Tản Mạn về CPI và TTCK - Phần 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 08/05/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4322 người đang online, trong đó có 364 thành viên. 16:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 8 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 8)
Chủ đề này đã có 629112 lượt đọc và 10492 bài trả lời
  1. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    61.652
    Là do BCM. Sorry các bác nhé!
    mina1811, khoaita2009FBV thích bài này.
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.573
    Ủa. Đâu phsi3 tsi5 em. Anh đang nói thị trường CK này.
    Từ PS. Dòng tiền. CPI. tay to. Blue chip.
    chỉ cần 1 nốt nhạc lạc nhịp trong bảng giao hưởng chung thì sẽ phá nát bảng giao hưởng của VNI trobg thời gian qua. hehe
  3. LaoHit

    LaoHit Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2018
    Đã được thích:
    6.743
    Bám chặt vào ko lạc mất nhau đấy;)
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.573
    Không riêng Việt Nam, outflow toàn cầu đang diễn ra trên diện rộng, vì đâu nên nỗi?
    THỨ 7, 26/05/2018, 08:14
    Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên 15/5, tập trung "xả hàng" VNM

    Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổng giá trị bán ròng của NĐTNN tính từ đầu tháng 2 là 10.6 nghìn tỷ, lớn hơn giá trị mua ròng trong tháng 1 là 5.3 nghìn tỷ. Cộng hưởng tác động từ các yếu tố bên ngoài và bên trong, sự đảo chiều của dòng vốn tại Việt Nam là khá rõ ràng.
    [​IMG]
    NĐTNN không ngừng bán ròng tại TTCK Việt Nam


    Thực tế cho thấy sự tương đồng giữa xu hướng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tại Việt nam với xu hướng dòng vốn trên thế giới. Thời gian gần đây, xu hướng bán ròng của NĐTNN vẫn tiếp diễn, thậm chí tăng tốc.

    [​IMG]

    Theo báo cáo mới nhất của SSI Retail Research, tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổng giá trị bán ròng của NĐTNN tính từ đầu tháng 2 là 10.6 nghìn tỷ, lớn hơn giá trị mua ròng trong tháng 1 là 5.3 nghìn tỷ. Cộng hưởng tác động từ các yếu tố bên ngoài và bên trong, sự đảo chiều của dòng vốn tại Việt nam là khá rõ ràng.

    Dòng vốn qua ETF tuy không bị rút hết nhưng chắc chắn khó lặp lại dòng inflow mạnh như hồi đầu năm. ETF của Vaneck có inflow tương đối tích cực trong tháng 4 nhưng lại bị rút một nửa trong đầu tháng 5.

    Ở góc độ tích cực, lượng vốn góp thông qua M&A của NĐTNN trong 4 tháng đầu năm đạt 2.26 tỷ USD, tăng 67% theo năm. Dòng vốn này đóng góp cho sự ổn định vĩ mô nhưng ít có tác động đến xu hướng của thị trường chứng khoán (TTCK).

    Đỉnh điểm trong phiên 22/5, chứng trường chứng kiến sự sụt giảm mạnh của các cổ phiếu vốn hóa lớn trên cả 2 sàn HoSE và HNX. Thậm chí những mã thuộc top 10 công ty vốn hóa lớn nhất trên sàn cũng giảm trắng bên mua. Tổng mức vốn hóa HoSE chỉ trong phiên hôm ấy đã "bay hơi" gần 88 nghìn tỷ đồng (tương đương 3,85 tỷ USD), khối ngoại bán ròng khá mạnh với 9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 600,47 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Top mua/bán ròng phiên 22/5/2018.

    Bước sang phiên giao dịch 23/5, mặc dù thị trường khép lại với sắc xanh song khối ngoại vẫn có phiên bán ròng khá mạnh với 4,19 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 675 tỷ đồng trên HoSE. Tương tự cho phiên hôm nay 24/5, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng, nhưng áp lực đã giảm dần và chỉ còn 4,32 triệu cổ phiếu, tương ứng 147 tỷ đồng.

