1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK - phần 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 11/09/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2944 người đang online, trong đó có 121 thành viên. 06:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 559083 lượt đọc và 5968 bài trả lời
  1. HongCK

    HongCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    73.356
    Mid/Small nói chung là ok nhất, nhưng KQKD Q.3 đang dần lộ diện, ngắn hạn nên chọn KQ Q.3 tốt, ít nhất là hơn cùng kỳ năm rồi
    Binh Yen, cafit, Dautudaihang5 người khác thích bài này.
  2. Lac_Diep

    Lac_Diep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2016
    Đã được thích:
    36.517
    Sóng này vẫn là sóng bank thoai, nay nhìn kiểu mở ATO và ATC là thấy, nhiu mã đã nhấp nháy rồi b-) Vẫn nên có một hàng quốc dân ;;)
    Dautudaihang, Rose2018, FBV1 người khác thích bài này.
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.969
    Tụi bán con chữ ăn này đúng là hok thể nói được gì...
  4. HongCK

    HongCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    73.356
    Hy vọng như thế, nhưng vừa qua là những phiên giao dịch thuần tâm lý nên chưa nói lên đc điều gì, trừ 1 số cp/nhóm ngành mạnh thì ai cũng nhìn thấy trên bảng điện cả,
  5. Lac_Diep

    Lac_Diep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2016
    Đã được thích:
    36.517
    Bít đâu hàng bác đang cầm tuần sau sẽ tạo tâm lý cuốn hút nđt, ATO tét cung ổn, chỉ là vẽ nến dở hơi dọa tâm lý quá:D Nasdaq kiểu gì cũng +1%, còn OIL tăng đẹp sau phiên chốt HDTL thía lầy thì tuần sau B & P ko lead đc TT thì có vấn đề ;))
    Langdon87 đã loan bài này
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.969
    http://m.vietnamnet.vn/vn/phap-luat...-dao-chiem-doat-hang-tram-ty-dong-483694.html

    Gửi bác @khoaita2009 ... đọc line trên xem sao???
    Hihi... Giá ACB có tốt quá để xử lý nợ hok nhỉ???
    --- Gộp bài viết, 19/10/2018, Bài cũ: 19/10/2018 ---
    http://m.stockbiz.vn/NewsDetail.aspx?NewsID=850006
    --- Gộp bài viết, 19/10/2018 ---
    http://m.cafef.vn/khoi-ngoai-tiep-t...ien-giao-dich-cuoi-tuan-20181019152927124.chn
    --- Gộp bài viết, 19/10/2018 ---
    Tay to lắm trò
    http://m.cafef.vn/hagl-chinh-thuc-len-tieng-ve-vu-kien-cua-fpt-capital-20181019153114218.chn
  7. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    :-bd:-bd:-bd
    --- Gộp bài viết, 20/10/2018 ---
    Cái chết trading mở ra hai cánh cửa
    Thiên đàn chỉ dành cho những người làm chủ bản thân
    Địa ngục cho những người thiếu kiên định.
    :))
  8. YeuCK

    YeuCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2014
    Đã được thích:
    4.710
    TQ lao đao vì CTTM đánh thuế cao .
    VN với hai hiệp định thương mại quan trọng là CTCPP và EVFTA sẽ mở ra một vận hội mới với cả thuận lợi và thách thức . Tuy nhiên , các DN Việt Nam cũng nhờ thế mà phải hoàn thiện mình để hội nhập và phát triển nâng tầm đất nước tiến lên . Với hai hiệp định TM lớn này , DN sẽ tăng DT- LN khi xk với giá cao hơn và nhập với giá rẻ hơn . Các ngành nào sẽ hưởng lợi nhiều nhất , đó là các DN XK nhất là Dệt May , Thuỷ Sản , nông lâm nghiệp ... là những ngành VN có thế mạnh với nguồn nhân công rẻ và thuận lợi về khí hậu . Bên cạnh đó là các DN KCN và cảng biển logistics ...
    Những hiệp định TM này sẽ mang lại sự tăng trưởng bền vững hơn cho các DN và cp cũng thế .

    Chọn cp và đi trước đón đầu , nắm giữ trung dài hạn sẽ có thành quả lớn hơn là mua bán ngắn hạn vì sóng ngành thường dài .


    https://m.baomoi.com/chung-ta-se-co-nhung-buoc-tien-xa-hon/c/28233019.epi
    Chúng ta sẽ có những bước tiến xa hơn
    VietnamNet 20/10/18 03:28 2 liên quan
    Hai hiệp định thương mại thế hệ mới EVFTA và CPTPP đang ở rất gần sau hàng loạt các động thái tích cực của tất cả các bên.
    EVFTA đang ở trước mặt

    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU tại ASEAN, chỉ sau Singapore, với giao thương hàng hóa trị giá 47.6 tỉ Euro và thương mại dịch vụ ở mức 3.6 tỉ euro một năm. Trong khi đầu tư của Châu Âu vào Việt Nam còn ở mức khiêm tốn là 8.3 tỉ euro trong năm 2016. Ngày càng có nhiều các công ty Châu Âu được thành lập tại Việt Nam biến nơi đây thành một trung tâm vùng phục vụ cho khu vực Mekong. Nhập khẩu chủ yếu của EU từ Việt Nam là các thiết bị viễn thông, hàng may mặt và sản phẩm thực phẩm. EU xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam các thiết bị máy móc và thiết bị vận tải, mặt hàng hóa chất và các sản phẩm nông nghiệp.

