Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3470 người đang online, trong đó có 113 thành viên. 01:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1270732 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. hariboo

    hariboo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    2.051
    Ga_moi đã viết:
    Ô, tưởng yếu điểm pp tôi trình bày mọi người biết hết rồi chứ? Bác hỏi vậy thì tôi tóm tắt lại nhé:
    Về căn bản pp của tôi là ôm cp lâu dài hưởng cổ tức và coi đó như thu nhập thụ động. PP chọn cp thì lấy tính ổn định trong sx kd của dn làm chủ đạo (điều này dễ hiểu vì mình ôm cp nhiều năm, nên không ham hố những dn có kết quả sxkd trồi sụt), giá mua cp dựa trên định mức lãi 10%/năm (có +,- 1 chút). Với cách này tôi tham gia ttck rất nhàn và không có áp lực gì khi index lên xuống, lại có nhiều tg làm việc khác, đó là ưu điểm. Nhưng nhược điểm là tỷ suất lợi nhuận không cao, vd nếu ta có vốn 1 tỷ thì hàng năm thu về 100-150 triệu, chia cho 12 tháng thì mỗi tháng được khoảng trên 10 triệu, không đủ để tiêu. Vì thế tôi đặt mục tiêu phải có danh mục khoảng 10 tỷ để hàng năm thu về 1 tỷ thì mới tạm ổn được. Vấn đề đặt ra là làm thế nào gia tăng được vốn mà vẫn đảm bảo rủi ro thấp? Nếu dùng vốn vay thì lại bị ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận (vì phải trả lãi), ...? Liệu có mô hình nào tối ưu chăng?
    Giả sử tôi xuất phát từ 2 tỷ, lợi nhuận 10% hàng năm tái đầu tư toàn bộ thì cũng mất rất nhiều tg để đạt tới mức 10 tỷ, chưa tính rủi ro là lợi nhuận có thể có năm < 10%.
    Các bác cùng suy nghĩ và cho 1 vài ý kiến xem thế nào?


    Câu hỏi bác đưa ra là gia tăng đc vốn mà rủi ro thấp hay nói cách khác là quản lí đc mức tối đa rủi ro.
    Gia tăng vốn chỉ có 2 cách :
    -Huy động thêm vốn ( từ 1tỷ bác vay NH thêm 9 tỷ như vây bác tăng số lượng đầu tư nên con số lợi nhuận tạm tính theo chủ quan cũng tăng theo tương ứng nhưng bác trả lãi cho NH k 11% nên con số mà vốn thêm mang lại chỉ từ 0-3% năm (mức ct từ 10-15%) mà thôi chưa kể ko ổn định mức vốn do phải trả gốc theo kì và các loại phí, thuế.
    -Tích lũy theo thời gian, cổ tức đc nhập vào vốn hàng năm, cách này thì quá lâu và hàng năm bác phải chi tiêu từ 100-150tr rồi.
    Nói vậy muốn gia tăng dc vốn ko có cách nào khác là lấy LN từ sử dụng đòn bẩy TC. Nhưng huy đông thêm vốn sao cho an toàn và hạn chế đc rủi ro là bài toán đặt ra, với tôi chọn công ty, chon thời điểm, tính toán mức lãi huy động ngắn hạn ,xác định thời gian dùng đòn bẩy là cách quản lí rủi ro ko tồi

    P/s: các công ty đc hiểu theo nghĩa tiêu chuẩn cp bác nêu.
    Last edited: 25/02/2017
  2. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Cảm ơn các bác đã góp cho rất nhiều ý kiến !
    Cũng xin thú thực là một số phương án các bác nêu tôi cũng đã tính đến rồi, nhưng vẫn không cảm thấy thoả đáng vì giải pháp đó còn nhiều vấn đề trong thực tế không hề đơn giản như việc chúng ta nói khơi khơi ở đây. Sau đây tôi sẽ trình bày suy nghĩ của tôi để các bác góp ý thêm nhé.
