Tản Mạn về CPI và TTCK - Phần 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 12/07/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2394 người đang online, trong đó có 25 thành viên. 04:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 794663 lượt đọc và 7880 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.116
    Muốn hiểu và dự đoán tương lai ư??? Hãy lục tìm lịch sử!!!

    Cuối tuần sắp hết. Như đã hứa sau thời gian ngâm cứu Tung Của ... rồi thiên hạ... Âu Mẽo đến VN và đặc biệt là cái tính chu kỳ...
    Nay ngồi dùng nhất dương chỉ viết vài dòng tặng các bác ... để gọi là...
    Nhiều vấn đề quá nhưng ko biết bắt đầu từ đâu.... Thôi thì mượn comment của bác gái về cái tính chu kỳ kinh tế....

    1. Kinh tế thế giới và mỗi quốc gia có tính chu kỳ ko??? khủng hoảng có tính chu kỳ ko??? Cơ sở nó nằm ở đâu???

    1.1 Xin thưa là kinh tế và khủng hoảng có tính chu kỳ. Bởi đơn giản mọi sự vật hiện tượng đều có tính chu kỳ. Cha tiến sỹ nào nói: Ko có cơ sở nói kinh tế khung hoảng có tính chu kỳ thì tay đó chả hiểu ất giáp mô tê về kinh tế học. hoặc là mị dân thiên hạ... bởi vì cả thể giới đã công nhận nó... và thông qua thống kê người ta có thể thấy... thông qua phân tích các hiện tượng hành vi của các chính phủ và định chế tài chính muh có thể dự đoán được...

    1.2 Chu kỳ có thể lặp lại 4 năm... 5 năm.. 8 năm.. 10 năm hay 12 năm hoặc 20 năm... 30 năm thậm chí 60 năm... sau 1 quá trình tích tụ nhiều chu kỳ nhỏ hoặc sự can thiệp các bàn tay hữu hình.

    1.3. Cơ sở nó nằm ở đâu??? Xin thưa nó nằm ở nhiều vấn đề... nhưng trọng tâm là tiền tệ và hàng hóa cùng phân chia trục lợi ích..
    Kinh tế học hiện đại dưa trên tiền và hàng hóa cùng nền tài chính hiện dại....
    xét ở góc độ 1 quốc gia: VD giả sử như VN GDP chỉ tăng 6% 1 năm trong 10 năm đều. Nhưng CPI tăng 5% trong 10 năm. Bội chi NS 5% trong 10 năm. Bội chi thường xuyên thêm 5% trong 10 năm...Tín dụng tăng 15% trong 10 năm....
    Nghĩa là nếu chúng ta lấy mốc GPD 100 TỶ USD. Vậy sau 10 năm GDP tầm 180 tỷ... Nhưng lượng tiền tích tụ bơm ra trong 10 năm ... tới...gần 500 tỷ...
    Vậy ko sớm thì muộn nó sẽ phải.... có cái gì đó khủng hoảng hoặc đau thương xảy ra chứ nhỉ??? hehe. đấy chỉ là ví dụ. thực tế sẽ có gia giảm điều chỉnh của bàn tay hữu hình.....
    Và thế giới cũng vậy...
    Từ 2008 đến nay Mỹ Âu Nhật TQ... bơm ra lượng tiền gần bằng GDP toàn cầu hiện tại... các bác chưa hình dung lượng tiền ấy nó nhiều cỡ nào...nhưng tôi chỉ biết rằng nó nhiều đến độ muh tài phiệt thế giới phải đẻ ra cái đồng tiền ảo Bitcoin để muh hấp thụ lượng tiền đó và hút TIỀN thật về 1 cách tinh vi....

    1.4. Như FBV nói. Chu kỳ có thể sửa đổi bổ sung bởi các bàn tay hữu hình. Tuy nhiên. Nó ko làm mất đi tính khủng hoảng muh hoặc là gia tăng tích tụ hoặc giảm bớt để kéo dài chu kỳ hoặc triệt tiêu mọi sự cộng hưởng để hạn chế thấp nhất nếu khủng hoảng xảy ra...

