1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản Mạn về CPI và TTCK - Phần 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 12/07/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5768 người đang online, trong đó có 640 thành viên. 21:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 797488 lượt đọc và 7879 bài trả lời
  1. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.374
    Cách làm nước ép chanh dây ngon tuyệt
    [​IMG]
    Mời mọi người thưởng thức á
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.058
    https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/quang-nam-xay-ra-hai-tran-dong-dat-trong-ba-phut-3784372.html
  3. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.746
    Trước đến giờ , cũng chỉ nghe nói và biết sơ về cái gọi là chu kỳ kinh tế chứ mình cũng kg có đk nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về nó như các bác . Thời gian gần đây , ai cũng bảo đến hẹn lại lên rồi đấy khi chu kỳ mang tên 10 năm đã điểm :)) 8-x
    Và hôm nay , nghe @FBV nói thế nên cũng có hứng thú , tìm hiểu chút và share lên đây cùng cả nhà xem thêm , tiền bối nào có điều gì hay và mới mẻ xin chia sẻ , còn bạn nào lơ mơ như mình có dịp hiểu thêm một chút và cùng xem thử hiện nay ta đang ở đâu nhé Và có tạm quên được hay kg :D

    Hầu như mọi thứ đều có tính chu kỳ từ sự vật , hiện tượng , hay cả vòng đời của mỗi sinh vật sống , Và nền kinh tế cũng kg ngoại lệ khi nó nằm trong vòng quay của vũ trụ. Bất kì nền kinh tế nào sau một thời gian dài phát triển và tích lũy giá trị thặng dư đều sẽ tạo ra một lượng tài sản quá lớn, và chính điều đó sẽ làm cho nền kinh tế trở nên bất ổn, lạm phát tăng cao, lãi suất nhảy vọt, dòng tiền xảy ra vấn đề ... và cuối cùng là khủng hoảng xảy ra. Chỉ có điều , mức độ và tg có thể khác nhau , như một người sống tốt , dù cũng kg tránh khỏi sinh, lão, bệnh những lúc trái gió trở trời , nhưng mức độ nhẹ thì vượt qua nhanh chóng , thọ 100 tuổi, ra đi một cách yên bình như chìm vào giấc ngủ để đến một TG mới , và một kẻ ăn chơi vô độ , chơi cả ma tuý bị nhiễm HIV nên 30 tuổi là tèo , chết trong vật vã và phải xuống địa ngục . :))

    Một chu kỳ KT gồm 4 giai đoạn : khủng hoảng, phục hồi , phát triển và hưng thịnh.
    1. - Khủng hoảng : Hàng hoá dư thừa , lượng tiền mặt lưu thông ngoài thị trường quá nhiều, dẫn đến lạm phát tăng cao, lãi suất trên mây, dòng tiền bất ổn, sx bị đình trệ , thất nghiệp cao , bong bóng các loại hình đt phi sx phình to và cuối cùng là nổ và khủng hoảng.
    2. - Hồi phục : GĐ hàn gắn vết thương, lạm phát thấp, lãi suất ưu đãi , các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất. Công nhân lại được thu hút vào làm việc; mức sản xuất đạt đến quy mô cũ, vật giá tăng lên, lợi nhuận do đó cũng tăng lên.
    3. - Phát triển : Đây là giai đoạn êm đềm và ổn định nhất khi dân tình yên ổn làm ăn, lạm phát & lãi suất tăng nhẹ & đều qua các năm , sản xuất phát triển , ln các DN ngày càng tăng , tiền lương tăng , nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hoá tăng, xí nghiệp được mở rộng và xây dựng thêm.
    4. - Hưng thịnh : Sau 1 thời gian dài phát triển và tích lũy , đa phần gt thặng dư tăng lên , tiền trở nên dư thừa nên nhu cầu hưởng thụ tiêu xài tăng lên , các loại hình dịch vụ tăng giá , đất đai BĐS , CK , Vàng tăng giá , lạm phát bắt đầu tăng . Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, lãi suất tăng , năng lực sản xuất lại vượt quá sức mua của xã hội. Do đó, lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới...
    Trong điều kiện hiện nay, với những bài học kinh nghiệm cũng như có sự can thiệp tích cực của bàn tay hữu hình vào quá trình kinh tế mặc dù không triệt tiêu được khủng hoảng và chu kỳ nhưng đã làm cho tác động phá hoại của khủng hoảng bị hạn chế bớt và sẽ có những sự thay đổi .

    Cũng có một số cuộc khủng hoảng như cuộc Khủng hoảng nợ công châu Âu với điểm bùng nổ đầu tiên là Hy Lạp vào đầu năm 2010 , sau đó lan rộng ra các nước châu Âu như Ireland, Tây Ban Nha, Síp và Bồ Đào Nha...
    Sự nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng đã tạo nên bong bóng CK và BĐS ở TQ năm 2015
    Và sự kiện TQ phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ năm 2015 đã khiến cho TT Tài chính toàn cầu trong đó có ViệtNam chao đảo
    Nhưng sau rốt , đều đã được khắc phục và không quá nghiêm trọng cũng như lây lan đến toàn cầu
    ***
    Điểm lại 5 cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong lịch sử thế giới
    Theo Britannica, 5 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất thế giới thì có đến 2 cuộc xảy ra tại Mỹ vào giai đoạn 1929-1939 và 2007-2008.
    1. Khủng hoảng tín dụng 1772

    [​IMG]

    Khủng hoảng tín dụng năm 1772 khởi đầu từ London, cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan ra toàn châu Âu.

    Những năm 1760 và 1770, vương triều Anh trở nên vô cùng giàu có nhờ vào thương mại và thuộc địa.

    Các ngân hàng nước này phóng khoáng hơn trong việc cho vay tín dụng với niềm tin về một viễn cảnh thịnh vượng. Ngày 8/6/1772, Alexander Fordyce - một trong những đối tác của ngân hàng Neal, James, Fordyce, và Down - mang theo khoản nợ chưa thanh toán chạy trốn sang Pháp.

    Tin tức lan nhanh và dấy lên sự hỗn loạn cho các ngân hàng Anh. Các chủ nợ đứng chật kín trước của ngân hàng đòi rút tiền. Khủng hoảng lan nhanh đến Scotland, Hà Lan, nhiều vùng khác ở châu Âu và các thuộc địa khu vực châu Mỹ của Anh. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng được xem là 1 trong những tác nhân dẫn đến nổi loạn tiệc trà Boston và Cách mạng Mỹ (hình trên).

    2. Đại suy thoái 1929-1939

    [​IMG]

    Đại suy thoái 1929-1939 khiến 1/4 người dân Mỹ bị thất nghiệp

    Đây được xem là cuôc khủng hoảng tài chính kinh tế tồi tệ nhất của thế kỷ 20. Nhiều người cho rằng sự sụp đổ ở thị trường chứng khoán phố Wall 1929 là nguồn gốc khủng hoảng và những quyết định chính sách sai lầm chính phủ Mỹ càng làm cho nó thêm nghiêm trọng.

