Tản Mạn về CPI và TTCK (phần 14)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 07/05/2020.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3168 người đang online, trong đó có 89 thành viên. 01:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 636841 lượt đọc và 7869 bài trả lời
  1. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Quá nhiều ưu đãi cho xe ô tô lắp ráp trong nước:
    - Giãn thuế hết 2020.
    - Miễn thuế với linh kiện xe nhập khẩu, bỏ hạn chế số lượng.
    - Giảm 50% phí trước bạ đến hết 2020.
    - Xem xét điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt.
    Liệu Vinfast có thành Toyota của Việt Nam?
    Cái giá mà ngân sách phải trả cho hội nhập ASEAN và EU liệu có tác dụng?
    Tổng thống J.F. Kennedy, ngoài câu nói nổi tiếng mà ai cũng biết "Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country " cũng đã từng nói " Nếu chúng ta muốn thu được thật nhiều thuế, hãy giảm thuế ngay hôm nay!"
    Chúc cả nhà week-end vui vẻ nhé!
    diavel86, pndstock, Rose201810 người khác thích bài này.
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.644
  3. alexpham263

    alexpham263 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    263.578
    Bài viết khá chất lượng và quan điểm nhìn chung là đúng nhưng có phần phiến diện.

    Trong quá trình đi lên của một nền kinh tế nhỏ thì việc phải chấp nhận "đi làm thuê" cho nước lớn là không tránh khỏi (nhập khẩu vật liệu về để sản xuất hàng xuất khẩu - nôm na là gia công). Quan trọng là trong quá trình đó chúng ta thu được lợi ích ở dạng gì, mất gì, và có học được gì không.

    Có những nước chọn theo con đường trở thành trung tâm của một lĩnh vực nào đó (cảng biển, logistic, chế xuất dầu mỏ, công nghiệp điện tử) thì tỷ lệ xuất/nhập khẩu trên GDP cũng rất cao, thậm chí còn cao hơn VN nhiều, nhưng ko thể gọi họ là những nền kinh tế yếu kém đc (Singapore, Hong Kong, UAE...). Thailand tuy có tỷ lệ này thấp hơn VN nhưng 20% nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch thì cũng là 1 dạng xuất nhập khẩu tại chỗ vậy.

    Tỷ lệ này cao thì ta phụ thuộc nhiều hơn vào kinh tế toàn cầu. Điều này đôi khi là xấu (như lúc này) nhưng không phải lúc nào cũng là xấu. 1 nền kinh tế nội địa hùng cường thì đương nhiên là đáng mơ ước rồi. Nhưng cái gì cũng phải có một quá trình. Chúng ta sẽ cần tăng tỷ lệ GDP/xuất nhập khẩu bằng cách dần tăng tử số lên chứ không phải giảm mẫu số xuống :)
  4. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643

    Đúng là ta phụ thuộc xnk.

    Tuy nhiên, xnk của ta tại thời điểm này cũng đâu phải là xấu khi mà sau 5 tháng cả thế giới ảnh hưởng dịch thì xnk của ta giảm có trên 2% so với cùng kỳ 2019 ak. Con số không tưởng...

    =))=))=))
    pndstock, Dautudaihang, ANGUYEN9 người khác thích bài này.
  5. ShenLong9119

    ShenLong9119 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    3.117
    Xây tổ cho chim sẻ rồi xây tổ cho đại bàng
    https://m.vietnamnet.vn/vn/tuanviet...i-xay-to-cho-dai-bang-644862.html#BoxBinhLuan
    Nhà báo gì cữ tổ chim hoài, con chim nó dùng tổ để sinh hoạt gia đình ăn, ngủ, chăm con. Còn nó sẽ hoạt động kiếm ăn ở chỗ nào điều kiện phù hợp.Nói vui thôi các bác đừng ném gạch em.:D
    Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.~o)
    Dautudaihang, kep, Colourful044 người khác thích bài này.
  6. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.790
    ******
    Một bài viết quá đặc sắc !!! Quá hay !!! Gợi mở những thứ sâu sắc nhất cho điều hành vĩ mô .
    Gửi tác giả nhiều những @};-@};-@};-@};-@};-@};-
    *****
    Khi GDP phụ thuộc quá lớn vào nước ngoài
    Quan tâm1
    30/05/2020 06:40 GMT+7
    [​IMG] - Tâm lý mặc cảm, tự ti, thiếu tinh thần hỗ trợ giữa người sản xuất và người tiêu dùng thì ta chỉ có kéo nhau xuống và làm thuê cho nước ngoài. Hãy nhìn các con số GDP-Xuất khẩu-Nhập khẩu, hiểu nó và hành động kịp thời.

    Xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 517 tỷ USD được ca ngợi là một trong những thành tích kinh tế nổi bật của năm 2019, năm GDP đạt hơn 266 tỷ USD. Tuy nhiên, khi nhìn sâu vào tương quan giữa GDP, xuất khẩu và nhập khẩu cho thấy một bức tranh thật của nền kinh tế.

    Ai cũng biết, nền kinh tế Việt Nam thuộc diện cởi mở nhất trên thế giới, với tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP hơn 200%.

    Kếu so sánh tương quan GDP với giá trị xuất, nhập khẩu thì nền kinh tế của chúng ta khác biện so với phần còn lại. Khi tỉ lệ GDP–Xuất khẩu – Nhập khẩu của ta gần như là 100-100-100 thì Thái lan là 100-46-45. Tỉ lệ này ở các nước lớn như Hoa kỳ là 100-8-12, còn Trung Quốc là 100-18-15. Nước nhỏ dân ít như Israel không những GDP gấp rưỡi ta mà cũng ít lệ thuộc bên ngoài khi có tỉ lệ 100-16-20(Các tỷ lệ trên là tương đối từ một số nguồn chính thức).

    Có 2 trường hợp cận biên liên quan tỉ lệ 100-100-100 của ta (năm 2019 GDP 255 tỉ USD, xuất khẩu 264 tỉ USD, nhập khẩu 253 tỉ USD):

    (1) Toàn bộ hàng nhập khẩu là để tiêu dùng, thì giá trị GDP đúng bằng giá trị xuất khẩu.

    (2) Toàn bộ hàng hàng nhập khẩu là để xuất khẩu, thì giá trị GDP là toàn bộ hàng để tiêu dùng trong nước.

    Thực tế sẽ nằm ở khoảng giữa hai cận biên này. Giả sử giá trị nhập khẩu 1/3 để tiêu dùng, 1/3 đầu vào xuất khẩu, 1/3 đầu vào sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, thì 2/3 GDP nằm ở hàng xuất khẩu. Cơ cấu này thì tiêu dùng trong nước chỉ hấp thu 1/3 GDP.

    Sản xuất xuất khẩu = 100 (nhập khẩu) + 200 (gia tăng)

    Sản xuất tiêu dùng = 100 (nhập khẩu) + 100 (gia tăng)

    Nhập khẩu tiêu dùng = 100.

    Nếu muốn tăng GDP thì phải tự sản xuất mà tiêu dùng, giảm bớt nhập khẩu. Nền kinh tế Mỹ gấp 85 lần Việt Nam, nhưng nhập khẩu chỉ gấp 10 lần. Nền kinh tế Trung Quốc gấp 55 lần nhưng nhập khẩu chỉ hơn 8 lần. Kinh tế Nga gấp 6,5 lần nhưng nhập khẩu còn ít hơn ta. Các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc thì kim ngạch nhập khẩu đều không quá 15% GDP.

    [​IMG]
    Hãy nhìn các con số GDP-Xuất khẩu-Nhập khẩu, hiểu nó và hành động kịp thời. Ảnh: Hệ thống cảng tại khu vực Đình Vũ, Hải Phòng/TTXVN
    Giả sử GDP của Việt Nam gấp hơn 2 lần hiện nay và tương đương cơ cấu của Thái lan bây giờ, thì cơ cấu GDP-Xuất khẩu-Nhập khẩu theo giá trị sẽ là 600-300-300 (USD) cũng là cơ cấu lý tưởng. Cơ cấu này thì tiêu dùng trong nước hấp thu 2/3 GDP.

    Sản xuất xuất khẩu = 100 (nhập khẩu) + 200 (gia tăng)

    Sản xuất tiêu dùng = 100 (nhập khẩu) + 400 (gia tăng)

    Nhập khẩu tiêu dùng = 100.