    1.5. Kinh tế có tính chu kỳ. Bởi Tư bản tài chính có tính chu kỳ . Tiền.... hàng... tiền... sau những vòng quay luôn tạo ra sự bất cân xứng trong phân phối lợi ích.

    2. Vấn đề thứ 2. Bàn về chiến tranh thương mại. Muh bản chất là cuộc chiến tài chính...
    2.1 Đồng bản anh thống trị trước thế chiến 2: Lật lại lịch sử tiền tệ. Sau thế chiến thứ nhất và với Danh ngôn: Mặt trời ko bao giờ lặn trên nước Anh... . Đế quốc Anh cho ra đời Chế độ tiền tệ Genova. "Genova hình thành là kết quả của những thoả thuận giữa các nước tham gia Hội nghị tiền tệ - tài chính quốc tế tổ chức chức tại thành phố Genova (Italia) vào năm 1922. Qua hội nghị nhằm tổ chức lại các quan hệ tiền tệ - tài chính quốc tế, thúc đẩy các quan hệ mậu dịch và các quan hệ kinh tế quốc tế khác giữa các nước thành viên vào thời kỳ hậu chiến. Trong chế độ này các nước đã thoả thuận những nội dung chủ yếu sau đây:
    • Một là, các nước chính thức thừa nhận vai trò đặc biệt quan trọng của đồng Bảng Anh (GBP) trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán và tín dụng quốc tế. Họ thừa nhận đồng Bảng Anh là phương tiện thanh toán và phương tiện dự trữ quốc tế, đánh giá nó ngang với vàng, coi đồng Bảng Anh là đồng tiền chủ chốt. Vì vậy, thực chất của chế độ tiền tệ này là chế độ bản vị Bảng Anh, một đồng tiền quốc gia do Ngân hàng Anh phát hành.
    • Hai là, việc sử dụng đồng Bảng Anh trong thanh toán quốc tế về ngoại thương và các quan hệ kinh tế quốc tế khác không hạn chế. Các nước muốn có Bảng Anh thì phải chuyển vàng đổi lấy Bảng Anh của nước Anh.
    Chế độ tiền tệ Genova tạo nên nhiều lợi thế cho nước Anh trong lĩnh vực mẫu dịch, dịch vụ, thanh toán và tín dụng quốc tế. Điều đó đã làm cho Chính phủ Anh “lạm dụng” quyền phát hành đồng Bảng Anh, để rồi đẩy đồng tiền lâm vào tình trạng khủng hoảng liên tục, làm cho uy tín của nó trên trường quốc tế ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Đánh dấu sự kiện này chính là việc nước Anh đã tuyên bố chính thức phá giá đồng tiền nước mình với mức 33% so với đồng đô la Mỹ vào ngày 21-09-1931. Việc phá giá đồng Bảng Anh – xương sống của chế độ tiền tệ Genova cũng là sự “khai tử” đối với chế độ tiền tệ quốc tế này."
    Trích https://www.saga.vn/lich-su-mot-so-che-do-tien-te-dien-hinh~42308

    KL : Sau thế chiến thứ nhất và trước thế chiến 2. Đồng Bản anh Thống trị thế giới. Tuy nhiên thế giới lúc ấy chưa hội nhập nhiều nên uy lực chưa nhiều như đồng USD sau này.

    2.2. Giai đoạn sau thế chiến 2 và trước 1973: Chế độ song bản vị vàng ra đời. Với ý nghĩa vàng làm chuẩn :
    sau Đại chiến thế giới lần thứ II, Mỹ trở thành một cường quốc mạnh nhất thế giới về ngoại thương, về tín dụng quốc tế và là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng ¾ tổng dự trữ vàng của toàn bộ thế giới tư bản). Đây chính là những yếu tố tạo nên thế mạnh cho đồng đô la Mỹ trên trường quốc tế, đưa đồng tiền này “lên ngôi” đồng tiền chủ chốt của thế giới.