    Trước hết chúng ta bàn đến giải pháp bác Giaothong đã gợi ý đó là chia danh mục làm 3 phần, phần 1 ôm cp hưởng cổ tức, phần 2 hướng đến các cty tăng trưởng (tức là đang trong giai đoạn pt mạnh, cổ tức/thị giá có thể không đáp ứng tiêu chí lợi nhuận 10%/năm nhưng dự kiến trong tương lai thị giá có thể tăng mạnh), và phần 3 giành cho các cp của các cty đang có vấn đề (mọi người gọi là móc cống) để lướt lát ăn chênh lệch giá. Về căn bản, pp này thoạt nghe thì thấy khá hợp lý và chắc sẽ nhiều người ủng hộ vì nó giúp nhà đầu tư có thể khai thác mọi cơ hội có thể có trên tt. Tuy nhiên phân tích thấu đáo hơn chúng ta sẽ thấy 1 số hạn chế, cụ thể như sau:
    - Để có thể thực hiện tốt pp này, nhà đầu tư cần phải phân biệt rạch ròi được các pp hành động khác nhau tương ứng cho mỗi phần của danh mục và đồng thời thực hiện duy trì 3 pp kỷ luật khác nhau thích ứng cho từng nhóm cp. Điều này bác nào gd thực tế nhiều sẽ thấy là rất khó làm được, phần đông sẽ thực hiện loạn xạ hết và dẫn tới kết quả là cả 3 phần đều không được thực hiện tốt. Bác Giaothong thực hiện được tốt pp này chứng tỏ bác là nhà đầu tư khá đặc biệt, thực tế không dễ để ai cũng làm được. (Những mâu thuẫn trong hành xử đối với 3 nhóm cp trên chúng ta đã bàn nhiều rồi nên tôi không nhắc tới nữa)
    - Xét về góc độ rủi ro, chúng ta sẽ thấy là phần 2 và phần 3 là những pp có thể mang lại lợi nhuận cao, nhưng độ rủi ro cũng lớn và quan trọng nhất là không có gì để đảm bảo là hết năm tc chúng ta sẽ thu được lợi nhuận chắc chắn ở 2 mảng này. Và như thế tựu chung lại rất có thể chúng ta không gia tăng được lợi nhuận mà lại làm ảnh hưởng xấu tới tỷ suất lợi nhuận của cả danh mục
    - Để thực hiện đối với phần 2 và 3, chúng ta sẽ cần có tg bám bảng, thực hiện gd không khác gì các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Điều này chính là một cản trở khác cho những người không chuyên như chúng ta. Đành rằng khi có tg thì ta mới làm mấy chuyện lướt lát, nhưng như vậy thì một phần vốn lại để đó chuẩn bị sẵn sàng cho việc này, liệu thế có tốt hơn ta chuyên tâm cho 1 hướng đầu tư?
    Tôi nói thêm 1 chút về kinh nghiệm thực tế của tôi: tôi cũng đã cố gắng thực hiện thử 1 cách tương tự như vậy, tức là trong dmck của tôi luôn có 1 hay 2 mã ck khác biệt với nhóm đầu tư hưởng cổ tức. Nhưng tổng kết lại tôi thấy hiệu quả đều kém hơn rất nhiều so với hướng đầu tư ăn cổ tức, nguyên nhân chính nằm ở chỗ tôi không sao thực hiện được cách hành xử như những người lướt sóng. Có lẽ việc rèn luyện và suy xét dẫn tới quyết định chọn pp đầu tư hưởng cổ tức đã ảnh hưởng quá sâu sắc nên thực hiện khác đi đối với tôi là không hề dễ dàng.
    Rose2018, ong2015, coLnauX11 người khác thích bài này.