    Người điều hành kinh tế mà chỉ nghĩ ta yếu kém hơn người thì khó mà có ý chí tự lực, tự cường. Người tiêu dùng, kể cả những người vẫn làm ra sản phẩm trong nước, nhưng đến khi tiêu dùng lại chỉ thích ngoại là tâm lý giết dần sản xuất trong nước. Xuất khẩu dựa vào nhập khẩu là chính, thì giá trị gia tăng đóng góp GDP chủ yếu lại dựa vào sản phẩm của nông dân.

    Ngành nông nghiệp trồng lúa hãy tự làm lấy phân bón, có thể còn đắt so với nhập khẩu, nhưng nhập khẩu chèn ép thì không thể rẻ được. Thuốc trừ sâu phải giảm bớt dùng. Các nước người ta dùng máy cấy hết rồi mà ta cứ sạ hạt dày thì vừa tốn giống vừa phải nhập và dùng thuốc trừ sâu gấp hơn 3 lần so với cấy máy. Cấy dày là lạc hậu, là thụt lùi, là giết môi trường. Bộ trưởng nông nghiệp và các chủ tịch tỉnh ít nhất phải biết điều đó.

    Với ngành chăn nuôi, heo cũng đóng góp GDP gần 20 tỷ USD, hãy tự làm, đừng để nước ngoài mang con giống, thức ăn đến. Họ tự nhiên có được thị trường, kiếm lợi mang về, còn ta thì hết làm thuê ở nước ngoài lại làm thuê trong nước cho người ngoài. Đất nước nông nghiệp, dân chịu khó mà không làm được hay sao?! Đừng xem đó là thành tích kêu gọi đầu tư nước ngoài. Đừng chèn ép doanh nghiệp trong nước và người trong nước.

    Ngành da giày có thể ta chưa làm được nguyên liệu tốt, nhưng chẳng lẽ người ta làm được, mình lại không làm. Thời xa xưa ta đã biết thuộc da. Trước đây cũng có hàng chục doanh nghiệp giờ còn rất ít. Hãy tạo điều kiện để những người làm nghề còn sót lại đừng bỏ nghề.

    Ngành sợi, dệt một thời đóng góp cái mặc cho người Việt giờ không còn thấy đâu. Các nhà máy với bao người được vinh danh ngày xưa, giờ không còn dấu vết. Ta gì cũng tự ti, bao nhiêu năm sống nhờ tự cung, tự cấp, bỗng lại thấy nhà máy bẩn thỉu, nhếch nhác bắt đóng cửa, di dời nhường chỗ cho những chung cư sạch sẽ lấp lánh, lung linh.

    Các nhà máy cơ khí ai cũng hiểu là không thể thiếu khi muốn công nghiệp hoá, không thể thiếu đối với đất nước gần 100 triệu dân. Tuy nhiên, nhiều nhà máy có sứ mệnh một thời số phận cũng bị đứt gãy khi đứt gãy về chính sách phát triển, đứt đoạn về nhân lực kế thừa, đứt đoạn về đầu ra. Đầu vào cho chế tạo máy là sắt thép thì bao nhiêu năm không có một cân. Khi đổi mới, người ta cũng chỉ quan tâm thép xây dựng. Trước đây có cả một bộ lo về cơ khí, luyện kim, giờ thì vắng bóng ngay cả một chuyên viên chuyên ngành có kinh nghiệm.

    Đối với những hàng cao cấp, hàng có hàm lượng trí tuệ, know-how đừng ảo tưởng mình làm được, nhiều khi có nhiều tiền cũng không làm. Thị trường có quy luật cạnh tranh, mỗi một giai đoạn phải có bước đi phù hợp. Tư nhân bỏ tiền thì cứ việc, nhưng tư nhân thua lỗ, thiệt hại cũng là tiền của đất nước này. Những người có trách nhiệm động viên, khích lệ là đúng, nhưng đừng quá đà cổ vũ để doanh nghiệp đi sai quy luật, hoặc vô tình tiếp tay cho những ý đồ khác của họ.

    Giờ nói bắt đầu từ đâu đối với cả nền kinh tế không dễ, nhưng trước hết ngành gì làm được ngay thì không chần chừ. Từ trên xuống dưới phải có tinh thần sử dụng hàng sản xuất trong nước. Các nước Nhật, Hàn trước khi phát triển cũng đều có tinh thần dân tộc rất cao.

