1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK - phần 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 11/09/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2743 người đang online, trong đó có 84 thành viên. 01:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 559288 lượt đọc và 5968 bài trả lời
  1. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.806
    Hôm nay kg theo dõi TT nhưng thấy kết phiên , VNI có giảm mà NAV toàn tầng lớp trung nưu có xanh có đỏ nhưng vưỡn tăng . Suy ra TT vưỡn đang lành mạnh nhá . :))
  2. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.806
    Chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật mang về các thoả thuận trị giá 10 tỷ USD
    10-10-2018 - 15:20 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư


    [​IMG]
    Đây là giá trị tính chung cho 19 văn bản bao gồm giấy phép và thoả thuận hợp tác đầu tư được ký kết tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt – Nhật và các văn bản trao đổi tại Hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Shizo Abe trước đó.



    Hội nghị xúc tiến thương mại đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, chủ đề "Cơ hội mới, tầm nhìn mới trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" do Bộ KHĐT Việt Nam phối hợp cùng JETRO đã diễn ra sáng nay (10/10) tại Tokyo với sự tham gia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

    "Chúng ta hy vọng, trong buổi hôm nay, sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới, đặc biệt là những đề xuất có thể sớm biến những ý tưởng đó thành kế hoạch hợp tác, đầu tư, kinh doanh cụ thể", Thủ tướng phát biểu tại hội nghị.

    Mối quan hệ Việt – Nhật hiện đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Về kinh tế, Nhật Bản hiện là nước cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam, là nước đứng thứ 2 về đầu tư FDI với trên 52 tỷ USD và đứng thứ 4 về quan hệ thương mại với trên 33 tỷ USD.

    Nhắc lại lần gặp với cộng đồng doanh nghiệp Nhật trước đây, Thủ tướng cho biết ông luôn nhấn mạnh đến việc cải thiện môi trường kinh doanh. Điều này là một trong những trọng tâm xuyên suốt của Việt Nam và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao nỗ lực, trong đó có JETRO.

    Cụ thể, qua khảo sát của JETRO, 70% doanh nghiệp Nhật có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới vì kỳ vọng doanh thu tăng. Số lượng doanh nghiệp có lãi cũng chiếm hơn 65%, tăng 2,3 điểm % so với năm 2016.

    "Các bạn có hỏi chúng tôi rằng có gì mới mà Việt Nam xúc tiến đầu tư lần này", Thủ tướng đặt vấn đề và ngay lập tức trả lời.

    Theo ông, Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa DNNN với việc bán cổ phần các doanh nghiệp lớn về vận tải, hàng không, hạ tầng, lương thực, thực phẩm, nông nghiệp, viễn thông, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng...

    Thủ tướng hoan nghênh các doanh nghiệp của Nhật Bản có tiềm lực mạnh về tài chính, năng lực quản trị tốt, mạng lưới thị trường quốc tế, sẽ trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam.

    Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư hạ tầng cơ sở chất lượng cao, như hệ thống giao thông, năng lượng, viễn thông, hạ tầng khu công nghiệp theo nhiều hình thức linh hoạt, trong bối cảnh Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy Chương trình hạ tầng chất lượng cao ra khu vực Mekong.


    Bên cạnh đó, Chính phủ còn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam theo các thủ tục đơn giản về chuyển nhượng vốn, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

    Theo Thủ tướng, các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam đang được xem là một trong các hình mẫu của đầu tư FDI tại Việt Nam về sự kiên nhẫn, ý chí, quyết tâm, về kỷ luật, trung thực và tính hiệu quả trong đầu tư. Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản đang đóng vai trò dẫn động và làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các dòng vốn FDI vào Việt Nam.

