Tản mạn về CPI và TTCK - Phần 9

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 07/01/2019.

7359 người đang online, trong đó có 1055 thành viên. 16:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 827228 lượt đọc và 9593 bài trả lời
  1. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.879
    OK bác . Sẽ loại tùm lum nhìu nhóm khác nũa , kể cả một số nhóm trên f nha :) hi hi .
    Mọi thứ vào guồng rồi đó , mình yên tâm nhắm :)
    FBV, trabac, Rose20185 người khác thích bài này.
  2. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.463
    Hạnh phúc là thực chứ cậu và là những điều mình đã từng mơ ấy chứ ai bảo chỉ là mơ đâu .
    Không phải ai cũng ra đi cũng hp . Có người định cư ở NN mấy năm rồi cũng lại trở về ...
    Tâm sự của một nguời Việt ở Nan đây :
    “Chưa có ai dám nói người hạnh phúc nhất là người sống lâu nhất, học cao nhất, được đối xử bình đẳng nhất hay giàu có nhất cả. Vậy bạn có chắc là bạn sẽ hạnh phúc hơn khi đến sống ở một nước nằm trong danh sách quốc gia đáng sống đó? Với tôi, đất nước nào cũng có cái hay cái dở, chỉ là phù hợp với ai hay không thôi...”
    Định cư nước ngoài - giấc mơ của người này có thể là ác mộng của người khác'
    Quan tâm4
    09/03/2019 08:36 GMT+7
    [​IMG]'Nhiều người nghĩ ra nước ngoài ai cũng mua được nhà và xe, nhưng không biết rằng phần lớn là phải vay ngân hàng để mua và mất cả đời để trả nợ', chị Huyền Anh viết.

    Không ít người Việt muốn ra nước ngoài định cư, nhưng chưa tìm hiểu kỹ liệu mình có phù hợp với cuộc sống mới hay không, vì đôi khi giấc mơ của người này có thể là ác mộng với người khác.

    Đi hay ở luôn là câu hỏi khó cho nhiều người, vì nó liên quan đến tài sản, sự nghiệp và tương lai của cả gia đình.

    Chị Nguyễn Phước Huyền Anh, 37 tuổi, ở TP HCM đã trở về nước sinh sống 3 năm trước, sau 7 năm ở Pháp, một năm ở Australia vì luôn cảm thấy mình không thuộc về nơi này, không được làm công việc yêu thích, không được là chính mình.

    Dưới đây là chia sẻ của chị Huyền Anh về việc định cư ở nước ngoài. Sau hơn một tuần đăng trang cá nhân, bài viết của chị thu hút 9.400 lượt thích và hơn 1.600 lượt bình luận.

    [​IMG]
    Chị Huyền Anh, tác giả của bài viết, đã có nhiều năm sinh sống, học và làm việc ở nước ngoài.
    1. Vì sao bạn muốn định cư nước ngoài?

    - Nếu câu trả lời là bạn đi vì muốn có trải nghiệm mới, nắm bắt cơ hội mới thì hãy cứ đi nhưng đừng đóng luôn cánh cửa quay về Việt Nam vì chưa chắc bạn và gia đình sẽ thích thú hay thích hợp với cuộc sống nơi đất khách đâu. Cứ đi, nhưng biết đâu là để trở về.

    - Nếu câu trả lời là vì bạn chán ghét Việt Nam thì hãy suy nghĩ lại, đất nước cũng như con người, nơi nào cũng có ưu khuyết điểm riêng.

    Tuy Việt Nam có nhiều điều bất cập nhưng cũng có nhiều điểm sáng mà chỉ khi đi xa mới thấy có giá trị: ẩm thực đặc sắc và phong phú, dịch vụ tốt và rẻ (ở nước ngoài bạn phải tự làm hết mọi việc vì thuê người quá đắt), có gia đình và bạn bè (ở xứ người cho dù có cố gắng hoà nhập đến mấy thì bạn cảm giác mình vẫn là người khách lạ thôi).