    Cuộc suy thoái kéo dài gần 1 thập niên đã ghi nhận mức thua lỗ khổng lồ, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục cùng với việc sản xuất lao dốc, đặc biệt ở những nước công nghiệp hóa. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chạm tới mức đỉnh 25% vào 1933.

    3. Khủng hoảng giá dầu OPEC 1973

    [​IMG]

    Cuộc khủng hoảng giá dầu khiến chỉ số FT30 của Sở Giao dịch Chứng khoán London bốc hơi 73% giá trị, GDP của Mỹ giảm 3,2%

    Khủng hoảng nổ ra khi các quốc gia thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định trả đũa nước Mỹ vì hỗ trợ vũ trang cho Israel trong thời kỳ chiến tranh lần thứ tư giữa Arab và Israel.

    Các nước OPEC tuyên bố cấm vận dầu mỏ, ngừng xuất khẩu dầu cho Mỹ cũng như các nước đồng minh, dẫn đến việc thiếu dầu trầm trọng và tăng giá dầu, nặng nề hơn là khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và nhiều quốc gia phát triển.

    Tình hình lạm phát cao gây ra bởi giá xăng dầu tăng và kinh tế suy thoái do khủng hoảng kinh tế diễn ra cùng lúc. Thời kỳ lạm phát đình trệ - stagflation - được nhiều nhà kinh tế học ghi nhận. Phải tốn đến vài năm sau đó thì sản xuất kinh doanh mới hồi phục và lạm phát trở về mức trước khi khủng hoảng xảy ra.

    4. Khủng hoảng châu Á 1997

    [​IMG]

    Người đàn ông đứng nhìn mức giá đóng cửa của chỉ số chứng khoán Hang Seng Index, tháng 12/1998

    Khủng hoảng xảy ra ở Thái Lan năm 1997 và lan rộng đến các nước Đông Á. Dòng vốn đầu cơ từ các nước phát triển đổ vào các quốc gia Đông Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hong Kong và Hàn Quốc.

    Dòng vốn khổng lồ tạo ra tín dụng phóng khoáng, tích lũy nợ ở những nền kinh tế này. Vào tháng 7/1997, chính phủ Thái Lan đã xóa bỏ tỷ giá hối đoái cố định với đồng dollar vốn đã tồn tại quá lâu, dẫn đến thiếu ngoại tệ trong thị trường.

    Thị trường tài chính châu Á trở nên hỗn loạn, nhanh chóng kéo theo hàng triệu USD đầu tư nước ngoài ồ ạt rút đi. Hiệu ứng lan tỏa khiến cho các nhà đầu tư lo sợ sự sụp đổ thị trường Đông Á có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFM) đã phải vào cuộc bằng việc đưa ra gói hỗ trợ cho những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất - nhằm tránh việc vỡ nợ xảy ra.

    5. Khủng hoảng tài chính 2007-2008

    [​IMG]

    Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán). Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp.

    Bắt nguồn khi bong bóng nhà đất ở Mỹ sụp đổ, cuộc khủng hoảng đã khiến cho Ngân hàng Lehman Brothers (một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới) phá sản, kéo theo hàng loạt những doanh nghiệp và thể chế tài chính chủ chốt đến trên bờ vực sụp đổ.

    Chính phủ lúc đó đã phải đưa ra khoảng cứu trợ lớn chưa từng có. Sau gần một thập niên, khi mà hàng triệu việc làm và hàng tỷ USD lợi nhuận bốc hơi, thị trường mới có dấu hiệu phục hồi.

    Trần Kim Bảo Quốc (Theo Britannica)

    Sau đây là ý kiến chuyên gia trong tình hình hiện nay :
    Dù vẫn còn những ý kiến khác nhau về nguy cơ xảy ra chu kỳ khủng hoảng 10 năm, song các chuyên gia kinh tế đều thống nhất rằng, không thể chủ quan, cần hết sức cảnh giác trước những biến động bất thường của kinh tế thế giới.
    TIN LIÊN QUAN
    28/06/2018 08:11

    Có hay không chu kỳ khủng hoảng 10 năm?

    Đặt câu hỏi đó với các chuyên gia kinh tế, sau khi Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ “đặt hàng” các chuyên gia về “mối lo chu kỳ khủng hoảng 10 năm”, thì câu trả lời mà phóng viên Báo Đầu tư nhận được rất khác nhau.

    “Tôi chưa nhìn thấy dấu hiệu nào cho thấy sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế, ở cả kinh tế thế giới và Việt Nam”, chuyên gia Cấn Văn Lực nói.

    [​IMG]
    Việt Nam đã có kinh nghiệm chống chọi với các cú sốc kinh tế, bao gồm cả cú sốc về bất động sản, thị trường chứng khoán và thị trường tài chính nói chung
    Theo vị chuyên gia trên, nguy cơ này khó xảy ra, không phải chỉ vì bây giờ “chưa nhìn thấy dấu hiệu”, mà còn vì hiện tại, nền tảng vĩ mô của cả kinh tế thế giới lẫn Việt Nam đều đang tốt. Hơn nữa, cả thế giới và Việt Nam đều đã có rất nhiều kinh nghiệm để chống chọi với các cú sốc kinh tế, bao gồm cả cú sốc về bất động sản, về thị trường chứng khoán, thị trường tài chính nói chung.

    “Những công cụ phòng ngừa, nhằm tạo ra bước đệm để phòng chống rủi ro, cả kinh tế thế giới và Việt Nam đều có nền tảng vững chắc hơn. Thể hiện rõ nhất ở Việt Nam là dự trữ ngoại hối rất tốt, thị trường và các chủ thể tham gia thị trường được lành mạnh hóa theo hướng tái cơ cấu, doanh nghiệp cũng đang khỏe hơn, lành mạnh hơn và chưa hề có dấu hiệu bong bóng bất động sản, bong bóng chứng khoán”, ông Cấn Văn Lực nói.

    Có cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Lê Đình Ân cũng cho rằng, kinh tế cả thế giới và Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phục hồi vững chắc, khả năng khủng hoảng khó xảy ra, ít nhất trong 1-2 năm tới, kể cả trong trường hợp có xảy ra chiến tranh thương mại.

    “Tôi cũng cho rằng, nguy cơ khủng hoảng ít xảy ra, vì nền kinh tế đang được điều hành rất tốt thông qua các đợt điều chỉnh ngân hàng, thị trường chứng khoán”, ông Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển nói.

