Tản mạn về CPI và TTCK (47)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 20/04/2024.

3668 người đang online, trong đó có 409 thành viên. 16:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 6 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 6)
Chủ đề này đã có 820602 lượt đọc và 4028 bài trả lời
  1. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    31.496
    Không phải ai cũng biết sự khác biệt giữa ngu và khôn. Hãy để tôi giải thích cho bạn:
    • Ngốc (ngu): Người ngốc thường thiếu kiến thức hoặc không hiểu rõ về một vấn đề cụ thể. Họ có thể làm những quyết định không suy nghĩ hoặc không có căn cứ. Tuy nhiên, đôi khi ngốc cũng có thể là người tốt bụng và vui vẻ.
    • Khôn (thông minh): Người thông minh có kiến thức rộng và khả năng suy luận tốt. Họ thường đưa ra quyết định dựa trên thông tin và logic. Tuy nhiên, thông minh không phải lúc nào cũng đi kèm với tính nhân đạo hoặc lòng tự trọng.
    Nhớ rằng, mỗi người đều có những mặt tích cực và tiêu cực của bản thân. Chúng ta nên tôn trọng và hiểu nhau hơn.
    Nguồn: Từ Internet.
    soidem123, hainq470, Ntkn23810 người khác thích bài này.
  2. Teppi276

    Teppi276 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2020
    Đã được thích:
    4.214
    Ủa các cụ!?! Bài này coi kỹ ra là nó muốn giải thích cho thắc mắc của 1 ông nào đó chứ ko phải là bài khoe lý thuyết với kiến thức đâu. Do cái mở bài hơi nghiêm trọng tí với trích dẫn ko đầy đủ thôi. :D
    Đại loại nó muốn nói là vn vẫn muốn nới lỏng tiền tệ để ptkt, nhưng bất đắc dĩ phải nâng lãi suất vì lãi suất Mẽo cao (ko chỉ có vn). Bán đô giải quyết nhu cầu trước mắt của doanh nghiệp & bank nào có nhu cầu thực, còn tỷ giá thì vớt vát đc tí nào hay tí ấy thôi... Bán vàng thì là do sức ép định chế mà cũng đỡ đc tí cho bank nào tất toán trạng thái...

    Bài này ý chính của nó đoạn dưới chứ ko phải mấy khái niệm cơ bản ở trên đâu. Với lại mấy khái niệm đó đâu phải bà con ai cũng biết. Mình gà tài chính có sao nói vậy :D
    gạch đá hứng hết cùng lắm lại lặn xuống 1 tg thôi :))

    https://vneconomy.vn/trien-vong-lai-suat-fed-bap-benh-cac-ngan-hang-trung-uong-chau-a-lung-tung.htm

    https://m.cafef.vn/ngan-hang-nha-nu...uong-nhung-ai-duoc-mua-188240420095921183.chn
    Last edited: 25/05/2024
  3. Boden

    Boden Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2023
    Đã được thích:
    129
    Cảm ơn Chị rất nhiều !
    Binh Yen thích bài này.
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.112
    Cụ tìm ông tác giả bài viết kia rồi nói với ổng, Ông ấy lò tâm quá, lầm to quá. Vì chí ít, Có ông FBV đầy tư tin và làm ngược lại những gì... tác giả ấy viết đấu thôi... hehe.. muh có cụ Chủ và bác Phiphuong nữa cơ muh, À... có Nguyên cái nhá Tản Mạn. hehe
    BabyInMarket, Vuthanhnguyenphiphuong69 thích bài này.
  5. ConKhiNho

    ConKhiNho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2023
    Đã được thích:
    8.969
    Cụ Thật nói về Vàng là một tài sản tránh được "rủi ro" đó cũng là một phần đúng ạ.

    Vàng dễ dấu, khó truy vết, nhưng nó lại là tài sản không sản sinh giá trị nhiều (cái này nhà TM nói nhiều, em ko nói lại nữa).

    Theo em được biết, dòng tiền siêu lớn (của giới tinh hoa theo cách nói của cụ Già ý, lâu rồi ko thấy cụ ấy nhỉ @giavanchuakhon ), thì tỷ trọng vào vàng rất nhỏ so với khối tài sản của họ (tính chung chung ạ, chứ mấy đại gia sử hữu cty vàng bạc em ko tính).

    Tiền tầm nghìn tỷ trở lên, thì thực sự ăn tiêu (nếu ko phá) thì cả đời ko hết, nên hầu hết họ đều tính đến đời con, đời cháu của họ..., tính đến việc hợp pháp hóa đồng tiền (hợp pháp để đi ra ngoài quốc tế nữa), rồi tính đến việc con, cháu ko đủ giỏi để điều hành thì vẫn sống giầu sang, sung túc nhiều đời....