    Chính việc bán ròng mạnh theo đánh giá của chuyên gia là một trong những nguyên nhân khiến thị trường có thể diễn biến thảm khốc bất cứ lúc nào. Theo vị này, thị trường cận biên bị bán rất mạnh, thể hiện thông qua dòng vốn ETF ở những thị trường này không có một phiên hồi nào từ đầu tháng 3 đến nay. Một số quốc gia mới nổi như Malaysia, Indonexia, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina cũng chứng kiến dòng vốn tháo chạy, điều này làm ảnh hưởng đến quan điểm đầu tư của các quỹ đang đổ tiền vào thị trường Việt Nam.

    Cục diện toàn cầu thay đổi, outflow diễn ra trên diện rộng

    Trên thế giới, lợi tức trái phiếu của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất 5 năm, chạm ngưỡng 3.0259% vào ngày 25/4/2018, đã làm dấy lên nhiều lo ngại về nguy cơ tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ. Lợi tức trái phiếu tăng gắn liền với dự báo FED sẽ tăng lãi suất nhanh hơn so với dự kiến. FED chắc chắn sẽ nâng lãi suất vào tháng 6 và quan trọng hơn là tỷ lệ dự báo nâng lãi suất 4 lần trong năm 2018 đã tăng lên trên 40%, mức cao nhất từ trước đến nay.

    Cũng như 2 lần trước khi lợi tức trái phiếu Mỹ tăng mạnh (năm 2013 và 2016), chỉ số chứng khoán của thị trường mới nổi đều giảm. Chỉ số MSCI EM Index đã giảm 0.2% kể từ tháng 4 (thời điểm lợi tức trái phiếu tiến sát và vượt 3%) và 6.8% kể từ tháng 2 (thời điểm S&P500 bắt đầu giảm). Khẩu vị rủi ro của giới đầu tư toàn cầu bắt đầu thay đổi kể từ tháng 2, xuất phát từ diễn biến mới tại Mỹ và xu hướng này càng ngày càng thể hiện rõ hơn khi xuất hiện thêm những bất ổn mới, bắt đầu từ chiến tranh thương mại và sau đó là căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông.

    Hệ quả của xu hướng đó là vào tuần đầu tháng 5, hầu như toàn bộ các nhóm quỹ ở thị trường mới nổi và phát triển đều có outflow. Đặc biệt nhất là nhóm quỹ GEM (global emerging market fund) có outflow tăng lên mức cao nhất 69 tuần. 70 tuần trước đó, tháng 12/2016 là thời điểm Donald Trump mới thắng cử, kéo theo làn sóng rút vốn ồ ạt ở EM.



    Ben Bernanke đưa ra tín hiệu chấm dứt QE năm 2013, Donald Trump thắng cử 2016 là 2 cú hích khiến giới đầu tư thay đổi chiến lược phân bổ tài sản theo hướng rút khỏi EM. Tuy nhiên sau đó khi triển vọng FED nâng lãi suất bị đẩy xa hoặc khả năng thực thi chính sách của Donald Trump bị nghi ngờ, dòng vốn lại quay trở lại EM, hay các tài sản rủi ro khác. Riêng năm 2018, không có một cú hích rõ rệt nào mà nó là một quá trình kéo dài với biểu hiện rõ dần của chính sách Donald Trump.

    Cá tính, quan điểm và đường lối kinh tế của Donald Trump là rất rõ ràng. Nếu các chính sách của Donald Trump thực sự được thực thi cùng với việc FED nâng lãi suất và bán dần trái phiếu, xu hướng dòng vốn ở các thị trường mới nổi sẽ không sớm đảo chiều giống như đã diễn ra vào năm 2013 hay 2016. Đây là chưa kể đến các rủi ro mới như nguy cơ "hạ cánh cứng" của Trung Quốc do chiến tranh thương mại, lạm phát bắt nguồn từ giá dầu.