    Rose2018GiaoThong đã loan bài này
  3. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Phương án thứ 2 tôi muốn bàn đến đó là biện pháp tăng vốn đầu tư bằng vốn vay. Theo lẽ thường mà nói, khi tôi khá chắc chắn có được tỷ suất lợi nhuận 10%/năm thì việc vay vốn với lãi suất thấp hơn để đầu tư là 1 việc nên làm, vì dù ít hay nhiều thì ta đều có thặng dư trên số vốn vay. Lý thuyết là thế nhưng các bác cũng biết là thực tế lại hơi khác 1 chút và 1 chút khác biệt này lại rất đáng để chúng ta lưu tâm. Tôi xin liệt kê ra dưới đây:
    - Vay thêm bao nhiêu vốn là phù hợp? Chúng ta đều biết trong đầu tư cũng như sxkd khi vốn gia tăng thì không có gì đảm bảo tỷ lệ lợi tức được duy trì. Nếu vay vốn không hợp lý thì nhiều khi áp lực vốn vay sẽ trở thành nguyên nhân để chúng ta không thực hiện được kỷ luật đầu tư đã đề ra và đó là nguyên nhân dẫn tới thất bại
    - PP đầu tư hưởng cổ tức y/c vốn dài hạn trong khi thực tế vốn vay thường là vốn ngắn hạn, do đó để đáp ứng thanh khoản sẽ tạo áp lực không nhỏ cho người sử dụng vốn (tìm pp quay vòng vốn, hoặc phải lên kế hoạch tạo dòng tiền mặt phù hợp thời điểm trả nợ vay).
    - Giả sử vay được vốn rồi, các vấn đề do áp lực vốn vay tạo ra đã có hướng giải quyết thì vẫn còn đó câu hỏi liệu với qui mô vốn mới thì pp quản lý cũ còn thích hợp hay không? còn tối ưu hay không? Nếu câu trả lời là không, thì phải giải quyết thế nào? cơ sở nào để chúng ta có thể đưa ra giải pháp quản lý mới?
    Tôi cũng xin nhắc lại quan điểm của tôi về vốn vay (đã từng chia sẻ với mọi người trước đây): nếu thấy cần thiết phải sử dụng vốn vay tôi sẽ không sử dụng margin do các ctck cung cấp, có chăng chỉ nên sử dụng dịch vụ ứng tiền ngày T của ctck mà thôi. Việc chủ động đàm phán vay vốn sẽ giúp nhà đầu tư giảm được rất nhiều áp lực cũng như lãi suất. Nếu sợ rằng không kịp về tg khi cần vốn, chúng ta có thể nghĩ đến giải pháp sử dụng hạn mức tín dụng của ngân hàng.
    Rose2018, coLnauX, warmheart187 người khác thích bài này.
  4. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Riêng về ý kiến của bác Nguyên, tôi thấy thế này: ở topic của bác lâu nên biết được 1 số mã bác đã và đang tham gia. Nếu xét về dn thì đúng là dm của bác khá phong phú có lẽ chỉ thiếu vắng các BCs mà thôi. Tuy nhiên qua các cmt của bác tôi thấy bác có pp đầu tư rất nhất quán, đó là mua các cp mà bác cho là tt đang định giá thấp rồi chờ khi tt đánh giá lại khiến thị giá tăng thì bán, tự thưởng cho mình phần chênh lệch. Đây vốn dĩ là lý thuyết căn bản của pp đầu tư giá trị mà các huyền thoại đầu tư giá trị đều đề cập tới. Do đó ý kiến của bác không giống ý kiến của @GiaoThong .
    Tuy nhiên pp của bác không phải ai cũng làm được vì định giá dn là điều không dễ và luôn có sự khác biệt trong nhận định giữa các nhà đầu tư. Vả lại khi cmt ở pic này, tôi thấy bác cũng không đề cập tới 1 pp định giá dn nhất định mà khác nhau đối với mỗi dạng dn bác lựa chọn. Nếu đúng thế thật thì đó lại là cái tài riêng của bác, người khác không hoặc vô cùng khó học được.
