Tản mạn về CPI và TTCK - phần 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 11/09/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2608 người đang online, trong đó có 37 thành viên. 03:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 556446 lượt đọc và 5969 bài trả lời
  1. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Cả nhà yên tâm sự điều chỉnh giá dầu
    Kô phải khủng hoảng tài nguyên
    Khác nhau xa lắm.
    :)
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    341.861
    Hum qua nhậu lai rai cuối tuần... toàn ăn thì nhìu muh uống chả nhiêu...
    Tối đọc gần xong cuốn sách thấy mấy bác hỏi nên sẵn tiện post luôn vì bài này viết cho trang 279 muh bác @khoaita2009 làm trôi mất trang 279 nên thôi chỉ lưu lại....
    Cũng là duyên vậy... định post bài mở rộng về giá dầu và tỷ giá... nhưng post hok xong muh tối qua sẵn có dịp viết luôn...
    Nhiều khi cảm hứng nó đến thì kiến thức kiến ngủ bò dạy chạy ra khỏi đầu óc tý thui muh...
    --- Gộp bài viết, 06/10/2018, Bài cũ: 06/10/2018 ---
    Chợ chứng vẫn là cái chợ muh. Chỉ có giá cả lên hay xuống thui muh.. hehe
  3. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Đấy là điều thú vị của thị trường.
    Khi kiểm soát đc cảm xúc một tân binh như em vẫn sống khoẻ sau bao lần té dập mặt.
  4. RomanticStory

    RomanticStory Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Đã được thích:
    94.967
    Chị google ra cái đọc cho đầy đủ, chứ nói ở đây chỉ vài câu cho hoa lá cành thôi :D
    Giá dầu cao thì dòng họ hưởng lợi từ dầu cao, trong khi những thằng khác thì chưa chắc. Chị mở đồ thị VNI năm 2014 so sánh với PVD, GAS chẳng hạn, thấy không đồng pha với nhau. Giờ thì khác đôi chút, là hồi phục chung, tăng chung và không đến từ 1 nguyên nhân giá dầu tăng.
    Giá dầu tăng thì doanh nghiệp ngành dầu khí hưởng lợi. Cổ phiếu cũng tăng nhưng lợi nhuận được chia cho cổ đông lại là vấn đề khác. Và nhà đầu tư thì ngắn hạn chỉ cần mua đi bán lại cổ phiếu. Giá cổ phiếu tăng mạnh đến một ngưỡng mà dù giá dầu còn tăng thêm đoạn nữa thì giá cổ phiếu đã có thể lao dốc rồi.
    Nhưng bây giờ là giai đoạn mà giá dầu chưa tăng mấy, giá cổ phiếu đã tăng nhiều %, do kỳ vọng và niềm tin, do nhà đầu tư thường phản ứng sớm, đi trước...
    Triumph kiểu gì cũng sờ đến Iran. Giá dầu kiểu gì cũng tăng, chừng nào chưa tìm ra nguyên liệu thay thế tốt hơn, rẻ hơn.
    --- Gộp bài viết, 06/10/2018, Bài cũ: 06/10/2018 ---
    Không có gì.

    "Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi.
    Trym vẫn hót trong vườn nhà tôi."
  5. XuanTocXanh

    XuanTocXanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/08/2015
    Đã được thích:
    22.376
    L
    Tks bác! Sự thực là tôi chưa bao giờ gu gồ bất cứ thứ gì về chứng, tôi chỉ search những cái khác. Vì có f319 nên cũng hay thích hỏi chiên da cho nhanh, hầu như mọi thứ tôi hiểu về chứng cũng là trên đây, he he, thanh kiu vi na miu!
  6. langtuxanh

    langtuxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2014
    Đã được thích:
    1.769
    Giá dầu theo e khó tăng cao đến 140 usd, mà chỉ tầm 100 usd thôi.
    1. Là công nghệ dầu đá phiến. Dầu càng tăng cao, dầu đá phiến càng hút nhiều. Mà dầu đá phiến chi phí khai thác tầm 70usd.
    2. Công nghệ sinh hoch phát triển, có nhiều loại dầu thực vật có thể thay thế đk dầu khi giá dầu quá cao. Điển hình như dầu cọ, xăng sinh học...
    3. Công nghệ xe điện phát triển, ô tô điện, xe máy điện đang là tương lai. Giá dầu cao càng khuyến khích chuyển sang các loại phương tiện chạy điện...
    Vì vậy mà giá dầu khó tăng cao.
    Ps. Trước đây khủng hoảng giá dầu 1 phần là do Mỹ muốn làm suy yếu Nga, 1 phần là các nước vùng vịnh muốn hủy diệt ngành dầu đá phiến của Mỹ. Tuy nhiên các công ty dầu đá phiến có thể phá sản, công nghệ vẫn còn, chỉ cần giá dầu cao hơn chi phí sản xuất thì dầu đá phiến vẫn sống tốt.
    --- Gộp bài viết, 06/10/2018, Bài cũ: 06/10/2018 ---
    Công nghệ dầu đá phiến làm thay đổi cục diện ngành dầu khí. Mỹ từ nước nhập khẩu dầu thế giới, chuyển sang nước xuất khẩu. Các tổ chức quỹ lớn bán cổ phiếu dầu khí, các nước xuất khẩu dầu khí lớn phải thay đổi định hướng phát triển..
  7. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Trái đất vẫn quay
    Mặt trời vẫn mọc
    Nước vẫn chảy về chổ trũng
    Chỉ niềm tin của con người thường hay thây đổi.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    341.861
    Comment này bàn mở rộng về việc giá dầu cao và giá dầu thấp tác động đến CK và 1 nền kinh tế Việt hay nền kinh tế phụ thuộc vào giá dầu...
    Câu hỏi là:
    1. Tại sao giá dầu cao cũng gây tác hại muh giá dầu thấp cũng gây tác hại thì ở 2 comment trước FBV đã bàn.

