1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5392 người đang online, trong đó có 426 thành viên. 11:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 1281406 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Nhất trí với bác là có những cổ phiếu tăng, nhưng rồi không tăng nữa mà giảm. Có thể giai đoạn tăng nó được kỳ vọng quá cao, sau đó thì nhiều NĐT thất vọng và không có dòng tiền lớn vào nên nó giảm. Những cổ phiếu tăng và tăng liên tục theo tôi thấy thì phần lớn là cổ phiếu dạng tăng trưởng. Cũng có một số trường hợp là có games nên giá tăng hoặc được neo giá cao.

    Về chuyện nắm giữ và không cắt lỗ, tôi có một phương pháp chia sẻ để các bác thử xem có ổn không nhé. Phương pháp này vẫn lấy giá trị doanh nghiệp làm cơ sở cơ bản để nắm giữ, có thể thu lợi nhuận từ cổ tức cùng với sự chênh lệch thị giá trong dài hạn.

    Lựa chọn một số doanh nghiệp theo các tiêu chí đã định sẵn, sau đó đưa vào danh sách theo dõi. Có thể lựa chọn 2-3 doanh nghiệp có giá gần tương đương nhau để đưa vào một rổ.

    Vì các doanh nghiệp đã được lựa chọn, cho nên nắm giữ doanh nghiệp nào cũng được. Tùy theo từng người mà có thể lựa chọn một doanh nghiệp để mua cổ phiếu, trong trường hợp giá ngang nhau và lợi nhuận ngang nhau thì hai doanh nghiệp là tương đương. Trong trường hợp có thay đổi thị giá của hai doanh nghiệp theo hướng ngược chiều nhau thì nếu không có gì đột biến ở kết quả SXKD thì có thể cân nhắc đảo một chút danh mục hoặc thay đổi tỷ lệ nắm giữ của 2 doanh nghiệp này.

    Ví dụ, có 2 doanh nghiệp D và L có giá 3x.

    Giả sử 20% mua cổ phiếu D, 20% mua cổ phiếu L.

    Vì một lý do nào đó mà giá cả 2 cổ phiếu giảm. Nếu tính theo NAV thì chúng ta đang lỗ, nếu tính theo số lượng cổ phiếu thì chúng ta vẫn còn nguyên.

    Giả sử D giảm là do có bất lợi về chính sách nên kết quả SXKD sụt giảm, trong khi đó L không có gì đột biến. Khi đó nếu so sánh tương đương thì giá của D đang cao so với giá của L. Nếu chúng ta bán 2D và chuyển sang L thì lúc đó về số lượng cổ phiếu của chúng ta vẫn giữ nguyên với cặp D-L, nhưng về chất lượng cổ phiếu thì đã có thay đổi vì khi đó khả năng tăng giá của L cao hơn so với D, ít nhất trong trung và ngắn hạn. Bên cạnh đó khi kết quả lợi nhuận giảm thì phần cổ tức cũng sẽ hạn chế hơn. Như vậy dù thị giá có giảm thì chúng ta đã tăng được chất lượng cổ phiếu và thậm chí đã tăng được số lượng cổ phiếu.

    Giả sử chúng ta có khoảng 15 mã đang theo dõi thì việc nhóm các mã này theo thị giá sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn khá khách quan vì có sự so sánh tương đối giữa các mã trong một thời gian.

    Cách làm này vừa giúp tránh việc chúng ta vừa bán thì giá các cổ phiếu tăng mà không dám mua lại, vì khi đó tiền đã được chuyển ngay sang các cổ phiếu khác. Cách này cũng có thể giúp chúng ta giảm thiệt hại ở những mã có bất lợi về kết quả SXKD và có thể dần dần so bó đũa chọn cột cờ để tìm ra được những mã khá hơn mã còn lại.
    gerbermark2, RULE1, Ga_moi4 người khác thích bài này.
  2. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Chắc tôi nói không rõ ý nên bác hiểu nhầm. Ý của tôi là dòng tiền có ý nghĩa quyết định đối với giá cổ phiếu trong ngắn hạn, nó tác động tới cung - cầu. Cho nên với những lệnh mua - bán lớn thì dù nhiều nhà đầu tư nhỏ đặt nhiều lệnh cũng không làm ảnh hưởng tới nó. Có nhiều trường hợp để mua được đủ một lượng lớn người ta phải quét lệnh. Tương tự như vậy để bán được lượng lớn trong thời gian ngắn nhiều người phải bán sàn. Những chuyện như thế tôi cũng đã gặp nhiều trên bảng điện.
    gerbermark2, Ga_moi, Binh Yen2 người khác thích bài này.
  3. ElonMusk