    Tháng 7 năm 1944, lợi dụng địa vị kinh tế và tài chính của mình trên trường quốc tế, Hoa Kỳ đã đứng ra triệu tập Hội nghị tiền tệ - tài chính quốc tế tại thành phố Bretton-woods với sự tham gia của 44 nước. Hội nghị đã ký kết một Hiệp định quốc tế bao gồm những thoả thuận của các nước về việc thiết lập các quan hệ tiền tệ - tài chính quốc tế mới cho thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần II. Được gọi là chế độ tiền tệ Bretton-woods.

    Nội dung:

    Một là, chế độ tiền tệ Bretton-woods đã thừa nhận USD là đồng tiền chuẩn, làm trụ cột cho chế độ tiền tệ này. Nó được coi là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, đóng vai trò chủ chốt trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán và tính dụng quốc tế.

    Hai là, việc sử dụng USD trong thanh toán quốc tế về ngoại thương và các quan hệ đối ngoại khác không hạn chế, các đồng tiền của các nước khác phải liên hệ chặt chẽ với USD theo chế độ tỷ giá cố định. Theo chế độ tỷ giá này thì các nước thành viên phải chấp hành những quy định sau đây:

    • Phải xác định và công bố cho IMF tiêu chuẩn giá cả (nội dung vàng) của đồng tiền nước mình.
    • Không được tự ý tăng, giảm nội dung vàng của đồng tiền nước mình vượt quá mức ±10% nếu không được IMF đồng ý.
    • Ngân hàng trung ương của các nước thành viên của IMF phải can thiệp vào thị trường để giữ cho tỷ giá hối đoái thị trường không biến động vượt ra ngoài biên độ ±1% so với đồng giá vàng.
    Ba là, các nghiệp vụ về vàng được thực hiện theo 1 giá chính thức là 35 USD = 1 ounce vàng (1 ounce vàng = 31,1035 gram vàng nguyên chất). Đô la Mỹ được tự do chuyển đổi ra vàng theo giá đó. Vì vậy, để duy trì tỷ giá cố định của USD với đồng tiền các nước, ngân hàng trung ương của các nước thành viên cũng phải can thiệp vào thị trường vàng để giữ giá vàng chính thức luôn luôn ở mức 35 USD = 1 ounce vàng. Nếu giá vàng này biến động thì cũng có nghĩa là chế độ tỷ giá cố định cũng bị vô hiệu hoá.

    Bốn là, các nước phải thực hiện ngay các biện pháp thiết thực để loại trừ chế độ kiểm soát và quản chế ngoại hối, đồng thời thiết lập chế độ tiền tệ tự do chuyển đổi, nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các quan hệ thương mại và các quan hệ đối ngoại khác giữa các nước với nhau.

    Năm là, thiết lập một tổ chức tiền tệ quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ tiền tệ - tài chính quốc tế theo những nguyên tắc của chế độ tiền tệ Bretton-woods.

    Chế độ tiền tệ Bretton-woods đã lấy USD làm chuẩn. Thực chất, các nước đã cố định tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước mình theo đồng đô la. Tuy các nước vẫn phải xác định nội dung vàng của đồng tiền nước mình, nhưng chỉ là hình thức. Đồng tiền các nước không tự do chuyển đổi ra vàng, muốn có vàng thì các đồng tiền đó trước hết phải chuyển thành USD, tức là các nước sẽ phải có USD, từ USD sẽ chuyển được thành vàng theo tỷ giá chính thức (giá vàng chính thức) 35 USD = 1 ounce vàng. Vì lẽ đó, chế độ tiền tệ Bretton-woods được gọi là bản vị vàng-hối đoái dựa trên USD, còn gọi là chế độ bản vị đô la.

