Tản Mạn về CPI và TTCK - Phần 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 12/07/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5882 người đang online, trong đó có 628 thành viên. 21:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 794993 lượt đọc và 7879 bài trả lời
  1. dancaychoitrung

    dancaychoitrung Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/06/2015
    Đã được thích:
    13.438
    Và Tôi cũng yêu Mina á. :D:)):)):))
  2. dancaychoitrung

    dancaychoitrung Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/06/2015
    Đã được thích:
    13.438
    Bác @XuanTocXanh thông cảm, rất nhiều comment @FBV chả đọc để nắm rõ nội dung hay những comment khác có liên quan đã vội trả lời nên thường bị hớ là vậy, như cách đây vài hôm, khi comment bài trích dẫn từ một bài báo của @bongcomay hay ai đó thiệt là trớt quớt, rõ ràng đó là í cò của một vị có vai vế gì đó của cty CK HSC dìa CP vàng hay CĐ vàng gì đó, nhưng comment của "GIÁO SƯ " còn hơn cả cái sự ngớ ngẩn.
    Nên chính qui cho thật chính qui đi á vì khi BCM đính chính nội dung cũng không thấy FBV hồi đáp á. :D:)):)):))
  3. XuanTocXanh

    XuanTocXanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/08/2015
    Đã được thích:
    22.376
    Hi every one, good morning!
    Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
    Chúc một ngày giao dịch thành công nha cả nhà!
    Chúc Việt Nam chiến thắng!!!
    Last edited: 29/08/2018
  4. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.610
    Thanks bác! Nhung cp dang chu y dt luc nay tham khao: Sra, csc, dst, htt, plp....
  5. RomanticStory

    RomanticStory Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Đã được thích:
    94.967
    Thì đúng ý là như vậy á :))
  6. HongCK

    HongCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    73.356
    Vẫn thế,
    Thị trường đang tích cực, chưa có 1 tín hiệu nào cho điều chỉnh
    990 giờ này trở trành ngưỡng hỗ trợ khá mạnh (ngắn hạn),
    Câu chuyện các quỹ ETF FTSE cơ cấu thời gian gần đây không còn ảnh hưởng nhiều,
    TT ngày nào cũng có hoạt động chốt lời, giải ngân mới ...= câu chuyện bình thường,
    Các tổ chức, BBs nghỉ lễ, Tết luôn có kế hoạch trước không nhất thiết phải bán đi cp.
    Tôi đang full cp...
    Đầu tư chuyên nghiệp không nên để những hoạt động bình thường hàng ngày/hằng quý ảnh hưởng đến...
    Kiên định và tuân thủ kỹ thuật /không để bất kỳ một hành động gây tâm lý nào ảnh hưởng đến chiến thuật đầu tư của bản thân !
    Last edited: 29/08/2018
  7. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.724
    Hi vọng chiều nay được nhảy tưng tưng vì đội bóng của chúng ta.
    BCM không muốn VN lại gặp lại đội Nhật nữa á
    --- Gộp bài viết, 29/08/2018, Bài cũ: 29/08/2018 ---
    Xưng danh là cổ phiếu vàng
    Không phi lên đỉnh cho chàng ngẩn ngơ?
  8. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.724
    Câu chuyện cổ phiếu vàng
    Thứ Hai, 27/8/2018 07:00
    Chia sẻ
    (ĐTCK) Ông Fiachra MacCanna, Giám đốc điều hành, Giám đốc bộ phận phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán TP. HCM (HSC) một lần nữa vừa nêu khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam nên áp dụng mô hình cổ phiếu vàng để giữ quyền phủ quyết trong doanh nghiệp.
    [​IMG]
    Theo đó, dù giữ phần nhỏ cổ phiếu, Chính phủ vẫn có quyền phủ quyết các vấn đề quản trị không hợp lý tại doanh nghiệp. Khi nắm quyền này, doanh nghiệp sẽ không “vuột khỏi tầm tay”, hay nói cách khác, Chính phủ có thể yên tâm bán tối đa phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đang tái cấu trúc, mà vẫn không lo mất quyền kiểm soát tại các doanh nghiệp này.