    2. Câu hỏi tiếp là: mức độ tác động nó như thế nào??? Cùng 1 mức giá dầu VD 120 USD hay 30 USD nhưng các quốc gia khác nhau chịu tác động khác nhau. Riêng VN thì phụ thuộc vào từng thời kỳ và từng giai đoạn chu kỳ của nền kinh tế theo từng chính sách...

    2.1 Vấn đề 1: Quy mô nền kinh tế càng phụ thuộc vào giá dầu thì giá dầu giảm sẽ là bất ổn:
    Trước hết... xem xét giai đoạn 2006 đến 2014 giá dầu tăng cao... cho nên VN chúng ta tập trung cho ngành dầu khí quá nhiều... Bên cạnh việc đầu tư mở rộng khai thác ngành dầu khí còn mở rộng các ngành có liên quan như tơ sợi Polime... nhựa...( VD như dự Án nhà máy sợi cảng Đình Vũ...) Rồi ngành vận tải dầu...như vậy GDP giai đoạn này và ngân sách phụ thuộc vào... giá dầu... và hơn 8 năm như vậy muh chúng ta chả làm gì để dự phòng tình huống xấu là giá giảm...chúng ta miệt mài mở rộng đầu tư và vay nợ dựa trên nguồn thu ngoại tệ từ giá dầu.... mọi tính toán dự thu dự chi ngân lưu dòng tiền ....đều tính trên giá dầu từ 90 đến 100 USD....
    Đùng 1 phát giá dầu giảm còn 40 hay dưới 35.... muh duy trì chỉ cần 1 năm thì GDP thất thủ và ngân sách thất thu là đương nhiên...
    Bài học ở Nga vào 2015 2016 .... rồi Venezula là điển hình.... Chính vì có 2 bài học này muh 2016 VN đã chuyển hướng thành công và giảm phụ thuộc vào giá dầu bằng con đường rất riêng là thu hút FDI và các quĩ đầu tư CK.... để rồi miệt mài mua ngoại tệ tăng dự trữ lên kỹ lục hơn 65 tỏi trump...

    Đấy là vấn đề của quốc gia có GDP phụ thuộc vào giá dầu.... vậy những quốc gia ko phụ thuộc giá dầu thì sao??? Chúng ta sang vấn đề thứ 2:

    2.2 Qui mô nền kinh tế GDP ko phụ thuộc vào dầu... nhưng chi phí năng lượng lại phụ thuộc vào giá dầu thì sao???

    Xét khi giá dầu giảm dưới 35 USD... đối với quốc gia có GDP ko phụ thuộc giá dầu nhưng chi phí năng lượng phụ thuộc giá dầu: Ở giai đoạn đầu nó tốt vì giảm chi phí đầu vào và CPI giảm... nhưng ở khúc giữa thì lại nảy sinh câu chuyện giảm phát....
    Giá dầu giảm.... làm giảm chi phí nguyên liệu đầu vào... và gây nên giảm CPI... đến 1 lúc đủ lâu nó lại tạo ra giảm phát....muh điều này rất hay xảy ra với nền kinh tế mới nổi và tốc độ tăng trưởng cao GDP tầm 5% trở lên sẽ thấy tác động rõ nét....
    Sau giảm phát sẽ bình ổn lại tùy vào chính sách....

    Xét khi giá dầu tăng... đương nhiên CPI ở các quốc gia này sẽ tăng là điều tất yếu theo xu hướng chung... mức độ phụ thuộc vào chi phí năng lượng của quốc gia đó đối với dầu...