    Chế độ bản vị đô la đã làm cho sự liên hệ giữa đồng tiền các nước với vàng lại một bước nữa bị nới lỏng. Chế độ tiền tệ này đã hợp pháp hoá, biến đồng tiền quốc của Mỹ thành đồng tiền quốc tế. Chính vì thế đã khuyến khích Hoa Kỳ lạm phát đô la. Tình trạng này đã kéo theo sự lạm phát quốc tế, trước hết là ở những nước thành viên của chế độ tiền tệ này.

    Lạm phát ở trong nước và quốc tế làm cho uy tín của USD trên trường quốc tế giảm dần. Nhưng vấn đề quan trọng là ở chỗ, các nước “đồng minh” của Hoa Kỳ đã không chấp hành chế độ tỷ giá cố định, không can thiệp vào thị trường tiền tệ để giữ giá USD như đã cam kết, mà thả nổi tỷ giá trên thị trường. Đô la Mỹ càng bị mất giá, thì các nước càng tìm mọi cách chuyển nó ra vàng với số lượng ngày càng tăng. Để đối phó với tình trạng này, ngày 15-8-1971 Mỹ đã phải tuyên bố ngừng chuyển đổi USD ra vàng theo tỷ giá chính thức. Sau đó, ngày 18-12-1973, USD lại một lần nữa bị phá giá với mức 10%.

    Qua hai lần phá giá USD (17,89%) đã chứng tỏ rằng, những nội dung cơ bản của chế độ tiền tệ Bretton-woods gần như bị phá vỡ hoàn toàn. USD lại trở về vị trí đồng tiền quốc gia. Nhưng do tiềm lực kinh tế của Mỹ rất lớn, cho nên USD vẫn còn là một đồng tiền mạnh, đồng thời nó vẫn chiếm 1 tỷ trọng đáng kể trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia của các nước.
    Trích https://www.saga.vn/lich-su-mot-so-che-do-tien-te-dien-hinh~42308

    2.3 Cuộc chiến tranh lạnh và lợi thế của đồng USD: Nói đến giai đoạn trên. Cuộc chiến tranh Lạnh đã tạo nên 1 lợi thế cho đồng USD...Vì sau khi hiệp ước Bretton-woods sụp đổ. Rất nhiều Cty của Liên xô các nước khối Liên Xô đã tích trữ USD và gửi lại ở các NH châu Âu dưới dạng CDs USD muh ta hay gọi là USD Châu Âu. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa Đồng USD ra thế giới. Mỹ với vai trò anh cả trong cuộc chiến tranh lạnh đã đưa đồng USD vào vị thế ngang với vàng. Sau đó đánh đổ khối XHCN cùng với chơi xỏ để phá bỏ hiệp ước Bretton Woods đã đưa đồng USD thành đồng tiền chung của thế giới...

    2.4 TQ muốn lập lại trật tự thế giới trên mặt trận kinh tế
    Sau khi Liên Xô sụp đổ. Đặng Tiểu Bình Quyết tâm thay đổi TQ sau cuộc cách mạnh văn hóa tồi tệ đồi bại muh bè lũ Giang Thanh cùng 4 tên... lũng đoạn.
    Bằng ưu thế Dân đông. TQ đã từng bước: 1. xây dựng cơ khí hóa.( 1960 1980) 2. Công nghiệp hóa ( 1980 1990). 3. Công xưởng hóa thế giới ( 1990 2000) . 4. Phổ dụng hàng hóa kéo cả công xưởng thế giới về TQ 2000 2010) . 5. Kế đế sẽ tiền tệ hóa ra thế giới để chia phần với đồng EURo và USD ( từ 2008 chính thức gia nhập cuộc chơi sau khi TQ vào WTO)
    Giai đoạn 4 thành công rực rỡ... Sau khi tận dụng nguồn lực nhân công giá rẻ dân đông để sản xuất hàng hóa bán cho cả thê giới và tích trữ USD ngày một nhiều. Mục tiêu tham vọng để thực hiện bước 5 sau này: Chia phần với anh cả Mỹ về tiền tệ...
    Nhưng đời ko như là mơ... Anh cả Mẽo với đồng USD và Euro là 1 phe cùng lợi ích tư bản... vì đơn giản đa phần gốc gác tài phiệt Mỹ là từ Anh quốc và EU...

