Tản mạn về CPI và TTCK (49)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 20/08/2024.

3883 người đang online, trong đó có 334 thành viên. 19:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 7 người đang xem box này (Thành viên: 2, Khách: 5):
  2. Vietvt2024
Chủ đề này đã có 799838 lượt đọc và 5062 bài trả lời
  1. zug

    zug Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Đã được thích:
    60.569
    Khổ thân tôi chưa, người đâu cờ bạc thành thần mà ngây ther đến...phát ghét. Như này thì ai muốn lừa nữa? ;;)
    300 hem phải là tèn cho cái túi hàng của lão Miu, mà là địa chỉ.
    Năm ngoái mình xỏ mũi lão đến 300 Kim Mã uống bia, giờ lão trả đũa ấy mà :-s
    CatCatTA, rose9, viettran746 người khác thích bài này.
  2. Ttkh19

    Ttkh19 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2021
    Đã được thích:
    34.522
    Mình cũng nghĩ Mỹ hạ cánh mềm.
    Nhưng ttck Mỹ thì ko hẳn, nó sẽ dạng như cộng hưởng và một phần DJ cũng đã tăng khá mạnh...
    Kt VN thì mình luôn cảm thấy chưa an tâm dù nhiều chỉ số chính của kt vĩ vi mô tốt dần lên, thế nhưng có những chỉ báo đời thường lại thấy sao sao ấy.
    - K. Lượng dàn giáo các cty sx vẫn rất thấp (Hầu hết các cty sx mình đều biết)
    - Các tiệm nha khoa cực kỳ ế ẩm. Ngành này cháu rể mình có tiệm. Thẩm mỹ cũng ko khá hơn...
    ...Có lẽ các mảng kt ko đc thống kê đầy đủ suy giảm nặng.
    Nếu nhìn ra thế giới, 3 cực chính Mỹ, TQ, Ch Âu thì chỉ có Mỹ là khá (nhưng)
    Thế thì sao ổn được nhỉ?
    Ừ thì rồi cũng ổn :((:))
    Cũng hy vọng thôi vậy @};-
    %%-%%-%%-
  3. vvaa83

    vvaa83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    58.943
    Em thì thấy chứng Mỹ sẽ sập thôi, nhưng không phải bây giờ, vùng phân phối của họ sẽ phải là vùng 43-45 k ở năm sau anh ạ !
    pndstock, Bacxanh, luffy7610 người khác thích bài này.
  4. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.960
    Ae chứng sĩ dạo này đang đề cập đến chuyện FED giảm ls thì CK Mỹ sẽ toang nặng không trật phát nào trước khi uptrend mạnh mẽ . VNI khi ấy vừa tăng rất nóng và sau đó cũng lẽo đẽo theo sau và giảm vượt mặt SPX luôn .
    Sáng nay chị có đề cập cũng như post chart của SPX và VNI vào hai thời điểm FED giảm ls năm 2001 và 2007 ( ngày ấy chị chưa tham gia ck nên không cảm nhận được gì ) .:D
    Lần này , sẽ trải nghiệm thực tế và hy vọng chu kỳ kinh tế Mỹ sẽ có sự sửa đổi theo mức dộ cả Mỹ và VN , đặc biệt là Việt Nam khi thế thời cũng khác , VNI nay cũng đã rất khác khi PE chỉ bằng 1/2 ngày ấy.

    Giờ , Việt Nam! Công bố tình hình Kinh tế -xh vào ngày 6 hàng tháng .
    Theo số liệu thống kê thì ngon lành ghê nhưng sao thấy tình hình buôn bán vẫn khá ế ẩm ?
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.960
    Nhà hàng của bạn em DT năm nay suy giảm nghiêm trọng khi không bằng 1/2 năm ngoái .
    Vậy nhưng spa mát xa da mặt mở ngay đó thì luôn kín lịch , tính ra đông gấp 3 năm ngoái mà có rẻ đâu cho cam ( 1 tr / 1 tiềng) :D
    Hàng hóa cty em ( container ) thì tháng 7+ 8 tb giảm so với hai quý đầu năm
    Tình hình sắt thép bên bác khá hơn không ạ ?
    Duduconxanh, CatCatTA, rose96 người khác thích bài này.
  6. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.960
    Nay lang thang xem lại tình hình suy thoái kinh tế Mỹ năm 2001 và 2007 ra sao và VN lúc đó thế nào , gặp bài này post lại cho ace đọc để tiện theo dõi đối chiếu các số liệu vĩ mô để biết tình hình , mức độ :D
    CPI của VN năm 2007 tăng ỏ mức 2 con số nhưng theo cách tính mới , CPI bq chỉ tăng 8.3% , gấp đôi hơn hiện nay .
    "Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 đã tăng tới 2,91% so với tháng 11. Tính chung cho 12 tháng trong năm 2007, mức tăng của CPI đã lên đến hai con số (tăng 12,63%); nhưng theo cách tính chỉ số giá bình quân mới, CPI năm nay chỉ tăng 8,3%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. "
    Hiện may CPI đang quanh 4% .