    Thủ tướng: Việt Nam có thể phê chuẩn TPP-11 trước tháng 11

    Sự thật bất ngờ về thâm hụt thương mại
    10-10-2018 - 14:36 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    Chia sẻ 5



    [​IMG]
    Thâm hụt thương mại song phương không phải là vấn đề lớn là một trong ba nhận định của nhà kinh tế học Gregory Mankiw đưa ra trên tờ The New York Times. Nhóm dịch giả của Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đã dịch nguyên văn bài viết.

    Tổng thống Trump đặt chính sách thương mại trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ của mình. Sự kiện đáng chú ý ở đây là thỏa thuận thương mại mới chỉnh sửa giữa Mỹ với Mexico và Canada, được công bố vào Thứ hai vừa rồi. Thật khó để lạc quan trước thành công của thỏa thuận lần này, một phần vì những thay đổi vẫn còn khiêm tốn và chủ yếu vì đường lối trong thương mại quốc tế của tổng thống vẫn còn nhiều mơ hồ.

    Sự mơ hồ trong chính sách của tổng thống Donald Trump là điều dễ hiểu. Các nhà kinh tế học phải mất nhiều thế kỷ để nghiên cứu về thương mại trước khi có được lời giải đáp cho những vấn đề hóc búa và tìm ra được những sự thật bất ngờ.

    Chúng ta hãy cùng ôn lại cho bản thân mình và cho tổng thống một số kiến thức về thương mại mà các nhà kinh tế học đều đồng ý dù thoạt nghe có thể khó hiểu.

    Thâm hụt thương mại song phương không phải là vấn đề lớn

    Khi Trump nói về mối quan hệ thương mại của Mỹ với các quốc gia khác, ông thường nhắc đến cán cân thương mại song phương – chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đến một quốc gia và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia đó đến Mỹ. Nếu kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu, Mỹ phải chịu thâm hụt thương mại song phương, và tổng thống Donald Trump xem đây là dấu hiệu thất bại trong mối quan hệ song phương.

    Để hiểu quan điểm này sai ở đâu, hãy cùng xem xét thâm hụt thương mại song phương mà cá nhân người viết phải gánh chịu. Khi gia đình tôi đi ăn tối ở ngoài, chủ nhà hàng sẽ nhận được tiền thanh toán, và chúng tôi nhận được một bữa tối. Trong ngôn ngữ kinh tế, gia đình Mankiw (tức là gia đình của tác giả - ND) phải chịu thâm hụt thương mại với nhà hàng. Như vậy không có nghĩa chúng tôi trở thành người thua cuộc. Cuối cùng, chúng tôi vẫn rời nhà hàng sau một bữa ăn ngon miệng.

    Theo lý thuyết, tôi sẽ hạnh phúc hơn nếu duy trì cán cân thương mại cân bằng. Tôi sẽ hạnh phúc hơn nếu mỗi lần đi ăn ở một nhà hàng, chủ nhà hàng đó sẽ mua một quyển sách của tôi. Nhưng sẽ ngớ ngẩn nếu tôi hy vọng điều đó sẽ xảy ra hoặc tẩy chay những nhà hàng không có ý định mua sách do mình viết.

    Tôi có thể liên tục chịu thâm hụt thương mại với nhà hàng vì tôi hưởng thặng dư thương mại trong các mối quan hệ khác,ví dụ với tờ New York Times. Tờ báo trả thù lao nhuận bút cho tôi cao hơn số tiền tôi trả để đặt mua báo của họ. Đây là thặng dư thương mại đối với tôi và thâm hụt thương mại đối với New York Times. Nhưng chúng tôi đều nhận được lợi ích từ mối quan hệ song phương.

    Tổng thâm hụt thương mại là điều đáng lo ngại nhưng không phải vì lý do thương mại

    Nếu cộng tất cả cán cân thương mại song phương với các quốc gia, chúng ta sẽ có được cán cân thương mại tổng thể – chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ.