    Vậy bản chất cuộc chiến thương mại là gì???

    Mỹ Âu Nhật sau khi bơm ra 1 lượng tiền cho cả thế giới dùng gần bằng GDP toàn cầu... đã lo ngại khủng hoảng chu kỳ tiền tệ... cho nên chính thức thực hiện chính sách thắt chặc tiền tệ nhằm hút USD về để ko ảnh hưởng vai trò thống trị của USD nếu khủng hoảng xảy ra. SIMPLE là vậy. nhưng đằng sau đó là nhắm vào túi tiền dự trữ ngoại hối USD của TQ. Vì ngoài USD. TQ đã tích trữ vàng lớn ngất thế giới ttong 10 năm qua ko nhằm mục đích là chuẩn bị cuộc chiến tiền tệ lấy thịt đè người... nghĩa là sau khi tích trữ USD đủ lớn gấp đôi GDP Mỹ và lượng vàng đủ mạnh thì dùng USD đánh USD của Mỹ. Dùng vàng bảo vệ đồng nhân dân tệ... nhằm thay thế vai trò của đồng Usd vì TQ nắm lượng hàng hóa chi phối toàn cầu và vàng thì việc này trong tầm tay...

    DO đó cuộc chiến này sẽ còn tiếp diễn nhưng trước mắt nó như 1 bàn cờ cần dịch chuyển cân bằng lợi ích của các bên kể cả lợi ích của đối thủ. Hoặc TQ sẽ phải chỉ chấp nhận lợi ích quốc gia muh từ bỏ tham vọng bá quyền Đại hán vai trò anh cả như Mỹ...

    3. Về chu kỳ kinh tế VN và vấn đề tỷ giá:

    3.1 Tính từ 2008 2018 thì đúng 10 năm . Nhưng thật ra phải tính từ 2012. Vì 2008 xảy ra nhưng đau thương chính thức là từ 2012. tính từ 2012 thì mới 6 năm. Vậy khả năng là nhanh thì 1 đến 2 năm. Sửa đổi bổ sung thì 2 đến 3 năm nữa... nhưng sẽ ko khốc liệt muh chỉ là các cú shock. Nhưng nếu ko can thiệp hoặc tiếp tục bơm tiền thì nó sẽ đến ngay cuối năm nay hoặc đầu 2019...

    3.2 Vấn đề tỷ giá:

    Trước khi khủng hoảng giá dầu vào 2014 . Chúng ta thường phá giá VND để xuất khẩu. Tại sao???
    Cơ cấu thu ngoại tệ cho ngân sách và nền kinh tế như sau:
    a. Thu từ xuất dầu thô: trước 2014 chiếm tỷ trọng lớn nhất nên phá giá USD thì hỗ trợ xuất khẩu dầu thu Usd cho ngân sách.
    b. Thu từ xuất khẩu thủy hải sản và nông nghiệp muh chủ yếu là gạo. cà phê. Tiêu. Điều....cao su....
    c. Thu từ đầu tư gián tiếp và ODA và trực tiếp Fdi: Tỷ trọng này trước đây chiếm ít. Nay nhiều hơn. cho nên tỷ trọng này chiếm khá tầm 40% 60% lượng USD vừa qua tùy theo năm.
    d. thu từ kiều hối. Thống kê 20 năm qua. Bình quân 5 năm trở lại từ 10 đến 14 tỷ USD.
    e. Thu từ chu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trước đây ít. nay khá nhiều vì ngay viettel 1 năm đã đem về hơn 1 tỏi trum rồi...
    f. Thu từ xuất khẩu của nền kinh tế: Nỗi bậc trong 3 năm nay có anh samsung hàng năm đem về hơn 26 tỷ USD Trong cơ cấu GDP.... trong khi đó họ dầu khí chỉ còn có 3 đến 5 tỏi trump... và rất nhiều cty khối ngoại như samsung : F.or.mosa......v.v
    g. Thu khác ngoại tệ: chỉ chiếm tầm dưới 5% đến 10%.

