1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK (45)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 19/12/2023.

5281 người đang online, trong đó có 374 thành viên. 13:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 748195 lượt đọc và 4577 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.901
    Là ngày ngày mua ròng 10.000 cổ. Cứ Tu Cổ, Kiểu Gì Cũng Thấy Tu Di. Nhớ, Tu Rượu Bia Ít , Tu Cổ Đều Đều. Kiểu Gì cũng Kêu To Nói Lớn, Rồng Thăng.
    --- Gộp bài viết, 17/02/2024, Bài cũ: 17/02/2024 ---
    Tín thì có, mê thì Tùy Hỷ.
    Last edited: 17/02/2024
    KeolacChe, Binh Yen, ConKhiNho4 người khác thích bài này.
  2. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.792
    Hay tuyệt !!!
    Thú thật , nghìn trang sách quý , tôi chưa từng thấy trường hợp trong một trang mà chứa nổi điều vừa hay vừa to lớn đến vậy ! :-bd@};-@};-
  3. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.792
    Tham gia trò chơi với @phiphuong69 .
    Phơn phớt , hời hợt, cá nhân nhỏ bé và chủ quan thôi . ( Nhờ các đại sư đã đốn ngộ , nếu bắt gặp hãy phê phán răn dạy vài lời , với các định nghĩa chữ TU ... ) như sau :
    - Tu là , người trồng Cải cố chăm sao cho Cải tươi tốt nhất, mang dưỡng chất tốt nhất đến người dùng .
    - Tu là , người thầy cô giáo cố sao cho truyền được điều tốt đẹp đến với học trò .
    - Tu là , người bố cố gắng sao cho mình làm tấm gương về những điều gì đó mà theo mình là điều cao đẹp - Con cảm nhận sao cũng được , miễn mình thực tâm thấy điều cố gắng là điều phải, điều nên .
    - Tu là , nếu vô cố XH giao cho vai trò quản lý , thì cố làm tấm gương sáng và nỗ lực quản trị XH theo giềng mối qui định lề luật với ý chí mang đến hữu ích, hạnh phúc sống, sự tiến bộ của phạm vi mình quản trị .
    V.v... và V.v...
    Tha hồ định nghĩa Tu thành hàng vạn cái gạch đầu dòng .
    Âm thầm định nghĩa .
    Âm thầm thực hiện .
    Không màng nói ra . Không màng sự nhận biết hay đánh giá .
    Ấy là tu vậy ! :-bd@};-@};-@};-%%-%%-:bz:bz
  4. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    32.056
    Vâng anh, em cũng tâm đắc đoạn trích trên.
    Đại học là một trong 4 sách cơ bản trong bộ Tứ thư của Nho gia, vốn là một thiên trong Lễ ký (thiên thứ 42), tương truyền do môn đồ của Khổng Tử là Tăng Tử biên soạn. Đến đời Tống, Trình Di (1033-1107) và Chu Hi (1130-1200) tách thiên nầy ra làm thành sách riêng cho nhập vào bộ Tứ thư. Nội dung chủ yếu của sách được nêu rõ ở đoạn trích trên đây (cũng là đoạn đầu của sách Đại học), nhấn mạnh vào tính thống nhất không thể tách rời giữa việc tu thân và sự nghiệp trị quốc, bình thiên hạ.
    KeolacChe, Autumn_Cloud, ridd5 người khác thích bài này.
  5. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    216.270
    CHÚNG TA ĐANG BỎ QUÊN NGÔI CHÙA THIÊNG NHẤT

    ( bài này đã in báo mười mấy năm về trước. Nhưng cho đến bây giờ, mọi chuyện mà tôi đề cập vẫn vậy và còn tệ hai hơn. Nay xin đưa lại nguyên văn)

    Chúng ta bắt đầu bước vào tháng Giêng, một tháng của lễ hội. Khi lễ hội Chùa Hương chưa khai mạc thì mỗi ngày đã có năm, sáu vạn khách. Có lẽ trong tháng này, rất nhiều người không còn tâm trí cho công việc cho dù họ vẫn đến công sở. Bao nhiều lễ hội, bao nhiêu đền chùa đang đợi họ. Nào lễ hội Chùa Hương, nào chợ Viềng, nào đền Đức Thánh Cả, nào đền Bà Chúa Kho, nào Bia Bà….

    Chúng ta phải thừa nhận rằng : trong dòng người cuồn cuộn như sông mùa lũ đến đền, đến chùa thì số người thực sự đi vãn cảnh, du xuân như một nét đẹp văn hoá, như một đời sống tinh thần là phần nhiều nhưng người đi cầu tiền tài, chức tước cũng không ít.

