Tản mạn về CPI và TTCK - phần 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 11/09/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7545 người đang online, trong đó có 1106 thành viên. 10:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 556727 lượt đọc và 5969 bài trả lời
  1. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Đầu tư tập trung mới dễ tạo ra sự khác biệt
    :))
    Việc chọn vài ba mã tăng tốt dễ hơn chọn vài chục mã cùng tăng.:))
  2. HongCK

    HongCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    73.356
    Ví dụ thế thôi, tùy thời điểm...điều chỉnh danh mục cho phù hợp
    Yếu, đạt LN thì bán/chốt...tập trung vào những cp mạnh,
    Cơ bản vấn đề ở chổ ta là nđt cá nhân nhưng nên suy nghĩ và hành động như BBs, các Quỹ đầu tư..., đừng suy nghĩ kiểu nhỏ nhặt, manh mún...dễ dẫn đến tự ti, thiếu tự tin... (việc này trườc đây có nói trong pic trước rồi) :)
  3. vietinbanksc

    vietinbanksc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2017
    Đã được thích:
    112.206
    Chẳng ai dại gì mà mua vài chục mã cả:))
    nhưng chọn vài mã tăng ít thì dễ chớ tăng tốt thì hong dễ:-P
    XuanTocXanh, Vuthanhnguyen, FBV3 người khác thích bài này.
  4. HongCK

    HongCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    73.356
    Chỉ nên theo dõi tầm 10cp là đc @};-
    XuanTocXanh, Vuthanhnguyen, FBV3 người khác thích bài này.
  5. HongCK

    HongCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    73.356
    Đến 1 ngày nào đó tôi sẽ thuê cô thư ký chỉ việc enter mua/bán theo lệnh...
    Còn tôi chỉ việc ngắm bảng điện, chart...và ra lệnh ! :))
  6. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.447
    Văn thơ là một loại hình ngôn ngữ nghệ thuật tác động đến tâm hồn nên hay dở thế nào là do cảm nhận của mỗi người . Khó mà có thước đo chung lắm bác Spots ơi :p
    Bài thơ Hạnh Phúc em thích và post , thấy ngôn ngữ bình dị gần gũi dễ hiểu , nó gửi lại thông điệp rằng , phàm đã là con người , ắt phải có buồn vui lẫn lộn . Vậy nên , khi được sống là chính mình , được tự do bày tỏ cảm xúc thì đó là hp .
    Khổ cuối bác chê , em lại thấy là khổ đắt giá nhất trong bài thơ đấy ạ :D , bởi vì , Tâm của con người quyết định tất cả .

    Còn bài HÁT VỚI DÒNG SÔNG theo cảm nhận của em thì khá là hay , chẳng có gì là chán hay tự kỷ gì cả :))
    Đọc hết bài hay nghe hết bài nhạc , đọng lại trong em là hai câu “ Tình yêu đến em không mong đợi gì! Tình yêu đi em không hề nuối tiếc!” :D Ý nói con người đã trải nghiệm nhiều trong cuộc đời , nếm trải mọi buồn vui nên giờ bình tĩnh trước những biến thiên trong cuộc sống , rất hợp với chứng sĩ khi cần phải giữ tâm bình thản trước những biến động xanh đỏ của TT :))

  7. alexvnn

    alexvnn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2010
    Đã được thích:
    4.048
    Asm lịch chốt cổ tức khi nào bác phím cho ae với
    Vuthanhnguyen, FBVDautudaihang thích bài này.
  8. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Cứ như cụ Rô
    Chọn 10 mã
    Đầu tư từ 3 đến 5 mã.:))
  9. tien_tran1181

    tien_tran1181 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2016
    Đã được thích:
    13.163
    Bác đừng khen lão thầy già của em.
    Lão chuyên upbo lái mà lái upbo nhỏ lẻ...
    Tội lão to nhất....
    Hàng ngày bị phạt đọc sách ở nơi yêu thích--cho đáng đời, còn phải 1 tuần viết thư nhớ gấu 1 lần...KKKK
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.024