    Không biết bác Nguyên đã đọc cuốn sách hôm trước tôi nhắc đến chưa? Nếu chưa bác nên dành tg đọc xem sao, vì tôi nghĩ pp của bác quan tâm đến vấn đề Tâm lý hành vi là rất quan trọng đấy.
  5. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Vấn đề tỷ suất đầu tư thì chắc k chỉ trong lĩnh vực ào chính. Mà ngay cuộc sống trồng trọt của nông dân hiện nay cũng rất mỏi.

    Vì không nuôi đúng vụ may mắn được giá thì cũng nản lắm. Theo em nghĩ chữ "thời" trong làm ăn nó vận đúng chữ thời của cuộc đời.

    Vì thế để hành sử sao cho hợp thời thuận thiên( thuận tự nhiên) thì không có phương pháp anh ạ. Nos là tác động ngẫu nhiên của vạn hữu.

    Từ việc anh sinh sống ở môi trhoàng nào. Gia cảnh ra sao. Sinh hoạt hàng ngày ...cùng những hành động nhỏ tạo phúc đó. Sẽ sinh ra giá trị tương tác tương ứng theo tự nhiên em em tạm gọi là " số hưởng căn vận thời "
    warmheart18, VuthanhnguyenGa_moi thích bài này.
  6. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    ví dụ dù có theo phương pháp. Theo nguyên tắc. Nhưng tại thời khắc quyết định đó thì nó vẫn là phần cảm quan tự nhiên tự tin hành động.

    Như việc quyết định vay 1 tỷ/10/1000 tỷ để thêm vốn đầu tư chẳng hạn.

    Cứ cho là anh có khả năng vay đó. Nhưng cái nội hàm ,nội tại trong cơ thể anh chưa chắc đã quyết được để gánh cái nghiệp đó.
    ong2015, thatha_chamchiGa_moi thích bài này.
  7. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Đúng là nhân cơ hữu duyên Sinh thời vận... anh nhỉ:))
    Last edited: 25/02/2017
    hariboo, thatha_chamchiGa_moi thích bài này.
  8. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    He he, anh thấy em sắp thành thầy bói đến nơi rồi, từ cách hành văn tới ngữ nghĩa đều bị ảnh hưởng nặng nề.
    Đùa tí thôi, nhưng đúng là thời vận đóng vai trò khá quan trọng trong mọi việc. Nhưng anh không đồng ý với việc cứ gặp cái khó lại viện dẫn lý do thời vận. Công việc đầu tư nó là một bài toán có nhiều tham số, tham biến nên nhiều lúc không khái quát cho tất cả các trường hợp được, nhưng cho những trường hợp cụ thể thì vai trò nhà đầu tư vẫn có thể giải quyết được, chỉ là chúng ta có kiên trì và suy nghĩ thấu đáo để tìm ra giải pháp hay không mà thôi.