    Không ai bảo những người đi cầu tiền tài, chức tước là không chính đáng. Nhưng soi xét cho tận gốc rễ của vấn đề thì đó là điều thật đáng lo. Bây giờ, để có được những lợi ích cá nhân người ta có thể làm tất cả những gì có thể kể cả việc “ hối lộ Thánh Thần ”.

    Tôi không phải là người nghĩ ra cụm từ “ hối lộ Thánh Thần” xếch mé, láo xược này. Đó là cụm từ do người dân sáng tạo ra từ những quan sát thực tế mà ta có thể gọi đó là sản phẩm của dân gian. Một người bạn vong niên đầu năm khuyên tôi một cách chân thành : “ Nếu chú mày muốn có một chút chức tước thì phải đến đền Đức Thánh Trần xin Ngài một câu”.

    Cho dù tôi có muốn một cái bỉ chức nào đó thì tôi cũng không bao giờ đến để xin Ngài điều ấy. Vì đến thì cũng phải dâng lễ cho dù lễ to hay lễ nhỏ. Rồi thì phải khấn rằng : “ Con có chút lễ mọn dâng lên Ngài xin ngài cho con năm nay được lên chức đội phó”.

    Nói như thế là bắt đầu hỗn láo với Ngài rồi. Thế hoá ra Ngài là trưởng ban tổ chức của thế gian ư ? Chẳng lẽ Ngài là Thánh lại nhận mấy cái lễ mọn hay cho dù cả tỷ đồng để làm cái điều ấy ư ? Tôi thì tôi vẫn nghĩ rằng ở không ít ngôi đền, ngôi chùa lâu nay Thánh Thần không còn trú ngụ hay ghé qua đó nữa. Bởi ở những nơi như thế lâu nay chỉ là cảnh chen lấn, cảnh mua Thần bán Thánh, cảnh mê tín dị đoan, cảnh lừa nhau để kiếm chác. Các Ngài làm sao chịu nổi những cảnh ấy. Vì thế, các Ngài có đâu mà biết đến những trò “ hối lộ Thánh Thần” .

    Khi nghe tôi tâm sự điều này, có người vặn vẹo : “ Thế sao mấy tay hay đến đó xin chức tước đều được thăng quan tiến chức cả”. Nghe vậy, tôi lại bảo : “Đừng xúc phạm Thánh Thần mà có ngày hối không kịp. Việc muốn thăng quan tiến chức là nhờ mấy “ông thánh ông thần” ngồi ở phòng máy lạnh chứ đâu phải Thánh Thần trong đền trong chùa”.

    Mẹ tôi hầu như cả đời không đi chùa cúng lễ. Bà nói : “ Sống có đức thì ở đâu Thần Phật cũng biết”. Mẹ tôi cũng nói : “ Nếu Thần Phật chỉ phù hộ độ trì cho những ai đến chùa dâng lễ thì lòng tin của bà vào Thần Phật cũng sẽ chấm dứt. Với bà, Thần Phật mà như thế thì khác gì mấy ông, mấy bà dưới trần này. Bà thấu hiểu câu nói của người xưa: thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Đúng là như vậy. Ai đó cứ phải chọn chùa mới thể hiện được lòng từ bi của mình thì người đó chưa thực sự từ bi.

    Lòng từ bi chỉ thực sự có ở ngay trong chính đời sống thường nhật của con người. Khi ai đó giúp đỡ một người không may mắn, gặp hoạn nạn thì lòng người đó có Phật. Bởi thế, ngôi chùa hay ngôi đền thiêng nhất là ở chính lòng người.

    Thế nhưng, quá ít người biết điều đó. Họ thì thầm kháo nhau về ngôi đền này thiêng lắm, ngôi chùa kia thiêng lắm, xin gì được nấy. Thế là nườm nượp kéo nhau đi. Rồi xì xụp khấn vái với đủ lễ vật to nhỏ. Thử hỏi có mấy ai đến đền, đến chùa chỉ bằng một nén nhang tâm tưởng trong sâu thẳm lòng mình để nói với Thánh Thần rằng lòng họ vẫn còn những u tối, còn những tham lam, còn nhiều ghen ghét….xin Thánh Thần ban cho họ ánh sáng của trí tuệ và lòng từ bi để xua đi những điều tội lỗi kia trong lòng ???

    Mà chỉ thấy hết người này đến người nọ cầu xin mọi thứ có lợi cho mình rồi sau khi ra khỏi cửa đền, cửa chùa thì thản nhiên đối xử với nhân quần bằng trái tim vô cảm và nhiều mưu mô, toan tính. Thế mà sao Thần Thánh vẫn mang cho họ nhiều bổng lộc ?

