng hệ thống lãi suất tiền gửi hiện tại trên hệ thống ngân hàng ngắn hạn (kỳ hạn trên 3 tháng – 6 tháng); (2) giảm chênh lệch lãi suất – giảm áp lực tỷ giá ở các kỳ hạn rất ngắn hạn (kỳ hạn dưới 3 tháng, tiêu chuẩn tính từ lãi suất funding được sử dụng nhiều trên thị trường liên ngân hàng, cụ thể từ 2 tháng trở xuống).

    + Cơ cấu thanh khoản liên ngân hàng:

    Tổng thanh khoản ngắn hạn của hệ thống ngân hàng: khoảng 440k tỷ VND.

    Mức dự trữ bắt buộc, ước tính dao động: 270k - 280k tỷ.

    Mức đầu cơ ngắn hạn tỷ giá (trạng thái USD hệ thống ngân hàng): 25k - 30k tỷ (khoảng 1bn USD)

    + Cơ cấu lãi suất liên ngân hàng – liên thông trực tiếp đến hoạt động thị trường OMO:

    0.30 (qua đêm) - 0.35 (1 tuần) - 0.40 (2 tuần) - 0.60 (3 tuần) - 0.90 (1 tháng) - 2.70 (2 tháng).


    3. ĐỊNH LƯỢNG MỤC TIÊU NGẮN HẠN CỦA SBV

    + Vùng tỷ giá cần được bảo vệ gồm 2 mức 24,500 - 25,000, tuỳ thuộc rất nhiều vào diễn biến đồng USD - EUR - JPY – CNY và tình hình xu hướng lợi suất TPCP dài hạn của Mỹ (phá đỉnh 20 năm, tạo mức cao kỷ lục mới sau khi Fed họp), các xu hướng tiền tệ chủ đạo trên toàn cầu hiện tại.

    Hiện tại, mức tỷ giá 24,500 đang được SBV bảo vệ, kể từ cuộc họp Fed (điểm trọng tâm là lãi suất đỉnh của Fed kéo dài đến tháng 9/2024, trước khi có dấu hiệu cắt giảm đầu tiên), và SBV bảo vệ bằng cách nâng lãi suất rất ngắn hạn nhằm cố gắng giảm bớt áp lực đầu cơ tỷ giá, vì vậy hành động hiệu quả nhất đối với SBV tạm thời là phát hành tín phiếu.

    + Vậy, SBV phát hành bao nhiêu là đủ, với kỳ hạn thế nào là phù hợp?

    Nhìn lại cơ cấu lãi suất rất ngắn hạn - ngắn hạn - trung dài hạn, số liệu 22/9 thứ 6:

    Lãi suất rất ngắn hạn liên ngân hàng - liên thông thị trường OMO:

    0.30 (qua đêm) - 0.35 (1 tuần) - 0.40 (2 tuần) - 0.60 (3 tuần) - 0.90 (1 tháng) - 2.70 (2 tháng).

    Lãi suất ngắn hạn - trung dài hạn:

    Đường cong lãi suất tiền gửi đã được neo cứng, phù hợp với quan điểm tiền tệ nhất quán của SBV kể từ tháng 7, dưới chỉ đạo của Chính phủ, trong mục tiêu đẩy giảm tối đa lãi suất cho vay cho nền kinh tế. Chính là cấu trúc lãi suất tiết kiệm big 4 banks: 3.5% (3 tháng) ; 4.5% (6 tháng) ; 5.5% (12 tháng).


    Quan điểm:

    Không thể thay đổi, trừ trường hợp xu hướng tỷ giá toàn cầu diễn biến xấu khiến tất cả ngân hàng trung ương nhóm kinh tế mới đồng loạt phản ứng thắt chặt.

    Có thể nhìn ra, trong bài toán tìm điểm cân bằng, đánh đổi lãi suất - áp lực tỷ giá, chiến thuật của SBV là: hút thanh khoản quá dư thừa trong hệ thống ngân hàng (tạo funding dòng ngoại hối đầu cơ) , làm giảm tối đa động cơ đầu cơ tỷ giá trong những thời điểm áp lực nhất (ví dụ, khi lợi suất dài hạn 10y bên Mỹ và USD đồng loạt tăng mạnh trong giai đoạn ngắn ngày và tuần, tính trong giai đoạn biến động cao và áp lực cao).

    Trích lại chiến thuật của Thống đốc NHNN gần đây: "hút bớt thanh khoản thị trường 2, để giảm áp lực đầu cơ tỷ giá của các NHTM trong ngắn hạn, lượng hút là vừa đủ để cân bằng tỷ giá bước đầu và không gây ra căng thẳng thanh khoản trên liên ngân hàng".


    Định lượng:

    Đầu vào ở bài toán trên, số liệu 15/09 - 22/09:

    Tổng thanh khoản ngắn hạn của hệ thống ngân hàng: khoảng 440k tỷ. (1)

    Mức dự trữ bắt buộc ước tính, dao động đâu đó: 270k - 280k tỷ. (2)

    Mức đầu cơ ngắn hạn tỷ giá (trạng thái USD hệ thống ngân hàng): 25k - 30k tỷ (khoảng 1bn USD) (3)

    Vậy, nền thanh khoản cân bằng = Nền thanh khoản dư thừa cần thiết (ample liquidity regime, tên mục tiêu chính sách quản lý tiền tệ nởi lỏng) để phục vụ neo đường cong lãi suất tiền gửi trên nền kinh tế + thanh khoản dư thừa ko cần thiết.