    Nên, tiền lớn, em thấy ít mua vàng (có thì cũng kiểu 1 dạng tài sản bảo đảm cho đa dạng chút) mà hầu hết đều đầu tư vào các dự án mà sinh lời trường kỳ (năng lượng, logistic, bất động sản, sản xuất, du lịch, thương mại...).

    Tất nhiên đợt này sốt vàng thì họ cũng nhẩy vào kiếm ăn (họ la có được nhiều thông tin hơn người dân mà), nhưng để đọng lại lâu dài, là kế sách chính của họ thì em chưa thấy. (Có thể tầm nhìn của em hạn hẹp)

    Và dòng tiền lớn đó, sẽ ko chỉ đầu tư ở trong nước, sẽ được lan cả ra nước ngoài để đảm bảo sự "an toàn", "bền vững".

    Hầu hết, có vài nghìn tỷ, là đều có chân trong (nước), chân ngoài hết rồi.

    Suy cho cùng, để dòng tiền đó an toàn, bền vững, lan tỏa rộng ra ngoài, thì nó phải được hợp pháp từ trong nước, nên việc giấu diếm, ko phải là phương cách hay của dòng tiền quá lớn cụ ạ.

    Nên vàng theo em thấy, thì nhiều người có nhiều tiền đôi khi tặc lưỡi "giờ có vàng bán thì ngon nhỉ?". Với dòng tiền lớn thì sẽ là mua rẻ (vàng, bds, doanh nghiệp nhà nước...), bán đắt chứ ko mấy khi có chuyện chạy theo sóng đâu ạ. Sự ép giá đó, năm 2022-2023 (lúc mà nhiều người lao đao vì thiếu tiền) diễn ra rất sôi động, ko đạt được mức chiết khấu cao thì thôi.

    Tất nhiên, em chưa bao giờ phủ nhận vàng.

    Em chỉ nói thêm góc nhìn của dòng tiền lớn với vàng thôi ạ.

    TTCK, là một nơi hợp pháp hóa về dòng tiền lớn để lan được đi khắp nơi (nước ngoài ý), khi mà bds dần trở nên khó khăn cụ nhỉ?
    Last edited: 26/05/2024
    hainq470, hem, Autumn_Cloud13 người khác thích bài này.
  6. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    31.496
    Kinh tế vĩ mô đang xấu vì hậu quả 2022 2023 làm nhiều doanh nghiệp phá sản, hoặc không gượng dậy nổi? Nhìn kinh tế vĩ mô như thế là Sai bét hết. Suy thoái kinh tế giúp nội bộ mỗi ngành giảm áp lực cạnh tranh, loại bỏ những công ty yếu kém - những cty xác sống - đầu tư dàn trải - những cty quản trị kém lao vào thị trg đúng đỉnh chu kỳ - đầu tư mở rộng năng suất sai thời điểm… quy luật phải đào thải những cty kiểu này, họ sẽ phải bán rẻ tài sản cho doanh nghiệp to đầu ngành, nguồn vốn xã hội bị giam ở những chỗ yếu kém được giải phóng để đi vào những nơi sử dụng vốn hiệu quả hơn. Cái mà nền kinh tế cần ko phải là tất cả đều sống qua suy thoái mà là chỉ những doanh nghiệp quản trị tốt sử dụng quản trị vốn tốt trong ngành trụ vững, sau đó bứt phá vươn lên thâu tóm giá rẻ tài sản các cty kém, mở rộng công suất và thị trường trong môi trường kinh doanh ít cạnh tranh hơn, nguồn vốn trong xã hội được sử dụng hiệu quả hơn nhờ những tay chơi quản trị vốn tốt còn trụ lại, nên tổng thể ngành vẫn cứ rực rỡ, việc làm vẫn cứ sinh ra, của cải xã hội tăng thêm… vĩ mô vẫn cứ tốt lên. Đầu tư phải có góc nhìn tổng thể thế cục chứ ko phải vì doanh nghiệp mình khó khăn mà hằn học với cuộc đời. Không phải nhìn vào những ngành ở đỉnh tháp nhu cầu mà quy cho cả nền kinh tế vẫn xấu, quy cho kinh tế vĩ mô tăm tối, như thế là chủ quan duy ý chí.

    Nguồn: Từ Internet
  7. ConKhiNho

    ConKhiNho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2023
    Đã được thích:
    8.969
    Hi hi, đúng cụ ạ.

    Có 1 thời, thâu tóm các cty nhà nước để thâu tóm tài sản là đất đai rẻ mạt.

    Rồi 2 năm rồi, thâu tóm các doanh nghiệp sắp chết để thâu tóm tài sản.

    Đang có nhiều người có những vị thế rất lớn, chuyên "đi thâu tóm thuê" các tài sản.