    Tuy vậy, chia sẻ với báo giới cách đây ít lâu, TS. Vũ Thành Tự Anh (Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright) cũng đã nhắc tới “mối lo khủng hoảng” khi cho rằng, các nền tảng và nguồn lực tăng trưởng trong nước vẫn “có vấn đề”.

    Không thể không “cảnh báo”, bởi kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro, bất định.

    “Chúng ta có ổn định vĩ mô, nhưng cứ 10 năm lại có một đợt trục trặc về vĩ mô. Nhìn lại các năm 1979, 1989, 1999 và gần nhất năm 2009 là minh chứng”, TS. Vũ Thành Tự Anh nói và nhấn mạnh việc nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa rất nhanh, nhưng khả năng hưởng lợi và tận dụng cơ hội thấp. Trong khi đó, sự kết nối giữa khu vực FDI và khu vực trong nước chưa tốt, dẫn tới các nền tảng tăng trưởng chưa bền vững.

    Cũng nhắc tới các thời điểm tương tự đồng nghiệp của mình tại Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright nói tới, TS. Huỳnh Thế Du, cho rằng, sự lạc quan và kỳ vọng thái quá của các nhà đầu tư khi thấy kinh tế đang tốt lên có thể khiến thị trường tài sản nóng lên, nguy cơ bong bóng xảy ra và khi bong bóng vỡ, kinh tế lâm vào khủng hoảng.

    Cảnh giác không bao giờ là thừa

    Thực tế, ngay cả các chuyên gia có chiều hướng nhìn nhận có khả năng xảy ra “chu kỳ khủng hoảng 10 năm” cũng mới chỉ coi đó là “nguy cơ”, chứ trong hiện tại, chưa có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy điều này sẽ xảy ra.

    “Nhưng cảnh giác không bao giờ là thừa, vẫn phải cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra, cũng như cảnh báo về những ‘khuyết tật’ của nền kinh tế. Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay và năm tới, thì tỷ giá của mình sẽ có vấn đề, áp lực lạm phát cũng lớn. Nếu chiến tranh thương mại nổ ra, sẽ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Thậm chí, ngay cả khi chiến tranh thương mại chưa ngã ngũ, thì diễn biến giá dầu cũng cần được theo dõi cẩn trọng”, ông Lê Đình Ân nói.

    Trong khi đó, ông Cấn Văn Lực khẳng định, không thể không “cảnh báo”, bởi kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro, bất định.

    Còn ông Huỳnh Thế Du nhấn mạnh, để tránh nguy cơ khủng hoảng, việc cần làm là tránh được những kỳ vọng quá mức vào nền kinh tế. “Dưới góc độ vĩ mô, Nhà nước cần chú ý đến việc kiểm soát cung tiền và tín dụng, không để dòng tiền ồ ạt đổ vào bất động sản”, ông Huỳnh Thế Du nói.

    Cũng cần nhắc lại một điều rằng, câu chuyện “chu kỳ khủng hoảng 10 năm” lần đầu tiên được nhấn mạnh vào khoảng 2 tháng trước đây, khi Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, đã đến lúc phải quan tâm đến yếu tố chu kỳ của nền kinh tế, bởi thông thường, sau một giai đoạn tăng trưởng cao, nền kinh tế sẽ chững lại.

    Ở đây, vấn đề không chỉ là “chu kỳ khủng hoảng 10 năm” của Việt Nam, mà là của kinh tế thế giới. Ngân hàng Thế giới (WB) đã từng cảnh báo về điều này. Theo các chuyên gia của định chế tài chính này, cuộc vui nào rồi cũng kết thúc và có thể năm 2018, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng gần như với toàn bộ tiềm năng, nhưng tình hình chỉ kéo dài trong “vài năm tới”.

    Theo dự báo cập nhật của WB, dù năm nay, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn đạt mức cao - khoảng 3,1%, nhưng sau đó sẽ giảm dần trong 2 năm tới. Điều quan trọng là, theo WB, thị trường tài chính có khả năng sẽ bất ổn hơn và mức độ ảnh hưởng của chúng lên các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển cũng tăng lên. Tâm lý bảo hộ mậu dịch tăng lên, đồng thời các bất ổn chính sách và rủi ro địa chính trị cũng tăng.

    Do vậy, đúng như các chuyên gia đã nói, cảnh giác không bao giờ là thừa và Việt Nam cần sớm có sự chuẩn bị để có phản ứng chính sách kịp thời.
    Last edited: 28/07/2018
    FBV, dancaychoitrung, cafit5 người khác thích bài này.
  4. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    63.374
    [​IMG]
    Món này á
    Cá hồi sốt chanh leo..hi
  5. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.746
    Vừa đọc được hai bài viết về Mỹ và anh Trump khá hay nhất là bài 2 . Tuy cũng chỉ là một góc nhìn chủ quan của ông Nguyễn Trần Bạt , một doanh nhân, luật sư, nhà tư vấn, học giả, nhà sáng lập và là chủ tịch Invest Consult Group nhưng cũng có nhiều điều khá thú vị và logic .
    Bác nào quan tâm và có hứng thú thì đọc nhá ! Đọc để hiểu thêm về anh Trump , về tình tình KT- CT TG :D

    VietTimes -- “Có thể nói rằng Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới. Nếu không ý thức được về những thay đổi này thì chúng ta sẽ trở thành kẻ nói leo trong bối cảnh nền chính trị thế giới đang ngày càng hiện hình rõ nét”- Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt đã trao đổi với VietTimes như vậy.

    [​IMG]

    Nguyễn Trần Bạt: "Nếu không hiểu được chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những thay đổi lớn về nội dung thì không hiểu được hiện tượng Donald Trump".

    Không gian chính trị của các nước lớn và nhân vật lớn

    Phóng viên: Quan sát tình hình hiện nay, chúng tôi thấy dường như thế giới đang bị chi phối bởi ba nhân vật chính trị nổi bật: Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin. Chúng tôi muốn cùng với ông giải mã về các nhân vật này, bắt đầu bằng Tổng thống Donald Trump. Khi nói về nhận thức chính trị của các lãnh đạo thế giới, ông từng cho rằng “người nhận ra sự thay đổi mang tính bản chất của thời đại này chính là tổng thống đắc cử Donald Trump của Hoa Kỳ”. Ông có thể lý giải tại sao?

    -Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: Câu hỏi các anh đặt ra cho tôi rất hay! Trước đây chúng ta cứ tưởng rằng thế giới gồm gần 200 quốc gia bình đẳng với nhau, có thể cùng nhau thảo luận trong Đại hội đồng LHQ. Nhưng có một thời kỳ dài, theo dõi các hoạt động của LHQ, tôi băn khoăn không biết thật ra họ làm gì, bởi tôi chưa bao giờ thấy họ dàn xếp thành công các vấn đề chính trị thế giới. Thế giới giai đoạn vừa qua tưởng là mình dân chủ, cổ vũ một nền dân chủ, nhưng chính nền dân chủ ấy đã làm hỏng thế giới, làm cho người ta tưởng rằng chính trị dễ và đơn giản.