    Khuyến nghị của ông Fiachra được đưa ra trong một phân tích rằng, nền kinh tế Việt Nam đang thiếu vốn dài hạn trầm trọng (vốn tự có của các ngân hàng mỏng và ngân hàng khó có thể phát hành trái phiếu kỳ hạn dài 20 - 30 năm).

    Thực tế này là một thách thức đối với tiến trình thoái vốn hiện nay của các doanh nghiệp nhà nước. Các cuộc thoái vốn lớn nhất tại Việt Nam gần đây như tại Sabeco (năm 2017, Bộ Tài chính bán 53,6% vốn tại doanh nghiệp này, thu về gần 5 tỷ USD), Vinamilk (năm 2016 - 2017, 8,7% vốn

    Nhà nước tại Vinamilk được bán với giá khoảng 750 triệu USD)… đều phụ thuộc vào bên mua là khối ngoại. Sự thiếu vốn dài hạn trong nước dẫn đến hạn chế khả năng vốn nội địa mua cổ phần Nhà nước tại các doanh nghiệp đang tái cấu trúc. Trong khi đó, để thu hút vốn ngoại chảy vào các cuộc mua lớn, đòi hỏi khung pháp lý tại Việt Nam phải rộng cửa đón vốn ngoại hơn.

    Ở một góc nhìn khác, trao đổi với Báo Ðầu tư Chứng khoán, ông Lê Hải Trà, phụ trách Hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) đánh giá, cổ phiếu vàng là hình thái được áp dụng tại các nước phương Tây trong giai đoạn trước.

    Với thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Trà cho rằng, vấn đề quan trọng là làm thế nào để các nhà đầu tư nước ngoài được mua bán cổ phiếu vượt tỷ lệ cho phép (49%), để tìm kiếm lợi ích kinh tế. Thực tế, có một lực lượng không nhỏ dòng vốn nước ngoài chảy với tốc độ ngày càng nhanh hơn, tìm kiếm cơ hội trên các thị trường vốn quốc tế.

    Nếu có công cụ đầu tư phù hợp thì vốn ngoại chắc chắn sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động hơn. Hiện tại, trong Top 30 cổ phiếu hình thành nên chỉ số VN30, có 8 mã đã đầy room ngoại. Trong khối 16 ngân hàng trên sàn, có 9 ngân hàng vốn ngoại không thể mua thêm.
  9. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.724
  10. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.724
    Thoái vốn Nhà nước gặp khó khi TTCK lao dốc
    [​IMG]
    Ngọc Điểm

    (NDH) Diễn biến giảm mạnh nằm ngoài mọi dự đoán của các chuyên gia cũng như thành viên thị trường khiến công cuộc thoái vốn Nhà nước thực sự gặp thách thức lớn. Trường hợp Bộ Xây dựng thoái vốn VGC là một ví dụ.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Vì đâu Bộ Xây dựng gặp khó khi thoái vốn Viglacera?

    Bộ Xây dựng vừa qua thông báo thực hiện thoái vốn tại Tổng công ty Viglacera - CTCP (HNX: VGC) xuống 36% trong thời gian từ 27/6 đến 21/7. Theo kế hoạch, Bộ Xây dựng sẽ bán khớp lệnh trên thị trường gần 80,6 triệu cổ phiếu, tương đương 17,97% vốn. Giá bán cổ phần phải là giá trần của ngày giao dịch nhưng không thấp hơn giá tham chiếu bình quân của 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán và không thấp hơn 26.100 đồng/cp trước ngày công bố thông tin.

    Chia sẻ tại buổi roadshow thông tin về việc thoái vốn khỏi Viglacera, đại diện của Bộ Xây dựng cho biết đã tính toán kỹ khi lên phương án và kỳ vọng lượng vốn chào bán sẽ được nhà đầu tư khớp mua trong thời gian ngắn nhất có thể, tương tự như trường hợp thoái vốn tại Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG). Vào cuối năm 2017, Bộ Xây dựng đã bán toàn bộ 118 triệu cp DIG chỉ trong một phiên giao dịch tại mức giá trần của phiên giao dịch 19.250 đồng/cp.