    Oh. Bác mần sao khéo cái comment vừa nhảy sang page số 079.
    Chủ đề ê a hôm nay trong pic này: Tác động của tỷ giá đến chứng khoán. Cụ thể là chứng vịt.
    Nói đến tỷ giá. Là 1 chủ đề rộng trong kinh tế học hiện tại. Đơn giản vì càng hội nhập sâu toàn cầu thì cuộc chơi của các quốc gia lớn của các đồng tiền mạnh càng lợi thế và bài toán tỷ giá cần quan tâm.
    Phần 1. Khái niệm cơ bản cần hiểu:
    Khái niệm cơ bản cần nắm để hiểu khi đọc tin tức:
    Tỷ giá có 2 cách yết giá. Yết trực tiếp và yết giá gián tiếp.
    1.1. Yết giá: Trong tỷ giá có ít nhất 2 đồng tiền . Đồng tiền định giá và đồng tiền yết giá. Đồng nội tệ và đồng ngoại tệ ( khi đứng ở quốc gia của đồng yết giá).
    VD: tỷ giá USD/VND = 23.700 = 1 USD đổi hoặc có giá 23.700 Đồng. Đây gọi Là cách yết giá trực tiếp. trong đó. USD là đồng tiền yết giá. VND là đồng định giá. Vậy tỷ giá theo cách trực tiếp thì đồng Ngoại tệ là đồng yết giá. Đồng nội tệ gọi là đồng tiền định giá.
    Vậy cần nhớ cho: Với cách quy định yết giá này. Khi nói tỷ giá tăng nghĩa là đồng tiền định giá mất giá và đồng tiền được Yết giá tăng giá. Cụ thể: Tỷ giá USD/VND tăng 200D. Nghĩa là USD/VND = 23.900. 1 USD = 27.900. Đồng nghĩa sức mua của đồng VN giảm 200 đồng. Ngược lại. Khi nói tỷ giá giảm. Mặc nhiên hiểu đồng USD mất giá và VND tăng giá về sức mua.

    Yết giá gián tiếp: Ngược lại với yết trực tiếp. Nghĩa là đồng tiền nội tệ là đồng tiền yết giá. Đồng ngoại tệ là đồng tiền định giá. VD tại thị trường Newyork: USD/GBP = 0.7268. Nhưng tại Thị trường London thì yết ngược lại GBP/USD: = 1.38. Đây gọi là yết gián tiếp.
    Về bản chất. Yết trực tiếp và Gián tiếp không khác gì nhau. Nhưng về toán học và đọc dữ liệu hoàn toàn khác nhau. Tỷ giá gián tiếp là nghịch đảo của trực tiếp. Cái quan trọng nhất là phải hiểu khi đọc tỷ giá là đang đứng ở thị trường nào.
    Hiện nay. Yết gián tiếp thì chỉ còn 1 số nước Châu Âu: Anh và Úc . Newzeland. Thụy Sỹ. Như vậy các cặp tỷ giá: EUR.AUD.GBP.NZD.SDR.CHF Nếu đọc bản tin tức bằng tiếng Anh mà nói về đồng tiền tỷ giá này tại châu Âu. ( Nhất là NHTW khối EU) thì Mặc nhiên hiểu đây là Yết giá gián tiếp. Nhớ cho!!!
    Tại sao phải giông dài như vậy...
    Vì khác với yết giá trực tiếp. Đối với yết giá gián tiếp. Nếu tỷ giá tăng. Đồng nghĩa là đồng nội tệ tăng giá và tăng sức mua. Đồng nghĩa là đồng ngoại tệ mất giá.

    Vậy cần nhớ khi đọc 1 bản tin để phân tích về tỷ giá là gì:
    Khi Yết giá trực tiếp: Tỷ giá tăng: Đồng ngoại tệ tăng giá. Nội tệ mất giá. Đối với hàng nhập khẩu: Lạm phát trong nước xu hướng tăng do sức mua của đồng nội tệ giảm.

    Khi yết giá gián tiếp: Tỷ giá tăng thì ngầm hiểu là đồng nội tệ tăng giá. Sức mua của đồng nội tệ tăng. Lạm phát có xu hướng giảm.

