Tản Mạn về CPI và TTCK (phần 13)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 27/02/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3860 người đang online, trong đó có 418 thành viên. 14:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 645606 lượt đọc và 8192 bài trả lời
  1. Macallan

    Macallan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2017
    Đã được thích:
    18.066
    BS. TRẦN VĂN PHÚC

    NHỮNG THIÊN THẦN KHÔNG CÓ CÁNH
    =================================

    Năm 2020…

    Đó là một năm thật phi thường. Virus SARS-CoV-2 hoành hành, khắp thế giới run rẩy, ho sốt và viêm phổi. Cả đất nước gặp rắc rối, trường học đóng cửa, lễ hội giải tán, các cuộc tụ họp đông người bị hủy bỏ, nhiều nhà hàng đóng cửa, nghỉ phép và cách li.

    Virus thay đổi chóng mặt: từ viêm phổi Vũ Hán, đến viêm phổi do virus vương miện mới, 2019-nCoV, COVID-19, coronavirus chủng mới, cho đến SARS-CoV-2.

    Trong lúc thế giới chỉ công bố dịch ở cấp ‘bùng phát – outbreak’, thì Việt Nam đã công bố dịch ở cấp quốc gia, đặt đất nước vào trong tình trạng như chiến tranh. WHO khuyến cáo cách li 3 vòng, chính phủ nâng cấp lên thành 4 vòng, nhưng người dân vẫn cẩn thận cách li luôn 7 vòng.

    Quân đội lần đầu tiên tham gia chống dịch.

    Cô.ng a.n vào cuộc quyết liệt: nhiệm vụ không chỉ ngăn chặn tin đồn, mà còn theo dõi từng bước chân của những người có khả năng lây nhiễm; ai đi đâu về đâu, nói chuyện những gì và làm gì, đều không thể qua khỏi những cặp mắt nghiệp vụ rất tinh tường.

    Vũ Hán vỡ trận, Trung Quốc vỡ trận, nguyên nhân do thủng phòng tuyến chặn dịch, tổn thương nghiêm trọng tuyến điều trị ở phía sau vì quá tải. Nhiều khả năng Hàn Quốc, Ý và Iran cũng vỡ trận; nguy cơ mất kiểm soát đang hiện hữu từng ngày từng giờ ở những quốc gia này.

    Việt Nam phải làm gì để không bị như vậy?

    Đầu tiên, chính phủ thành lập đội “đặc nhiệm” đa ngành. Dẫn đầu đội đặc nhiệm là y tế dự phòng, họ là những thiên thần không có cánh với nhiệm vụ chặn dịch để không vượt qua biên giới, không để những ổ dịch nhỏ bùng phát lây nhiễm cho nhiều người.

    Tiếp theo, là phân tuyến điều trị khi dịch bệnh xảy ra.

    - Tất cả các bệnh viện đa khoa, những bệnh viện chuyên khoa có liên quan, đều phải thành lập đơn nguyên riêng, sẵn sàng tiếp nhận và thu dung bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.

    - Tuyến quận huyện: Bao gồm trung tâm y tế và bệnh viện đa khoa quận huyện hạng 2 và 3; nhiệm vụ theo dõi và điều trị cho khoảng 85% bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng nhẹ.

    - Tuyến tỉnh: Gồm các bệnh viện hạng 1, có nhiệm vụ điều trị cho 10% bệnh nhân COVID-19 nặng nhưng chưa nghiêm trọng, từ tuyến huyện chuyển lên.

    - Tuyến Trung ương: Điều trị cho khoảng 5% bệnh nhân COVID-19 rất nặng.

    Tất cả các cơ sở y tế thuộc tuyến quận huyện sẽ hội chẩn trực tuyến với tuyến trên. Các đội cấp cứu cơ động được thành lập, sẵn sàng nhận nhiệm vụ hỏa tốc, đến bất cứ nơi đâu chi viện cho tuyến dưới.