    Sau một thời gian nghiên cứu và quan sát, tôi rút ra kết luận: về bản chất, không gian chính trị tổng thể của thế giới là không gian được hoạch định bởi các nước lớn. Nền chính trị nước lớn là cái mà gần đây Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình nói ra, nhưng người đầu tiên khẳng định nó trên thực tế lại là người Mỹ. Càng ngày vai trò của các nước lớn càng hiện hữu rõ ràng, nên đã đến lúc chúng ta phải hiểu lại thế giới.

    Tuy nhiên, hiểu thế giới như là không gian chính trị của các nước lớn cũng chưa đủ. Trong giai đoạn lịch sử gần đây, tôi thấy không gian chính trị thế giới cũng không đơn thuần là của các nước lớn, mà còn là của các nhân vật chính trị lớn. Hiện tượng dàn xếp giữa ông Putin và ông Medvedev để thay nhau làm Tổng thống nước Nga là một trong những biểu hiện đầu tiên của sự thao túng của các nhân vật chính trị lớn.

    Các nhân vật chính trị lớn chỉ cần một vài thủ thuật, ví dụ đánh tháo Crưm ra khỏi Ukraina, là có thể làm ảnh hưởng sâu sắc đến trật tự chính trị quốc tế. Sự xuất hiện của yếu tố Putin trong nền chính trị thế giới đã kích thích sự xuất hiện tiếp theo của yếu tố Tập Cận Bình.

    [​IMG]
    TT Donald Trump hứa hẹn khôi phục lại triều đại vàng son cho nước Mỹ
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thấy rằng, nếu cứ quanh quẩn để tìm kiếm sự đồng thuận lặt vặt thì khó thực hiện các chiến lược lớn, cho nên ông ấy bắt đầu tập trung quyền lực. Tập trung quyền lực là một trong hai mặt của nền dân chủ tập trung mà ở Việt Nam cũng đang áp dụng. Đảng ta ở giai đoạn hiện nay cũng đã nhận thức khá sâu sắc về vai trò của “tập trung” và “dân chủ”, nếu dân chủ mà không tập trung được thì dân chủ ấy không có giá trị.

    Tôi nghĩ ông Tập Cận Bình đã xây dựng được một chế độ tập quyền hợp lý. Sự tập quyền hợp lý ấy đã làm cho Trung Quốc trở thành một nguy cơ thật sự đối với sự phát triển của thế giới, đặc biệt là phát triển về kinh tế. Chính vì thế mới xuất hiện nhân vật thứ ba, Tổng thống Mỹ Donald Trump.

    Sự xuất hiện của Tổng thống Donald Trump là một hiệu ứng của sự xuất hiện các nhận vật chính trị tập quyền quan trọng trên thế giới. Có thể nói rằng Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới. Nếu không ý thức được về những thay đổi này thì chúng ta sẽ trở thành kẻ nói leo trong bối cảnh nền chính trị thế giới đang ngày càng hiện hình rõ nét.

    Truyền thông thế giới gọi hiện tượng xuất hiện các nhà chính trị lớn ở các quốc gia lớn là “chính trị độc tài” nhưng tôi không nghĩ vậy. Hôm qua Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã giải thích các tư tưởng kinh tế của Tổng thống Trump không phải là chủ nghĩa biệt lập, mà là ông ấy đang muốn thiết lập lại một nền thương mại tự do và công bằng.

    Thế giới xưa nay đã quen với việc “cưỡi lên lưng nước Mỹ” một cách đương nhiên và coi nó như một con voi có sức khỏe vô tận. Người ta chỉ nhớ đến bản thân mình, nhớ đến tất cả yếu tố trên lưng con voi mà quên mất rằng con voi ấy là một đối tượng chính trị nằm trong tập hợp lực lượng chính trị chủ chốt của thế giới.

    Với những chính sách mới của mình, Tổng thống Donald Trump đã làm cái việc nhắc nhở thế giới rằng các anh đang ở trên lưng nước Mỹ. Hiểu được như vậy mới có được chính sách đối ngoại phù hợp với nước Mỹ trong giai đoạn Donald Trump.

    Thế giới bao giờ cũng ở trạng thái lưỡng cực, cho dù có phân hóa thế nào rồi cuối cùng nó cũng tiệm cận về trạng thái ấy. Tôi xác định rằng nước Mỹ có địa vị vĩnh viễn là một cực của thế giới, còn cực thứ hai thì có sự thay đổi theo thời gian. Có một gian đoạn khá dài từ năm 1945, Liên Xô đóng vai trò là cực thứ hai. Cho đến năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, thế giới lại vận hành để tìm đối tác mới cho quan hệ lưỡng cực với Mỹ.

    Dù cực thứ hai ấy có thay đổi như thế nào, rơi vào Trung Quốc hay quốc gia nào khác thì cực thứ nhất vẫn là nước Mỹ. Chính vì thế, trong nhận thức của tôi nước Mỹ có một địa vị cực kỳ quan trọng. Tôi nói như vậy với tư cách là một nhà khoa học chính trị độc lập chứ không nói với tư cách là một người Việt Nam, vì khi nói với tư cách người Việt Nam thì tôi lại buộc phải chiếu cố một số yếu tố khác.

    [​IMG]
    Trump là một nhà chính trị thông minh, biết tìm kiếm, tập hợp các lực lượng của mình, và biết chọn các vấn đề cơ bản để thiết lập lại một tình trạng chính trị có lợi cho mình và hơn nữa là chọn một thái độ quốc tế phù hợp.
    Donald Trump là một nhà chính trị thông minh

    Có lẽ trong lịch sử nước Mỹ chưa có Tổng thống nào trúng cử một cách đặc biệt như vậy. Khi cuộc bầu cử 2015 bắt đầu khởi động thì Trump vẫn chưa xuất hiện. Cho đến tháng 6-2015, Trump xuất hiện nhưng giới chính trị và giới truyền thông Mỹ đều cho rằng đấy là một trò vui vẻ. Lúc đó thăm dò dư luận cho thấy Hillary có 80% sự ủng hộ của đảng viên đảng Dân chủ trong khi Trump chỉ nhận được sự ủng hộ của 2% đảng viên đảng Cộng hòa, tức là chưa đến 1% dân số ủng hộ. Sau đó thì chính Đảng cộng hòa cũng chống Trump, cho đến tận bây giờ, chừng mực nào đó họ vẫn có sự chống lại Trump. Trong một bối cảnh như vậy mà Trump vẫn thẳng tiến vào Nhà Trắng. Theo ông, vì sao người Mỹ lại chọn Trump? Phải chăng người Mỹ cần một nhân vật đổi mới vì họ đã chán phong cách chính trị cũ? Hay là người Mỹ nhìn thấy ở Trump một tố chất nào đó mà nước Mỹ hiện nay đang cần?