    Thanh khoản dư thừa không cần thiết sẽ là mức SBV cần phải hút, đầu đó có thể rơi vào 2 kịch bản: 70k tỷ - 140k tỷ (vùng dư thừa thanh khoản rất ngắn hạn được ước tính = (1) – (2) – (3)), nhằm kéo lãi suất rất ngắn hạn dưới 3 tháng cao lên – thu hẹp chênh lệch lãi suất với USD, nhưng ko ảnh hưởng đến lãi suất tiền gửi – cho vay cho hoạt động kinh tế.


    Mục tiêu hút:
    Hút thanh khoản đến khi chạm mục tiêu về tỷ giá hoặc chạm giới hạn về ưu tiên nền thanh khoản hỗ trợ kinh tế.

    + Mục tiêu được xác định: hạn chế động lựợng tỷ giá ngắn hạn, tỷ giá quay đầu từ mốc 24,500, về dao động xung quanh vùng < 24,500 - 24,100, hoặc khi áp lực tỷ giá từ bên ngoài giảm áp lực, cụ thể bao gồm: tỷ giá USD hạ đỉnh tương quan với JPY - CNY, lợi suất TPCP 10-năm Mỹ điều chỉnh (đang ở mức cao kỷ lục, đóng cửa 4.44%, phá đỉnh 4.5% trong phiên)

    + Giới hạn được xác định: lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm – 2 tuần chạm vùng 2.0; các kỳ hạn dài hơn 3 tuần – 1 tháng – 2 tháng chạm vùng 2.5 - 3.0.

    (Nếu cấu trúc lãi suất rất ngắn hạn liên ngân hàng lại vượt qua 3.0 thì nên xem là dấu hiệu nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến CSTT mục tiêu nới lỏng).


    Tốc độ hút:
    Kịch bản cơ sở: 2 ngày đầu tiên, tốc độ 10k/ngày.

    + Kịch bản 1: hút 70k – 100k, trung bình 10k/ngày, kéo dài trong 2 tuần, nền thanh khoản dư thừa (ample liquidity) rơi đâu đó vùng dự trữ bắt buộc hệ thống + 40k - 70k tỷ VND dư thừa.

    + Kịch bản 2: mức hút thanh khoản tiệm cận 130k - 140k với tốc độ nhanh hơn, khi áp lực ngoại hối trong ngắn hạn tăng mạnh (có thể từ 1 số sự kiện vĩ mô toàn cầu, bao gồm: sự kiện ảnh hưởng đến tăng trưởng wage growth từ đình công UAW, sự kiện Quốc hội Mỹ ko thông qua phát hành Bill ngắn hạn sắp tới).

    Có thể SBV sẽ kết hợp vừa tăng tốc độ hút vừa tăng kỳ hạn hút để hiệu quả phòng ngừa tỷ giá, nhưng xác suất kịch bản này không cao.

    Kịch bản có thể có: mức độ hút thanh khoản tăng lên hút 1 ngày 20k, kỳ hạn 2 tháng trở lên, thay vì 1 tháng hiện tại.


    Khi xem xét các kịch bản hạn chế nới lỏng thanh khoản tiền tệ”, phải tương quan với hành động tạo nền thanh khoản dư thừa hiệu quả (ample liquidity) của SBV trong giai đoạn tiền đề 17/05 – 07/06 vừa rồi, cụ thể bơm 110k tỷ.


    Ảnh hưởng tiêu cực có thể có:

    Có thể thấy, lãi suất rất ngắn hạn của nền kinh tế là đối tượng bị ảnh hưởng chính bởi hành động của SBV, cụ thể các hoạt động funding rất ngắn hạn của hệ thống ngân hàng, bao gồm: (1) cung cấp hoạt động đầu cơ chênh lệch lãi suất USD - VND; (2) thanh khoản nền thị trường chứng khoán, dựa trên định tính liên thông thanh khoản ngân hàng - chứng khoán (tuy nhiên yếu tố này rất dễ bị thao túng, do định tính).

    Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, P/E trên thị trường chứng khoán và doanh nghiệp sẽ dựa vào mức lãi suất chiết khấu trên đường cong lãi suất tiền gửi ngắn - trung - dài hạn của nhóm big 4 banks, nên có thể kết luận đinh giá thị trường chứng khoán chưa thay đổi hiện tại và ngắn hạn.


    Note:

    "Hành động này của SBV có thể kéo dài đến cuối năm trước khi có những dấu hiệu mới đối với nền kinh tế". Bản chất câu này ko phải sẽ hút liên tục đến cuối năm, mà SBV sẽ điều chỉnh cân bằng tỷ giá - lãi suất linh động trong khung cho phép thông qua thị trường OMO, bao gồm Tbill (chủ yếu hiện tại) - và repo (trong tương lai nếu cần thiết, nếu lãi suất liên ngân hàng 1 số thời điểm đột ngột tăng cao).

    Mục tiêu chính vẫn là nền thanh khoản dư thừa cần thiết và linh động theo tổng thể cân bằng tiền tệ chung. Hành động hút VND trên OMO là hành động 2 chiều, hút ngắn hạn và sẽ trả trong tương lai.


    Vâng bác, em nghĩ cứ tung hết dữ liệu xu hướng toàn cảnh ra, anh em đọc sẽ cảm nhận và tin được hơn. Bài đấy em viết tặng nhà TM, cũng là tổng thể suy nghĩ của em về vấn đề, như phân tích với chính em ấy. :drm
    Last edited: 24/09/2023
    tranvi101, NHHGlory, KeolacChe16 người khác thích bài này.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.579
    Ờ, để góp chung vamg đó tắm tiên một bữa!
    cafit, HoangDung2008, mabuvoyeu2 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này