    Riêng với y tế dự phòng, bao giờ cũng đi trước tuyến điều trị một bước và lùi sau một bước, ngoài chặn dịch, cách li và dập dịch; thì còn có nhiệm vụ theo dõi, giám sát để không bỏ sót bất cứ thông tin cảnh báo nào. Với quốc tế, y tế dự phòng phải theo dõi tất cả các quốc gia, riêng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Iran và Nhật Bản thì phải theo dõi giám sát từng địa bàn.

    Đội đặc nhiệm phòng chống dịch COVID-19 đang liên tục di chuyển!

    Ngay từ dịp tết Nguyên Đán, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia đã mời các bô lão giúp sức và hiến kế, đó là những người có tình yêu lớn với nghề nghiệp, có kinh nghiệm phòng chống dịch năm xưa, đặc biệt là dịch SARS năm 2003, dịch cúm H1N1 năm 2009. Nhìn thấy đội đặc nhiệm phòng chống dịch COVID-19 đang lao nhanh trên con đường cao tốc, đã không ít bô lão nước mắt lưng tròng, xúc động trước một cuộc chiến oai hùng mà người chiến sĩ xung trận hôm nay chỉ được phép thắng, họ không được phép thua.

    Không xúc động sao được khi nhớ lại những ngày này, đúng 17 năm về trước, Việt Nam đã viết nên câu chuyện về một quốc gia nghèo khó nhưng lại là quốc gia đầu tiên chế ngự được dịch bệnh SARS đang đe dọa mạng sống của hàng tỉ người trên khắp hành tinh. Thành tích của Việt Nam không có gì là kì bí. Nó chỉ đơn giản là sự minh bạch, quyết đoán, hợp tác, tự lực tự cường, sáng tạo và có phần may mắn, trong đó việc phát hiện sớm và quyết liệt triển khai các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, cô lập, dập dịch và cách li mạnh mẽ.

    Việt Nam đã xây dựng lên một tượng đài phòng chống dịch!

    Nhưng để có tượng đài vinh quang đó, Việt Nam đã phải trả giá bằng xương máu của những thiên thần áo trắng không có cánh, những anh hùng đã ngã xuống để nhân loại được sống hạnh phúc nhưng bản thân họ chưa bao giờ được công nhận là liệt sĩ.

    Đó là cái chết của y tá Nguyễn Thị Lượng, một người phụ nữ với chức danh khiêm tốn nhưng mạnh mẽ và kiên cường, cô ấy có tình yêu lớn dành cho huynh đệ và đồng bào. Cô tâm nguyện, người chiến sĩ khi xung trận, nếu có chết thì phải chết ở chính nơi tiền tuyến. Vô cùng đau khổ, vô cùng đau đớn, chúng ta chỉ có thể nói một điều: người anh hùng ấy đã đi hết con đường, những người còn lại sẽ tiếp bước sẵn sàng chiến đấu với để mang lại cuộc sống an toàn cho nhân dân.

    Đó là cái chết của bác sĩ Nguyễn Thế Phương, người đã nhiễm virus SARS-CoV-1 khi đang cứu chữa cho bệnh nhân. Những người khác run rẩy vì sợ hãi, nhưng bác sĩ Phương thì không, anh luôn quan tâm, giúp đỡ và tìm cách để cứu được thật nhiều bệnh nhân. Anh là một bác sĩ giỏi, nhưng không thể là người chồng và người cha tốt, bởi anh đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ.

    Đó là cái chết của bác sĩ Nguyễn Hữu Bội, cái chết của anh đã cho mọi người nhìn thấy lòng tốt của nhân viên y tế giống như biển. Bác sĩ chết đi, nhưng điều mất mát lớn nhất với anh lại là những người bệnh không được cứu sống, là những người chồng, người vợ hay những đứa con bơ vơ khi mất cha mất mẹ.