    -Tôi nghĩ không có phép màu nào giúp Donald Trump trúng cử Tổng thống. Nếu không hiểu được chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những thay đổi lớn về nội dung thì không hiểu được hiện tượng Donald Trump. Ông ấy là người rất hiểu tình thế chính trị của nước Mỹ. Chính thu nhập quá cao của giới tư bản tài chính và công nghệ ở Mỹ đã làm khoảng cách giàu nghèo trở nên quá lớn, làm cho 1% giới siêu giàu chiếm giữ 50% giá trị tài sản nước Mỹ.

    [​IMG]
    Donald Trump hiện nay là điểm tập trung sự quan trắc đầy lo lắng của tất cả các lực lượng trên thế giới.
    Thực tế ấy làm người lao động Mỹ hiểu ra rằng, nếu như chủ nghĩa tư bản cổ điển được đại diện bởi những người có vốn lớn, thì chủ nghĩa tư bản hiện đại được đại diện bởi tầng lớp tinh hoa về mặt học vấn (đâu đó người ta đã gọi đấy là tầng lớp Davos). Tầng lớp Davos của nước Mỹ bỏ rơi một chuỗi rất dài người lao động từ tầng lớp trung lưu lớp dưới xuống đến tầng lớp cần lao. Người lao động Mỹ đã chán đến tận cổ tầng lớp Davos, phương pháp Davos.

    Do đó, điều kiện để hoạt động chính trị thành công ở giai đoạn này chính là chọn khúc nào trong toàn bộ cái phổ giai cấp vô sản dài như vậy làm lực lượng chính trị của mình. Donald Trump đã thành công bằng sựa lựa chọn tầng lớp trung lưu cấp thấp. Ông ấy biết chọn yếu tố quan trọng nhất trong cấu thành động cơ chính trị của tầng lớp này là việc làm.

    Chính vì vậy mà một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách của Trump là việc làm cho người Mỹ, gọi các nhà đầu tư Mỹ quay trở lại đất nước của mình. Và cũng chính vì kêu gọi xúc tiến việc làm mà Trump buộc phải có thái độ đối với các nền kinh tế có tác động tiêu cực lên kinh tế Mỹ. Điều đó lý giải tại sao Trump lại có thái độ gay gắt với châu Âu (gọi châu Âu là đối thủ), với NATO… và nhiều đối tác khác, kể cả các đồng minh truyền thống.

    Trump là một nhà chính trị thông minh, biết tìm kiếm, tập hợp các lực lượng của mình, và biết chọn các vấn đề cơ bản để thiết lập lại một tình trạng chính trị có lợi cho mình và hơn nữa là chọn một thái độ quốc tế phù hợp. Trump hiểu rằng phải khôi phục lại trật tự xã hội, khôi phục lại nền kinh tế Mỹ, khắc phục tình trạng các quá trình sản xuất, dòng tiền vốn, dòng công nghệ bị đưa ra bên ngoài và sửa chữa lại cả những quan hệ thương mại gây thua thiệt cho nước Mỹ, nếu không nước Mỹ sẽ trở nên bị động, phụ thuộc và sẽ tan rã.

    Đứng trên lập trường lợi ích cụ thể của nước Mỹ ông ấy không thấy tính đồng minh của châu Âu. Châu Âu từng là đồng minh của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, nhưng bây giờ không còn là đồng minh của Mỹ trong sự phát triển hòa bình. Cộng đồng châu Âu chỉ có giá trị vào thời kỳ nước Mỹ đối đầu với Liên Xô, lúc mà nước Mỹ cần các đồng minh quân sự, mà thật ra thì người ta cũng không biết là thời kỳ ấy Mỹ cần châu Âu hay chính châu Âu cần Mỹ.

    Còn việc hình thành cộng đồng châu Âu, mở rộng NATO là việc của châu Âu, không phải việc của nước Mỹ. Trump đã nhìn ra tính bấp bênh, tính “trẻ con” của giới chính trị Mỹ ở các nhiệm kỳ từ Tổng thống Obama trở về trước, khiến cho nước Mỹ bị lôi kéo vào những việc không mang lại lợi ích thực sự cho người Mỹ.

    [​IMG]
    Donald Trump trong kinh doanh cũng lãng mạn và liều một cách rất tự tin như trong các kế sách chính trị của ông ấy
    Tất cả những người tài hoa đều “quá trớn”

    Nhưng có vẻ như trong khi hành động Donald Trump cũng có những lúc bị đánh giá là nóng vội, chủ quan hoặc thiếu kinh nghiệm. Cuộc gặp thượng đỉnh với Putin tại Hensinki là một ví dụ. Ông đánh giá thế nào về mặt này?

    -Về mặt tính cách thì Trump là một người “liều”, một người dễ “quá trớn” trong phong cách. Đoạn “quá trớn” của Trump từ lý trí đến sự liều lĩnh khá xa, vượt quá sức tưởng tượng của những người có kinh nghiệm chính trị trên thế giới. Khi thấy ông ấy trượt ra khỏi các ngưỡng truyền thống quá xa như vậy thì nước Mỹ lo lắng, châu Âu lo lắng, Nga lo lắng và Trung Quốc cũng lo lắng.

    Donald Trump hiện nay là điểm tập trung sự quan trắc đầy lo lắng của tất cả các lực lượng trên thế giới. Nếu để ý các anh sẽ thấy cách ông ấy xử lý sự “quá trớn” của mình trong vấn đề quan hệ Mỹ-Nga cũng vượt ra ngoài sức tưởng tượng của tất cả giới chính trị và giới nghiên cứu thế giới. Đôi khi tôi cũng phải thả cho mình lo lắng theo để tưởng tượng xem năng lực khiến thế giới lo lắng của Trump đến mức độ nào và tôi thấy ông ấy rất đáng nể.

    Theo ông, sự “quá trớn” đấy có phải là điểm yếu của Trump không?

    -Tất cả những người tài hoa đều “quá trớn”! Anh cứ nghĩ mà xem, các bài thơ hay nhất đều “quá trớn”, các bức vẽ vĩ đại nhất đều “quá trớn”, cả các giải pháp chính trị ngoạn mục cũng có sự “quá trớn”. Ví dụ, tôi có xem một bộ phim của Nga mô tả cảnh tướng Zhukov chỉ huy trận đánh giải phóng Stalingrad. Họ thống nhất với nhau khi nào phía Đức bắn đại bác thì ông ấy mới phát lệnh phản công, nhưng đến giờ hành động mà người Đức vẫn không bắn, Zhukov toát mồ hôi và đến phút cuối cùng ông ấy nói “thôi đành liều cho số phận” và ra lệnh tấn công.