    Suy thoái kinh tế Mỹ và ứng phó của Việt Nam 14/03/2008
    https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=BTC333745

    Trước nguy cơ suy thoái và lạm phát của nền kinh tế Mỹ đang ngày càng rõ nét, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần chủ động chuẩn bị để có thể ứng phó kịp thời.

    Các chuyên gia kinh tế quốc tế và giới truyền thông Mỹ đang nói rất nhiều về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ. Họ cho rằng đây là điều không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói là đã bắt đầu.

    Kinh tế Mỹ lao đao trong suy thoái

    Chu kỳ tăng trưởng của kinh tế tư bản trong thời đại chu kỳ thay đổi thiết bị, kỹ thuật - công nghệ ngày nay cứ khoảng 5-6 năm lại bước vào suy thoái. Cuộc suy thoái lần trước của kinh tế Mỹ rơi vào năm 2001 và thời kỳ tăng trưởng cũng đã kéo dài được 5-6 năm. Để chống suy thoái và kích thích tăng trưởng kinh tế sau cuộc suy thoái năm 2001, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã 11 lần liên tục giảm lãi suất từ 6,75% xuống 1%.

    Chính lãi suất sau khi được cắt giảm xuống mức rất thấp như vậy đã làm cho người tiêu dùng Mỹ thoải mái vay tiền để tiêu dùng, mua nhà cửa thế chấp; các ngân hàng đã thoải mái cho vay đầu tư xây dựng nhà cửa để bán và cho vay mua nhà dưới chuẩn.

    Khi nền kinh tế đã phục hồi và nguy cơ lạm phát xuất hiện, FED đã liên tục tăng lãi suất từ 1% lên 5,25%. Khi lãi suất cao lên, người mua nhà thế chấp có nguy cơ không trả được nợ, thậm chí phải bán nhà (hoặc bị tịch thu nhà); các công ty xây dựng nhà cũng giảm xây dựng vì xây xong không bán được đã làm cho thị trường nhà cửa, tín dụng cho vay thế chấp dưới chuẩn bị khủng hoảng, tác động mạnh đến thị trường tài chính, thị trường chứng khoán không chỉ của nước Mỹ mà của hầu hết các nước trên thế giới.

    Để ứng cứu, ngân hàng trung ương của nhiều nước phát triển đã tung ra mấy trăm tỷ USD; FED đã liên tục cắt giảm lãi suất; Chính phủ Mỹ đã đưa ra biện pháp kích thích tài chính trị giá khoảng 150 tỷ USD, gồm chương trình giảm thuế cá nhân (600 USD/người, 1.200 USD cho hai vợ chồng cùng đóng thuế, 300 USD cho trẻ em) và giảm thuế cho doanh nghiệp... Tuy nhiên, vẫn có những thông tin xấu hơn xuất hiện.

    Chỉ số sản xuất của Mỹ tháng 2-2008 ở mức thấp hơn nhiều so với dự báo. Trong 6 tháng qua, chỉ số này đã giảm 2% (6 tháng trước cuộc suy thoái năm 2001, chỉ số sản xuất đã giảm 2,2% và mức giảm trung bình trong 6 tháng trước của hầu hết các cuộc suy thoái là 2,5%).

    Tăng trưởng kinh tế của quý 4/2007 chỉ đạt 0,6%, thấp hơn nhiều so với quý 3 trước đó, kéo tốc độ tăng trưởng cả năm 2007 xuống còn 2,2%, mức thấp nhất tính từ năm 2002 là năm kinh tế Mỹ bắt đầu hồi phục liên tục đi xuống từ năm 2005 đến nay và sẽ tiếp tục đi xuống trong năm 2008 này.

    Tỷ lệ thất nghiệp đã lên đến 5% vào tháng 12-2007 và khả năng sẽ cao hơn nữa vào năm 2008. Từ tháng 12/2007 đến tháng 2/2008, hoạt động xây dựng giảm 16,9%, chỉ số Dow Jones giảm 13%, vượt quá mức 10% - một mức đã được xem là ảm đạm.

    Cuộc khủng hoảng thị trường nhà đất tiếp tục bộc lộ, khi số nhà mới xây giảm tới 40% so với mức đỉnh điểm trong năm 2006; giá nhà trung bình đã giảm 7% trong năm 2007 và có triển vọng giảm 15-20% trong thời gian tới. Số nhà bị tịch thu gán nợ tiếp tục gia tăng, trong khi theo ước tính ban đầu, các ngân hàng Mỹ có thể mất khoảng 70 tỷ USD.