    Vẫn còn có một số lý do để hy vọng cho EM

    Tuy nhiên, trong quá khứ đã có nhiều thời điểm lợi tức trái phiếu Mỹ cao hơn 3%, FED nâng lãi suất liên tục nhưng không kéo theo suy thoái. Chỉ khi điều kiện kinh tế thuận lợi FED mới nâng lãi suất và tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ kéo theo tăng trưởng của toàn cầu. Tăng trưởng mới là sức hút lớn nhất với dòng vốn như đã từng thể hiện vào tháng 1/2018.

    Trong khó khăn sẽ luôn có hy vọng, nhưng khó khăn là điều đang hiện diện, hy vọng là điều có thể xảy ra trong tương lai. Trước mắt, nhóm thị trường EM sẽ phải đối mặt với 1 khó khăn không nhỏ và có thể kéo dài hàng tháng trước khi những diễn biến mới (khó biết trước) làm thay đổi cục diện. Khó khăn này sẽ không loại trừ một quốc gia nào. Giá dầu tăng sẽ làm nước Nga hưởng lợi, nhưng dòng vốn tại Nga đã bị rút 3 tuần liên tiếp và outflow tuần gần nhất là cao nhất 44 tuần.

    Bên cạnh đó, căng thẳng Trung Quốc với Mỹ thời gian qua đã gián tiếp tác động đến dòng vốn. Theo SSI, rất có thể Trung Quốc đã dùng các quỹ ở nước ngoài để chuyển tiền về nước. Nhìn chung, tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cho dù không trực tiếp ảnh hưởng đến dòng vốn tại 2 quốc gia này nhưng lại đang tạo ra nhiều biến số mới làm gia tăng rủi ro chung.
    mina1811, khoaita2009, Binh Yen3 người khác thích bài này.
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.573
    Chủ tịch HOSE lên tiếng sau bài báo của Bloomberg về TTCK Việt Nam
    THỨ 7, 26/05/2018, 23:14
    1CHIA SẺ


    Ông Lê Hải Trà, người đứng đầu HOSE cho rằng, VN-Index mang giá trị lịch sử và nghiên cứu học thuật nên sẽ không thể thay đổi cách tính với chỉ số này.
    [​IMG]
    Ông Lê Hải Trà, Chủ tịch Sở GDCK TP HCM
    Vừa qua, ông Lê Hải Trà, Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đã có những chia sẻ liên quan đến chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.


    Theo ông Trà, VN-Index là chỉ số đầu tiên của thị trường, được tính theo giá trị vốn hóa của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE. Cách tính của VN-Index là một trong những phương pháp xác định chỉ số phổ nhất trên thế giới.

    Với cách tính này, VN-Index sẽ bị ảnh hưởng nhất định từ các cổ phiếu có vốn hóa lớn. Những mã có giá trị thị trường càng lớn càng tác động nhiều đến chỉ số. Hiện nay, ba cổ phiếu VIC, VRE và VHM của Tập đoàn Vingroup, CTCP Vincom Retail và CTCP Vinhomes chiếm 23% tổng vốn hóa sàn HOSE (3,18 triệu tỷ đồng), do đó sẽ có ảnh hưởng lớn với VN-Index.

    Tuy nhiên, ông Trà cho rằng, dù có nhược điểm, cách tính của VN-Index vẫn không thể thay đổi vì VN-Index là 1 loại chỉ số có giá trị lịch sử và nghiên cứu học thuật trên thị trường. Mặt khác, tới nay rất nhiều chỉ số khác đã được xây dựng để phục vụ cho những mục đích khác nhau của sở giao dịch, nhà đầu tư, quỹ đầu tư…Đơn cử như để phục vụ cho mục đích phát triển các sản phẩm đầu tư mới, VN30-Index đã ra đời, đây là chỉ số được tính theo vốn hóa thị trường nhưng có điều chỉnh tỷ lệ chuyển nhượng tự do và hạn chế tỷ trọng. Ví dụ, khi mã VRE được vào VN30-Index, giá trị vốn hóa của cổ phiếu này trong bộ chỉ số sẽ được điều chỉnh còn khoảng 33.000 tỷ đồng, (giảm so với con số 88.000 tỷ đồng trong VN-Index).