    Xử lý “quá trớn” là tài hoa của tất cả những người sáng tạo, kể cả sáng tạo chính trị. Phần nghệ sĩ trong sự nghiệp chính trị của Trump chính là phần “quá trớn” của ông ấy.

    [​IMG]
    Nguyễn Trần Bạt: "Tất cả những người tài hoa đều “quá trớn”! Các bức vẽ vĩ đại nhất đều “quá trớn”, cả các giải pháp chính trị ngoạn mục cũng có sự “quá trớn”.
    Bây giờ nghiên cứu chính trị hiện đại là phải nghiên cứu cả những đoạn mà các nhà chính trị vượt ra khỏi các giới hạn thông thường. Năm 1987 khi tôi rời nhà nước để lập công ty, mọi người đều ngạc nhiên và nghĩ rằng rôi sẽ không tồn tại được, kể cả thầy của tôi là giáo sư Đặng Hữu, lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng ngạc nhiên, thế mà bây giờ chúng tôi có một mức thu nhập tiên tiến hàng đầu Việt Nam. Đoạn trượt ra khỏi khả năng ước lượng của thiên hạ chính là phần lãng mạn của cả nhà kinh doanh lẫn nhà chính trị.

    Có lẽ Donald Trump trong kinh doanh cũng lãng mạn và liều một cách rất tự tin như trong các kế sách chính trị của ông ấy, phần lãng mạn thể hiện sự sáng tạo và tự do của ông ấy. Tôi không tin Trump trở thành nhà chính trị độc tài, Trump có cái liều lĩnh của kẻ tự do chứ không phải là một kẻ độc tài.

    (còn nữa)

    Nguyễn Trần Bạt (sinh năm 1946 ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - doanh nhân, luật sư, nhà tư vấn, học giả, nhà sáng lập Invest Consult Group (công ty tư vấn chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi Việt Nam bắt đầu thời kỳ đổi mới năm 1987). Hiện ông đang là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty này. Ông Bạt đã được nêu danh trong các cuốn sách Barons "Who’s Who in Vietnam”, “Who’s Who in Asia Pacific”, “Who’s Who in the World” và “The Global 500 Leaders for the New Century” như một luật sư và nhà tư vấn xuất sắc.
    VietTimes -- “Trump làm chủ nền chính trị Hoa Kỳ, ông ấy biết rất rõ về nó, lúc nào cần khuấy đảo nó, lúc nào cần cho nó nghỉ một chút, ông ấy đều làm được. Cái vĩ đại của Trump chính là làm chủ một cách thực sự nền chính trị Hoa Kỳ, làm chủ tiềm năng kinh tế, kỹ thuật, quân sự của Hoa Kỳ”- Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt.
    [​IMG]

    Nguyễn Trần Bạt: Cái vĩ đại của Trump chính là làm chủ một cách thực sự nền chính trị Hoa Kỳ, làm chủ tiềm năng kinh tế, kỹ thuật, quân sự của Hoa Kỳ

    [​IMG]
    Nếu không phải là Donald Trump đắc cử Tổng thống thì ông hình dung nước Mỹ sẽ thế nào ở nhiệm kỳ này?

    -Nếu không có nhiệm kỳ này của Trump thì tôi e là nước Mỹ sẽ đi xuống. Bởi vì tất cả các trò chơi vừa qua của các Tổng thống dân chủ là trò chơi không thực chất. Nếu gọi cuộc cách mạng của Trump là cách mạng vô sản thì không chính xác, bởi vì bộ phận Trump chọn làm lực lượng không phải là tầng lớp cần lao mà là tầng lớp trung lưu cấp thấp.

    Và chính bằng cuộc cách mạng theo kiểu của mình Trump đã tránh cho nước Mỹ một cuộc cách mạng dữ dội hơn. Đây là một cuộc cách mạng có tính chất cải cách, đại bộ phận nội dung của nó là cấu trúc lại các luật chơi của chủ nghĩa tư bản. Có thể nói đây chính là phương thức tồn tại của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

    Tôi nghĩ nền chính trị Hoa Kỳ về cơ bản vẫn tiếp tục là một nền chính trị vững chắc và cổ điển, một nền chính trị có những thay đổi ngoạn mục vào những thời điểm cần thiết cho sự phát triển. Tôi linh cảm Trump sẽ có nhiệm kỳ nữa, những năm cuối cùng có thể ông ấy sẽ hãm tất cả những quyết định hơi quá đáng của mình xuống một chút. Ông ấy thay đổi thái độ chính trị thú vị và thông minh hơn nhiều so với các Tổng thống Hoa Kỳ từ Rooservelt trở lại đây.

    [​IMG]
    D. Trump làm chủ nền chính trị Hoa Kỳ
    D. Trump làm chủ nền chính trị Hoa Kỳ

    Có lẽ Trump sẽ là nhân vật của năm 2018. Ông ấy giải quyết vấn đề Triều Tiên, vấn đề Nga, vấn đề Trung Quốc theo một mô típ dường như giống nhau là đánh phủ đầu xong rồi đàm phán. Chuyện Triều Tiên bao nhiêu đời Tổng thống Mỹ không giải quyết được, mà bây giờ ở nhiệm kỳ của Trump đã có những chuyển biến khả quan. Đầu tiên ông ấy đưa Trung Quốc và Nga vào thế buộc phải ký vào hiệp định phong tỏa kinh tế Triều Tiên, sau đấy ông ấy kéo Kim Jong Un ra đàm phán riêng, gạt Trung Quốc và Nga ra bên ngoài. Theo ông yếu tố nào khiến Trump làm được những việc như vậy?

    -Trump làm được như vậy vì ông ấy biết cách làm chủ nền chính trị. Những Tổng thống như B. Clinton hay B. Obama vẫn là những người tá túc trong nền chính trị Mỹ chứ chưa làm chủ nó thật sự. Xây dựng tâm lý làm chủ là cả một chủ thuyết. Trump làm chủ nền chính trị Hoa Kỳ, ông ấy biết rất rõ về nó, lúc nào cần khuấy đảo nó, lúc nào cần cho nó nghỉ một chút, ông ấy đều làm được. Cái vĩ đại của Trump chính là làm chủ một cách thực sự nền chính trị Hoa Kỳ, làm chủ tiềm năng kinh tế, kỹ thuật, quân sự của Hoa Kỳ.

    Lâu nay những tiềm lực ấy không được các Tổng thống tiền nhiệm phát huy đúng cách, làm cho uy thế của nước Mỹ đi xuống. Giờ đây Donald Trump xuất hiện và ông ấy chính là người biết cách làm cho nước Mỹ và thế giới thấy khẩu súng ấy có thể bắn, quả mìn ấy có thể nổ, đấy là tất cả tiềm lực ẩn giấu sau các thông điệp chính trị của Donald Trump.

