Tản Mạn về CPI và TTCK (phần 12)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 07/10/2019.

3079 người đang online, trong đó có 284 thành viên. 13:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 850506 lượt đọc và 10001 bài trả lời
  1. cavicovn

    cavicovn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2006
    Đã được thích:
    16.182
    Kỷ niệm 1 năm chị ạ. Nhớ SG quá! 8->
    FBVBinh Yen thích bài này.
  2. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    211.387
    Chuẩn, không thể chỉnh.

    Để tránh khổ đau và mất mát cho tha nhân mà:drm1
    --- Gộp bài viết, 01/02/2020, Bài cũ: 01/02/2020 ---
    Hội nhà thơ VN thế mà lại nắm vững cách lây lan Corona, họ hoãn "ngày thơ 2020" rồi.

    Trong lúc đọc thơ, do đang phiêu, các nhà thơ hay đọc to và bắn rất nhiều nước bọt ra xung quanh mà.

    https://vnexpress.net/dich-viem-phoi-corona/hoan-ngay-tho-viet-nam-2020-4048240.html
  3. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.599
    Theo em , 888 sẽ là số đẹp và nhớ lâu hơn sẽ tạo một kỷ niệm đẹp khi tg qua đi và nhớ về , nhưng có thấp hơn cũng chẳng sao .
    Mẽo giảm 600 điểm trên đỉnh phù vân ăn thua gì đâu bác . Ngay thời điểm 25k còn bay cả ngàn điểm có lẻ cũng đâu si nhê gì với ae mình đâu :D
    Hai năm nay em đã thay đổi quan điểm đầu tư một chút về cái gọi là chi phí cơ hội .
    Nhưng nếu như chọn cp của DN có tỷ lệ free float thấp thì đành phải gom lâu và chấp nhận mất chi phí cơ hội thôi bác ạ . Nhưng ngược lại , cái gì cũng có giá của nó cả , một khi nó đã nhấc mông thì bay chứ kg phải đi á :D
    Bác Cá @cavicovn chú ý đây nhé ! Cần phải mất tg rất lâu như bác Già Khôn nói nên thay vì cứ làm rối lên khiến mọi chuyện xấu thêm thì ta tích luỹ tư bản , nhân rộng và phát triển những cái tốt đẹp song song với lên án bài xích cái xấu . Ý chị là vậy em nhé ! :D
    (Còn những giải thích mà có thể người khác cho là nguỵ biện cũng được nhưng với chị thì luôn tìm lý do để hiểu , cảm thông phần nào sẽ khiến lòng ta bình yên thôi kg gợn sóng sôi sục căm hờn lên cũng chẳng ích gì mà lại chẳng còn tâm trí đâu mà hưởng niềm vui sống và tích luỹ tư bản nữa :D)
    Chắc chắn sẽ nhanh hơn khi mọi thứ đã vào guồng ! Như cp hết giai đoạn rung giật , ì ạch tích luỹ rồi đến đoạn phi như ngựa rồi thì càng sợ nó càng tăng ấy bác nhỉ :))
    Xét theo tốc độ thì càng về sau càng nhanh hơn bác ạ . Bữa có bác nào thống kê ta và Malaisia thì rõ là ta đang đi nhanh hơn nếu so với Malai cùng thời điểm theo thu nhập bq đầu người .
    Hơn nữa , trong vòng 5-10 năm tiếp theo , ta đẩy mạnh đt công , xd phát triển hạ tầng song song với sự đổi mới để hoà nhập sâu rộng với CP.TTP và EVFTA ... trên nền vĩ mô ổn định thì em nghĩ cơ hội đầu tư ở Việt Nam sẽ rất lớn khi tốc độ phát triển ngày càng nhanh mà cụ chủ @Vuthanhnguyen bảo giai đoạn tiền và cất cánh ấy :D