    Nói như vậy để chúng ta hiểu bản chất khi đọc 1 thông tin trên thị trường tài chính bằng tiếng Anh thì phải hiểu là nguồn tin và viết cho thị trường nào.

    Tại VN. Tỷ giá mặc định yết giá theo phương pháp trực tiếp. Nghĩa là 1 Ngoại tệ = X nội tệ.
    Tỷ giá tại VN điều hành phụ thuộc rổ 8 cặp đồng tiền mạnh. Trong đó chủ đạo là USD/VND. Các tỷ giá khác ngoài 8 cặp tiền tệ trong rổ được qui đổi từ tỷ giá chéo.
    Chúng ta không tập trung về việc kỹ thuật của tỷ giá như 1 chuyên gia tiền tệ. Mà ở đây. Chúng ta cần hiểu bản chất của việc Yết giá của từng cặp tiền tệ thông qua xu hướng biến động của các tỷ giá liên ngân hàng trên các thị trường. Xu hướng này sẽ dự đoán được biến động của dòng tiền của thị trường.

    Như vậy. Với tỷ giá liên hàng VN. Khi nói tỷ giá tăng. Mặc nhiên hiểu là VND giảm giá do giảm sức mua. Và đồng ngoại tệ lên giá. Tuy nhiên. Mu61c giảm hay tăng sứ mua thì phải tính toán so sánh từ cặp tỷ giá với nhau.

    Phần 2: Những yếu tố tác động lên tỷ giá:

    Để dễ dàng hiểu. Chúng ta lấy cặp tỷ giá USD/VND tại VN.

    Tỷ giá USD/VND chịu tác động của:

    1. Qui luật cung cầu tiền tệ:
    Cung ngoại tệ: mà tác động nhiều nhất là thu từ các hoạt động Xuất khẩu trong nước. Kiều hối. Vốn FDI. Thanh toán vãng lai. Giao dịch vốn. Đầu cơ thị trường tiền tệ...
    Cầu ngoại tệ: Hoạt động nhập khẩu. Đầu tư ra nước ngoài. Chu chuyển vốn đầu tư. Trả nợ vay...v.v
    Cung và cầu VND: Cung tiền M1. M2 của VND từng chu kỳ mở rộng/ thắt chặc / linh hoạt.

    Nguyên tăt 1. : Khi Cầu USD tăng ( các yếu tố khác ko đổi) thì xu hướng tỷ giá USD/VND sẽ tăng. Khi Cung USD tăng ( các yếu tố khác không đổi) thì Tỷ giá xu hướng giảm.
    Như vậy. VD như khi ta có 1 thông tin: Cán cân thương mại Xuất Nhập khẩu 6 tháng đang thâm hụt mậu dịch là 15 tỷ USD. Nghĩa là nhu cầu USD/ Ngoại tệ chúng ta cần tối thiểu Cầu USD 15 tỷ USD... Ngược lại thặng dư thương mại cho biết số Cung USD khả năng cung ứng...

    Nguyên tắt 2: Cung cầu USD ko đổi. Nhưng nếu đẩy cung M1 M2 của VND lên. Xu hướng tỷ giá sẽ tăng vì USD ko tăng.

    2. Tỷ giá chịu tác động của lãi suất giữa các đồng tiền yết giá và định giá. LS của nội tệ và ngoại tệ. Cụ thể ở VN là LS của đồng USD và LS của đồng VND.
    Xét cặp tỷ giá USD/VND = 23.000. Tại ngày 1.1.2018. LS USD liên hàng và Trái phiếu liên bang Mỹ FED công bố VD là 1%.
    LS VND 12 tháng là 6%.
    Giả sử các yếu tố khác ko đổi.
    Chúng ta thấy rõ. Ngày 30.6.2018. Giả sử LS VND ko đổi 6%. LS của USD do FED công bố tăng lên 2%. Lập tức tỷ giá đã tăng từ 23.000 lên hơn 23.340.
    Về lý thuyết thì khi LS ngoại tệ tăng x%. Tỷ giá sẽ tăng x%× tỷ giá. ( các yếu tố khác ko đổi).
    Vậy bí kíp cần nhớ khi dự đoán xu hướng là:

    Với yết giá trực tiếp. LS của đồng ngoại tệ ( là đồng yết giá) tăng thì chắc chắn xu hướng tỷ giá sẽ tăng. Và ngược lại.