    Việt Nam chúng ta cũng đã từng làm được cho người khác sợ, thậm chí là năm đời Tổng thống Mỹ sợ. Vào dịp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Mỹ, tôi đã trả lời Truyền hình quân đội rằng Việt Nam là một quốc gia không có gì ghê gớm xét về mặt tiềm lực, nhưng lại là một quốc gia có năng lực đột phá, năng lực ấy tạo ra uy thế của Việt Nam. 4000 năm nay chúng ta vẫn giữ được sự độc lập tương đối ở bên cạnh Trung Quốc là vì như vậy.

    [​IMG]
    Gạt Trung Quốc và Nga, D. Trump trực tiếp gặp gỡ người đứng đầu Triều Tiên
    Ông Trump phân biệt rất rõ cái giữ lại và cái đẩy đi

    Bây giờ nhìn lại di sản của Obama để lại có thể thấy không mấy thành công, thậm chí có khá nhiều thất bại, nhất là đối ngoại. Ví dụ, lệnh cấm vận đối với Nga năm 2014 để lại hậu quả là Nga nhảy vào Syria, lấy lại Crưm và xích gần lại với Trung Quốc hơn, còn Trung Quốc thì hoành hành ở Biển Đông, thậm chí khi Philippines thắng trong vụ kiện khẳng định chủ quyền thì chính quyền Obama cũng không có thái độ gì ủng hộ. Bây giờ dường như Trump đang vẽ lại bàn cờ ấy?

    -Trump là Tổng thống duy nhất trong tất cả các Tổng thống Mỹ sau Reagan thấy được sức mạnh không cưỡng lại được của nước Mỹ. Rất nhiều hỏa mù được thả ra về sức mạnh của sự lấn át kinh tế, của sự trỗi dậy của Trung Quốc, rất nhiều hỏa mù thả ra về Nga, nhưng tại sao Trump lại chọn Nga để mở đầu chính sách đối ngoại của mình? Bởi vì nếu không đem xung đột ra dọa, thì nước Mỹ cũng chỉ là một đối tác kinh tế, mà kinh tế là phụ thuộc lẫn nhau.

    Khi quản trị thì anh phải biết rõ mình có tiềm lực đến đâu, có trí đến đâu. Trump có làm gì thì về cơ bản người ta cũng không tìm thấy rủi ro thật sự của các quốc gia mà nước Mỹ có quan hệ. Trump chỉ làm cho một số nhà chính trị cảm thấy mình có thể bị phế truất chứ ông ấy không làm cho quốc gia nào cảm thấy mình hố. Đấy là chỗ giỏi của Trump. Ông ấy phân biệt rất rõ cái giữ lại và cái đẩy đi. Ngay cả với Việt Nam ông ấy cũng có thái độ à ơi chứ không phải là bỏ đi thẳng.

    Trump là một thương gia chuyên nghiệp, biết rất rõ các cấp độ lợi ích trong một quá trình thương lượng chính trị. Tôi không nghĩ ông ấy sử dụng Putin. Chính Putin đã bầy mình ra cho Trump sử dụng, Tập Cận Bình cũng bầy mình ra cho Trump sử dụng. Trump không có uy thế gì trước đó để có thể bầy đặt các kế sách tác động lên Putin hoặc Tập Cận Bình mà Trump nhìn thấy họ một cách thực tế.

    [​IMG]
    Trump là một thương gia chuyên nghiệp, biết rất rõ các cấp độ lợi ích trong một quá trình thương lượng chính trị.
    Phải chăng Trung Quốc mới thực là đối tượng lâu dài mà Trump nhắm đến? Người ta dự đoán hàng rào thuế quan chỉ là bước đi ban đầu để chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Theo ông có đúng không?

    -Cho đến hết nhiệm kỳ này, có thể cả nhiệm kỳ sau thì Trung Quốc cũng vẫn chưa lớn đến mức có thể đe dọa Mỹ. Cho nên trước mắt nguy cơ về vai trò của Nga trong chiến tranh hạt nhân hiện hữu nhiều hơn so với sự phát triển không khống chế được của Trung Quốc.

    Trump là một thương gia nên biết rất rõ nếu chỉ bằng con đường phát triển kinh tế hiện nay thì Trung Quốc rất khó để vươn lên trở thành một cường quốc khống chế thế giới. Bây giờ người Trung Quốc đã nhận ra sai lầm trong chiến lược vũ khí hạt nhân của mình, vì họ không có đủ lực về hạt nhân để đối đầu với Mỹ.

    Quan trọng nhất vẫn là lực lượng vũ trang và xét về mặt này thì Nga là nguy cơ hiện hữu trước mắt đối với Mỹ. Nếu để ngăn chặn Trung Quốc về lâu dài thì Mỹ cần lôi Nga đến gần hơn để trong sự đối đầu với Trung Quốc, Mỹ có Nga bên cạnh. Trump “đánh nước cờ” của những nhiệm kỳ sắp tới đối với Putin và chuẩn bị lâu dài cho các "ván cờ" đối đầu với Trung Quốc.

    Mọi người cứ tưởng hòa bình và chiến tranh lạnh là hai trạng thái riêng rẽ, nhưng tôi không nghĩ thế. Chiến tranh lạnh chính là hòa bình, bởi chính trị vĩnh viễn không bao giờ mang đến hòa bình, chính trị cùng lắm cũng chỉ góp phần biến chiến tranh vũ trang thành chiến tranh lạnh.

    Trung Quốc chỉ vượt được Mỹ nếu Trung Quốc hấp dẫn hơn nữa chứ không phải là tận dụng lợi thế hơn người của mình để gây sức ép, ví dụ gài các bẫy nợ để ép người ta nhượng bộ trong các dự án cả kinh tế lẫn quốc phòng như hiện nay. Nếu con người không có sự chính đáng về mặt văn hóa thì không hấp dẫn ai. Không hấp dẫn với một vài người thì được chứ không hấp dẫn với số đông thì anh không thể trở thành cường quốc được.

    Tôi nghĩ Trung Quốc buộc phải sửa mình. Tôi đã nhìn thấy những tín hiệu thức dậy hơi sớm của Trung Quốc trong các chiến lược của ông Tập Cận Bình. Đấy có lẽ cũng là một sự quá trớn chính trị. Sắp tới chúng ta quan sát xem ông ấy xử lý sự quá trớn này thế nào. Nếu Tập Cận Bình xử lý tốt thì chúng ta có thể chắc chắn là sau Nga, Trung Quốc sẽ trở thành một cực của thế giới.