    Điều này lý giải vì sao ETF hay hợp đồng tương lai được phát triển dựa trên VN30-Index mà không phải VN-Index. Bên cạnh chỉ số VN30, bộ chỉ số HOSE Indices còn bao gồm VN100, VNAllshares, VNMidcap, VNSmallcap, 10 chỉ số ngành, chỉ số phát triển bền vững. Các chỉ số này được tính toán theo thông lệ quốc tế có bản quyền. Trong tương lai, ông Trà cho biết, Sở sẽ tiếp tục xây dựng các bộ chỉ số khác nữa.



    Những chia sẻ của vị Chủ tịch HOSE được đưa ra ít hôm, sau khi trang tin Bloomberg có bài viết với nhận định chứng khoán Việt Nam nên được giữ ở nhóm thị trường cận biên bởi nhiều lý do, trong đó có việc một vài cổ phiếu niêm yết trên sàn có sức chi phối lớn đến thị trường như VHM, VRE, VIC, SAB...

    Sau khi cổ phiếu VHM lên sàn, top 5 mã lớn nhất thị trường là VHM, VCB, GAS, VIC và VNM chiếm tỷ trọng 40% trong rổ cổ phiếu của VN-Index. Theo đó, phóng viên của trang tin nước ngoài cho rằng Việt Nam không phải là sân chơi của những nhà đầu tư giá trị, “kiểu cũ”.
    mina1811, khoaita2009, Binh Yen3 người khác thích bài này.
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.573
    Chứng khoán Phú Hưng là một trong số ít công ty chứng khoán vốn điều lệ chỉ 500 tỷ nhưng thường xuyên duy trì khoản vay nợ ngắn hạn các ngân hàng khác với mức cao. Dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ đến cuối tháng 3/2018 của Phú Hưng lên đến 860 tỷ đồng.
    [​IMG]
    Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (mã chứng khoán PHS) thông báo nội dung hợp đồng vay vốn đã được HĐQT thông qua.


    Theo nội dung nghị quyết, công ty đã thông qua:

    -Nội dung hợp đồng hạn mức tín dụng với ngân hàng Chang Hwa với giá trị khoản vay 5 triệu USD. Thời hạn vay một năm kể từ ngày ký hợp đồng đến ngày 31/3/2019. Lãi suất là USD Libor 1 tháng +1,5% hoặc USD TAIFX 1 tháng +1,1% tuỳ theo cái nào cao hơn sẽ chọn và phải cao hơn lãi suất thấp nhất của Chang Hwa. Chứng khoán Phú Hưng không cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay.

    -Hợp đồng hạn mức với Ngân hàng thương mại First Bank chi nhánh TP.HCM với giá trị khoản vay 2 triệu USD. Thời hạn vay 1 năm kể từ ngày ký hợp đồng đến ngày 17/5/2019. Lãi suất Libor+1,7% và Chứng khoán Phú Hưng sẽ phải chịu nếu (TAIFX-LIBOR-0,3%)>0. Chứng khoán Phú Hưng không cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay.

    -Hợp đồng hạn mức tín dụng với Ngân hàng Cathay United, chi nhánh Chu Lai về việc điều chỉnh hạn mức vay.

    -Hợp đồng hạn mức tín dụng với ngân hàng Thương mại Quốc tế Mega về việc điều chỉnh lãi suất.

    Chứng khoán Phú Hưng là một trong số ít công ty chứng khoán vốn điều lệ chỉ 500 tỷ nhưng thường xuyên duy trì khoản vay nợ ngắn hạn các ngân hàng khác với mức cao, dư nợ vay ngắn hạn cuối quý 1/2018 lên đến hơn 560 tỷ. Dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ đến cuối tháng 3/2018 của Phú Hưng lên đến 860 tỷ đồng.

    Lượng tiền công ty "vay nóng" từ các ngân hàng trong và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài mỗi quý lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Thường thì, công ty vay, trả trong kỳ với lượng tiền lớn.