    Lấy ví dụ ngay pp đầu tư hưởng cổ tức nó đến với anh trong bối cảnh tt sụt giảm nghiêm trọng, rất nhiều nhà đầu tư phải chọn cách rời bỏ tt vì cảm tưởng không còn thấy cơ hội kiếm lợi nhuận; giá cp của hầu hêt các dn đều thấp hơn giá trị (mà tỷ lệ cổ tức/trên thị giá phản ánh rất rõ rệt) ... Nếu lúc đó anh cũng coi là không phải thời vận để tham gia ttck thì cũng không tìm được lối đi riêng cho mình. Mặt khác nếu nhắc đến chữ thời thế thì ta cũng thấy ngay là hiện tại để tìm được những mã mà tỷ lệ cổ tức/thị giá đáp ứng tiêu chí lợi nhuận đặt ra (>=10%/năm) mà tình hình sxkd ổn định đủ khiến nhà đầu tư yên tâm nắm giữ 3-5 năm là không hề dễ, điều đó trái hẳn với cách đây 5 năm. Vậy khi bối cảnh thay đổi, nhà đầu tư phải thay đổi thế nào để thích ứng với biến động tt cũng là cả 1 vấn đề không nhỏ. Nếu nhà đầu tư không chuyên như chúng ta hài lòng với việc coi lợi nhuận thu được trên ttck là 1 khoản thu nhập thêm thì pp đầu tư hưởng cổ tức vẫn áp dụng được, nhưng rõ ràng pp này sẽ không tận dụng được xu thế uptrend của tt và không thể mang lại đột biến cho nhà đầu tư nhỏ. Những tỷ phú có thể nắm giữ dm vài chục tỷ để thu về hàng năm vài tỷ và hài lòng với điều đó vì đó chỉ là 1 phần tài sản của họ. Còn các nhà đầu tư nhỏ thì sẽ rất khó chấp nhận 1 tỷ lệ 10% lợi nhuận mỗi năm (dù rằng đây là tỷ suất lợi nhuận không tồi nếu so với lãi suất tk ngân hàng) vì con số lợi nhuận tuyệt đối lại quá nhỏ vì qui mô vốn của họ.
    Rose2018, ong2015, storm16 người khác thích bài này.
  9. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    200.918
    Thật khó nói hết .
    Tôi đầu tư xuất phát tính toán là dài hạn . Nhưng kết quả có thể sẽ thúc trong ngắn hạn , thậm chí rất ngắn hạn . ( Và DM thì thường khá đa dạng với cơ số thường từ 4 mã trở lên đến 8 . Chúng cũng thường thay đổi tỷ trọng cho nhau .) .

    Những mã tôi biết chắc sẽ thu hồi vốn 10% /Năm bằng cổ tức thì tôi ko đầu tư . ( Mã dạng này có thể ví dụ là DCM . Chắc chắn nếu mua giá 10-11x sẽ đều đặn nhận được kqua đó ...) . Khi tôi nhận định ACM sẽ có thể ko có cổ tức trong năm nay ... Nhưng vài năm sau , nó sẽ chắc chắn có cổ tức từ 500 trở lên ... Tôi sẽ mua nó suốt trong khoảng 1.8 - 2 và chờ đợi ... Có thể chờ đến 3 năm ... Nhưng nếu nó bất chợt , một thời gian ngắn mà về 5 ... Thì tôi trở thành đầu tư ngắn hạn . ( Sao lại ví dụ là 5 ? Vì 5.000 và 500 cổ tức là 10% như DCM ... Như ví dụ trên ...)
    ( Đại loại là như vậy ) :D:D:D
    Last edited: 25/02/2017
  10. hanhhn

    hanhhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2008
    Đã được thích:
    1.376
    Tôi có đọc câu hỏi của bác từ tối qua, cân nhắc để thử đề xuất một vài ý hi vọng sẽ phần nào gợi mở được gì đó. Bản thân tôi cũng là một người đầu tư ngắn - trung - dài hạn. Tuy nhiên tôi thiên về đầu tư trung hạn 6-18 tháng nhất. Nền tảng cơ bản là song kiếm FA-TA, . Dài dùng FA, ngắn dùng TA.
    - BÁc mua cp một công ty tốt kinh doanh ổn định và giá phù hợp với mức cổ tức bác hưởng ở đây là 10%/năm: Thời gian nắm giữ của bác là rất nhiều năm và hàng năm bác rút 10% đó để chi tiêu. Như vậy xét mục tiêu là dài hạn: bác bị thụ động về tốc độ vòng quay vốn và giá cả cp ngắn hạn. Vì nếu đầu tư dài hạn mục tiêu cuối cùng là Lãi kép tích lũy trong thời gian dài. Ưu điểm là an nhàn, ko cần quá quan tâm giao động giá ngắn hạn.