    Tuy nhiên, diễn biến thị trường tiêu cực trong thời gian gần đây đã làm khó công cuộc thoái vốn khỏi Viglacera của Bộ Xây dựng. Chia sẻ tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra cuối tuần qua, lãnh đạo Viglacera cho biết ngày 28/6 vừa qua là cơ hội để Bộ Xây dựng thoái vốn nhưng áp lực bán tăng quá mạnh nên đã không thể thực hiện được. Hệ lụy của điều này là Tổng công ty không trình việc cơ cấu lại nhân sự tại đại hội. Đồng thời, nếu ngày 21/7 việc chào bán không thành công thì Tổng công ty sẽ báo cáo lại và xin gia hạn thêm 60 ngày.

    Theo chuyên gia của CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS), diễn biến thị trường tiêu cực khiến cho nhà đầu tư ngay khi có cơ hội kiếm lời thì lập tức chốt mà không dám nắm giữ dài lâu. Đó là lý do chính cho việc khi cổ phiếu VGC chốt phiên ngày 27/6 ở mức 23.800 đồng/cp, hội đủ điều kiện để Bộ Xây dựng có thể thoái vốn khỏi Viglacera tại mức giá trần 26.180 đồng vào phiên 28/6 thì nhiều nhà đầu tư đã canh chốt lời từ sớm. Khối lượng dư bán VGC phiên 28/6 lên đến 75 triệu đơn vị dù Bộ Xây dựng chưa kịp đặt lệnh bán.

    Mặt khác, hiện tượng nhiều cổ phiếu cơ bản tốt, doanh nghiệp đầu ngành sau khi Nhà nước thoái vốn xong bất ngờ lao dốc mạnh như Sabeco, Nhựa Bình Minh cũng khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ chùn chân trong việc nắm giữ cổ phiếu lâu dài.

    Diễn biến thị trường trong những phiên gần đây tiếp tục tiêu cực, VN-Index có phiên phục hồi nhưng thanh khoản vẫn yếu ớt. Trong bối cảnh này, nếu cổ phiếu VGC không thoát khỏi vùng giá quanh mốc 20.000 đồng/cp và lượng cung 75 triệu cp không được giải quyết thì công cuộc thoái vốn của Bộ Xây dựng dần có nguy cơ thất bại.

    Khả năng không hoàn thành kế hoạch thoái vốn năm

    Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp (DN) mà Nhà nước sẽ thực hiện thoái vốn và tỷ lệ thoái vốn tối thiểu theo từng năm của DN có vốn Nhà nước giai đoạn 2017-2020, nhiệm vụ thoái vốn của các bộ, ngành vẫn còn rất nặng nề trong nửa cuối năm.

    Danh sách thoái vốn của Bộ Xây dựng ngoài DIG, VGC, Bạch Đằng còn hàng loạt cái tên khác như Hancorp, Viwaseen, Coma, Lalima; ngoài ra còn các đơn vị chưa thực hiện được năm 2017 chuyển sang. Bộ Công Thương phải thoái vốn Petrolimex, Vinaincon, MIE, Vinatex, VNSteel, Habeco; Tổng công ty Kinh doanh và Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) phải thoái vốn tại 121 đơn vị, trong đó có các cái tên quen thuộc như Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), Y tế Domesco (DMC), Vinaconex (VCG)…

    Để hấp thụ được lượng cổ phiếu lớn từ thoái vốn Nhà nước, thị trường chứng khoán cần phải tăng trưởng bền vững, qua đó thu hút dòng tiền đổ vào. Nhưng với diễn biến giảm mạnh nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia cũng như thành viên thị trường thì công cuộc thoái vốn Nhà nước đang thực sự gặp thách thức lớn.

    Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng với địa phương chiều 2/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước còn chậm, khó có khả năng đạt được kế hoạch đề ra năm 2018. 6 tháng đầu năm 2018, cả nước có 8 doanh nghiệp được các cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa dù theo kế hoạch, cả năm phải có ít nhất 85 doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn với giá trị doanh nghiệp là 29,4 nghìn tỷ đồng (trong đó, vốn nhà nước là 15,2 nghìn tỷ đồng).
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này