    Thị trường nào cũng vậy, luôn có dòng tiền lớn chầu chực bên ngoài để mong mua rẻ, bán đắt. Giống như giờ đầy cụ có nhiều cát chờ rẻ mua cổ ý.
  8. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    31.496
    Không phải mình viết đâu bạn Tiểu hầu nhi@};-. Mình thấy hay thì đăng lên cho mọi người tham khảo. Đúng, sai tuỳ tâm thế, vị thế, khó nói lắm:D:drm

    + Sang năm 2024, “Quốc hội giao cho Chính phủ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5%, lạm phát 4-4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700-4.730 USD.” Bối cảnh năm nay là đơn hàng về rất nhiều, nhiều công ty đến nay phải từ chối bớt đơn hàng, còn lạm phát thì hết tháng Tư CPI chỉ tăng có 1,19% so với 12/2023. Không dùng não cũng hiểu được rằng chính phủ và SBV sẽ điều hành chính sách theo hướng nào. Không đời nào có chuyện SBV thắt chính sách vào lúc này, mà phải duy trì độ lỏng cần thiết để tận dụng thời cơ kích thích kinh tế, đạt mục tiêu GDP quốc hội giao. Từ đầu năm, T đã nói rất nhiều lần rằng chính phủ sẽ quyết liệt giữ chính sách lỏng bằng mọi giá, kể cả chấp nhận tỷ giá tạm thời tăng vài %, miễn không tăng quá nhiều so với mục tiêu CPI quốc hội giao ở trên là được.
    Người ta cứ bôi vẽ ra đủ trò về vĩ mô, cốt để loè thiên hạ, để tỏ ra nguy hiểm, vì phần lớn mọi người tham gia thị trường đều là dân không chuyên, nghe thấy hay quá, nhưng có biết là mấy cái đó bị sai đâu. Thành ra làm cho thị trường loạn cả lên.
    Anh chị muốn hiểu vĩ mô, không khó đâu, không cần phải học thuộc cái cuốn kinh tế vĩ mô hay tìm đến mấy khoá học làm gì. Anh chị chỉ cần để ý vài điểm này thôi:
    - Các chính sách điều hành của SBV có ảnh hưởng thế nào đến triển vọng tăng trưởng kinh tế? Có làm cho triển vọng kinh tế kém đi không hay vẫn là cố gắng duy trì độ lỏng để kích thích kinh tế? Lạm phát đang cao hay thấp so với mục tiêu quốc hội giao? Những biện pháp điều hành hiện tại liệu có nguy cơ leo thang thành thắt chặt chính sách không, có leo thang thành thắt tín dụng không, hay chỉ là một phần của các biện pháp điều hành vĩ mô trong chính sách tiền tệ đa dạng của một quốc gia?
    Tóm lại, mấy cái lãi suất OMO, lãi suất chiết khấu, lãi suất huy động, tỷ giá… tất cả đều không phải những thứ có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Bởi vì chứng khoán là cỗ máy hướng tới tương lai. Mà tương lai của thị trường chung là triển vọng của nền kinh tế tổng thể. Nếu triển vọng kinh tế là sáng sủa, là tăng trưởng GDP quý 1 đang cao nhất trong rất nhiều năm qua, là đơn hàng xuất khẩu một số công ty nhiều đến mức phải từ chối bớt, là tín dụng turn từ tăng trưởng âm sang dương… thì tất cả những cái loại lãi suất và tỷ giá nói trên có tăng hay giảm đều vô nghĩa hết, trừ khi nó tăng tới mức gây ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế. Ví dụ, tới mức ảnh hưởng đến lãi suất cho vay từ đó ảnh hưởng nhu cầu tín dụng và chi phí vốn của nền kinh tế, thậm chí tệ hơn là tới mức phải từ bỏ mục tiêu tăng trưởng kinh tế để chuyển sang ưu tiên ổn định vĩ mô.
    Sợ lãi suất huy động sẽ tăng à? Nhìn lại từ 2015 đến 2018, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dưới 1 năm tăng như thế nào nhé. Sợ lãi suất điều hành tăng à? Nhìn lại xem từ 2015 đến 2018 lãi suất điều hành biến động như thế nào nhé. Sợ tỷ giá à? Nhìn lại xem 2015 đến 2018 tỷ giá bao nhiêu lần biến động nhé.
    Phân tích thị trường, để phán đoán những giai đoạn chỉ số có thể tạo đỉnh ngắn hạn và điều chỉnh trên 7% đến dưới 20%, thì cứ dùng phương pháp market directon của canslim mà nện. Chứ đừng có dùng mấy cái thông tin chính sách báo chí và chuyên gia nó bốc phét, kẻo lại giao dịch loạn chưởng theo tin tức trên báo chí là dở hơi cám lợn.>:):D

    Nguồn: Copy & paste.
    Last edited: 26/05/2024
  9. Congnhac

    Congnhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    1.304
  10. Magnoliapink

    Magnoliapink Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2023
    Đã được thích:
    3.809
    Hay.
    100k, haianh123456phiphuong69 thích bài này.

Chia sẻ trang này