Tản mạn về CPI và TTCK - phần 8 .

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 27/10/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3168 người đang online, trong đó có 119 thành viên. 00:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 746362 lượt đọc và 9738 bài trả lời
  1. saccarozor

    saccarozor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2016
    Đã được thích:
    868
    Tôi múc 23 chắc đợi qua tết ^.^
  2. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.315
  3. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    205.095
    Thể chế ưu việt số 1 . Chứ thế nào , thế nào ... cái gì nữa ??? ( Về cơ chế điều hành tài chính thui nhé . Chứ ko nói ôm đồm toàn diện nhé .):D:D:drm2:drm3:drm4
  4. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.315
  5. supperstarvn

    supperstarvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Đã được thích:
    25.172
    Hút USD về để giảm phương tiện thanh toán, nâng giá trị nợ vay kích hoạt chuỗi domino vỡ nợ và bong bóng tài sản, hàng hóa thôi, mục đích chính là gây hỗn loạn và test năng lực tài chính của các quốc gia khác.

    Mặt tốt đưa mọi thứ về đúng bản chất, và nhằm tìm ra những điều ổn định, bền vững.
    Mặt xấu: giảm khả năng huy động vốn, đặc biệt là những dự án, mục tiêu xã hội tốt đang ở giai đoạn đầu đầu tư chưa giải ngân hết/huy động vốn/chưa thu hồi vốn sẽ khó khăn và sẽ gia tăng áp lực cho các mục tiêu tốt đẹp.

    Tuy nhiên mọi thứ rồi lại ổn cả thôi :D

    Boss Mẽo chủ yếu là user-interface chứ phiếu đại cử tri mới là điều đáng bàn.
    Binh Yen, 1997, minhnguyen3695 người khác thích bài này.
  6. ShenLong9119

    ShenLong9119 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    3.127
    Đọc thấy vui nên gửi các bác. :):):)
    Góc nhìn thế hệ

    Nếu bạn thấy rằng việc đặt mục tiêu 10 năm, 20 năm chưa đủ phê hoặc muốn tìm một viễn cảnh mang tính cảm hứng hơn thì hãy nhìn theo góc độ thế hệ.

    Giai đoạn 1975 tới 1980 là giai đoạn sau chiến tranh, những người lính trở về cùng với vợ hoặc người tình của họ tạo ra một giai đoạn tăng đột biến trẻ em, thực sự thời đó cả nước như là công xưởng sản xuất trẻ em. Giả sử như tôi sinh năm 1975, tới năm 1990 tôi sẽ sinh ra thế hệ tiếp theo. Nếu coi tôi là thế hệ thứ hai thì con tôi sẽ là thế hệ thứ ba, những đứa sinh sau 1990 tới 2015.

    Tất nhiên là thực tế có rất nhiều cách phân chia, bản thân khái niệm “thế hệ” cũng không hẳn như theo cách hiểu trên. Nhưng để cho đơn giản ta tạm hiểu như thế.

    Tôi là con của thế hệ thứ nhất và là bố của thế hệ thứ 3. Thế hệ thứ nhất là những người sinh từ 1945 tới 1965. Chúng ta chú ý rằng sau nạn đói 1945 thì sẽ có giai đoạn ăn đủ nên sinh khỏe bù đắp cho thiếu hụt lao động. Sau nạn đói dân ta từ 20tr xuống còn có 18tr, với dân số như vậy đòi hỏi cần nhiều thời gian sinh nở ra thế hệ 1 hơn. Rồi cuộc chiến tranh điêu tàn chống Pháp khiến cho dân số càng sụt giảm. Tới 1954 khi Bắc Nam phân chia thì cũng có một khoảng yên bình để đẻ. Tóm lại thế hệ 1 rất vất vả để hình thành.

    Ta cứ tạm dựa vào phân chia trên định vị chúng ta ở một thế hệ nào đó nhé, hy vọng bạn không thuộc thế hệ thứ 4, con của lứa 9X.

    Tôi nghiệm ra rằng thế hệ của tôi có vẻ có chất lượng sống không bằng thế hệ thứ nhất. Thế hệ thứ nhất đặc trưng là qua thời kỳ chiến tranh và bao cấp cũng có nhiều khó khăn thật nhưng giai đoạn đó đất đai còn nhiều, không khí còn trong lành, thực phẩm còn sạch, con người còn trong sáng, người ta nghe bài hát một túp lều tranh hai trái tim vàng mà không cười và chưa có nhà nước hồi giáo. Thế hệ thứ nhất thường sở hữu nhiều nhà cửa đất đai vì hồi đó rẻ như cho nhờ vậy khi nhà đất giai đoạn 97 bắt đầu lên thì họ có thể bán một phần đất của mình đi.