    Ps: Có một chi tiết khá thú vị theo thống kê thu nhập bình quân đầu người là ta hiện nay tuy chưa được 3000 USD nhưng chất lượng cuộc sống ( làm việc ,tiêu dùng , ăn uống , nghỉ ngơi và du lịch ) kg thua mấy các nước 10.000 thậm chí hàng chục USD đâu nhé :D( của nổi của chìm đâu kg biết)
    --- Gộp bài viết, 01/02/2020, Bài cũ: 01/02/2020 ---
    Ơ , đã một năm rồi à ? Nhanh nhỉ ?
    Nhớ thì làm chuyến du xuân đến nơi nắng gió phương Nam để tránh nCOV đê :D
    Songsanh, FBV, gerbermark25 người khác thích bài này.
    Songsanh đã loan bài này
  4. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.404
    Bản thân virus Corona không đáng sợ cho nền kinh tế bằng điều này!
    01-02-2020 - 07:09 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư


    [​IMG]
    Chúng ta tính toán sức ảnh hưởng của virus corona lên thế giới thông qua các con số như có bao nhiêu người bị mắc bệnh và có bao nhiêu người chết, hoặc tính đến chi phí tài chính trực tiếp từ các biện pháp y tế công để điều trị những người bị mắc bệnh và ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Nhưng về sức ảnh hưởng của virus corona lên nền kinh tế thì sao? Làm thế nào để tính toán điều này?


    Tác động kinh tế không liên quan trực tiếp đến số người mắc bệnh (tỷ lệ mắc bệnh) hoặc tử vong (tỷ lệ tử vong). Nó gần như hoàn toàn phụ thuộc vào tác động gián tiếp từ quyết định mà hàng triệu cá nhân đưa ra để giảm thiểu nguy cơ hội nhiễm virus corona và quyết định của chính phủ về cách mà quốc gia của họ phản ứng với mối đe dọa toàn cầu này.

    Điều này có nghĩa là sự bùng nổ virus corona có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tương đối ít người (so với các đại dịch trong quá khứ), nhưng lại là một cú đấm mạnh mẽ lên nền kinh tế toàn cầu hiện nay - một nền kinh tế đang ngày càng có tính liên kết nhiều hơn so với trong quá khứ.

    Bài học từ SARS

    Chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ SARS, dịch bệnh đầu tiên của thế kỷ 21. Một số chuyên gia cho rằng chúng ta có thể sử dụng phương pháp đánh giá giống như đã làm với dịch SARS trong năm 2002-2003 nếu số người chết do virus corona đạt tới con số giống như với SARS.

    SARS là một loại virus corona khác. Nếu virus corona xuất hiện tại Vũ Hán vào cuối tháng 12 từ một chợ động vật, thì SARS cũng có nguồn gốc từ các chợ động vật ở tỉnh Quảng Đông miền nam Trung Quốc vào tháng 11/2002.

    Dịch SARS lây lan ra 26 quốc gia chỉ trong vài tuần. May mắn là sau đó dịch bệnh đã được đẩy lùi kịp thời và tương đối nhanh chóng. Cuối cùng, khoảng 8.500 người bị mắc bệnh, với tỷ lệ tử vong là khoảng 11%, dưới 1.000 người chết.

    Tất nhiên, dịch SARS đã hủy hoại các nạn nhân và gia đình của họ. Dù vậy thì tác động đến sức khỏe cộng đồng của SARS tương đối hạn chế và ngắn hạn. Tuy nhiên, tác động của nó lên nền kinh tế thì ngược lại. Mặc dù có dưới 10.000 người bị nhiễm virus trực tiếp, nhưng có tới hàng chục triệu người đã thay đổi hành vi của mình để tránh nỗi lo bị lây nhiễm virus.

    Phóng đại rủi ro

    Những thay đổi trong hành vi này một phần bị thúc đẩy bởi các chỉ thị từ chính phủ, nhưng bị ảnh hưởng phần nhiều bởi các đánh giá cá nhân về rủi ro của dịch bệnh.