    - Nếu câu trả lời là bạn đi vì tương lai con cái thì hãy hỏi con có hạnh phúc hay có nhu cầu đi nước ngoài không... chứ đừng tự quyết định giùm. Thường con nít không đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần có ba mẹ luôn yêu thương và ủng hộ, dù là nhiều tiền hay ít tiền, dù ở trên mảnh đất nào đi nữa. Một đứa trẻ hạnh phúc sẽ có tương lai hạnh phúc, và hạnh phúc đó là do nó cảm nhận được từ tình yêu của ba mẹ chứ không phải từ nhà trường hay từ một đất nước xa lạ.

    [​IMG]
    Chồng và hai con của chị Huyền.
    Nhiều gia đình đi vì con nhưng sau đó lại lục đục nơi xứ người do không chịu nổi áp lực của cuộc sống. Khi cha mẹ không hạnh phúc thì làm sao có thể đem lại hạnh phúc cho con? Vì thế theo tôi, hãy cố gắng nuôi con bằng tình yêu thương, sự quan tâm nhiều nhất có thể đến năm 18 tuổi, sau đó gửi con đi du học nước ngoài theo nguyện vọng của con cũng không muộn.

    Chưa kể đến chuyện, trẻ con đi học nước ngoài trước 18 tuổi sẽ hấp thụ hầu như toàn bộ tư tưởng kiểu Tây, điểm sáng cũng nhiều nhưng không phải là không có mặt trái. Rồi con cái lớn lên cũng ít chia sẻ hay gần gũi với ba mẹ hơn, thế là nhiều phụ huynh cũng bị sốc và bắt đầu kể lể về sự hy sinh của mình.

    Nếu nói về sự thành đạt, tôi không chắc là các bạn Việt kiều giỏi hơn hay giàu có hơn các bạn Việt Nam. Dĩ nhiên môi trường giáo dục tốt là một điều kiện thuận lợi, nhưng đó không phải là tất cả. Một đứa trẻ có nên người và giỏi giang hay không còn tuỳ vào sự uốn nắn của ba mẹ và tố chất riêng của trẻ.

    Hãy chọn nơi khiến bạn hạnh phúc nhất rồi con bạn sẽ hạnh phúc theo.

    [​IMG]
    Vợ chồng chị Huyền Anh và hai con.
    2. Bạn đã tìm hiểu kỹ về đất nước mình muốn định cư lâu dài chưa?

    Bảng xếp hạng các nước đáng sống nhất trên thế giới chủ yếu gồm các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương. Tuy nhiên, các tiêu chí dùng để đánh giá chỉ mang tính định lượng như tuổi thọ, giáo dục, bình đẳng giới, tài chính, mà không thể hiện được tính định tính, nghĩa là cảm xúc của mỗi con người.

    Chưa có ai dám nói người hạnh phúc nhất là người sống lâu nhất, học cao nhất, được đối xử bình đẳng nhất hay giàu có nhất cả. Vậy bạn có chắc là bạn sẽ hạnh phúc hơn khi đến sống ở một nước nằm trong danh sách quốc gia đáng sống đó? Với tôi, đất nước nào cũng có cái hay cái dở, chỉ là phù hợp với ai hay không thôi.

    Trước khi quyết định định cư ở một đất nước nào, ngoài việc biết vì sao mình muốn đi, bạn còn cần phải tìm hiểu thật kỹ về mọi chính sách và thực tế cuộc sống hằng ngày tại đó nữa.

    Ví dụ như hồi tôi ở Pháp, an sinh xã hội tại đó rất tốt, đặc biệt là cho những người không có thu nhập hoặc thu nhập thấp (sinh viên, thất nghiệp...). Nhưng khi bắt đầu đi làm và đóng thuế, tôi thấy lương của mình bị cắt bớt 23% cho các khoản bảo hiểm xã hội, rồi mua nhà mua xe cũng tốn kha khá cho bảo hiểm bắt buộc các loại.

    Ngoài ra, hàng năm phải đóng các khoản thuế đủ thứ tên khác: thuế GTGT 20%, thuế TNCN, thuế tài sản, thuế nhà, thuế nghe nhìn, thuế năng lượng, thuế rác thải... Không có cái gọi là miễn phí ở đây, muốn nhận trợ cấp hay hưởng chế độ an sinh tốt thì bạn phải đóng thuế nhiều, chứ chính phủ không phải tự in tiền để lo cho dân.