    Thế hệ của tôi nếu như chỉ dựa vào bàn tay của chính mình thì so về độ giàu không thể bằng thế hệ thứ nhất được. Để mua được cái nhà hay mảnh đất cỡ 1 tỷ chẳng hạn mà với mức tích lũy chỉ khoảng 2tr/tháng thì đúng là làm không biết bao lâu mua nổi cái nhà. Thế hệ 1 thì khác, lương họ thấp nhưng họ được phân nhà, phân đất. Hầu hết chung cư ở Hà nội là của một tổng công ty nhà nước nào đó phân cho cán bộ công nhân viên ở. Ngoài ra thời đó đất hoang còn nhiều, thậm chí ngay cả ở Hà nội, thế hệ 1 có thể quây một mảnh đất và biến nó thành của mình sau vài chục năm sinh sống trên đó mà không phải trả xu nào.

    Nghe bố mẹ tôi kể lại thì thời đó người ta thích ở nhà tầng vì ở dưới đất không sạch, nhiều muỗi, hay bị ngập. Thế nên các cụ có chức có vụ một tí đều ở nhà chung cư trong khi những người gọi là nghèo hồi xưa vì không lên ở chung cư được nên cắm cọc ở mặt đất, và giờ tấc đất tấc vàng.

    Thế hệ 2 của chúng tôi sinh ra thời kỳ mà chẳng có mm đất nào trên cái đất nước Việt Nam này là vô chủ. Thực ra nếu như trước 18 tuổi thì chúng tôi cũng có cơ hội để làm điều đó nhưng hồi đó ngu lắm, chỉ nghe theo bố mẹ nên cũng ít người chiếm được mảnh đất nào.

    Thế hệ thứ hai của chúng tôi có internet, có nhiều áo quần, nhiều đồ ăn, nhiều phương tiện giải trí nhưng thực ra không sướng bằng thế hệ các cụ. Thế hệ các cụ một ngày ra đồng 2 tiếng, nghe có vẻ chăm chỉ nhưng thực ra là để đàn đúm dưới các tán cây xanh mát. Những giờ phút còn lại các cụ tập trung vào sản xuất … con cái. Tiếc là hồi đó chưa có phương tiện tránh thai hiện đại như bây giờ chứ không thì ngày đôi lần là việc bình thường. Giờ rảnh còn lại các cụ giải trí bằng săn bắt và hái lượm. Chỉ cần đi ra khỏi nhà chục mét thôi là có thể gặp vài con hoẵng rồi.

    Thế hệ thứ hai có khi làm việc cả năm mới có vài ngày du lịch trải nghiệm, hưởng thụ thiên nhiên. Trong khi thế hệ 1 lúc nào họ cũng cứ như là đi du lịch.

    Thế hệ thứ hai làm mửa mặt cả đời may ra có được cái nhà với mảnh đất nhỏ xung quanh. Thế hệ 1 thì sinh ra đã được phân đất, đó như là tất nhẽ dĩ ngẫu.

    Tuy nhiên, thế hệ 2 dù sao vẫn còn sướng hơn thế hệ thứ 3. Tại sao thế hệ thứ 3 sẽ khổ hơn?

    • Họ sống một thời kỳ mặc dù không có chiến tranh như 2 cuộc kháng chiến của dân tộc nhưng lại đầy sự bất ổn của khủng bố, trộm cướp, lừa đảo, an toàn thực phẩm…

    • Một thế giới đầy rẫy nợ, phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ; các thể chế chính trị, thể chế tài chính ngày càng chuyên nghiệp hơn trong cai trị dân chúng.

    • Dự địa cho tăng trường đã hết: vàng đã đạt đỉnh, cổ phiếu cũng đỉnh, dầu thì đáy,…Túm lại hết cái thời mà tài sản tăng trưởng đều đều. Nói cho dễ hiểu là giai đoạn từ 2000 tới nay cho dù bạn mua nhà đất, vàng bạc hay cho dù cổ phiếu thì kiểu quái gì cũng thu lợi vì mọi thứ đều tăng. Khi mọi thứ bão hòa thì khó mà tăng tiếp.

    • Một cuộc cách mạng 4.0 tưởng như là công bằng với tất cả mọi người, tất cả các quốc gia nhưng thực ra là tạo ra phân hóa mạnh giữa giàu và nghèo, trong đó cơ hội cho các nước nghèo gần như không có. Chúng ta chỉ nghĩ tới 4.0 bằng vài phần mềm trên điện thoại, vài cái cánh tay robot đồ chơi còn các nước phát triển họ làm các nhà máy siêu lớn nơi họ có thể bằng một ít người tạo ra của cải vất chất và bán cho cái lũ nghèo ở các nước nghèo.