    Hoạt động kinh tế và đầu tư giữa hai bên được hiy vọng sẽ kích lên tầm cao khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được phê chuẩn.

    Ngày 17/10, Ủy ban châu Âu đã kết thúc phiên họp và thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận để ký chính thức EVFTA (dự kiến cuối năm 2018) và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn đầu 2019.

    Ủy ban Châu Âu sẽ sớm đệ trình lên Hội đồng Châu Âu đề xuất về việc ký kết và hoàn tất hai hiệp định. Ngay khi Hội đồng Châu Âu có ủy quyền, hai hiệp định này sẽ được ký kết và sẽ được trình lên Nghị viện Châu Âu phê chuẩn. Ngay khi Nghị viện Châu Âu phê chuẩn hiệp định, Hội đồng Châu Âu sẽ kết thúc tiến trình đối với Hiệp định Tự do Thương mại và đưa hiệp định đi vào thực thi. Hiệp định Bảo hộ Đầu tư với Việt Nam sẽ được các Quốc gia Thành viên phê chuẩn tuân thủ theo các quy trình nội tại của mỗi nước.

    Đây là một trong những kết quả trong chương trình hoạt động dày đặc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Châu Âu với các cuộc làm việc với các đối tác song phương và Lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) nhằm thúc đẩy sớm ký kết, phê chuẩn và đưa vào hiệu lực EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).

    Chiều ngày 17/10, Ủy ban châu Âu đã họp báo chính thức công bố thông tin tích cực này và khẳng định cam kết sẽ thúc đẩy đưa Hiệp định này vào thực thi trong thời gian sớm nhất.

    Ngay sau khi Ủy ban châu Âu thông qua EVFTA, đầu giờ chiều 17/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (EP), cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy EVFTA, và ông Antoni Tajani, Chủ tịch Nghị viện châu Âu.

    Ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu bày tỏ vui mừng trước việc EVFTA đã được Ủy ban châu Âu thống nhất trình Hội đồng châu Âu để ký, đây là bước quan trọng để Nghị viện châu Âu bắt đầu quá trình xem xét phê chuẩn, đáp ứng được sự mong đợi của cả hai bên, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa EU và Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương. Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của EP khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam-EU trên tất cả các lĩnh vực.

    Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani nhấn mạnh, EP sẽ nỗ lực để hoàn tất việc phê chuẩn các hiệp định EVFTA và IPA ngay trong đầu năm 2019, khẳng định đây là lợi ích quan trọng của cả hai bên và có ý nghĩa lớn đối với thương mại châu Âu và châu Á.

    Chủ tịch Antonio Tajani cũng khẳng định EP ủng hộ tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác phát triển giữa EU và Việt Nam, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của Việt Nam đồng thời hoan nghênh hợp tác đa phương và phối hợp giữa EU và Việt Nam trên các diễn đàn và tổ chức quốc tế; khẳng định ủng hộ các nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh, tránh leo thang căng thẳng, tôn trọng lợi ích của các bên ở Biển Đông trên cơ sở của luật pháp quốc tế.

    [​IMG]

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani. Ảnh: VGP

    Việc Ủy ban châu Âu thông qua EVFTA ngay trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 12 (ASEM 12), nơi quy tụ sự tham dự của nguyên thủ 53 quốc gia châu Á và châu Âu là một thông điệp mới, mạnh mẽ và là hành động cụ thể khẳng định với cộng đồng quốc tế về nỗ lực đẩy mạnh kết nối, hợp tác liên khu vực giữa châu Âu và châu Á.

    Hàng loạt cam kết về mở cửa thị trường

    Hiệp định Tự do Thương mại sẽ xóa bỏ hầu hết thuế quan đối với hàng hóa giao thương giữa hai phía. Hiệp định Tự do Thương mại có những cam kết mạnh mẽ có tính ràng buộc pháp lý về phát triển bền vững, bao gồm cả việc tôn trọng quyền con người, quyền lao động, bảo vệ môi trường và đấu tranh với biến đổi khí hậu, với tham chiếu rõ ràng tới Hiệp ước Paris.