    Trong nhiều năm, cán cân thương mại của Hoa Kỳ luôn là số âm, nghĩa là kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu. Tổng thống Trump cho rằng thâm hụt thương mại là dấu hiệu cho thấy các quốc gia khác đang hưởng lợi từ Hoa Kỳ.

    Để thấy được chỗ sai trong kết luận này, hãy cùng quay lại với gia đình Mankiw. Tổng cán cân thương mại của gia đình tôi là tổng cán cân thương mại song phương với mọi đối tượng – nhà hàng, tờ The New York Times và những người khác. Kết quả cuối cùng là chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi tiêu của gia đình.

    Nếu tổng cán cân thương mại là số dương, gia đình tôi chi tiêu ít hơn thu nhập của mình và chúng tôi có thể để dành được tiền. Nếu tổng cán cân thương mại là số âm, chúng tôi chi tiêu nhiều hơn số tiền mà mình kiếm được. Trong ngôn ngữ kinh tế, chúng tôi bị "hụt thu" (dissave).

    Liệu thâm hụt thương mại có phải là vấn đề đáng lo ngại hay không phụ thuộc vào bản chất của việc chi tiêu là chính đáng hay hoang phí. Khi gia đình tôi mượn tiền để mua xe hơi, thâm hụt thương mại sẽ diễn ra, nhưng đây không phải là vấn đề đáng lo ngại, miễn sao về lâu dài gia đình vẫn có khả năng chi trả cho chiếc xe này.




    Ngược lại, nếu gia đình chịu thâm hụt thương mại thường xuyên vì có lối sống phung phí hơn mức thu nhập, đó là vấn đề đáng lo ngại vì cuối cùng tôi vẫn phải trả nợ khi đến kỳ hạn. Nhưng trong trường hợp này, vấn đề xuất phát từ thất bại trong hoạch định tài chính chứ không phải do đối tác thương mại không đáng tin cậy. Nếu bạn thường xuyên ăn tối tại những nhà hàng sang trọng, bạn nên tự trách bản thân mình chứ đừng trách nhà hàng.

    Lý luận tương tự cũng áp dụng trong mối quan hệ giữa các quốc gia. Một nước sẽ chịu thâm hụt thương mại khi chi tiêu và đầu tư (cả công và tư) cao hơn giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nước đó sản xuất. Nếu muốn giảm thâm hụt thương mại, phải giảm tỉ lệ tương quan giữa chi tiêu và sản xuất chứ không phải gây căng thẳng với các đối tác thương mại trên thế giới.

    Nhiều chính sách của Tổng thống Donald Trump sẽ làm tăng thâm hụt thương mại

    Tổng thống Trump cho rằng thâm hụt thương mại khiến Hoa Kỳ trở thành kẻ thua cuộc trong thương mại quốc tế, vì vậy mục tiêu của ông là giảm thâm hụt thương mại. Nhưng thực ra những sáng kiến chính sách của ông sẽ đẩy tình huống theo hướng ngược lại.

    Ví dụ như việc giảm thuế sẽ tăng chi tiêu, các gia đình sẽ tăng tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng và doanh nghiệp tăng tiêu thụ sản phẩm đầu tư. Nới lỏng điều tiết đối với hoạt động kinh doanh cũng kích thích chi tiêu đầu tư. Vì thâm hụt thương mại là do chi tiêu vượt quá sản xuất, nên chi tiêu tăng sẽ dẫn đến thâm hụt thương mại lớn hơn.

    Thay đổi trong tỷ giá hối đoái cũng giải thích mối quan hệ giữa chi tiêu và thâm hụt thương mại. Khi tiêu thụ ở Mỹ tăng, Cục Dự trữ Liên bang buộc phải tăng lãi suất để kiểm soát tỉ lệ lạm phát. Lãi suất cao hơn sẽ thu hút dòng vốn từ nước ngoài đổ vào Mỹ, khiến đồng đô-la tăng giá. Đồng đô la mạnh hơn sẽ khiến hàng hóa của Mỹ xuất khẩu sang nước ngoài đắt hơn và hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Mỹ rẻ hơn.