    Tâm lý mặc cảm, tự ti, thiếu tinh thần hỗ trợ giữa người sản xuất và người tiêu dùng thì ta chỉ có kéo nhau xuống và làm thuê cho nước ngoài. Hãy nhìn các con số GDP-Xuất khẩu-Nhập khẩu, hiểu nó và hành động kịp thời.
    tranvi101, pndstock, cavicovn9 người khác thích bài này.
  7. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.790
    Bình luận hay quá !!! =D>=D>=D>@};-@};-
    " Chúng ta sẽ cần tăng tỷ lệ GDP/xuất nhập khẩu bằng cách dần tăng tử số lên chứ không phải giảm mẫu số xuống !!" :-bd:-bd:drm2:drm3
    ....
    Và GDP , không phải chạy theo đại trà về số lượng và chủng loại . Mà trên những ngành đặc sắc và ưu thế .
    Đài Loan , Thung lũng của toàn cầu về linh kiện điện tử , GDP tỷ trọng lớn từ đó .
    VN phải là 20 cái thung lũng , sâu cạn khác nhau !!! Chúng là gì ?
    Last edited: 30/05/2020
  8. Vothuong623

    Vothuong623 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2016
    Đã được thích:
    63.643
    Nhìn số liệu xnk hụt mất khoảng hơn 2% đến gần 3% so với năm 2019, có lẽ nhiều cụ có thể suy nghĩ với số liệu xnk tăng trưởng âm mà kinh tế VN hầu như phụ thuộc xnk theo kiểu 1-1-1 (như bài báo trên) là tín hiệu không tốt nhưng quên chưa nói cái cốt lõi ở đây:

    Tổng kim kim ngạch xnk 5 tháng giảm so với cùng kỳ 2019 khoảng 2-3% tương ứng với giá trị tuyệt đối khoảng 6 tỷ $. Và số giảm này nằm hoàn toàn ở khu vực FDI. Khi kim ngạch nhập khẩu FDI giảm khoảng 2 tỷ, xuất khẩu giảm khoảng 4 tỷ so cùng kỳ.

    Điều đó có nghĩa 5 tháng vừa qua nội địa VN tương đối vững nếu không nói rằng xuất khẩu nội địa đang tăng... :D

    Như vậy cơ sở để tin tưởng rằng kinh tế nội địa ổn định bằng số liệu thực tiễn chứ không phải bằng cảm quan (nghe dịch, nghe báo đài...)

    Điều tiếp theo. Tháng 6 và tháng 7 quý 3 samsung sẽ xuất khẩu 1 lượng lớn màn hình galaxy fold2 với kế hoạch 2-3 triệu chiếc tiêu thụ trong năm nay sẽ khiến số liệu xk khu vực FDI tăng lên...

    Dự đoán rằng cả năm xnk của VN kiểu gì cũng vẫn tăng dương và xuất siêu. :D

    Cơ sở về tăng trưởng GDP 18% năm 2020 vẫn có ... :-P:-P:-P


    Bb các cụ
  9. alexpham263

    alexpham263 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    263.578
    Đơn hàng cũ trong đó nhiều bác ơi. Những đơn hàng lớn đều phải đặt trước từ 6 đến 9 tháng
    Trong nguy vẫn luôn có cơ mà :)
  10. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.066
    Nội địa Việt Nam kg phải tương đối vững mà rất vững đấy bác . TG bơm tiền TTCK tăng nhưng riêng TTCK Việt Nam phải tăng mạnh hơn mới phải vì vừa có dòng tiền đổ vào kiểu nước chảy chỗ trũng vừa có niềm tin vào nội lực ở tương lai .
    Vậy nên , điều chỉnh là tất yếu trong quá trình đi lên để được bền được đẹp nhưng xin đừng bảo VNI không xứng đáng mốc này mốc nọ vì nếu nói xứng đáng thì giờ phải chễm chệ trên 1000 rùi chứ 8xx vẫn chỉ là đang mang thân phận Thị Kính thoai khi so với bình diện chung TG :))
    .
    Chúc các bác ngày CN vui ! @};-@};-@};-%%-%%-%%-~o)~o)~o)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này