    Các nghiên cứu hành vi cho thấy các cá nhân thường đánh giá mức rủi ro cao hơn nhiều so với thực tế, rằng chúng rất khủng khiếp và gây ra sự sợ hãi. Do đó, người ta thường cảm thấy bị cá mập tấn công đáng sợ hơn tai nạn giao thông.

    Trong một cuộc khảo sát với 705 người ở Hồng Kông ở đỉnh điểm của dịch SARS, 23% số người được hỏi sợ rằng họ có khả năng bị nhiễm SARS. Tỷ lệ nhiễm thực tế chỉ là 0,0026%. Tại Hoa Kỳ, nơi 29 người bị nhiễm bệnh và không có ai chết, 16% số người tham gia khảo sát cảm thấy họ hoặc gia đình của họ có khả năng bị nhiễm SARS.


    Những nỗi sợ hãi như vậy đã dẫn đến ảnh hưởng kinh tế mà chúng ta đã quan sát được. Bị ảnh hưởng lớn nhất là các địa điểm vui chơi giải trí (nhà hàng, rạp chiếu phim, quán bar và các club) và các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch trong nước và quốc tế.

    Các nền kinh tế như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore và Đài Loan bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ở đỉnh điểm của dịch bệnh, lượng khách du lịch quốc tế giảm đáng kể ở bốn quốc gia này. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, thiệt hại GDP cho các quốc gia này lên tới 13 tỷ USD.

    Tại Bắc Kinh, thiệt hại cho ngành du lịch được ước tính gấp 300 lần chi phí điều trị y tế trực tiếp cho SARS trong thành phố.

    Hoảng sợ là thứ dễ lây lan

    Chưa bao giờ có một bảng tính toán chính thức về ảnh hưởng của dịch SARS lên nền kinh tế địa cầu, nhưng thông qua những con số mà chúng ta đã biết về SARS trong quá khứ, thì chúng ta có thể ước tính được thiệt hại của virus corona hiện nay. Chính các phản ứng của các chính phủ và cá nhân đối với mối đe dọa liên quan đến virus corona - chứ không phải từ chính virus corona - sẽ gây ra thiệt hại kinh tế lớn nhất.

    Chính phủ Trung Quốc đã áp đặt lệnh giới nghiêm bắt buộc đối với hơn 30 triệu người. Có thể hàng trăm triệu người khác đang thay đổi kế hoạch/hành vi của họ một cách tự nguyện hoặc bởi vì họ đang được hướng dẫn để làm điều đó.

    Ví dụ như Hồng Kông và các quốc gia khác hiện đang rất ngần ngại với khách du lịch Trung Quốc và công dân của nhiều quốc gia khác được khuyên nên tránh du lịch đến Trung Quốc. Ví dụ, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ đã khuyến nghị hủy tất cả các chuyến du lịch không cần thiết đến Trung Quốc, bao gồm các khu vực cách xa Vũ Hán.

    Chúng ta chưa hề biết đầy đủ về tác hại thực sự của con virus corona này, mặc dù bằng chứng sơ bộ cho thấy tỷ lệ tử vong của nó thấp hơn nhiều so với SARS. Nhưng với các phương tiện truyền thông xã hội, sự hoảng loạn cũng có thể lan truyền nhanh hơn và xa hơn so với thực tế.

    Ngay cả các phương tiện truyền thông có uy tín cao như The New York Times cũng đã không chứng minh được khả năng miễn dịch đối với chủ nghĩa giật gân, quảng bá những câu chuyện với tiêu đề kịch tính như "Cảnh báo nâng cao: thị trường thì sụp đổ còn số người chết liên tục tăng lên".

    Do đó, tất cả chúng ta nên tiếp cận những thông tin đã được kiểm chứng. Ngăn chặn sự phát tán thông tin phóng đại và không chính xác cũng chính là trách nhiệm của chúng ta bên cạnh trách nhiệm hàng đầu là ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh virus corona.

