1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK - phần 8 .

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 27/10/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6683 người đang online, trong đó có 874 thành viên. 12:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 8 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 8)
Chủ đề này đã có 746154 lượt đọc và 9738 bài trả lời
  1. Rose2018

    Rose2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2018
    Đã được thích:
    15.190
    Những phim hay truyện nào tạo ấn tượng mạnh với em, em mới đem giới thiệu với mọi người ạ @};-
    Dautudaihang, vietinbanksc, FBV4 người khác thích bài này.
  2. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.787
    Like mạnh câu “ Thay đổi hay là chết “
    Theo tớ , thay đổi mang ý ý toàn diện hơn
    --- Gộp bài viết, 01/11/2018, Bài cũ: 01/11/2018 ---
    Hôm nay TT giảm nhà mình có bác nào giải ngân kg nhỉ ?
    Hay chờ tăng vững mới vào ?
    Có một nghịch lý trong tâm lý là khi TT xanh , nhiều người mong chờ giá cp về đến giá mục tiêu sẽ giải ngân nhưng đến khi nó giảm về đó lại kg dám mua . TT phải xấu nó mới giảm về giá đó chứ tt đang tốt mỗi cổ mình ngắm nó giảm cho mình mua chắc ? :))
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.077
    Ở Âu Mỹ thì nó đã thay đổi khá hoàn hảo do đó họ cần sự khác biệt.... ở VN ta thì... khác biệt quá... giờ cần thay đổi bác gái ạ... hihi...
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.077
    Còn mấy phút... múc rùa đi bác @khoaita2009 ơi... mạnh dạn vì phiên nay là phiên mua để test... nên ko chết đâu... hehe...
    --- Gộp bài viết, 01/11/2018 ---
    =D>=D>=D>=D>=D>
  5. HongCK

    HongCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    73.356
    Anh em lo Short PS hết rồi, thanh khoản thế này ai chơi CK CS nữa !!! :))
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.077
    Có ông FBV vẫn còn ngồi câu cá soi ếch nuôi rùa đây bác ơi... chả sao cả... hehe
  7. Spots

    Spots Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/08/2014
    Đã được thích:
    13.259
    Có bài báo hay, copied lên đây rồi đọc, kẻo bị bỏ xuống vì phân tích Trung cộng rõ quá:
    Nguyên nhân sâu xa khiến Trung Quốc đang rơi vào cuộc suy thoái kéo dài
    01-11-2018 - 13:07 PM | Tài chính quốc tế


    [​IMG]
    Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng mạnh, lượng hàng hoá dư thừa lớn khiến Trung Quốc phải phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Đây chính là điểm yếu của nước này trong cuộc chiến thương mại với Mỹ mà ông Tập Cận Bình đang cố gắng khắc phục.


    Vào tháng 3/2007, nguyên Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đưa ra lời cảnh báo trước các đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc rằng "vấn đề lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc chính là sự tăng trưởng không ổn định, chưa cân bằng, thiếu nhất quán và không bền vững". Đến nay, lời cảnh báo của ông Ôn không còn là nguy cơ tiềm ẩn nữa mà thực sự đang tạo ra những thử thách không nhỏ cho chính phủ dưới thời ông Tập Cận Bình. Trung Quốc đang lấn sâu vào một cuộc suy thoái kéo dài.

    Những căng thẳng thương mại Mỹ – Trung gần đây được giới truyền thông quan ngại và phân tích dưới nhiều khía cạnh. Và dưới bất kỳ khía cạnh nào, các tác động tới nền kinh tế Trung Quốc đều hết sức tiêu cực. Mặc dù vậy, cuộc chiến thương mại này không phải lời giải thích cho sự suy thoái liên tục của Trung Quốc vốn đã bắt đầu vài năm trở lại đây. Số liệu thống kê mới nhất của Trung Quốc cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm nay, giảm mạnh liên tục từ mức 14% trong năm 2007. Điểm tích cực là mặc dù tăng trưởng giảm sút, thu nhập và mức sống của người dân Trung Quốc hiện nay đã nâng lên đáng kể so với năm 2007, bởi vì cơ cấu GDP mới là yếu tố quyết định chất lượng sống của người dân, chứ không phải số liệu tăng trưởng. Nhưng điểm tiêu cực là những hậu quả của các chính sách tăng trưởng nóng trong quá khứ là không thể sửa chữa.

    Trở lại lịch sử, sau nhiều thập kỷ chiến tranh, sau các cuộc cách mạng do Nhà nước lãnh đạo và tài trợ nhằm ổn định chính trị và phát triển kinh tế, Đảng Cộng sản cầm quyền cũng đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể sau năm 1978. Công cụ chủ yếu giai đoạn này là việc nới lỏng sự kìm kẹp của các nhà hoạch định chính sách trung ương đối với các thành phần kinh tế tư nhân, cùng với đó là những nỗ lực hạn chế bất ổn chính trị. Cũng trong thời gian này, chính sách đầu tư mạnh mẽ cho công nghiệp nặng với nguồn ngân sách từ quân đội và huy động nguồn nhân công giá rẻ từ nông dân đã thúc đẩy năng suất trong nước tăng lên nhanh chóng. Nhờ đó, mức sống xã hội đã được cải thiện trông thấy.