    Đó là cái chết của y tá Nguyễn Thị Uyên, một cái chết vô danh, bởi xưa nay chưa người nào thực sự đặt ra câu hỏi y tá cô là ai, cho đến khi cô hiến tặng cơ thể của mình cho cuộc chiến chống virus SARS-CoV-1 nhưng vẫn chưa ai đặt ra câu hỏi đó.

    Nhân 27 tháng 2, tôi đã viết về những con người nhỏ bé này, về tượng đài mà họ dựng lên. Bài viết của tôi vừa đăng trên báo Soha và tôi sẽ đăng lại trên Fanpage này vào sáng mai, như một nén tâm nhang bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với họ, những đồng nghiệp của tôi đã chết để nhân loại được sống. Tôi rất mong bạn đọc vào trang Soha, đọc bài tôi viết, chia sẻ như để lan tỏa tình yêu thương.

    Cuộc sống là hơi ấm chạm vào
    Rose2018Binh Yen đã loan bài này
  2. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.584
    Không dưng mà cả TG lo sợ , không dưng mà CP Việt Nam kích hoạt hệ thống phòng chống dịch và tuyên bố đổi tăng trưởng kinh tế để đảm bảo cho sk người dân dù lúc ấy mới xuất hiện 3 ca nhiễm , cũng như đã phải chuẩn bị những bệnh viện dã chiến để dự phòng , chấp nhận tốn kém để cách ly hàng ngàn người ...
    Đó chính là vì mức lây lan rất nhanh nếu kg được ngăn chặn kip thời và đi kèm theo đó số người tử vong sẽ tăng lên theo mức lây lan dù cho tỷ lệ tử vong kg cao bằng một số bệnh dịch khác . Cho nên kg thể nói Covid-19 kg nguy hiểm được , thậm chí là nguy hiểm số 1 vì chưa có vaccine cũng như thuốc đặc trị và người ta bị nhiễm mà chưa biết khi thời gian ủ bệnh kéo dài .

    Nhưng lo sợ để mà kg chủ quan để biết đường phòng tránh cũng như chuẩn bị những phương án ứng phó khi tình hình xấu nhất xảy ra . ( chứ sợ nữa cũng chẳng ích gì mà lại còn làm cho mọi việc tệ hơn )
    Và rồi sau đó , bình tĩnh sống , chăm sóc cho sức khoẻ nhiều hơn để nếu kg may có bị nhiễm bệnh , cũng sẽ nhanh chóng khỏi . Vậy thôi !

    Thật đáng mừng vì VN ta có hệ thống CDC 4 cấp rất tốt khi được xd từ nhiều năm nay .Không dưng mà cựu Bộ trưởng Bộ Y tế NT Kim Tiến được chính phủ Pháp trao tặng huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh và CP VN bầu làm Bộ trưởng bộ y tế dù chưa từng có tí kinh nghiệm nào làm một chính khách . Cho nên những phát biểu của chị đã kg được lòng dân nhưng những việc làm của chị thì bất cứ một người lý tính nào cũng phải công nhận khi ngành y tế đã có nhiều chuyển biến tích cực về con người cũng như trong việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm .

    Ps : Có một điều oái oăm của con người , khi chưa có thì cầu mong có và khi có rồi lại dửng dưng đấy bác :))
    Đấy là lý do tại sao cúm mùa đã có vaccine miễn dịch nhưng hàng năm vẫn nhiều người mắc và tử vong đến thế , đấy chính là do tâm lý chủ quan khi biết rằng đã có vaccine và thuốc đặc trị.:D
    Em cá với bác , nếu như sau khi trận dịch này được kiểm soát , thời gian qua đi tầm vài ba năm mới có vaccine , sẽ chẳng có mấy người đi chích ngừa đâu ( như với cúm mùa vậy ) trừ những người thực sự quan tâm đến sk hoặc nhân viên y tế đến tận nhà xin khuyến nghị :))
    Last edited: 01/03/2020
  3. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.584
    “Nửa thế kỷ, một bên cày cụi siêng năng , một bên lai rai ngày tháng ngao du ... mà thôi !!! “
    Em kết câu này ! Quá chuẩn cụ ạ ! :D
  4. Rose2018