    [​IMG]
    Chứng khoán Phú Hưng liên tục vay, trả hàng nghìn tỷ đồng mỗi quý tại các ngân hàng

    Nhờ liên tục xoay vòng dòng tiền vay từ các ngân hàng, dù các nghiệp vụ như môi giới, lưu ký…chỉ mang về khoảng 15 tỷ đồng doanh thu nhưng tổng cộng doanh thu hoạt động quý 1/2018 lên đến 43,2 tỷ đồng. Chủ yếu doanh thu đến từ lãi từ các khoản cho vay và phải thu. Công ty đạt lợi nhuận sau thuế 12,6 tỷ đồng quý 1/2018, tăng mạnh so với con số 2,4 tỷ đồng cùng kỳ.


    Hải An
    Theo Trí Thức Trẻ
    mina1811, khoaita2009, Binh Yen3 người khác thích bài này.
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.573
    Đại gia Lê Viết Hải chơi quả đậm 3 triệu USD

    Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) vừa đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu HBC trong thời gian 30/5-28/6.

    Đây là lần thứ 2 ông Lê Viết Hải đăng ký mua số lượng lớn cổ phiếu HBC để nâng tỷ lệ sở hữu trong bối cảnh cổ phiếu HBC rớt giá thảm hại, bắt đầu từ cuối tháng 10/2017. Với mức giá HBC hiện khoảng 38.000 đồng/cp, ông Hải sẽ phải bỏ ra hơn 3 triệu USD.

    Trước đó, trong tháng 1/2018, ông Lê Viết Hải đã hoàn tất mua 945.000 cổ phiếu HBC để nâng tỷ lệ sở hữu lên 16,5% vốn HBC như hiện tại.

    Cổ phiếu HBC giảm mạnh bắt đầu từ tháng 10/2017 sau khi dính tin đồn bị Khaisilk xù nợ hàng ngàn tỷ đồng. Doanh nghiệp này sau đó còn dính nghi án có quan hệ thân thiết với Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm), một doanh nhân đã bị bắt và khởi tố với một loạt tội danh, trong đó có liên quan tới sai phạm mua bán đất công tại Đà Nẵng.

    [​IMG]

    Gia đình tỷ phú USD mới xuất hiện

    Với mức giá 128 ngàn đồng, Techcombank lên sàn sẽ có vốn hóa 149.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 6,5 tỷ USD. TTCK sẽ chứng kiến sự xuất hiện của một doanh nhân gốc Đông Âu giàu có ngang tầm tỷ phú USD. Trước thời điểm Ngân hàng Techcombank lên sàn của nhóm người nhà ông Hồ Hùng Anh đã có một loạt thương vụ mua bán cổ phiếu.

    Hiện ông Hồ Hùng Anh sở hữu 13,1 triệu cổ phiếu Techcombank. Vợ con và mẹ ông Hùng Anh nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu TCB. Nhà ông Hồ Hùng Anh sẽ nắm tổng cộng 159,3 triệu cổ phiếu TCB, tương đương gần 14% vốn điều lệ.

    Vợ ông Lê Phước Vũ muốn bán hết vốn khỏi Hoa Sen

    Công ty do vợ ông Vũ làm Chủ tịch thoái vốn khỏi Tập đoàn Hoa Sen trong bối cảnh cổ phiếu HSG đang giảm giá rất mạnh và chưa có dấu hiệu dừng lại.

    [​IMG]

    Công ty TNHH MTV Tâm Thiện Tâm nơi bà Hoàng Thị Hương Xuân (vợ ông Lê Phước Vũ) làm Chủ tịch vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 19 triệu cổ phiếu HSG, tương đương 5,49% vốn Hoa Sen.

    Tâm Thiện Tâm là công ty do bà Hoàng Thị Hương Xuân, vợ ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen, làm Chủ tịch. Bà Xuân cũng là em gái ông Hoàng Đức Huy, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen.