    Để ngăn chặn nguy cơ suy thoái, FED đã liên tục 4 lần cắt giảm lãi suất từ 5,25% xuống còn 3%. Theo dự đoán, trong kỳ họp vào ngày 18-3 này, FED sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất xuống còn 2,5%, thậm chí còn 2,25%. Nhưng trong khi Mỹ cắt giảm lãi suất thì lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn giữ ở mức 4%. Tình hình đó sẽ dẫn đến hai hiện tượng.

    Một, lạm phát của Mỹ sẽ gia tăng. Tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2006 chỉ có 1,9%, năm 2007 đã tăng lên 3,4% và có thể cao hơn nhiều trong năm 2008 - điều mà các năm trước đây FED thường ưu tiên mỗi khi tăng/giảm lãi suất do tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Mỹ thuộc loại cao nhất thế giới và người tiêu dùng rất “ngán sợ" lạm phát.

    Điều đó chứng tỏ nguy cơ suy thoái kinh tế đã trầm trọng đến mức nào và đưa nước Mỹ cùng một lúc đến trước hai nguy cơ rất ít khi cùng đồng hành là nguy cơ suy thoái và nguy cơ lạm phát.

    Hai, giá USD sẽ tiếp tục bị giảm so với các đồng tiền trên thế giới (đã giảm 40% so với Euro năm 2003, giảm 25% so với các đồng tiền khác trên thế giới).

    Tác động tới kinh tế Việt Nam và ứng phó

    Nguy cơ suy thoái và lạm phát của Mỹ sẽ tác động đến tất cả các nước trên thế giới với mức độ khác nhau. GDP của Mỹ hiện chiếm khoảng 28% GDP của toàn thế giới. Nhập khẩu của Mỹ hàng năm lên đến 1.700 tỷ USD. Đối với Việt Nam , nếu nhìn lại các con số thống kê của một thập niên trước đây thì cũng có thể thấy được mức độ của sự tác động này.

    Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực (1997-1998) và cuộc suy thoái kinh tế Mỹ (năm 2001) cũng đã tác động nhất định đến tăng trưởng kinh tế của nước ta, mặc dù lúc đó độ mở của nền kinh tế Việt Nam chưa rộng và chúng ta cũng đã có nhiều biện pháp ứng phó.

    Cụ thể, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 1992-1997 đạt 8,77%/năm, nhưng năm 1998 giảm xuống chỉ còn 5,76%, năm 1999 chỉ còn 4, 77%, năm 2000 đã tăng lên 6,8%, nhưng năm 2001 cũng chỉ tăng 6,9%, bình quân thời kỳ 1998- 2001 chỉ tăng 6,05%/năm, thấp hơn nhiều so với bình quân thời kỳ 1992-1997 và cũng thấp hơn tốc độ tăng bình quân 7,88%/năm của thời kỳ 2002-2007).

    Còn suy thoái kinh tế của Mỹ hiện nay sẽ tác động trực tiếp đối với nước ta trước hết là xuất khẩu, bởi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam . Tác động này thể hiện trên hai mặt.

    Một, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Mỹ đối với thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng (là một trong 37 nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ, trong đó có một số mặt hàng đứng thứ hạng cao hơn như dệt may, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, đồ gỗ, thuỷ sản...).

    Mặt khác, do tỷ giá VND/USD giảm (tức là VND lên giá so với USD) sẽ làm cho xuất khẩu vào Mỹ của các doanh nghiệp sẽ bị lỗ về tỷ giá (khi vay tiền để sản xuất, mua hàng xuất khẩu, tỷ giá VND/USD chẳng hạn còn ở mức 16.200 VND/USD, nhưng khi xuất khẩu thu được USD mang đổi ra VND lại chỉ còn 15.700, tức là đã bị lỗ về tỷ giá là 300 đồng). Đó là chưa kể, để cạnh tranh bán hàng vào Mỹ, nhiều nước có mặt hàng tương đồng đã giảm giá.

    Để ứng phó với tác động về xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Việt Nam, một mặt cần tiếp tục tiết giảm các chi phí, nâng cao chất lượng để tăng sức cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu; mặt khác tìm kiếm thị trường khác để phân tán rủi ro cả về nhu cầu nhập khẩu, cả về tỷ giá.