    Rose2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2018
    Đã được thích:
    15.190
    Chị Bình Yên ơi, như em cũng rất muốn tiêm vaccin ngừa cúm vì lợi ích của nó, nhưng 1 lần đi tiêm về bị dị ứng 2 ngày liền, chẳng biết làm thế nào? Đành ngậm ngùi tiếc không tiêm hàng năm được :((
    Vuthanhnguyen, Binh Yengerbermark2 thích bài này.
  5. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.584
    Nhật Bản , Singapore ... dù ban đầu tình trạng cũng khá căng khi số người nhiễm kg ít nhưng theo dõi đến nay , em thấy họ cũng đã phản ứng rất tốt khi cơ bản kiểm soát được .
    Riêng Hàn Quốc , Ý và Iran thì đúng là rất tệ kg biết do chủ quan hay do năng lực trong vấn đề phát hiện và ngăn chặn nguồn lây nhiễm của họ ?
    cavicovn, Spots, Vuthanhnguyen3 người khác thích bài này.
  6. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Cúm mùa thường chỉ gây nguy hiểm ở trẻ em và những người có sức đề kháng yếu, người khỏe thì thường qua được dễ dàng thôi bác. Phụ nữ nếu có ý định mang thai thì phải đi tiêm phòng cúm, để tránh các dị tật cho thai nhi.
    Last edited: 01/03/2020
  7. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Chuẩn bác! Like mạnh! Cứ tính ra các con số là nổi da gà ngay mà!
  8. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.364
    Ah há !!!
    Dừng mọi thứ dữ liệu lại mà luận thì đúng vậy . Một thằng mới toanh . Một thằng cũ kỹ xa xưa . Thì sẽ có kết quả như thế .
    Tôi tản mạn , bình dân hóa , về khoa học Virus như thế này : ( Ký hiệu Viius là V cho nhanh nhé ).
    - Kháng thể của con người là một võ sinh , có thể theo thời gian, sinh động các thế đánh .
    - Con V1 : Khi vào cơ thể . ( Đúng vật chủ nhé . Ví dụ vật chủ là đường hô hấp . Chứ nếu con Covid19 , tôi có thể bốc một nắm , dán vào cùi chỏ tay, hay đầu gối của tôi... và không tạo điều cho chúng vào đường hô hấp ... Mà chúng ko phải vi khuẩn ...Chúng như một mảnh hữu cơ vô tri ... không rục rịch, bò, đi, lê lết gì được... Thì cứ cho hắn bám ở cùi chỏ và đầu gối ... chờ thời gian tự vô hiệu lực ...).
    Quay lại : Khi vào vật chủ , con V1 nó "đánh" với kháng thể của ta , cứ một đòn : Đấm thẳng rồi lên gối ...đấm thẳng rồi lên gối ...cứ thế, ngày đêm .
    Ngày đầu, kháng thể của ta lúng túng, bị đánh túi bụi , chết túi bụi , nhưng cũng sinh ra túi bụi ... Địch quân thì lại sinh ra càng túi bụi bình phương... Cầm cự được ko ? Kéo dài trận đánh đc ko ? Ko được ư ? 2% số người , ko đc ư ? xin mời anh Die !!! 98% số người có đội quân kháng thể cầm cự được ư ? Thì , kiểu " đấm thẳng , lên gối " ta biết rùi : Gạt tay trái, lập tức đấm thẳng tay phải , rồi lùi lại tránh cái đầu gối của chúng mày" ... Cứ thế...Ngày đêm ...một kiểu đánh ... Khán giả xem thấy chán ngắt.. Chợt tiếc đã bỏ tiền xem trận đấu võ đài . Rồi hết chuyện.