    Đại gia Nguyễn Đức Tài gặp khó với Bách Hoá Xanh

    Trong buổi gặp gỡ các nhà đầu tư quý I mới đây, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT TGDĐ, đánh giá, chiến lược đưa Bách Hóa Xanh vào các khu dân cư là "hơi vội vàng".

    “Có khả năng thegioididong.com và Điện Máy Xanh sẽ phải gánh vác doanh thu của Bách Hóa Xanh. Khi giảm con số cửa hàng mở mới trong năm nay, Bách Hóa Xanh cũng sẽ giảm được số lỗ”, ông Tài nói.

    Trước mắt, lợi nhuận năm 2018 tăng trưởng thấp hơn các năm trước, do phải tạm bù lỗ cho chuỗi Bách Hóa Xanh.

    TÀI TRỢ
    [​IMG]
    ĐAU LƯNG gần như bất động vì gai cột sống, thoát vị đĩa đệm: Bà Liễu đi lại “ro ro” sau 2 tháng
    Tin tài trợ

    [​IMG]
    Mắc gút vẫn “yêu” sung mãn nhờ bài thuốc bổ thận bí truyền của Vua Voi
    Tin tài trợ


    [​IMG]
    [​IMG]

    Năm 2018, mũi nhọn của TGDĐ là chuỗi Thegioididong.com cũng bước vào giai đoạn thoái trào lần đầu tiên trong lịch sử thành lập. Doanh nghiệp này không còn gia tăng số lượng cửa hàng như nhiều năm trước mà bắt đầu thu hẹp quy mô.

    Công ty du lịch của ông Đặng Văn Thành lãi đột biến

    Báo cáo tài chính quý đầu năm 2018 của Công ty cổ phần Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality) ghi nhận 265 tỷ đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 265 tỷ đồng. Con số này tăng hơn bốn lần so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 30% kế hoạch năm, nhờ công suất và giá phòng bình quân khách sạn cao cấp được cải thiện.

    Tỷ trọng đóng góp doanh thu không có nhiều thay đổi khi mảng khách sạn tiếp tục chiếm hơn 52%, tiếp đến là khu vui chơi, nhà hàng và dịch vụ lữ hành.VNG là doanh nghiệp cốt lõi trong lĩnh vực du lịch của Tập đoàn Thành Thành Công, quản lý bởi gia đình ông Đặng Văn Thành. Công ty đang vận hành chuỗi hoạt động khép kín với bốn nhóm ngành chính tại 7 tỉnh thành.
    mina1811, khoaita2009, Binh Yen2 người khác thích bài này.
  8. 1997

    1997 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2016
    Đã được thích:
    556
    Bất hợp lý thì nên nghiên cứu sửa đổi chứ sao vin vào mấy căn cứ vô lý để chặn đứng khả năng phát triển như vậy, thị trường ngày nay qá khác ngày xưa rồi. Ông ấy đứng chỗ cao mà nói chắc như đinh đóng cột thế thì ai dám phát biểu nữa
    @FBV cuối tuần sao rãnh qá ngồi post bài vậy a. Ko đi chợ sắm mồi nhậu à
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.573
    Đi chợ xong.
    Đang cafe. Cafe lướt web chút ấy muh. Lười viết. hehe

    Lần đầu tiên nghe 2 từ VNI học thuật. Nó cũng giống như thuật ngữ : Chịu trách nhiệm chính trị. Hoặc Đường cong mềm mại của đường sắt cát linh... Đại loại như vậy

    Nhưng đừng trách. Nhiệm vụ của nhà đầu tư chúng ta là phải hiểu ý câu nói ấy. hehe
    --- Gộp bài viết, 27/05/2018, Bài cũ: 27/05/2018 ---
    Chắc chỉ mình ông ấy có học thuật thui. hehe
  10. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    61.652
    Đính chính bài viết liên quan đến H.SG
    1. Bà Hoàng Thị Xuân Hương chứ không phải Hương Xuân
    2. Bà Xuân Hương hiện đã li dị chồng nên gọi là vợ cũ mới đúng
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này