    Tác động thứ hai là tỷ giá VND/USD giảm (tức là USD giảm giá trên thị trường thế giới, trong đó có cả VND, hay VND lên giá so với USD). Lâu nay, đồng Việt Nam được định giá gắn với đồng USD. Khi giá USD giảm trên thị trường thế giới, nếu không chấp nhận cho VND lên giá thì sẽ góp phần làm cho lạm phát tăng lên, tức “nhập khẩu lạm phát”, đồng thời người tiêu dùng phải chịu giá cả tăng do nhập khẩu. Cho phép VND lên giá để tăng nhập khẩu, vừa tăng cung hàng hoá làm giảm bớt mất cân đối hàng-tiền, vừa hạ giá hàng nhập khẩu làm giảm áp lực lạm phát.

    Mặc dù giá VND lên sẽ làm cho xuất khẩu bị thiệt, nhưng nhập khẩu lại có lợi về tỷ giá. Về xuất khẩu thì bị lỗ như ở ví dụ trên. Về nhập khẩu, khi vay thì tỷ giá là 16.200 VND/USD, khi nhập khẩu, bán hàng, thanh toán xong để trả nợ thì tỷ giá xuống 15.700 VND/USD, thì người nhập khẩu sẽ được lãi 500 VND hoặc người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi trong số đó.

    Để ứng phó với tác động bất lợi về tỷ giá, một mặt cần chuyển mạnh việc xuất khẩu sang các thị trường và thanh toán bằng các đồng tiền ngoài USD (như Euro, Bảng Anh, Yên Nhật), mặt khác cũng cần tăng cường mạnh việc nhập khẩu từ các thị trường và thanh toán bằng đồng USD.
    tronghanh80, Duduconxanh, rose97 người khác thích bài này.
  7. ngankim

    ngankim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2017
    Đã được thích:
    35.029
    Ôi ôi em nhìn cái mức cổ tức tiền 12-15% thị giá mà em hoảng cả hốt. :D
    Em chỉ mong cổ tức tiền 15% hàng năm đều như vắt chanh thôi. Thế là em cũng đã ngồi im chả cần làm gì cả rồi. :))
    Anh @Vuthanhnguyen và anh @gadabong thật là làm người ta GATO đó ạ. ;;)
    trabac, Duduconxanh, CatCatTA8 người khác thích bài này.
    Nguyendongsan đã loan bài này
  8. zug

    zug Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Đã được thích:
    60.569
    Thôi xong rồi i đôn, mình đã tìm ra lý do vì sao nhân dân vơ vét rau dưa thịt cá khiếp hơn cả covid rồi:

    Bão gì tận 7 ngày mà khuyến người ta kinh vại? Để xem!
    Nhưng mà cũng ơn Ban, chả phải tự nhiên mắm khắm lại bật mạnh đúng hôm nay nhể? ;))
    Dù cho hiện giờ vẫn đang thao thức bụng réo ùng ục chưa ngủ được, vì tối nay không được miếng thịt nào vào bụng :-s
    Duduconxanh, CatCatTA, Tedd9 người khác thích bài này.
  9. ConKhiNho

    ConKhiNho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2023
    Đã được thích:
    9.110
    HN có lịch sử lụt 2008, nên nhà chức trách họ khuyến cáo cũng phải mà Zug.

    Năm 2008, nhiều người dưới Hoàng Mai đói lắm, khổ lắm, ngập cả tuần. Ngập nên hàng cứu trợ chỉ ở ven vùng nông thôi, chứ sâu các ngõ có mấy ai vào được hết đâu. Ngày đó khổ thật ý.

    Vừa rồi ở Chương Mỹ cũng ngập lụt ý, mấy tuần. Khổ.

    Nên người dân họ tự tích trữ, đó là tốt mà, tự lo đi, đừng trông chờ cứu trợ, lúc mưa bão, ko phải muốn cứu là cứu được

    Trận bão này, nếu gây ngập là ngập toàn thành phố luôn. Chiều qua mới NHÁP có 30p thôi, đã đổ cây, chết người, thổi bay cả người và xe.

    Nhà Khỉ ăn rất khỏe, ngang với nhà nông dân cày bừa, nên Khỉ buộc phải trữ đồ (cũng tầm 3-4 hôm thôi), vì sợ bão lớn ko ra ngoài được...

    Xong cái giờ mới đọc được là trữ 7 ngày. Hì hì, vậy thì ở nhà rang cơm ăn chống đói vậy.:)):)):))
    Last edited: 07/09/2024
    zug, Thanh_P, rose98 người khác thích bài này.
  10. vvaa83

    vvaa83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    58.943
    7 ngày là đúng đấy cụ, vì chiều nay bão mới vào đất liền, nhanh tan thì ảnh hưởng hưởng trực tiếp 2 ngày, sau đó hoàn lưu mưa to kéo dài vài ngày sau, đi lại sẽ rất khó khăn vì ngập lụt , hoa màu chắc cũng tan nát, rau cỏ tươi sẽ không có ngay cho dân đi chợ đâu..
    Autumn_Cloud, zug, Thanh_P7 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này