    [​IMG]
    Trong thời gian tới, mà gần nhất là trong mươi, mười lăm năm tới dẫn dắt thế giới vẫn là bộ ba quyền lực Mỹ - Nga và Trung Quốc.
    Chúng ta luôn luôn có cơ hội, nếu…

    Trong thời gian tới, mà gần nhất là trong mươi, mười lăm năm tới dẫn dắt thế giới vẫn là bộ ba quyền lực Mỹ - Nga và Trung Quốc. Theo ông trong mối quan hệ này thì Việt Nam chúng ta có cơ hội gì không?

    -Chúng ta luôn luôn có cơ hội nếu chúng ta không rời mắt khỏi sự quan sát một cách thấu đáo tình hình bộ ba của chính trị thế giới, diễn biến bên trong của nền chính trị Mỹ và diễn biến bên trong của nền chính trị Trung Quốc. Với nước Nga thì tôi nghĩ họ đã mất cơ hội trở thành cường quốc thật sự.

    [​IMG]
    Nguyễn Trần Bat: Nước Mỹ mà không có một Tổng thống kiểu Donald Trump thì khó răn đe được ai.
    Trung Quốc sẽ dần dần thay thế Liên Xô trước đây, nếu Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đủ kiên nhẫn. Trong vòng 10 năm nữa Trump sẽ hết nhiệm kỳ, nước Mỹ có các Tổng thống cỡ Trump nữa hay không cũng là một vấn đề, đấy là một ngẫu nhiên hiếm.

    Nước Mỹ mà không có một Tổng thống kiểu Donald Trump thì khó răn đe được ai. Sức mạnh của nước Mỹ là sức mạnh của chiến tranh lạnh, sức mạnh của răn đe. Nước Mỹ mà không có ai đủ gan để răn đe thiên hạ thì chỉ là một “con khủng long” ăn cỏ.
  6. cavicovn

    cavicovn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2006
    Đã được thích:
    16.193
    Em quá nể bác. Có cảm giac bác như bách khoa toàn thư vậy, cái gì cũng nắm rất sâu sắc.
    FBV, dancaychoitrung, Rose20181 người khác thích bài này.
  7. dlhuong2

    dlhuong2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2007
    Đã được thích:
    2.222
    =)) ừ, dù đếch thích China, nhưng cũng phải nói rằng phân tích đếch phải vậy đâu :))
    Tỉ như cái câu: "Mỹ Thật khôn ngoan khi lập ra CPTPP. Hãy nhìn các Quốc gia tham gia hiệp định này trên bản đồ các bạn sẽ thấy một Vành đai kéo dài và cô lập China ở vùng cực Nam. Vùng cực Bắc là đồng minh thân cận của Mỹ EU."...
    Ơ, CPTTP là TTP mà thiếu Mỹ. Vậy mà lại là Mỹ lập ra à. =)) Chưa kể là cực Nam với cực Bắc ở đây nếu hiểu theo nghĩa này thì phải vẽ lại bản đồ thế giới á =))
    Last edited: 28/07/2018
  8. cavicovn

    cavicovn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2006
    Đã được thích:
    16.193
    Em quá nể bác. Có cảm giac bác như bách khoa toàn thư vậy, cái gì cũng nắm rất sâu sắc.
  9. HongCK

    HongCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    73.356
    Đọc bài cuối tuần:

    Ăn dày hay ăn mỏng? Tấn công hay phòng thủ? Câu trả lời đều nằm ở nguồn lực tự có của bản thân cả thôi.

    Câu chuyện nguồn lực

    Một câu nói hài hước “kinh điển” trên các diễn đàn kinh doanh cũng như đầu tư là: "Vấn đề đầu tiên luôn là Tiền đâu”. Không tiền thì làm gì cũng khó, cái khó nó bó cái khôn mà!
    ....
    Tính bầy đàn cao
    Trong giới đầu tư lớn ở Việt Nam vẫn hay tồn tại khẩu quyết kiểu “Làm ăn theo nhóm, đi săn theo bầy”. Nghĩa là các nhà đầu tư lớn lập ra các room bí mật, những nhóm kín, bang hội… cùng nhau phân tích, cùng nhau đầu tư.
    Nếu bạn không phải là người giàu thì rất khó chen chân vào các nhóm này. Khi đó thì cho dù có khả năng phân tích như Warren Buffett, có khả năng lướt sóng như George Soros thì nguy cơ thất bại vẫn như thường.
    Vì sao ư? Vì ít tiền thì môi giới đâu phím những tin tức “hạng nặng” cho anh, đâu tư vấn nhiệt tình cho anh được, anh phải tự thân vận động thôi. Một khi đã ở trong cảnh “thân cô thế cô” thì muốn đánh quả lãi tầm 100% còn khó hơn lên trời khi mà các thông tin vẫn chưa thực sự minh bạch, tình trạng “tranh tối tranh sáng” vẫn diễn ra.
    Nếu liều mạng nhắm mắt đầu tư thì với kinh nghiệm của người viết khả năng “tay không gây dựng cơ đồ” là khá thấp, trong khi thảm cảnh “tay trắng làm nên nợ nần” lại rất dễ diễn ra.

    Người nhỏ làm việc nhỏ
    Khi xem đá banh ta thường thấy các đội bóng yếu hay chọn chiến thuật phòng ngự phản công. Họ không có ngôi sao, không có tiền trả lương cao, không có những huấn luyện viên bậc thầy… nên phải chọn chiến thuật đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả.
    Trên sàn chứng khoán thì tình cảnh của những nhà đầu tư ít tiền cũng gần như vậy. Đã không có nguồn lực, kiến thức lại ít thì phải chấp nhận “ăn ít no lâu”, chấp nhận vui vẻ với những khoản tiền lời vừa phải.
    Mặt khác, các nhà đầu tư nhỏ cũng cần lưu ý không thực hiện chiến lược bình quân giá xuống vì nhiều lý do.
    Thứ nhất, ai muốn thực hiện chiến lược này cần phải có nguồn lực tài chính dồi dào (mà nhà đầu tư “nhỏ” thì không thể có tiền “lớn” được).
    Thứ hai, nhà đầu tư cần phải hiểu rất rõ về tình hình kinh doanh, tài chính, quản trị… của doanh nghiệp. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ, kiến thức kém thì làm sao có thể làm được điều này khi khả năng tiếp cận doanh nghiệp là khá thấp.
    Vì vậy, dù việc bình quân giá xuống cho tiềm năng lợi nhuận là rất cao nhưng nó khó có thể được thực hiện thành công bởi các cá nhân. Nhà đầu tư nên sử dụng chiến thuật bình quân giá lên sẽ an toàn hơn...
  10. nongdanHN

    nongdanHN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Đã được thích:
    2.290
    Lái PPC lái nó đánh phũ như thế thì @Butchep01 lộn cổ khỏi tầu từ lâu roài :))
    Nhưng nói chung lợi nhuận khủng / tỷ lệ cổ tức TM trung bình 25%/năm trở lên của PPC thì sớm muộn cũng break 20.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này