    3. Mức tác động cụ thể khi giá dầu tăng ở VN và 1 số quốc gia có GDP phụ thuộc vào dầu:
    Để dễ hiểu... FBV lấy VD các bác hình dung:
    Trong 1 Gia đình... mức lương của 2 vợ chồng rất cao... VD 100TR và tăng mỗi 5% trên tổng quỹ lương mỗi năm..
    Ấy thế là gia đình ấy cứ say xưa chi tiêu...mọi mua sắm tài sản... chi nhu... rồi... cả việc vay nợ đầu tư BDS Ck gì gì cũng tính tóan dựa trên mức lương ấy...... nhất là các khoản vay nợ để đầu tư.....
    Đùng 1 phát... mức lương ấy giảm còn 40 tr.... vậy toàn bộ vấn đề xem xét lại và thâm dụng chi tiêu... cùng với đó khi ấy chúng ta phải xét đến các khoản đầu tư BDS hay CK.... nếu nó hiệu quả cân đối được ngân sách chi tiêu và sinh lời thì ok... nhưng nếu CK thì lỗ... BDS ko cân đối được... thì hậu quả các bác có thể nghĩ đến là... cực xấu...

    Nền kinh tế VN và các quốc gia có GDP phụ thuộc vào giá dầu cũng y chang như vậy...
    Khi giá dầu tăng... Chính phủ các quốc gia say xưa mở rộng đầu tư...và chi tiêu công đầu tư công cũng như tiêu dùng quốc gia dựa trên tính toán giá dầu...
    Đùng phát giá dầu giảm... mọi chi tiêu phải thắt chặt...
    Rồi Chính phủ cũng chả khác gì 1 gia đình... cũng phải đánh giá lại hiệu quả đồng vốn đầu tư.... ấy thế là người ta cho ra đời các bộ chỉ dố đo lường hiệu quả đầu tư... Một trong các chỉ số ấy hay dùng nhất của tụi tư bản là chỉ số ICOR. Chỉ số này phản ánh mức hiệu quả của đồng vốn đầu tư công...
    Ở tầm vĩ mô chính phủ có GDP phụ thuộc vào dầu.... khi giá dầu sụt giảm muh ICOR ko hiệu quả thì hậu quả của sóng hồi tiền tệ gây lạm phát là cái chắc chắn sẽ xảy ra....
    Theo FBV thì VN chúng ta giai đoạn 2000 đến 2008 rồi đến 2016 rơi vào trường hợp này...
    Các dự án đầu tư công cùng các quả đấm thép đã ko hiệu quả... gây ra hậu quả nợ xấu vô cùng lớn muh chúng ta đã chứng kiến...muh đa phần xuất phát từ đầu tư công và BDS...

    4. Tạm kết luận: Việc giá dầu tăng quá cao hay giảm quá thấp nó tác động như thế nào đến 1 quốc gia và TTCK của quốc gia đó phụ thuộc vào:
    4.1 Mức phụ thuộc GDP vào dầu của quốc gia đó.
    4.2 Mức phụ thuộc chi phí năng lượng vào giá dầu của quốc gia đó.
    4.3. Hệ số co giãn của mức đầu tư công và tiêu dùng công của chính phủ xây dựng dựa trên giá dầu
    4.4 Hiệu quả của các khoản đầu tư công nợ công dựa trên thu nhập từ dầu... ( xét theo ICOR và bộ chỉ số liên quan)
    4.5 Tất cả các biến động trên sẽ ít nhiều phản ánh vào CPI. GDP. và giá cả chứng khoán cùng chỉ số chứng khoán.

    PS: Đề tài này có thể làm đề án TS ở VN đấy.... tin hay ko thì tùy các bác nhé... hehe ( Mức độ Tác động giá dầu lên tỷ giá CPI. GDP. Nợ Công... Và chỉ số Chứng khoán của VN và Các giải pháp cho các tình huống/ kịch bản ứng phó)
    Đề tài này tất cả dữ liệu có thể lượng hóa được 1 cách thuyết phục và rõ ràng...
    Đề tài này mang tính thực tiễn áp dụng cao và mang yếu tố nghiên cứu yếu tố lịch sử rất lớn.
    Đề tài này thiết thực... ích nước lợi nhà hợp lòng dân... hihi
    Last edited: 06/10/2018
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    341.861
    Chúng ta hay thắt mắc là tại sao Âu Mỹ hay dự giá dầu đúng???
    Đơn giản thôi... vì họ là tay chơi làm chủ cuộc chơi...
    1 khi làm chủ xị thì việc dự đoán giá nó dễ lắm....trừ khi có chuyển biến...bất ngờ nào đó... thường là vậy...
    Giờ họ dự dầu về 100 USD thì khả dĩ trong 6 tháng tới về 100 USD là hết 80%... vì sao??? vì giá đó họ chủ xị...
    Nga và OPEC cũng được lợi thì cùng vỗ tay vào...
    Thêm nữa... tất cả các cuộc chơi về dầu và thị trường dầu... từ giao ngay đến option về dầu... v.v thì các cty quyết định này nó đều nằm ở... Âu Mỹ...cho nên chả có gì lạ...một khi họ tuyên bố về giả cả của dầu và vàng USd...
  10. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Tuyệt vời.
    khoaita2009, Binh YenFBV thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này