    Nói như vậy không có nghĩa các chính sách của tổng thống là sai lầm. Đạo luật về thuế chỉ nên được đánh giá trên những mục tiêu nguyên thủy của nó – đạo luật có giúp cải thiện tính công bằng và hiệu quả của hệ thống thuế khóa và có giúp thu được ngân sách cho các hoạt động của chính phủ hay không. Và mỗi thay đổi về điều tiết nên được đánh giá dựa trên chi phí và lợi ích.

    Tác động của các chính sách này lên thâm hụt thương mại chỉ nên là mối lo ngại thứ yếu. Từ nhiều góc độ, thâm hụt thương mại là "fake problem". Những lãnh đạo dân biểu nên nhìn vào những yếu tố khác khi đánh giá mức độ thành công của các chính sách.

    N. Gregory Mankiw là giáo sư danh hiệu Robert M.Beren của Khoa Kinh tế học, Đại học Harvard. Nếu bạn muốn chịu thâm hụt thương mại với ông, bạn có thể mua sách Principles of Economics (Những Nguyên lý Kinh tế học) của ông.

    Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright

    Theo Trí thức trẻ/Theo NYT
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.089
    Thì như bác gái bảo đấy... cái gì cũng có giá của nó muh.. trả ngu phí càng nhiều FBV sẽ chỉ cho... sẽ x 10 lần thị giá ngay.. hok ngạo mạn tý nào... huhu
    Các bác nhớ câu chuyện Ông Lão đánh cá và con cá vàng hok???
    Tuyệt chiêu này sử dụng từ cốt truyện ấy... hihi...
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.089
    ơ hay... bác buồn gì vu vơ vớ vẫn thế...
    Bác hok thấy các dự án giờ đơn vị 10 nghìn tỷ trở lên hok à??? Tôi có đùa đâu??? nói thật hok ai tin... huhu... biết mần sao đây???
    Hehe
    DautudaihangRose2018 thích bài này.
  5. RomanticStory

    RomanticStory Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Đã được thích:
    94.967
    Bao nhiêu cũng là tiền của mình.
    Đừng có vội nghĩ ăn bằng lần. Đi từng bước, chậm nhưng chắc. Sau một thời gian nên dừng lại, nhảy ra ngoài tạm nghỉ và quan sát thị trường. Gộp vốn và lãi, đánh giá lại quy mô tài khoản để lựa chọn danh mục, quy ra tỷ lệ %, đừng bị lừa bởi số tuyệt đối.
    Từ từ rồi cũng đến đích.
    cpn, cafit, Bill320 người khác thích bài này.
    Rose2018 đã loan bài này
  6. gagiaqua

    gagiaqua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2018
    Đã được thích:
    4.312
    10 nghìn tỷ mình không đếm được, hóa ra là mù chữ. Thôi về đốt lửa thổi cơm thôi.
    DautudaihangFBV thích bài này.
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.089
    1. Vụ Thâm hụt thương mại đối với Mỹ thì đúng là như 3 nhà kinh tế kia nói chính xác đấy bác gái ạ... Chẳng qua là Trump mượn gió bẻ măng thui... hehe.
    2. Với mỹ. Thâm hụt thương mại ko phải là vấn đề lớn... nhưng Với VN hoặc 1 nước khác ko phải Mỹ thì đó là vấn đề cực lớn...tại vì sao đối với Mỹ thì ko lớn muh với VN hay quốc gia khác lại to tác? Dạ xin thưa là vì Thâm hụt tính bằng USD. Mà Mỹ nó là thằng in USD. simple nó vậy. Nó in giấy bắt thiên hạ SX hàng cho nó dùng thì còn gì bằng??? hihi.
    3. Tương tự vụ thâm hụt thương mại là nợ công của Mỹ cũng giống như vậy... Nợ công của Mỹ gấp gần 1.2 GDP nhưng chả sợ vì nợ công của Mỹ tính bằng USD và Mỹ xuất khẩu lạm phát ra toàn thế giới và in tiền cho cả thế giới dùng.
    4. Rất ít giáo sư hiểu chổ này... nhưng chớ dại học theo Mỹ về thâm hụt và nợ công nhé vì đơn giản là chúng ta ko in được đồng USD và hok phải chủ xị cuộc chơi...