    Xôn xao về loại “bùa da” cổ đại giúp “đổi vận”Tin tài trợ

    [​IMG]
    Gia đình chị Huyền Anh khi ở Pháp.
    Đi khám bệnh tuy là không tốn tiền (vì đã đóng bảo hiểm y tế bắt buộc) nhưng nhiều khi phải ngồi chờ cả buổi, hay lấy hẹn từ trước đó cả tuần hoặc cả tháng, tuỳ là khám tổng quát hay chuyên khoa. Có lúc chờ đến lượt khám bệnh thì bệnh cũng đã tự hết hoặc chuyển nặng thêm rồi.

    Khi gửi con đi học thì phải theo tuyến, vậy nên lúc chọn thuê hay mua nhà cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng. Khu có trường tốt thường là nhà giá cao, còn nhà rẻ thường nằm trong khu lộn xộn và dĩ nhiên chất lượng trường học cũng bị ảnh hưởng.

    Học phí gần như là miễn phí cho mọi công dân nhưng các phụ phí khác (ăn trưa, hoạt động ngoại khoá...) lại chênh lệch rất nhiều giữa các gia đình tuỳ theo thu nhập.

    Các gia đình nhận trợ cấp thì phải đóng rất ít, còn nếu ba mẹ cùng là cấp bậc quản lý có khi phải trả các khoản phụ phí gấp chục lần các hộ "nghèo" (tôi phải viết trong ngoặc kép vì nhiều người vẫn đầy đủ sức lao động nhưng không thích đi làm mà ở nhà nhận trợ cấp).

    Tóm lại, nếu muốn an sinh tốt, bạn phải sẵn sàng đóng thuế cao ở các nước phát triển. Trong khi đó, ở Việt Nam, nếu có thu nhập cao, bạn vẫn có thể dành ra một khoản tiền để mua bảo hiểm hay đầu tư để chi trả cho các khoản chi phí giáo dục, y tế cao cấp.

    Một bên là các khoản dự trữ bắt buộc do chính phủ thu thông qua thuế, một bên là các khoản dự trữ tự nguyện do bạn tự cân đối theo nhu cầu của mình, thực tế là không khác nhau.

    [​IMG]
    Vợ chồng chị Huyền Anh từng sống ở Pháp 7 năm, ở Úc 1 năm và đi du lịch hầu hết các nước châu Âu, châu Á.
    3. Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng về vật chất và tinh thần chưa?

    Nhiều người suy nghĩ đơn giản là chỉ cần bán hết nhà cửa và thu gom tài sản chuyển qua nước ngoài là xong. Nhưng chi phí sinh hoạt ở các nước phát triển đắt đỏ hơn ở Việt Nam rất nhiều.

    Đôi khi, bán một căn nhà to ở trung tâm thành phố lớn tại Việt Nam chỉ mua được một căn hộ nhỏ tại ngoại ô thành phố ở nước ngoài, thậm chí không đủ tiền phải vay nợ mấy chục năm.

    Nhiều người nghĩ ra nước ngoài ai cũng mua được nhà và xe, nhưng không biết rằng phần lớn là phải vay ngân hàng để mua và mất cả đời để trả nợ. Rồi hoá đơn hằng tháng, tiền thuế hằng năm phải trả cũng là những khoản tài chính khổng lồ dễ gây stress.

    Về tinh thần thì khó có thể giải thích được hết nỗi lòng của người tha hương. Nhiều khi phải đi xa rồi mới thấm thía được thế nào là nỗi nhớ từng góc phố, từng món ăn, từng khoảnh khắc ấm áp bên gia đình, bạn bè...

    Ở các nước phát triển, chủ nghĩa cá nhân được đề cao, cộng thêm cuộc sống mưu sinh bận rộn khiến người ta ít quan tâm đến nhau. Đồng nghiệp cũng chỉ xã giao trong công việc chứ ít khi trở thành bạn bè thân thiết.

    Thế là nhiều cộng đồng người Việt ra đời để bầu bạn với nhau. Tuy nhiên, đôi khi trong các hội nhóm đó có những người cũng không hẳn là hợp tính hay cùng tần số với mình để có thể trò chuyện rôm rả. Nhưng làm gì có nhiều sự lựa chọn. Ở đây chỉ giới hạn giữa chọn bạn Tây hay bạn ta, chứ không còn là chọn bạn có cùng tính cách hay cùng sở thích nữa.