    - Tới khi con V2 nó vào ? Nó là đệ tử môn phái khác . Chẳng biết đấm thẳng và lên gối . Chỉ mỗi đòn độc là , đứng yên, chờ quân kháng thể lao vào, thì tung một cước ... Cứ thế ... Lại một thế đánh mới ... Chờ loài người có thuốc trị...có thuốc ngừa ( tức mở lớp võ, dạy võ sinh kháng thể . Tớ đã dạy xong , V2 hỡi , thử vào đấu cho dzui !!! Ba đòn thôi , mày ngủm củ tỏi ).
    - Ok . Covid19 . Thế mạnh là cái chữ " MỚI " . Mà con nào lại chẳng từng là "MỚI" ??? Cho nên, chúng tác oai tác quái thời gian đầu, do cái kiểu lây , chứ so với mấy con khác , tỷ lệ "đánh bại kháng thể" không ăn thua gì . ( Ví dụ, về lực của cú đấm , nó gọi Sar , Ebola ngày trước bằng thầy và bằng ông nội ...) .
    - Cho nên : Ngừa đi ! Nó ko biết đi , ko rục rịch, ko có sự sống như vi khuẩn ... nhưng nó tinh vi trong lây nhiễm . Vậy thì ngăn ngừa . Chờ thuốc trị. Chờ Văcxin ngừa ... Khi có rồi thì VTN sẽ đưa tay xuống đầu gối , bốc lên, cho thử vài em vào đường hô hấp , xem trận đấu võ đài miễn phí . :-j
    Túm lại : GB ạ .
    Đối với V , nếu chúng ta lấy một con cúm mùa với các chỉ số võ công của nó, tác quái của nó, hệ quả của nó ... rồi so với một con V mới phát hiện ... Sẽ không tìm ra các kết luận chính xác về bản chất của bọn chúng đâu .
    Vã lại, còn có tác nhân của con người nữa . Ví dụ Vũ Hán thời kỳ đầu ... Rồi Hàn Quốc mới đây ...Nếu chuẩn hơn chút nào ... thì dữ liệu mai sau của con Covid19 sẽ đẹp hơn chút nấy .
    Thời đại này, kinh nghiệm này của the giới ... mà đặt về 100 năm trước ... thì những con số từng hàng triệu người tử vong sẽ không bao giờ xảy ra nữa . ( Nhà giàu đứt tay , thấy trọng đại . Một vài ngàn người tử vong trên sáu tỷ thì nghiêm trọng hơn là vài triệu người trên ba tỷ lúc xưa . Nghĩ mà thương người ngày xưa thật . Họ là nhà nghèo , nên đứt tay không xi nhê chi mấy chút ? !!! ):-w:-w:-w
    Binh Yen, cavicovn, Colourful042 người khác thích bài này.
    Vuthanhnguyen, Binh Yen, cavicovn1 người khác đã loan bài này.
  9. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    May hơn khôn thôi bác ơi, biện pháp phòng bệnh số 1 hiện nay là phát hiện và cách ly, mà cái bà số 31 hai lần không chịu xét nghiệm nên dịch lây lan mạnh ở xứ sở kim chi, giờ mất kiểm soát. Việt Nam thực hiện sớm, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore quân phiệt, nên kiểm soát tốt hơn. Ông thứ trưởng Bộ Y tế Iran vừa tuyên bố rằng dịch bệnh dễ kiểm soát, có lẽ do chủ quan nên cũng mắc luôn!
    Binh Yen, cavicovn, ANGUYEN4 người khác thích bài này.
  10. Rose2018

    Rose2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2018
    Đã được thích:
    15.190
    Vâng, thường mùa đông em cũng hay bị cúm, giờ chỉ biết giữ ấm, ăn uống chú ý và năng tập thể dục hơn thui ạ :oops:
    Binh Yen, cavicovn, ANGUYEN4 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này