    • Rồi thì đến không khí cũng phải trả tiền. Không có tiền là không thể sống sót thậm chí là di chuyển. Thế hệ 1 có thể sống mà không cần tiền, thế hệ 2 khó khăn hơn nhưng cơ bản là vẫn sống được, còn thế hệ thứ 3 không có tiền thì đến thở cũng không được phép.

    • Sau bùng nổ dân số sẽ có thời kỳ trên 2 người đi làm mới phải gánh 1 người không đi làm. Thế hệ thứ hai tỷ lệ thường là 1 người đi làm gánh ít hơn 2 người không đi làm (1 bố/mẹ và 1 đứa con). Thế hệ thứ 3 thì 1 người sẽ gánh trên 2 người là cái chắc. Cứ nhìn việc mỗi gia đình ngày càng ít con hơn là sẽ thấy.
    P/S: chú ý là nếu một người sinh năm 1961 trở lại thì khả năng rất cao là anh ta sẽ không phải ra chiến trường mặc dù rằng sinh ra trong thời chiến.

    Tóm lại, cứ nhìn quanh, đúng là thế hệ 3 có cơ hội học tập tốt hơn, có sự hưởng thụ công nghệ tốt hơn, y tế tốt hơn…nhưng xin lỗi phải nói với thế hệ 3 rằng, để chú có chất lượng sống bằng anh thì còn muốt mùa. Chú cứ nhìn hình tượng thanh niên Nhật bây giờ là tự hiểu mình sẽ như thế nào.

    Bố mẹ ta đẻ ra ta, ta đẻ ra con ta, con ta đẻ ra cháu ta, cháu ta đẻ ra chắt ta,…đây chẳng khác gì một cuộc chạy tiếp sức. Nếu bố mẹ ta để lại cho ta 10 tỷ thì ta có thể tự do tài chính ngay khi bước chân vào đời, ta có thể giữ gìn phát triển số tiền đó và bàn giao lại cho con ta, con ta cũng làm như vậy và bàn giao lại cho cháu ta. Nếu bạn có cái nhà mặt phố Hàng Ngang Hàng Đào rộng 100 mét cho thuê thì chẳng phải vô số đời sau bạn sẽ sống mà không phải làm sao?

    Tuy nhiên thực tế phũ phàng là do sự phân chia không công bằng, một sự sắp đặt hết sức khó hiểu của ông trời mà chắc hơn 50% thế hệ 2 nói chung, bao gồm cả tôi, không được hưởng tài sản để lại đáng kể. Tất nhiên là các cụ có công nuôi dưỡng, nuôi học để ta có vốn kiến thức vào đời cũng là quý rồi. Đôi khi nó lại là sức ép buộc thế hệ 2 không có gì phải cố gắng và họ gặt hái được thành công.

    Cho dù khởi đầu may mắn hay không may mắn thì trách nhiệm của chúng ta là phải tạo tiền đề tốt cho con ta. Ít nhất đừng là gánh nặng của nó. Nói thế để chúng ta nhận thức rằng nhiều người trong chúng ta không ý thức được mình sẽ sống bằng gì sau tuổi nghỉ hưu. Nghĩ đơn giản, nghỉ hưu có lương hưu với bảo hiểm y tế thì chắc không phải nhờ tới con cái.

    Vậy mục tiêu tối thiểu phải đặt ra là mình phải đủ tiền lo đủ cho chính mình tuổi về hưu, đủ để sống không phải nghĩ nhiều tới tiền, không phải lấy tiền từ con cái.

    Mục tiêu cao cả hơn là lo cho nó chỗ chui ra chui vào. Ví dụ khi nó 22 tuổi đòi lấy vợ thì mình có sẵn một cái nhà để cho nó ở. Nó không phải ở với bố mẹ, lại sinh ra mẹ chồng nàng dâu. Nhà be bé cho đôi chim cu cũng được, sau này nó tự làm ra tiền mà mua nhà to hơn.

    Mục tiêu cao cả hơn nữa là ngoài cái nhà thì còn có một khoản tiền mặt trong ngân hàng hoặc một loại tài sản sinh lời nào đó. Tùy vào trí tưởng tượng của bạn.

    Nhưng quan trọng hơn hết nếu ta đủ năng lực chỉ cho nó con đường nó phải đi thì cho dù không để lại cái gì đáng kể thì rồi nó cũng sẽ tới đích. Khi con người nỗ lực để đạt được một cái gì đó họ sẽ quý trọng nó và tự hào vì chính mình hơn rất nhiều so với chẳng làm gì mà có.