    Như vậy. Cơ cấu tỷ trọng các nguồn thu USD nêu trên trong giai đoạn này khác trước đây. Và căn cứ vào đây chúng ta hoàn toàn dự được NHNN sẽ phá giá bao nhiêu hay USD dự sẽ diễn biến tăng giảm bao nhiêu chứ ko phải chém suông như các tiến sỹ ngoài kia muh hok nói rõ cơ sở ở đâu. Muốn 3% hay 5% đều phải có cơ sở...


    3.3 Xét diễn biến thì hiện tại CPI chạm 3.4 _3.94% sau 7 tháng. Tỷ giá mất giá từ 3 đến 3.6% so với đầu năm. LS huy động cho vay tăng từ 1.5 đến 2.5% tùy món.
    Nếu LS đồng USD sẽ chạm 3% trong 3 tháng tới và kinh tế Mỹ tăng 4.2% trong khi tỷ giá VND nếu mất giá trên 5% thì dòng vốn FDI sẽ khựng lại và P notes sẽ rút hoàn toàn.
    Câu chuyện còn lại là chỉ là sự lựa chọn của Đảng và chính phủ cho kịch bản nào muh thôi....

    Còn nhiều lắm lão gia @gerbermark2@khoaita2009 cùng @Vuthanhnguyen và bác gái @Binh Yen và các bác ạ. Nhưng thôi. Mỏi tay rồi. Có gì ko rõ thì trao đổi trực tiếp.
    --- Gộp bài viết, 29/07/2018, Bài cũ: 29/07/2018 ---
    khó lắm. Năm nay phải vượt 4% . còn nếu ko thì LS phải 14% VNI về 700... họa may.... hehe
    Last edited: 29/07/2018
    hakillua, soidem123, viethanoi21 người khác thích bài này.
    ong2015, Butchep01, gerbermark21 người khác đã loan bài này.
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.116
    Đọc comment trước đi kìa.. hehe
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.116
    Hehe. Thok nek bác gái tý thui muh bác ơi. hehe
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.116
    Đang ngâm cừu Tung của và tỷ giá... hehe
  5. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.593
    Trong làn nắng ửng khói mơ tan
    Cây cối chồi non xanh miên man
    Lẫn trong tiếng chim ca trong gió
    Vẫn còn đâu đó tiếng kêu than ...:D
  6. CMMC0508

    CMMC0508 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Đã được thích:
    2.502
    Bông Cỏ May chịu khó ở gần bà nhiều nhất có thể. Yến sào dùng 1/3 tổ với 1 trái dừa xiêm, thêm chục hạt sen, 02 trái táo đỏ, hạn chế đường và các chất bổ dưỡng cao đạm, ngồi cạnh xúc cho bà ăn từng muỗng nhỏ nhé. Tình yêu của con gái sẽ làm mẹ tăng sức đề kháng với bệnh nan y.
    Thường xuyên nói chuyện, hay kể chuyện cười cho bà nghe, làm sao để bà vui vẻ là BCM không bao giờ phải ân hận rồi.
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.116
    Hehe. Luôn luôn tồn tại và phải có tiếng kêu than trên TT tài chính CK bác gái à. hehe
  8. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.383
    Hay lắm !
    Rất công phu !
    Rất hữu ích ! =D>=D>=D>