    Đối với yết giá gián tiếp. LS đồng yết giá ( nội tệ) tăng thì tỷ giá giảm và ngược lại. Nhớ lấy bí kíp này.

    3. Tỷ giá chịu tác động bởi lạm phát giữa 2 cặp đồng tiền theo xu hướng thuận nghịch:
    Xuất phát từ cung tiền M1. M2. Xét cặp tỷ giá USD/VND: xét các yếu tố khác ko đổi:
    Nếu lạm phát VND cao hơn Lạm phát USD thì tỷ giá tăng và ngược lại. Nhớ lấy.
    Vậy tổng quát là: Đối với yết giá trực tiếp. Lạm phát đồng tiền định giá càng cao thì tỷ giá càng tăng. Lạm phát đồng tiền yết giá càng cao thì tỷ giá càng giảm. Đây gọi là qui tắt thuận nghịch của tỷ giá với lạm phát giữa 2 cặp đồng tiền ko qua tỷ giá chéo.

    4. Tỷ giá chịu tác động bởi Tốc độ tăng trưởng của 2 nền kinh tế: GDP. ( các yếu tố khác không đổi).
    Với yết giá trực tiếp. Tỷ giá tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng GDP. VD xét cặp tiền: USD/VND: Tốc độ tăng GDP VN cao hơn Mỹ thì xu hướng của tỷ giá là: Tỷ giá xu hướng giảm vì đồng VND tăng sức mua.
    Điều này lý giải cho biểu hiện của các cuộc di cư tiền tệ của ngoại tệ ra khỏi các quốc gia bị khủng hoảng. Bởi đơn giản một điều là một khi khủng hoảng xảy ra. Thông thường khủng hoảng xảy ra. GDP tăng trưởng âm ( GDP giảm) và lạm phát cao. Đẩy tỷ giá tăng cao ( đối với yết giá trực tiếp). Ngoại tệ sẽ rời bỏ quốc gia đó để tìm nơi trú ẩn an toàn hơn.

    5. Tỷ giá còn chịu tác động bởi tốc độ vòng quay của tổng phương tiện thanh toán của nội tại 1 quốc gia.
    Với yết giá trực tiếp.
    Nếu tổng vòng quay của phương tiện thanh toán của đồng định giá tăng. Xu hướng tỷ giá sẽ giảm. Hay nói cách khác. Chu chuyển vốn nội bộ ( đồng nội tệ) tăng thì tỷ giá giảm do đồng nội tệ mạnh. Chu chuyển vốn của quốc tế về ngoại tệ của quốc gia ( đồng ngoại tệ của 1 quốc gia ) tăng thì cầu ngoại tệ tăng nên tỷ giá sẽ tăng.
    Vấn đề này lý giải sự hiệu quả trong việc sử dụng vốn quốc tế và đồng tiền nội tệ trong các phương tiện thanh toán.

    Ngoài ra. Tỷ giá còn chịu tác động bởi các yếu tố khác. VD như can thiệp bàn tay hữu hình của nhà nước. Mệnh lệnh hành chánh... v.v Ở đây tạm xét 5 yếu tố trên theo qui luật thị trường tự do hoàn hảo.

    Phần 3: Tác động của tỷ giá lên Chứng khoán như thế nào???

    Căn cứ trên các tác động mà tỷ giá chịu tác động bởi các yếu tố nêu trên. Chúng ta thấy tỷ giá tác động rất lớn đến thương mại toàn cầu và hội nhập quốc tế:

    Để đơn giản. Từ đây khi đề cập đến tỷ giá. FBV ko giải thích gì thì mặc nhiên đó là tỷ giá yết giá theo phương pháp trực tiếp.
    1. Tỷ giá tác động lên giá cả hàng nhập khẩu: 1 khi tỷ giá ( theo yết giá trực tiếp) tăng. Chắc chắn giá hàng nhập khẩu tăng. Như vậy nguyên liệu đầu vào với DN nhập khẩu tăng. Chi phí tăng. LN giảm. Vậy với DN phụ thuộc nhập khẩu thì giá cổ phiếu xu hướng giảm.