    Hiệp định Tự do Thương mại sẽ xóa bỏ trên 99% thuế quan đánh vào hàng hóa giao thương giữa hai phía. Việt Nam sẽ xóa bỏ 65% thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu từ EU ngay khi hiệp định có hiệu lực và các dòng thuế còn lại sẽ được giỡ bỏ dần trong thời gian 10 năm xét tới thực tế là Việt Nam là nước đang phát triển. Hiệp định Tự do Thương mại có những điều khoản giải quyết các hàng rào phi thuế quan đang tồn tại trong ngành ô tô, cũng như bảo hộ chỉ dẫn địa lý (GIs) cho 169 sản phẩm thực phẩm và đồ uống của châu Âu tại Việt Nam, ví dụ như các GIs như là rượu vang Rioja hay pho mai Roquefort. Thông qua hiệp định tự do thương mại, các công ty EU sẽ có thể tham gia một cách bình đẳng với các công ty trong nước (của Việt Nam) trong các gói thầu mua sắm (chính phủ) của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Việt Nam.

    Cùng với việc tạo ra các cơ hội kinh tế quan trọng, Hiệp định Tự do Thương mại cũng đảm bảo rằng thương mại, đầu tư và phát triển bền vững phải đi song hành, hiệp định đặt ra những tiêu chuẩn cao nhất về lao động, an toàn, bảo vệ môi trường và bảo vệ người tiêu dùng, nhằm đảm bảo là sẽ không có "cuộc đua tới đáy" nhằm thu hút thương mại và đầu tư. Hiệp định tự do thương mại ràng buộc hai bên phải tôn trọng và thực hiện hiệu quả các nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các quyền lao động căn bản; hiệp định ràng buộc các bên thực thi các hiệp ước quốc tế về môi trường như Hiệp ước Paris; các bên phải có hành động trong việc bảo tồn và quản lý bền vững động thực vật hoang dã, đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; đồng thời các bên phải cho phép xã hội dân sự tham gia vào quá trình giám sát việc hai bên thực thi những cam kết này.

    Hiệp định Tự do Thương mại có kết nối về pháp lý và thể chế với Hiệp định Hợp tác và Đối tác Việt Nam – EU, cho phép có hành động thích hợp nếu xuất hiện các vi phạm về quyền con người.

    Cùng với Hiệp định đạt được gần đây với Singapore, hiệp định này sẽ tạo nên những bước tiến xa hơn nữa, đặt ra các tiêu chuẩn và quy định cao tại khu vực ASEAN, giúp chuẩn bị cho hiệp định về thương mại và đầu tư giữa hai khu vực trong tương lai.

    CPTPP đang đến rất gần

    Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại kỳ họp Quốc hội khai mạc vào tuần tới, Quốc hội sẽ tiến hành phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là Hiệp định quan trọng, có tác động đến hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, ngoại giao của nước ta, nhất là ngành nông nghiệp và quyền của công nhân lao động.

    Có hàng loạt các cam kết rất cởi mở với chế tài cao trong nhiều lĩnh vực này. Chẳng hạn, trong Chương Thương mại Điện tử và Viễn thông của CPTPP quy định như sau, Việt Nam và các bên cam kết những vấn đề chính như đảm bảo quyền tự do lưu chuyển, lưu trữ thông tin mà ko bị kiểm soát, ngăn chặn (trừ liên quan đến quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội); không đánh thuế vào các giao dịch điện tử xuyên biên giới; không bắt buộc đặt máy chủ tại một địa điểm xác định, kể cả lãnh thổ nước mình

    Như vậy, có những quy định, luật pháp ở Việt Nam có lẽ phải sửa đổi để tương thích với các cam kết đó.

    Đã có hàng loạt quốc gia thành viên CPTPP đặt hiệp định này vào lịch trình xây dựng pháp luật.

    Ngày 17/10, Thượng viện Australia đã chính thức phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Như vậy Australia trở thành quốc gia thứ tư phê chuẩn Hiệp định này.

    Gần như cùng ngày, Hạ viện Canada cũng đã thông qua dự luật C-79 về việc gia nhập CPTPP. Dự luật này cần trình lên Thượng viện thông qua thì mới hoàn tất thủ tục pháp lý

    Việt Nam và New Zealand cũng đang tích cực chuẩn bị các bước trình Quốc hội nước mình phê chuẩn.

    Như vậy là chưa biết là 2 nước nào trong số 3 nước Canada, Việt Nam và New Zealand sẽ là quốc gia thứ 5 và thứ 6 phê chuẩn CPTPP để Hiệp định này chính thức có hiệu lực. Hiệp định này có hiệu lực 60 ngày sau khi nước thứ 6 phê chuẩn và hoàn tất thủ tục thông báo.