    Khi đặt câu hỏi như vậy tôi đã vô tình trở thành kẻ hỗn láo và xúc phạm Thánh Thần. Một người nói cho tôi nghe rằng : không phải Thánh Thần giúp đỡ những kẻ đó mà Thánh Thần đang đi vắng và vô tình lãng quên thế gian một đôi ngày. Mà một ngày của Thánh Thần bằng 100 năm của những kẻ trần thế. Nhưng Thánh Thần sẽ quay lại. Thế gian không thể mãi mãi suy đồi như thế được.

    Nhưng tôi lại không nghĩ rằng Thánh Thần đi vắng. Thánh Thần vẫn dõi theo con người dưới thế gian từng giây từng phút. Thánh Thần đã gửi thông điệp từng ngày cho con người để cảnh báo về tai hoạ sẽ ập xuống thế gian bởi chính con người. Thông điệp đó hiện ra trong thiên tai dịch hoạ, hiện ra trong những giết chóc của con người, hiện ra trong sự đối xử tàn tệ của con người với con người, hiện ra trong những cơn hoảng loạn, mù loà của con người, hiện ra trong sự trống rỗng tâm hồn của con người…

    Ngôi đền hay ngôi chùa thiêng nhất chính là ngôi đền, ngôi chùa dựng trong lòng người. Vậy mà chúng ta đã bỏ quên những ngôi đền, ngôi chùa thiêng nhất ấy. Khi lòng không yên thì sống giữa đền, giữa chùa cũng không thấy yên. Khi lòng không từ bi thì quỳ dưới chân Thần Phật trong tiếng mõ, tiếng chuông…lòng vẫn ác. Khi lòng không hiểu được hạnh phúc thì nằm giữa bạc vàng, châu báu cùng vẫn thấy bất hạnh.


    By nguyen quang thieu
    Last edited: 17/02/2024
    DolphinCap, KeolacChe, Bill324 người khác thích bài này.
    DolphinCap, hariboo, Binh Yen2 người khác đã loan bài này.
  6. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.792
    Bài viết rất giá trị !
    Tks anh Già đã post . @};-@};-@};-%%-(~~)~o)
  7. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    216.270
    Vui thôi

    Khi đức tin vẫn bỏ ra đi, thì còn mợt

    Con người, dân tộc, không có đức tin thì khác gì cỏ dại, khác gì hoang thú???
    Autumn_Cloud, ridd, Cong86883 người khác thích bài này.
  8. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.792
    Ok @phiphuong69 . :-bd@};-@};-:drm2:drm3
    Nhờ Phiphuong69 thẩm định hộ tôi nghi vấn này : Không biết Tăng Tử có phải là Tăng Điểm không ? ( Tôi chỉ có trí nhớ, mà lười tra cứu ...).
    Khổng Tử có 5 đồ đệ lớn nhất . ( Trong đó có Tử Lộ, Tử Cống, Nhan Hồi, Tăng Điểm ... ) , một hôm Khổng tử hỏi chí của học trò . Kẻ thì lộ chí quân vương. Chỉ trao cho một quốc gia nhỏ vài trăm dặm, nằm kẹp giữa hai nước lớn , là có thể giữ cho QG ấy ấm êm thịnh trị ...v.v... Nhìn lại, thấy nãy giờ Tăng Điểm chỉ ôm đàn gãy nghêu ngao . Khổng hỏi : Còn Tăng Điểm thì sao ? Điểm thản nhiên trả lời : "... ngày Xuân , một đàn , già,trẻ, gái, trai, con nít, rủ nhau ra tắm ở sông Nghi , hứng gió nền Vũ Vu , ca hát, rồi rũ áo mà về ..." .
    Khổng Tử than : " Chí của ta cũng như Điểm vậy ! " .
    ****
    Cảm cái ý tứ này , một khổ thơ của VTN có đoạn :
    .
    " Còn kịp chăng nào mộng ngày xưa ?
    Hay là ... Chôn dấu giữa giọt mưa ?
    Vũ Vu hứng gió vô tư lự .
    Hồn nhiên thơ nhạc suốt bốn mùa ..."
    Last edited: 17/02/2024
    KeolacChe, Autumn_Cloud, ridd7 người khác thích bài này.
  9. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    32.056
    Bốn học trò nổi tiếng của Khổng Tử là Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư và Mạnh Tử. Trong đó Tăng Sâm chính là Tăng Tử. Còn Tăng Điểm thì chính là cha của Tăng Sâm. Hai cha con Tăng Điểm và Tăng Sâm cùng học với Đức Khổng Tử anh ạ.
  10. ConKhiNho

    ConKhiNho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2023
    Đã được thích:
    9.148
    Cám ơn bác Già.

    Hơn 10 năm qua em luôn tâm niệm "tu tại gia" là hàng đầu, nên em cũng gần như không đi chùa.

    Tu tại gia, tu tâm dưỡng tính thì càng tu càng thấy mình cần sửa nhiều thứ, nên có lẽ cứ tu suốt đời.

Chia sẻ trang này