Tản Mạn về CPI và TTCK - Phần 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 08/05/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3079 người đang online, trong đó có 284 thành viên. 13:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 632679 lượt đọc và 10492 bài trả lời
  1. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    @FBV cho @vietinbanksc phang từ nay đến hết tháng 10 kiểu gì chả vô địch ...:Dnhưng mà nhìn thấy @FBV ăn cá chình thì @vietinbanksc lại thấy thòm thèm=))
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.138
    Hehe. Mới đầu tháng @khoaita2009 ui. keke
  3. vietinbanksc

    vietinbanksc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2017
    Đã được thích:
    112.244
    Vâng cá chình thì em nhường cả cho lái khoai ạ :))
    DA gờ chốt dần cũng có 20% chẳng ham hố thòm thèm gì nữa đâu he he:))
    Chúc cả nhà cơm trưa ngon miệng:drm
    Ami18, dancaychoitrung, FBV2 người khác thích bài này.
  4. dancaychoitrung

    dancaychoitrung Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/06/2015
    Đã được thích:
    13.440
    Nghe @vietinbanksc nói thấy mê
    Chứng mà uýnh thế khỏi chê chỗ nào
    Có ai muốn học làm giàu
    Nhờ Vietinbanksc phiếm hàng vào là kê ô. :D:)):)):))
  5. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.509
    Họ phím hàng ngay đáy
    Mình túm váy chui vô
    Họ phím hàng ngay đỉnh
    Mình vô họ úp bô=))
  6. RomanticStory

    RomanticStory Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Đã được thích:
    94.967
    Trưa Hà Nội mưa, anh lại ngồi cafe và nhớ em, Mina @mina1811

    (Viết nhiều rồi cũng hơi cạn ý tưởng nên giờ xào lại bài cũ, cũng đúng dịp :D)

    Sau một đợt điều chỉnh tương đối, làm thay đổi xu hướng trung hạn thì sẽ có những phiên "cá hồi". Bao nay vẫn vậy. Xuống quá thì lên.
    Cá hồi yếu thì nhảy vào mồm gấu và sớm bị ăn thịt. Nhưng cũng có những đợt sóng hồi mạnh mẽ, như thể sẽ xô ngã thị trường con gấu.
    Còn để thực sự chuyển từ thị trường con gấu sang thị trường con bò thì lại cần nhiều điều kiện hơn nữa.

    Những người mua đúng đỉnh, đã lỗ và không cắt lỗ trong đau khổ, sẽ như càng đau khổ hơn khi phân vân nên cầm hay nên bán ra cổ phiếu, kiểu như mấy phiên nay.

    Khi thị trường chạm đáy (có thể chỉ là ngắn hạn). Những người đã tạm bắt đúng đáy thì không nói làm gì, vì dù sao họ chủ động hơn, tự tin hơn với giá vốn thấp hơn. Trong khi đó, những người kẹp hàng, thì chưa bị sức ép tâm lý, hoặc chưa bị buộc phải bán ra ở đáy đã là may mắn lắm rồi. Dù số ít có mua được đúng đáy để bình quân giá, thì vẫn hay ở trang thái hoang mang, nghi ngờ. Nhiều người có thể rơi vào tâm trạng chỉ muốn thị trường hồi lại rồi nhanh chóng bán tháo tất cả và rời bỏ thị trường.
    Bi quan, không tỉnh táo thì càng dễ đánh mất cơ hội.

    Khi thị trường có những phiên tăng trở lại đủ T+3, dù là kẹp hàng thì bạn hãy lạc quan với ý nghĩ rằng chính bạn cũng đã mua được số cổ phiếu đang có sẵn trong tài khoản, từ đáy. Tạm quên lỗ đi. Bạn đang có lợi thế T+ để chủ động quyết định thời điểm bán hợp lý nhất có thể.

    Kinh nghiệm là trong khi các bạn khư khư giữ cổ phiếu giảm từ vùng đỉnh về đến vùng đáy mà không chịu bán, thì khi giá đi lên, bạn lại có tâm lý: hoặc là vội vàng bán ra ngay khi mới tăng 1, 2 phiên; hoặc lại tiếp tục giữ khư khư cho đến khi nào bằng hoặc hơn giá mua vào thì mới bán, để ít nhất cũng hoà vốn. Đâu có dễ như thế :D

    Cái bạn cần là sự linh hoạt, cần tránh vội vàng bán quá sớm ngay trong phiên thị trường quay đầu, hoặc phiên liền sau đó khi quán tính thị trường còn lên nữa, để dễ bị mất hàng trong tiếc nuối.

    Và bạn cũng không nên máy móc cố chờ cổ phiếu trong danh mục trở về giá mua vào trước đây thì mới bán. Vì giá mua có thể rất cao, trong khi thực tế thị trường phải vận động khá lâu mới về vùng giá đỉnh cũ (hòa vốn), trừ một vài mã cổ phiếu "điên". Mà một khi bạn đã dính vào cổ phiếu "điên" muốn ăn bằng lần, thì nó giảm cũng đã bằng lần.

    Những người thực sự mua được từ đáy thường có tâm lý chốt lời T+, hoặc khi đã đạt kỳ vọng lãi 5-10% trong xu hướng điều chỉnh là họ sẵn sàng chốt lời.
    Ai cũng muốn mình lãi, bán ra rồi chờ mua lại giá rẻ hơn, trong khi còn tranh tối tranh sáng.