    Tuy nhiên việc bác rút 10% tiền mỗi năm ra chi tiêu hàng ngày đã làm việc phát huy lãi kép này ko thể phát huy.
    hay nói đúng hơn bác chỉ được nhận lãi đơn tiền mặt hàng năm.
    Tôi sẽ loại bỏ phương án huy động vốn vì với nhà đầu tư cá nhân điều này là hơi khó. Phương án quay vòng vốn ngắn cũng loại vì bác không thích canh bảng, ngắm index.
    Vậy theo tôi bác có thể tính đến:
    - Mua những công ty tốt trả cổ tức cao đầu tư dài hạn 3-5 năm. Điểm mua tốt nhất khi khủng hoảng kinh tế, chiến tranh ...(5-10 năm một lần). Thời điểm đó giá trị tài sản được định giá thấp hoặc vô cùng thấp. Nếu tôi nhớ không nhầm 2011-2012: rất nhiều công ty thị giá trên cổ tức đạt mức 10-15%/năm. Hiện tại việc tìm kiếm những công ty đủ tiêu chuẩn này khá hiếm hoi.
    - Bác có thể nhìn từ một góc khác với lãi kép dài hạn. Lãi kép có thể phát huy với tiền nhưng có thể phát huy với giá trị doanh nghiệp nữa. Một công ty kinh doanh tốt tăng trưởng lợi nhuận doanh thu đều đặn hàng năm 10%. sau 7 năm doanh thu và ln của cty đó sẽ tăng gấp 2 lần. (Tôi tính nhanh theo nguyên tắc 72)
    Giá trị của cty đó có tăng không? chắc chắn phải tăng. Vậy thứ bác nhận được hàng năm không chỉ là tiền cổ tức, bác nhận được giá trị tăng tiến tài sản của công ty đó. Điều quan trọng hơn ở đây một công ty tích lũy dài hạn nguồn lực tốt (nguồn vốn, con người, kinh nghiệm) có thể chuyển mình thành công ty siêu tốt chiếm thị phần độc quyền chẳng hạn, nó sẽ không chỉ kiếm thêm 10% ln mỗi năm. Sẽ có giai đoạn lợi thế vĩ mô, giá nguyên liệu giảm... nó kiếm 20-30-40%. Bác là cổ đông đương nhiên sẽ hưởng lợi. Bác không bật bảng, nhìn giá cp cũng biết nó sớm muộn cũng phải tăng giá. Ai mà đoán được đám đông rồ rại đẩy giá lên bao nhiêu?
    Vậy thay vì chỉ quan tâm đến cổ tức nên chăng bác Gà san sẻ giảm nhẹ một chút tiêu chí 5-7% cổ tức tiền trên thị giá, nhưng xem xét thêm vào yếu tố tịnh tiến về lợi nhuận, doanh thu, lợi thế trong lĩnh vực kd, tiềm năng tăng trưởng, ngành nghề ko thể bị thay thế như sản xuất hàng thực phẩm, tiêu dùng .... 10% tăng trưởng: tốt. 20%: rất tốt. 30-50%: siêu tốt. 100%/năm: cty siêu hạng.
    Người làm tốt nhất 2 điều trên trong dài hạn chính là Buffet. Một nhà đầu tư giá trị - tăng trưởng vĩ đại nhất.
    - Phương án huy động thêm vốn: hay nói mỹ miều là dùng tiền người khác đầu tư.
    Cách này không phù hợp với nhỏ lẻ cho lắm vì đòi hỏi uy tín, quan hệ, thủ thuật hợp pháp.... Tuy nhiên nếu bác làm được như anh Quyết FLC đã làm 5 năm qua hay Buffet đã làm trong 50 năm thì còn gì để nói nữa.
    - Tư vấn đầu tư: bác tư vấn giúp người khác kiếm hơn ls tiết kiệp 6% với thời hạn cụ thể nào đó. Có lãi thì bác hưởng 1 phần phí tư vấn.
    Last edited: 25/02/2017
    Binh Yen đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này