    Tư Giang
    --- Gộp bài viết, 20/10/2018, Bài cũ: 20/10/2018 ---
    https://m.baomoi.com/thu-tuong-tiep-xuc-song-phuong-lanh-dao-cac-nuoc-ben-le-asem-12/c/28231699.epi
    Last edited: 20/10/2018
    Lac_Diep, FBV, dancaychoitrung3 người khác thích bài này.
  9. YeuCK

    YeuCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2014
    Đã được thích:
    4.710
    https://m.baomoi.com/tao-dung-cau-noi-hop-tac-a-au/c/28233127.epi

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự hội nghị, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam ngày càng nâng cao; thể hiện Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, chủ động, tích cực của cộng đồng quốc tế. Mặc dù với lịch trình dày đặc các sự kiện và hết sức bận rộn, nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn bố trí thời gian để thực hiện các cuộc tiếp xúc song phương với các nguyên thủ, nhà lãnh đạo, nổi bật trong số đó là hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu G.Giăng-cơ.

    Nhân dịp này, Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu (AEBF) lần thứ 16 với chủ đề “Kết nối - Tạo dựng cầu nối giữa châu Á và châu Âu”, có hơn 400 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu, đại diện cộng đồng doanh nghiệp (DN) hai châu lục tham dự, là một trong những sự kiện quan trọng hướng tới HNCC ASEM 12. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Na Uy Ê.Xôn-béc là hai nhà lãnh đạo ASEM đã được mời phát biểu chính tại Diễn đàn. Trước đông đảo cộng đồng DN Á - Âu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc hai châu lục cùng chủ động thúc đẩy đàm phán, ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) quy mô lớn đang mở ra cơ hội to lớn cho liên kết và phát triển. Trong bối cảnh những thách thức ngày càng phức tạp, đan xen, đây chính là thời điểm chúng ta cần tăng cường hơn nữa sự kết nối để thúc đẩy tiến trình hợp tác và liên kết Á - Âu hiệu quả, phục vụ đắc lực hơn nhu cầu của cộng đồng DN hai châu lục, hướng tới sự phát triển bền vững, thịnh vượng chung.

    Theo Thủ tướng, DN chính là nguồn động lực tạo nên tăng trưởng và hiện thực hóa khát vọng phát triển bền vững và thịnh vượng. Với tinh thần đổi mới, sáng tạo và hành động, cộng đồng DN Á - Âu cần chủ động, tích cực tham gia đẩy mạnh kết nối giữa hai châu lục. Trên tinh thần đó, Thủ tướng nêu ba đề xuất: tăng cường kết nối Chính phủ và DN; chủ động kết nối DN với DN, phát triển quan hệ đối tác nhằm triển khai các thỏa thuận FTA giữa các nền kinh tế Á - Âu; DN cần đóng góp tích cực thúc đẩy kết nối giữa con người với con người, thông qua việc nâng cao trách nhiệm của DN với cộng đồng xã hội. Thủ tướng tin tưởng, Diễn đàn ASEM sẽ tiếp tục là cầu nối “hữu duyên” để đôi bên “năng tương ngộ”, thúc đẩy kết nối sức mạnh của hai khối kinh tế khổng lồ Đông - Tây... Thông điệp của Nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam được diễn đàn nhiệt liệt hoan nghênh và đánh giá rất cao.

    Trong chuyến thăm làm việc tại EU, tham dự HNCC ASEM 12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các hoạt động ngoại giao hết sức tích cực nhằm tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với EU, nhất là vận động ủng hộ sớm ký Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA). Đầu giờ chiều 17-10, Thủ tướng tiếp một vị khách hết sức đặc biệt, có vai trò tích cực, chủ chốt trong Nghị viện châu Âu (EP) về thúc đẩy quan hệ Việt Nam - EU. Đó là ông B.Lăng-giơ, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) của EP. Ngay khi gặp, ông B.Lăng-giơ hồ hởi thông báo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một tin “sốt dẻo” và chúc mừng Việt Nam: Ủy ban châu Âu vừa kết thúc phiên họp và đã thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận để ký chính thức EVFTA (dự kiến cuối năm 2018) và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn (dự kiến đầu năm 2019). Ông B.Lăng-giơ cũng nói, điều mà Việt Nam và EU cần làm bây giờ là phải nghĩ tới các biện pháp thực thi Hiệp định. Trong bối cảnh bất ổn chung của thương mại thế giới, mối quan hệ thương mại công bằng giữa Việt Nam và EU gửi đi tín hiệu tích cực đối với thế giới. Khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam cũng như EP sẽ sớm phê chuẩn EVFTA, ông tin tưởng, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - EU sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa sau khi Hiệp định đi vào thực thi.
    Lac_Diep, FBV, dancaychoitrung4 người khác thích bài này.
  10. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.859
    Thanks @YeuCK !
    Tâm đắc với bác Phúc .
    Một CP hành động .
    Lac_Diep, quocbao9321, FBV6 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này