    Nếu sức mua áp đảo, giá tăng liên tục đến mức mà giá đã vượt mức mua ban đầu của bạn thì không nói làm gì nữa. Nhưng thông thường thì trong ngắn hạn, nó sẽ chỉ tăng đến mức độ nào đó, thấp hơn, và rồi bị chốt lời mạnh, lại giảm. Bạn cần quan sát, nếu có đột biến khối lượng giao dịch sau mấy phiên tăng nóng, thì hãy nghĩ đến đỉnh ngắn hạn và bán nhanh kẻo muộn.
    Có thêm lượng tiền mặt, đỡ lỗ hơn trước, bạn sẽ lạc quan và chủ động trong việc mua bán, tìm cơ hội mới.

    Giá tăng rồi có thể lập đỉnh ngắn hạn, thậm chí có khi tạo đỉnh khá cao, rồi lại giảm sâu. Vì ngay sau khi rơi từ đỉnh xuống, dòng tiền khó mà lạc quan quay lại ngay. Cần có những phiên rũ cung thực sự, giá và lượng đều tăng mạnh ở ngay vùng đáy, với giao dịch suy kiệt trước đó, chứ không phải khi giá đã đi lên được vài phiên, nhiều mã đã lãi đến 20% rồi.

    Chỉ khi nào cơ hội lập đáy và đi lên đã rõ ràng nhất, các yếu tố thuận lợi cùng xuất hiện, diễn biến thị trường sức mua vào mạnh nhiều phiên thì khi đó, các chỉ báo phân tích kỹ thuật phản ánh lại trên đồ thị sẽ đều cho thấy khả năng thay đổi xu hướng khá rõ ràng, thì khi đó, bạn mới nên yên tâm rằng không phải lúc bán, mà nên nắm giữ và mua thêm cổ phiếu nếu còn tiền.

    Lưu ý là đối với một số cổ phiếu, dù thị trường chung có thể giảm tiếp thì mức giá của nó cũng đã ở vùng đáy rồi, thậm chí sẽ không thấp hơn nữa. Khi đã có những cổ phiếu như vậy trong tài khoản, bạn hãy kiên nhẫn nắm giữ với mục tiêu dài hơi hơn, để có thể có lợi nhuận cao hơn.
    stck, cafit, nhudaquen14 người khác thích bài này.
    Binh YenFBV đã loan bài này
  7. dancaychoitrung

    dancaychoitrung Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/06/2015
    Đã được thích:
    13.440
    Cái chuyện oánh break họ hô
    Em thường rất sợ cái bô úp đầu
    Vào nên nhìn trước nhìn sau
    Dù nhìn kĩ mấy vẫn đau như thường. :D:)):)):))
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.138
    Ồn ào như chợ lúc đông
    Nháo nhào như vịt lội đồng tắm mương
    Nghĩ muh giận rồi lại thương
    Chợ chứng như thế vấn vương bao người
    --- Gộp bài viết, 01/06/2018, Bài cũ: 01/06/2018 ---
    Cá chình mấy khúc FBV mầm hết rồi. Khi nào công tác ra HN thì mới có.... hehe
  9. vietinbanksc

    vietinbanksc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2017
    Đã được thích:
    112.244
    He he buổi sáng thong thả chủ động chốt giá cao, buổi chiều nhìn lại nhiều cp thi nhau chạy xuống kìa.:))
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.138
    Tạm dừng chờ mặt cho thị trường tăng


    NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngắn hạn với Agribank từ 1% lên 3%
    THỨ 5, 31/05/2018, 22:54
    Theo Trí Thức Trẻ

    NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngắn hạn với Agribank từ 1% lên 3%
    THỨ 5, 31/05/2018, 22:54
    43CHIA SẺ


    Hiện Agribank chỉ bị áp tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1% cho tất cả các kỳ hạn, nhưng từ tháng 6/2018 sẽ bị thay đổi tăng mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên bình đẳng với các ngân hàng thương mại khác.
    [​IMG]
    Ngày 29/5/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 1158/QĐ-NHNN về tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là TCTD) như sau:


    Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ là 0%;

    Ngân hàng Chính sách: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Chính phủ;

    Các TCTD trong trường hợp được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0% đối với tất cả các loại tiền gửi không phải báo cáo NHNN về số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc theo quy định về dự trữ bắt buộc đối với các TCTD;

    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Hợp tác xã (Co-opBank) và các TCTD còn lại áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau: Tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng VND kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ của TCTD ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

    Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng thì Agribank và Co-opBank áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc còn các TCTD khác là 8%;



    Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên với Agribank và Co-opBank là 5% còn các TCTD khác là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

    NHNN cho biết, Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 6 năm 2018 và thay thế các Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009, số 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011 và số 1972/QĐ-NHNN ngày 31/8/2011 của Thống đốc NHNN.

    Như vậy, so với quy định hiện hành thì dự trữ bắt buộc của Agribank là có thay đổi lớn nhất. Agribank trước nay chỉ bị áp dụng tỷ lệ dự trữ 1% cho tất cả các kỳ hạn thì nay đã thay đổi lên 3% cho các kỳ hạn dưới 12 tháng - bình đẳng với các TCTD khác.
    Binh Yen, ong2015, XuanTocXanh3 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này