    Oài.. ngứa tay ngứa mõm nên nói bậy rồi... các bác đừng tin FBV nói nhé... hehe
    --- Gộp bài viết, 10/10/2018, Bài cũ: 10/10/2018 ---
    thế bác và @ViVi11 có muốn FBV giải đáp cách làm thế nào để x3 giá mua hok??? Em @chinhga89 xách dép chạy rồi thì phải...
    Last edited: 10/10/2018
    cafit, Dautudaihang, Binh Yen4 người khác thích bài này.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.089
    Chủ xị cuộc chơi IMF lên tiếng thì chưa sợ. Nhưng nếu FED lên tiếng thì cả thế giới sợ nhỉ???
    http://m.cafef.vn/vi-dang-cua-chien...g-se-lo-ro-vao-nam-2019-20181010135554018.chn
    --- Gộp bài viết, 10/10/2018, Bài cũ: 10/10/2018 ---
    http://m.cafef.vn/vinfast-duoc-chlb...-usd-nhap-khau-thiet-bi-20181010081201322.chn
    Tiêu đề hôm nay hỏi ngu tý như sau:
    Với thông tin này... Các bác xem nên mua cổ phiếu nào và ... mua vào lúc nào!!!
    PS: Thằng nào có lợi nhất trong thương vụ này thì múc thằng đó... hehe
  9. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.987
    - Bài viết về thâm hụt TM , đơn giản , nhưng thú vị .
    - Còn Có rất nhiều góc độ để bàn về vấn đề này ...
    - Tuỳ nội hàm của thâm hụt ... Tính chất thâm hụt ... Mà sự thâm hụt ( kể cả thâm hụt tổng thể , chứ ko cần nói thâm hụt song phương ) chẳng những ko phải khó khăn mà thâm hụt là cần thiết và là hiệu quả .
    Xuất phát từ mệnh đề " Có đầu tư mới có phát triển " , thì rất nhiều QG phải tăng cường nhập khẩu còng nghệ, thiết bị , những thứ thuộc hạ tầng ... Với nhu cầu rất lớn ... Và cáng đáng cán cân bằng việc xuất khẩu những mặt hàng đặc thù lợi thế của QG mình , nguyên liệu thô, tài nguyên thô ... Với trị giá thấp . Sự thâm hụt lớn và có thể kéo dài . Nhưng ko thể khác !!! Và thậm chí , nếu đòi hỏi cân bằng TM , thì trong đk ặy , QG ấy sẽ cắm đầu mãi trong vòng lẩn quẩn ở mức thấp .
    ( vậy , chữ " nội hàm thâm hụt " hay cách chi tiêu của QG ... Và tính chất thâm hụt ... Là vấn đề . Mổ xẻ là rất dài và thú vị )
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.089
    Mấy tay kinh tế kia đang diễn giải thâm hụt theo cách của Mỹ bác ạ...
    Phải đầu tư và nhập khẩu... nhưng chớ dại để thâm hụt...
    Càng thâm hụt thì đồng nghĩa tổng nợ và nghĩa vụ của quốc gia tăng lên mặc dầu nợ công ko tăng...
    Thâm hụt nhiều quá đến 1 lúc cả quốc gia sẽ là nô lệ cho 1 quốc gia khác về tiền tệ và thực trạng đô la hóa nền kinh tế...
    Campuchia cách đây 10 năm về trước y chang như vậy...
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này