    ******
    Bài viết hay !!! Bản lĩnh chính trị và tri thức của người cầm bút . Rất cần !!! :-bd@};-%%-
    gagiaqua, FBV, giavanchuakhon4 người khác thích bài này.
    Binh Yen đã loan bài này
  5. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.599
    “Chính các phản ứng của các chính phủ và cá nhân đối với mối đe dọa liên quan đến virus corona - chứ không phải từ chính virus corona - sẽ gây ra thiệt hại kinh tế lớn nhất.”
    Câu này chuẩn từng mini chữ !
    Theo em nhận thấy , tại sao lần này tất cả các quốc gia đều ban bố tình trạng khẩn cấp là vì nCov này ủ bệnh khá lâu nên nguời bệnh cũng kg biết mình bị nhiễm trong tg đầu nên người khác kg biết mà phòng . Cũng vì kg biết đâu mà lần để phòng tránh nên “thà giết lầm còn hơn bỏ sót ” đã tạo nên những sự phản ứng để phòng ngừa quá mức cần thiết dẫn đến thiệt hại về kinh tế là vì vậy .
    giavanchuakhon, cavicovn, FBV3 người khác thích bài này.
  6. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.404
    Ps: Có một chi tiết khá thú vị theo thống kê thu nhập bình quân đầu người là ta hiện nay tuy chưa được 3000 USD nhưng chất lượng cuộc sống ( làm việc ,tiêu dùng , ăn uống , nghỉ ngơi và du lịch ) kg thua mấy các nước 10.000 thậm chí hàng chục USD đâu nhé :D( của nổi của chìm đâu kg biết) @};-@};-

    *********
    Tản mạn 1:
    Đoạn Ps: trên của @Binh Yen , là điều ít người nói đến . (Khi đề cập về tăng trưởng, GDP , GDP đầu người ...v.v..) Trong khi bản thân điều đó mới là quan trọng , trong cái cặp từ "danh nghĩa , và thực tế" .
    *********
    Tản mạn 2:
    Trên thực tế , do thói quen , do không muốn lặp đi lặp lại điều đã rõ ... dần dần thành thông lệ ... và những thông lệ ấy, thỉnh thoảng lệch nghĩa hay sai nghĩa hoàn toàn ... Ví dụ khi ta nhận một khoản lương , ít khi nào ta tự hỏi "cái số tiền danh nghĩa này có thay đổi gì không nếu tính đến cái thu nhập thực tế ? " . Ha ha... Từ nay đừng lười nữa !!! Cứ có một khoảng thu nhập gì ... bố mẹ vừa cho trẻ con 10.000 đ ... Cũng cứ "cảm ơn bố mẹ đã cho con 10.000đ thu nhập danh nghĩa..." ... Nói dài vậy cho nó dài dòng... cho nó lăng xăng... cho dzui !!!:-j:-j:)):))
    *****