    Tuy nhiên, đến cuối thập niên 80, mặt trái của chính sách thúc đẩy tăng trưởng trong vỏ bọc xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu bộc lộ. Sự bất mãn của công chúng nổi lên khi lạm phát gia tăng, đặc biệt là giá cả lương thực. Sự mơ hồ của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc sẵn sàng thực hiện chính sách cải cách chính trị toàn diện đã dẫn đến các cuộc biểu tình hàng loạt và bị dập tắt thô bạo sau sự kiện Thiên An Môn vào tháng 6/1989. Mãi tận năm 1992, Đảng Cộng sản mới đưa ra thông điệp rõ ràng hơn về sự mở cửa kinh tế và bắt đầu một thời kỳ tăng trưởng bền vững.

    Gọi là cuộc cải cách, nhưng lần này không đòi hỏi bất kỳ một sự đổi mới đặc biệt nào, bởi nó hầu như được xây dựng trên nền tảng mô hình kinh tế cơ bản đã được phát triển từ thập niên trước đó. Tương tự giai đoạn trước năm 1978, Nhà nước có xu hướng huy động nguồn lực từ nông dân và công nhân trong nước để tài trợ cho sự bùng nổ đầu tư nhằm tránh nguồn tài trợ từ bên ngoài và hạn chế lạm phát bởi hoạt động đầu tư công.

    Mặc dù vậy, sau đó Trung Quốc cũng đã thực hiện những chính sách tương tự Nhật Bản hay Hàn Quốc giai đoạn này, đó là xây dựng nền kinh tế khuyến khích cạnh tranh và mở cửa với các khoản đầu tư từ nước ngoài như một cách để Trung Quốc tiếp cận với công nghệ tiên tiến cũng như trình độ quản lý hiện đại. Một số đặc khu kinh tế, trong đó nổi tiếng nhất là Thâm Quyến, được tạo cơ chế mạnh mẽ trong giai đoạn này.

    Vào cuối những năm 80, khoảng 65% sản lượng kinh tế của Trung Quốc được tiêu thụ cho các nhu cầu cấp thiết trong nước. Vào thời điểm diễn ra bài phát biểu của ông Ôn Gia Bảo, tỷ lệ này giảm xuống còn chưa tới một nửa. Trong khi hầu hết các quốc gia đều tiêu thụ khoảng 70 – 85% sản lượng họ sản xuất ra, Trung Quốc lại trở thành một ngoại lệ đặc biệt.

    Chiến lược phát triển đẩy mạnh tiết kiệm – đầu tư có thể hoạt động tốt khi nền kinh tế có nhiều cơ hội đầu tư đáng giá, như ở Nhật Bản những năm 1960 hoặc Trung Quốc trong thập niên 90. Tuy nhiên, chính chiến lược này đã làm Trung Quốc trở nên dễ bị tổn thương bởi nhiều vấn đề khác nhau. Bởi vì việc đầu tư chỉ có giá trị nếu nó tạo ra sản phẩm dịch vụ mà sau cùng phải được tiêu thụ. Trong những năm 2000, lực cầu khiêm tốn của Trung Quốc khiến cho nước này ngày càng phụ thuộc vào phần còn lại của thế giới để hấp thụ khối lượng khổng lồ các sản phẩm dư thừa để chuyển đổi thành các khoản thặng dư thương mại.

    Vào năm trước cuộc khủng hoảng 2008, sản lượng kinh tế của Trung Quốc vượt quá nhu cầu trong nước vào khoảng 10% GDP. Khi nhu cầu từ bên ngoài sụp đổ, Chính phủ Trung Quốc thậm chí còn gia tăng các khoản đầu tư trong nước và thực hiện các cải cách mô hình kinh tế nhằm hỗ trợ cho việc dư thừa nguồn cung. Trong khi chỉ có một vài dự án hiệu quả thì nhiều dự án khác lại không. Tỷ lệ nợ so với thu nhập tăng vọt lên 120% GDP vào năm 2008, là cú sốc lớn với hiệu quả tài chính của các khoản đầu tư.