    ( nhưng :
    A/ CPI 7 tháng ko phải 3.94 % ... Mà là 3.45% nhé ) .
    B/ Về bài toán " tiền tệ " giữa Mỹ và Trung ... Tôi chưa đủ cứ liệu nên ko dám lạm bàn sâu . Nhưng có vẻ FBV hơi chủ quan khi diễn tả quá đơn giản. Vấn đề lưu ý thêm để tiếp tục nghiên cứu là : Dự trữ usd và vàng của TQ ; Trái phiếu CP My mà TQ nắm giữ ( các kỳ hạn ) ... Yếu tố đó , nếu Usd mạnh thì TQ lợi gì? Hại gì ? ... Một mặt lưu ý khác là Usd ko còn bản vị vàng , và Mỹ thì nắm quyền phát hành ... Vậy usd mạnh thì Mỹ lợi gì ? Hại gì ? Còn TQ lợi gì ? Hại gì ? . Nói chung là một chuỗi dây xích mạng nhện mà khi kéo một mắc về phương này thì co giật nhiều phương khác của các mắc xích khác ... Cho nên , FBV có thể nên ng cứu sâu hơn , chứ có lẽ ko phải đơn giản như đã diễn tả ... ( Tất nhiên , như thế nào , thì tôi đã bảo rằng tôi ko có đủ đk để lạm bàn ... Chỉ hình dung là một bài toán chằng chịt các hàm số , chứ ko đơn giản ...)@};-@};-@};-:drm:drm
  9. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    He he he...:D Tks @FBV đã có bài viết rút ruột & tâm huyết thế này>:D<
    Theo Khoaita2009 hiểu thì những gì đã xảy ra rồi thì đã rõ nhưng còn những gì chưa xảy ra thì vẫn phải là "Hồi sau mới rõ" nhá:)) Để bổ xung cho lý sự về quá khứ và hiện tại của @FBV thì Khoaita2009 mình thấy bác @Save_You có lý khi phản biện rằng:
    1. Xem dùm cái tỷ giá của VN so với các quốc giá khác xem. VN có tỷ lệ trượt giá rất thấp tham chiếu USD so với các đồng khác. Nhìn thì hạn hẹp mà cứ thích dẫn chứng với chém gió. So sánh tỷ giá VND neo theo USD so với các đồng tiền mạnh khác JPY,EUR, CHF,CAD,AUD xem nó nó mất giá ko nhóe. Từ đó xem tỷ giá này về thực chất là do yếu tố đầu cơ hay do nhu cầu rút vốn thực của dòng vốn ngoại.#:-s(Nguồn: Save_You http://f319.com/threads/canh-bao-nh...hong-ngua-rui-ro.1179533/page-4#post-27746905 )
    2. https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin...uoc-lien-tuc-pha-gia-nhan-dan-te-3783803.html Bài báo này đã cho thấy đồng VND rất mạnh. Và Nhà Nước không muốn để VND mất giá. So với các đồng tiền mạnh khác thì VND còn tăng. VND chỉ giảm so với USD thôi nhưng mức giảm so với các đồng tiền mạnh khác đâu thấm gì.#:-s(Nguồn: Save_You http://f319.com/threads/canh-bao-nh...hong-ngua-rui-ro.1179533/page-4#post-27746905 )
    3. Khoaita2009 mình đề nghị các bác chú ý theo dõi dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh rủi ro tỷ giá, cả vốn đầu tư trực tiếp lẫn đầu tư gián tiếp ...chuyện nghiêm túc và có thật đấy#:-s
    P/S đây là chỗ ace nhỏ lẻ chém gió, trao đổi nhận định, mua bán, chia sẻ win-win chứ ko phải chỗ so đo trình cao trình thấp, hay bơm thổi lùa gà gì hết ...Khoaita2009 rất mong các bác có nhiệt tình & vui vẻ thì chia sẻ không nhiệt tình và vui vẻ thì Khoaita2009 mình theo anh lái cuốc gia Romania @RomanticStory hỏi Mr. Google vừa được miễn phí lại vừa khỏi mất công nói lời cảm ơn ạ#:-s

    cafit, Save_You, Bill312 người khác thích bài này.
  10. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.593
    Dĩ nhiên rầu , vì số thắng luôn ít hơn số thua mà .
    Nhưng qua tuần khả năng là tiếng kêu than tiếc nuối của những người bị lỡ tàu í :))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này