    Khi chúng ta đi mua một kg thịt Bò . Cta nói : Bán cho tôi 1kg thịt đi !!! Hãy coi chừng , chúng ta đang nói sai, hoặc nói theo thói quen mà quên đi cái thực chất của "cái chữ ki-lô-gam" .
    Một kilogam khối lượng ??? Hay một kilogam lực ??? ( Thực ra đáng lẽ chữ thứ hai này phải gọi là Newton mới đúng ) .
    Ha ha... Thử , từ nay ra chợ , tôi sẽ nói : "Bán cho tôi 1.000 Newton thịt bò đi !!! " Thử xem sao nhỉ ? Chắc bà bán thịt ngẩn ngơ ... hoặc giận dữ tác cho một bạc tai chứ chẳng chơi ??? Dù câu ấy mới là chính xác . Hoặc nói : "Bán cho tôi một kilogam LỰC thịt bò đi !!! Thì mới chuẩn . Muốn rõ hơn nữa thì đành phải dài dòng : " Bán cho tôi một kilogam khối lượng thịt Bò ... nhưng không làm sao để biết khối lượng , cho nên mới nhờ cái cân nó đo xem cái cục thịt nào bị trái đất nó hút về tâm với gia tốc G = 9.8 lẻ lẻ ... làm tròn thành 10 ... biểu hiện thành cái gọi là Một Ký đấy !!! " .
    Ha ha... Kiểu này , mua bán phải diễn ra 1 giờ do dông dài diễn tả đúng bản chất ...Nhỉ ? :-j:-j:-j:)):)):))@};-
    Nhưng mà chỉ có như vậy mới đúng bản chất thực của vấn đề !!!=D>=D>~X(~X(:-bd:-bd
  7. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.765
    Còn đây media vịt chém gió về giá vàng , gần đến ngày Thần Tài rồi . Mình dòm cho dzui , có chút nhận xét là thấy giá vàng lên hỏng còn sung , chắc tay to đang canh chốt lời . Chém cho dzui thôi .
    Còn về chứng thì tuẩn sau hỏng cần dòm bảng cũng biết 2 mã của mình vẫn lõm , lõm hỏng bán nên sẽ ngồi ngó bảng thôi . Các anh tay to mới mệt vì xèng nhiều , cổ cũng nhiều , chắc cú là hỏng dám ủn lên , hỏng bán tiếp thì tài khoản lõm thêm , mà bán thì phải chạy đua với các tay to khác :)
    http://cafef.vn/gia-vang-ngay-1-2-tiep-tuc-tang-vuot-45-trieu-dong-luong-20200201084804574.chn
  8. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Xin cảm ơn tác giả và bác chủ @Vuthanhnguyen đã đưa ra những ý kiến rất thú vị về sự sợ hãi quá đáng của con người, và điều này Dale Carnegie cũng đã viết khi sử dụng các con số thống kê để trấn an tâm lý trong tác phẩm nổi tiếng của mình: " Quẳng gánh lo đi mà vui sống"

    Ở đây, mình xin phản biện một chút cho vui:
    1. Tuy xác suất các rủi ro là rất nhỏ, nhưng nếu nó xảy ra với mình hoặc gia đình mình thì sao?
    2. Tuy mình không sợ, nhưng số đông lại sợ thì sao? Cái này giống chuyện Con gà và hạt kê.
    3. Ngay chính tác giả bài viết cũng nói mình chưa rõ về cơ chế lan truyền của virus Corona, dù tỷ lệ tử vong chỉ có 2%, nhưng việc lây nhiễm mạnh cũng bắt buộc phải cách ly điều trị cả tháng cũng đã là vấn đề rất lớn rồi, xin lấy một thí dụ đơn giản:
    Chưa cần đến Corona, chỉ mắc bệnh dịch tiêu chảy thôi, thì trong một nhà máy:
    a) Tổng giám đốc được ngồi riêng trong một nhà vệ sinh để điều hành công việc,
    b) Các công nhân xuất sắc được chia nhau đi vệ sinh,
    c) Toàn bộ những người còn lại phải đóng bỉm 8 giờ làm việc/ngày.
    Xin hỏi nhà máy đó có giảm năng suất lao động không?
    He he he!

    P.S. Còn chuyện này thì không vui, vì Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai trên thế giới, ngoài việc là công xưởng số 1 của thế giới, cũng là thị trường tiêu thụ số 2 đấy các bác ạ!
    Last edited: 01/02/2020
  9. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Bác gái thân mến, ở Tây họ coi trọng tính mạng con người lắm chứ không phải thổi phồng đâu, Mỹ đã từng chi cả trăm triệu USD để giải cứu một người lính, dù cho ở đó có mang nặng tính chất chính trị!
    Last edited: 01/02/2020
  10. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.404
    Rất hay !!!
    Chỉ cần nêu những câu hỏi như thế , là đủ rõ sự nghiêm trọng của vấn đề .
    Sự nghiêm trọng lớn hay bé , không chỉ phụ thuộc vào những thứ thuộc vật chất ... mà là sự cộng hưởng giữa vật chất với những thứ trừu tượng thuộc tinh thần, niềm tin ...

Chia sẻ trang này