    Khi bạn đặt mục tiêu thật xa bạn sẽ dễ vượt qua khó khăn chông gai trước mắt hơn nhiều so với chỉ nhìn các mục tiêu ngắn hạn. Một công ty bao giờ cũng có viễn cảnh, là thứ không dễ mà đạt được vì còn phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi của ngoại cảnh, nhưng lại tạo cảm hứng cho những người trong công ty và ngoài công ty. Bạn có thể cân nhắc đặt mục tiêu ở cấp thế hệ.

    Ngoài ra bạn không nên đầu tư cho con cái một cách mù quáng giống như đa số các ông bố bà mẹ ngày nay. Đó là chỉ quan niệm trang bị cho con kiến thức, kỹ năng vì vậy nhồi nhét chúng nó tham dự càng nhiều khóa học càng tốt, thậm chí là du học tự túc. Tôi thấy việc phung phí tiền bạc như vậy là không khoa học. Đôi khi số tiền đó nhiều tới mức đủ để cho nó sống mà không phải làm việc trong khi ta lại đang đầu tư để nó kiếm được công việc trong tương lai tốt hơn để sống. Nói vậy không có nghĩa là không phải chi tiền cho con cái mà là phải ý thức được cái gì thực sự cần mới chi. Thà bạn cho nó số vốn 1 tỷ khi nó vào đời còn hơn là bạn tiêu 1 tỷ đó cho học tập của nó để lúc ra đời nó chẳng xu nào dính túi.

    Bản thân bạn phải là một tấm gương cho con cái, nó học từ bạn nhiều hơn nhiều so với nó học từ trường lớp hay sách vở. Vì vậy, bản thân bạn phải là một tấm gương trong quản lý tài chính cá nhân; nó sẽ giúp con cái của bạn một khởi đầu tốt cả về tài sản vật chất lẫn tài sản tinh thần.
    0388348888, imagine170, myloan4 người khác thích bài này.
  7. gagiaqua

    gagiaqua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2018
    Đã được thích:
    4.312
    Bài viết tốt quá, hợp với cách nghĩ của em lắm!

    Em bổ sung 1 ý: xứ mình không sớm thì muộn sẽ đánh thuế cao tài sản thừa kế nhé. Nên việc chuẩn bị tài sản kế thừa từ thế hệ thứ nhất sang thứ hai, hay thứ hai sang thứ ba sẽ bị "thất lạc" rất lớn. Muốn cho con cái nhà, các bác phải có thêm 1 cục tiền cho con để trả thuế nữa.
    Last edited: 20/12/2018
  8. HongCK

    HongCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    73.356
    Đầu tư chứng khoán đơn gỉan lắm,
    Đoạn này cứ nhìn HPG CTG...là biết thị trường sao rồi,
    Tư duy, suy nghĩ nhiều ...Mệt,
    C.L. không đủ trình cũng khó ngủ lém :))
    --- Gộp bài viết, 20/12/2018 ---
    0388348888, Rose2018, cavicovn5 người khác thích bài này.
  9. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.315
    Tại sao TTCK vịt ngan lại khó chơi nhất thế giới ?
    Theo tôi đó là do TTCK vịt ngan có siêu đặc sản "Giá vốn KHÔNG đồng"
    Một công ty A, B, C, ... nào đó có Chủ tịch nắm 30% vốn, Phó chủ tịch nắm 20% vốn, Kế toán trưởng năm 10% vốn, ... nhìn thì có vẻ ngon lành nhưng thực chất cái 30%, 20%, 10% này đều không phải do mấy vị này bỏ tiền túi ra mua mà là từ tiền của chính công ty xào nấu ra.
    Kể cả khi Chủ tịch đang nắm 30%, nay tự nhiên nổi hứng mua thêm vài chục % nữa thì khoản mua thêm này cũng lấy tiền của công ty để mua. Cổ phiếu là của Chủ tịch còn trên Báo cáo tài chính của công ty thì "Khoản phải thu" sẽ tăng lên tương ứng với số tiền Chủ tịch "mua" cổ phiếu.
    Với món siêu đặc sản này thì Tây, Tàu gì đến vịt ngan cũng sẽ banh xác hết.
    Last edited: 20/12/2018
    1997, Binh Yen, 03883488888 người khác thích bài này.
  10. babygirl1310

    babygirl1310 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    9.545
    Sóng tới em dự dòng BĐS và liên quan đến dòng này sẽ mạnh. Các bác có mã nào trong watch list hay ho cho em tham khảo với. Hôm trước nghía H bc thì thanh thoát nhưng trend chưa ổn lắm, K bc thì trend ổn nhưng khá mộng năng, L hg thì thanh khoản trung bình 10 phiên <500k thấp quá. I ta cũng một thời hàng ruột mà đoạn rồi lơ là em nó phi kha khá rùi.
    Tks cả nhà!
    1997, Binh Yen, 03883488884 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này