    Kể từ đó, Chính phủ đã cố gắng cân bằng lại nền kinh tế Trung Quốc, hạn chế việc đầu tư quá mức và hướng tới thúc đẩy tiêu dùng của các hộ gia đình. Bước đầu tiên là thực hiện một sự cắt giảm đáng kể trong đầu tư tài sản cố định để có nguồn hỗ trợ tiêu dùng. Bằng chứng là trong khi chi tiêu vốn thường xuyên giai đoạn trước 2011 luôn tăng khoảng 25% - 30% mỗi năm, thì những con số mới nhất được công bố vài năm gần đây chỉ trong khoảng chưa tới 6%. Việc cắt giảm đầu tư có thể do chính sách tiền tệ thắt chặt, đặc biệt gần đây sự tăng trưởng tổng đầu tư giảm dần từ mức 15% năm 2016 xuống còn 13% năm 2017 và dự kiến 2018 chỉ khoảng thấp hơn 11%.


    Sự suy thoái trong đầu tư đã ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng GDP, bởi các nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc thúc đẩy tiêu dùng của các hộ gia đình là không đủ để bù đắp phần thiếu hụt. Đến nay, tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm nội địa vẫn chỉ bằng khoảng 55% tổng sản lượng kinh tế trong nước, mặc dù đã tăng từ mức đáy năm 2007.

    Lý do là cả thập kỷ ưu tiên thúc đẩy tiêu dùng đã làm xuất hiện nhiều biến dạng bên trong nền kinh tế Trung Quốc mà ngày càng khó khăn để loại bỏ. Các khoản thuế lệch nhằm thúc đẩy chi tiêu tác động tiêu cực tới tầng lớp lao động nghèo, khiến họ rơi vào vòng xoáy nghèo đói kéo dài. Chính sách quản lý theo dạng hộ khẩu khiến hàng trăm triệu người di cư giữa các địa phương khác nhau trong nước không thể tiếp cận được với các phúc lợi xã hội. Người lao động chỉ được trả công chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với những gì họ sản xuất ra. Những cải cách về môi trường làm việc, cải thiện bảo hiểm sức khỏe và xóa bỏ chính sách một con là không đủ để thúc đẩy gia tăng tiêu dùng trong nước ở thời điểm hiện nay.

    Tin tốt với Trung Quốc là sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng chung không làm suy giảm mức sống đang ngày càng nâng cao. Ngay cả khi việc đầu tư tài sản cố định tiếp tục giảm tốc, điều quan trọng đối với hầu hết người dân Trung Quốc là sự tiêu dùng đang dần đi vào quỹ đạo. Vấn đề nguy hiểm lúc này đối với quốc gia đông dân nhất thế giới đó là, ai sẽ trả khoản nợ tích lũy trong nhiều năm qua đang trở thành quả bom nổ chậm ngăn cản Trung Quốc chi tiêu và cản trở quá trình tái cân bằng kinh tế.
    sunday9, ong2015, doanhtu19914 người khác thích bài này.
    FBV đã loan bài này
  8. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Èo... :D @FBV mình đang full cổ rùi mà...:)giờ chỉ ngồi chờ úp vào đầu @vietinbanksc thui á#:-s
    Dautudaihang, vietinbanksc, FBV2 người khác thích bài này.
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.077
    theo FBV thì
    Nhược điểm ko nằm ở hàng hóa dư thừa như tác giả nêu bác ạ....
    1. Các bác có nhớ Trận Chiến Xích Bích muh Tào Tháo hùng Mạnh vậy muh thua tan tác??? Chỉ vì kết bè các chiếc thuyền muh nghĩ là bất khả chiến bại!!! ( bị mắt mưu). Bây giờ TQ lâm vào thế trận gần giống như vậy... vì TQ tăng trưởng dựa trên các Quả đấm thép và bàn tay sắt... liên kết lại muh tài trợ bởi tay chơi lớn là chính phủ TQ theo cái gọi là : Phát triển mô hình kinh tế thị trường mang bản sắc XHCN TQ... điều này nó có 1 cái nhược chết người là 1 khi Âu Mỹ thay đổi thế trận thì các quả đấm thép này ỳ ạch ko theo kịp... do nó khác cơ chế vận hành đúng nghĩa Kinh tế thị trường.... và TQ là quốc gia có qui mô khổng lồ dân số... ko như Âu... hay Mỹ
    2. TQ muốn như Mẽo nhưng lại ko có đồng USD như Mẽo... cho nên nó biến kinh tế thành cuộc chiến tiền tệ.
    3. Còn nói về hàng hóa.. thế giới chưa có đạt mức dư thừa đâu bác ạ...
    4. Bài viết cũng khá với cái nhìn cũng toàn cuộc... nhưng bản chất thì ko như tác giả nói.
    Last edited: 01/11/2018
    ong2015 đã loan bài này
  10. vietinbanksc

    vietinbanksc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2017
    Đã được thích:
    113.020
    Phiên nay mới chỉ là đòn tâm lý bước đầu đánh vào nđt bắt đáy vội làm chi.
    TT có tăng đâu mà vững? VNI tăng 1 phiên quay đầu có khi xấu thật.:))
    FBV, Rose2018, khoaita20091 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này