    2. Tỷ giá tác động lên dòng tiền P notes của chứng khoán: Tỷ giá tăng. Chi phí cơ hội tăng. P notes sẽ đánh giá lại khoản đầu tư và xu hướng sẽ rút vốn. Dòng tiền đầu cơ giảm. Giá CK giảm. Và ngược lại.

    3. Tỷ giá tăng. Với VN phụ thuộc hàng nhập khẩu nhiều. nhất là từ TQ. Do đó giá cả hàng hóa sẽ tăng. Áp lực lên lạm phát theo hướng tăng. Lạm phát tăng thì giá CK giảm.

    4. Tác động kép: Tỷ giá tăng. LS USD tăng. Vậy chi phí đầu tư tăng và mức sinh lợi giảm: Giảm nguồn FDI và PNOTES. CK giảm.
    VD: LS USD nếu tăng lên 3.5%. Lạm phát VND tăng 5%. tỷ giá tăng 5%. Vậy tổng chi phí cơ hội 1 khoản đầu tư vào VN là 13.5% cao hơn hoặc gần bằng mức sinh lợi ròng tại VN là 15% nhưbg đầy rủi ro. Vậy nếu rút vốn thì an toàn ở mức 7.5% cao hơn tốc độ tăng GDP của Mỹ. Nếu nắm 1 tỷ USD thì đầu tư tài chính thuần túy ở Mỹ tốt hơn ở VN.
    Trong thời gian qua. Vụ chiến tranh thương mại và FED đã làm nỗi sóng thị trường tài chính toàn cầu chỉ vì cái tỷ giá và LS của đồng USD này. Bởi nó tác động lên lợi nhuận. lợi ích kinh tế Thương mại và cả chi phí toàn cầu thông qua LS USD và tỷ giá.
    Đương nhiên. Xét riêng cục bộ. Vẫn có rất nhiều nước hưởng lợi 1 khi tỷ giá tăng và LS tăng.

    5. KL chung:
    VN là 1 quốc gia mới phát triển. Hầu hết các mặt hàng công nghệ và hỗ trợ chúng ta đều nhập. Do đó nếu tỷ giá tăng. LS USD tăng thì chắc chắn tác động lên giá cả đầu vào của các DN. Từ đó tác động chi phí tăng và lợi nhuận giảm. Tác động lên giá CK với xu hướng sẽ giảm.
    Theo quan điểm FBV. Như đã nói. Nếu chúng ta kiểm soát tỷ giá tăng ko quá 5%. Lạm phát rơi vào vùng 3 đến 5.x%. GDP trên 6.5%. LS ngắn hạn dưới 12% . Thì khi đó là đỉnh cao của CK với các cú hồi ngoạn mục. Và biểu hiện VNI đã lấy lại điểm mù 1000 là khả dĩ.

    Tỷ giá. LS nội tệ và ngoại tệ. Lạm phát. là 3 tội đồ. 3 sát thủ lớn nhất của nền kinh tế hội nhập nói chung và thị trường CK nói riêng trong cuộc chơi thương mại toàn cầu hóa và hội nhập sâu về thương mại và tài chính.

    Bài viết cũng dài nhưng ý tuy còn nhưng không nhiều thời gian chia sẽ thêm. Bài viết mang tính chất bản chất để định hướng ê a cho xu hướng của CK chứ ko thiên về các kỹ thuật giao dịch tiền tệ hay Forex. Bác nào thiên về FOREX thì nghiên cứu theo hướng khác.
    Các bác nào cần thì trao đổi để sáng tỏ. Bác nào có ý kiến hay hơn cũng mong share để bàn và hoàn thiện.

    Thân mến tặng các bác nào có duyên với Pic này.
    Sorry các bác ở trang 79 chưa viết kip. Tại các bác đẩy nhanh số trang quá...
    Viết theo đặt hàng của
    @XuanTocXanh
    Last edited: 19/09/2018
    sunday9, cuibap2010, slager14 người khác thích bài này.
    Binh Yen, Rose2018, Dautudaihang2 người khác đã loan bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này