    [​IMG]
    Chị Huyền Anh và gia đình trong chuyến du lịch ở Singapore.
    Cuộc sống đắt đỏ và bận rộn như một guồng quay công nghiệp nuốt chửng từng người. Trong tuần ai cũng bận đi làm đến 6-7h tối mới về, tất bật cơm nước, lo cho con cái xong thì cũng chỉ muốn leo lên giường ngủ.

    Cuối tuần thì sáng thứ bảy nhà nào cũng lo đi siêu thị mua sắm cho cả tuần, sau đó lo dọn dẹp nhà cửa hết ngày, đến chủ nhật thì đưa con ra công viên chơi hoặc hẹn hò ăn uống ở nhà bạn (vì mọi hoạt động vui chơi giải trí hay nhà hàng đều đắt đỏ, đi nhiều là không có tiền trả nợ ngân hàng).

    Nếu bạn đã chuẩn bị tinh thần cho các thử thách trên thì có thể đi thử một năm để xem liệu gia đình mình có thích ứng cuộc sống xứ ấy không. Nếu chỉ đi vài ngày hay một tháng kiểu thăm dò thì bạn vẫn chỉ là khách du lịch cưỡi ngựa xem hoa, chưa kịp thấm thía nỗi nhớ nhà, sự cô đơn hay các áp lực dồn dập từ cuộc sống thường ngày.

    [​IMG]
    trabac, Rose2018, cavicovn7 người khác thích bài này.
  3. Songsanh

    Songsanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2015
    Đã được thích:
    17.770
    Các bác nay đi lễ hội hết rùi sao?
    Rose2018thatha_chamchi thích bài này.
  4. supperstarvn

    supperstarvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Đã được thích:
    25.172
    Vấn đề mà @FBV nói ở đây là tín dụng tiêu dùng.

    Thực sự mà nói, trong các loại tín dụng thì mọi người cứ ra rả nói tín dụng tiêu dùng là rủi ro...nhưng Tôi nghĩ khác.

    1. Tín dụng tiêu dùng phần nào cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp người ta sớm đạt mục tiêu trong phạm vi kế hoạch tài chính khả thi.

    2. Tín dụng tiêu dùng nếu được dẫn hướng tốt sẽ kích cầu và phát triển vượt bậc thế mạnh sản xuất của quốc gia.

    3. Tín dụng tiêu dùng là văn minh trong xã hội không dùng tiền mặt, nơi ở đó mọi chi tiêu thông qua tài khoản

    4. Khi người ta không kiểm soát được thì người ta hạn chế/cấm tuy nhiên khi giám sát tốt về tư cách của người đi vay (bao gồm lịch sử nợ/khả năng trả nợ/tài sản cầm cố thế chấp...) thì tín dụng tiêu dùng là rất tốt và khả thi.

    Nói tóm lại cái nào cũng có ưu nhược, rủi ro cao lợi nhuận lớn, và theo Tôi thì nên ủng hộ tín dụng tiêu dùng đúng nghĩa, được kiểm soát chặt chẽ và được dẫn hướng, có chính sách điều tiết tốt đi đúng nơi cần đến, tránh đưa vào các nội dung rủi ro cao (cổ phiếu/cờ bạc lô đề bóng bánh) + đọng vốn (bds) mà đưa vào tiêu dùng để tạo ra sản phẩm cho xã hội là tuyệt vời nhất, tốt cho cả người dân, nhà nước và doanh nghiệp, đó là cách các nước phát triển họ làm để tái tạo và phát huy năng lực sản xuất của doanh nghiệp nội bao năm qua và nên có cái nhìn tích cực.
    trabac, langtuxanh, FBV3 người khác thích bài này.
  5. supperstarvn

    supperstarvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Đã được thích:
    25.172
    :)) Cụ chủ làm Tôi phì cười ! Cụ là người lâu năm chẳng nhẽ việc lách personal Tax fees bao năm qua mà cụ cũng không để ý phỏng ?
    trabac, FBV, Binh Yen5 người khác thích bài này.
  6. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.879
    Chắc dzậy , mình dã chém là mua tích trữ hay mua bình quân giá xuống nên nghỉ ngơi cho phẻ vì giá lên xuống hỏng bi nhiêu . Để thời gian làm việc khác tốt hơn . Chắc phải qua tuần sau tt mới đỡ buồn ngủ :)
    trabac, FBV, Binh Yen1 người khác thích bài này.
  7. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.631
    @};-@};-@};-
    Anh @supperstarvn nói thêm , giúp tôi , và các ACE ở đây mở rộng tầm mắt chút .
    *******
    Đôi khi , một comment nào đó của tôi có tính lãng mạn và thiên về cảm xúc , cảm tính một chút cho vui ... Chứ ko phải comment nào cũng "liên quan đến nghiệp vụ đầu tư" .
    Nhưng dù vui chơi, nó cũng sẽ bộc lộ dấu hiệu của một thông điệp hay ước muốn nào đó .
    Tôi thực sự rất ghét cái thói ma mãnh của bọn Tay To trên TTCK VN . Tôi sinh hoạt trên F này , thú thực , chỉ để vừa tìm niềm vui giao lưu , vừa để từ từ lan tỏa cái trạng thái hay tâm thế thản nhiên trong đầu tư CK .
    Có thể nói, chỉ có tâm thế thản nhiên thực sự , mới không bị cuốn theo và bị lợi dụng, bị bóc lột... bỡi những chiêu trò ma mãnh .
    Và , khi lực lượng "thản nhiên" tăng lên trên TT Cta , thì đất sống của tay to ma mãnh sẽ phải giảm xuống . :drm2:drm3:drm4
    langtuxanh, FBV, Binh Yen10 người khác thích bài này.
    DautudaihangRose2018 đã loan bài này
  8. Rose2018

    Rose2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2018
    Đã được thích:
    15.190
    Mỗi buổi sáng em cũng thường nghe 1 bài hát quen thuộc để giúp khởi động ngày mới tràn đầy năng lượng. Trong ngày có thể thay đổi các thể loại nhạc để kiểm soát cảm xúc trước những diễn biến tâm lý của thị trường, mà như em có nói trong pic âm nhạc của mình rằng

    "Âm nhạc là một liều thuốc an thần đặc biệt khi tâm trạng bất an, hay là liều thuốc kiềm chế hữu hiệu khi tinh thần quá hưng phấn.

    Âm nhạc cũng là một công cụ để điều hướng tâm trạng theo hướng bản thân mong muốn, và có lợi trong các giao dịch khi có thể giúp ta giữ được trạng thái minh mẫn trước khi quyết định mua, bán hay quan sát chứng khoán.

    Cùng kiềm chế và điều hướng cảm xúc với các bài hát yêu thích nhé @};-"

    .
    Hôm nay các anh chị làm thơ về mùa, em không rành khoản này nên góp vui 1 bản nhạc nhé @};-

    OwlEye, Binh Yen, FBV3 người khác thích bài này.
  9. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.631
    Rất tuyệt !!!
    Cám ơn @Rose2018 . @};-@};-@};-
    Nhà tản mạn chúng ta rất cần những comments như thế . Không khí sẽ thật lãng mạn, thơ mộng, bình yên .
    Thơ nhạc vốn chúng đã chứa các chất liệu đó , vốn chúng đã sẵn mang sứ mệnh đó ... @};-%%-(~~):bz~o)~o)
    OwlEye, Binh Yen, FBV4 người khác thích bài này.
  10. MrWind_Elf

    MrWind_Elf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2018
    Đã được thích:
    23.294
    Nay Tây lại mua thêm 200 tỷ nữa. Nếu Tây mua ròng với tốc độ chậm như vậy thì với 22 phiên GD 1 tháng các anh chỉ mua được thêm 4500 tỷ. Vậy vị chi 1 năm chỉ có 54 ngàn tỷ (khoảng 2 tỷ Trump).
    Vậy so với dòng tiền kỳ vọng khi nâng hạng, khi giảm lãi suất của FED, dòng tiền dịch chuyển từ TQ sang (tính toán media viết là 11 tỷ Trump) thì quá nhỏ, không thấm vào đâu.
    TT giảm điểm như vậy là phản ánh sự thất vọng của NDT trong nước đối với hoạt động mua bán thiếu sinh khí của KN.
    Thật đáng quan ngại:-P
    Binh Yen, FBV, HopBio7 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này