    ElonMusk Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/04/2016
    Đã được thích:
    8.376
    Đọc 1.000 cuốn sách kinh điển kinh tế, tài chính, tiền tệ, chứng khoán chỉ để ăn thua đủ với anh Quyết thôi sao?
  4. magyar

    magyar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Đã được thích:
    3.075
    Em nhắc lại là để kiểm chứng các quyết định đầu tư bác ạ. Đa phần mỗi người chọn các mã tại thời điểm đó đều cho là tốt, cả trong dài hạn, nhưng mặc dù chưa đến 1 năm nhưng hầu hết giá các mã ta chọn đều giảm, trong khi chỉ số thị trường tăng.
    Đầu tư vui các bác nhỉ, toàn ngược với những gì ta suy đoán
    Mà bác nhầm nhé, SMA của em hiện tại là 7.5, em được +1.8 mã này.
  5. hanhhn

    hanhhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2008
    Đã được thích:
    1.376
    :drm4>:D<Xin lỗi bạn Mayar vì sự cố. Sma 7.5. Người thắng cuộc là bạn Mayar. Sma có nhiều điểm rất thú vị.
    gerbermark2, magyarGa_moi thích bài này.
  6. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.606
    Đa phần , những cp giảm mạnh đều có kqkd giảm theo , cũng như có kqkd quá thấp so với KH .
    Vậy nên theo em ,tuy đã xác định chiến lược khi mua vào nhưng việc theo dõi bám sát DN là điều tối cần thiết để có những phản ứng kịp thời cũng sẽ giảm thiểu được rủi ro .
    Và luôn luôn đặt chúng trong mối tương quan với phần còn lại của TT (để xác định độ hấp dẫn vì nếu xấu tốt đều giảm thì đương nhiên ta sẽ ưu tiên chọn con tốt hơn )
    Mà những cp sau khi tan tác chim muông ,nếu như kg lụi luôn sẽ nhiều khả năng lại mở ra một cơ hội đt mới . Em cũng rất có hứng thú với những cp dạng này nhưng cho cảm giác mạnh chút như DLG HHS ( đang giữ một ít ) và HQC ( chưa nhưng sẽ có nếu như vẫn nằm 2.x một tg nữa ) X_XX_XX_X:D . Tuy nhiên, những cp dạng này có thể cho LN cao nhưng rủi ro cũng lớn vì chúng cần tg để kiểm chứng sự vào guồng của mình nên em cũng chỉ mới cho chúng một tỷ trọng thấp trong DM . :D
    Vâng ! Chúc bác thành công với chiến dịch của mình và mong có một ngày được thưởng thức món khoai của bác ! @};-
    Last edited: 14/03/2017
    magyar, khoaita2009Thich thích bài này.
  7. khoailangxin

    khoailangxin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Đã được thích:
    6.228
    hì hì, nhìn vào bảng phong thần này có thể thấy đầu tư giá trị/ ôm cổ dài hạn cũng không dễ dàng gì...các bác nhỉ
    magyar, RULE1, CKDailong2 người khác thích bài này.
  8. Thich

    Thich Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2016
    Đã được thích:
    1.339
    Tôi mới đọc một cuốn duy nhất nên không dám đùa 1 lần nào của a Q cả :D. Đọc ít nên chỉ dám chơi với anh Vượng cho lành.
    Ga_moi thích bài này.
  9. ngoi_sao_co_doc

    ngoi_sao_co_doc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Đã được thích:
    7.898
    Quan điểm cổ nào là đầu tư giá trị cũng không đơn giản bác ạh :).
    magyar, CKDailongGa_moi thích bài này.
  10. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Hôm qua bác có hỏi lý do tại sao tôi lại không thích thị giá cp trong dm tăng mạnh, hôm nay tôi sẽ cố gắng lý giải vấn đề theo góc nhìn của tôi, hy vọng các bác cho ý kiến xem đúng sai thế nào.
    Nói đúng ra thì không nhà đầu tư nào lại không thích khi cp mình mua tăng giá, vì khi cp mình đang có tăng giá là cơ hội đem lại lợi nhuận trong ngắn hạn và phần nào phản ánh rằng chúng ta đã có quyết định đúng khi tham gia đầu tư vào cp đó. Nếu chúng ta chỉ đặt kế hoạch đơn thuần là khi thị giá tăng đến 1 mức nào đó thì chúng ta sẽ bán ra cp đã mua để thu lợi nhuận rồi tìm cơ hội khác thì điều đó không có gì phải bàn cãi. Nhưng do bài toán đầu tư tôi đặt ra từ đầu lại khác ở chỗ là ta muốn nắm giữ cp đó dài hạn nên về cách thức hành động lại khác: càng cp đã xác định được là cp tốt thì phải giữ hoặc mua thêm chứ không bán. Hành động này có lý do của nó, vì thông thường khi bắt đầu tham gia đầu tư chúng ta chỉ tham gia ở tỷ lệ hợp lý với danh mục, theo thời gian sẽ gia tăng tỷ lệ ở những cp tốt và giảm hoặc cơ cấu những mã cp không đúng kỳ vọng. Chính vì thế khi thị giá cp 1 mã tăng quá nhanh và quá lớn, chúng ta sẽ phải đối mặt với bài toán là cần xác định xem cp đó còn tốt hay không ở mức thị giá mới đó? Đây là bài toán không dễ vì khi đã liên hệ với thị giá cp, chúng ta phải giải quyết với yếu tố thị trường, là yếu tố bất định và chúng ta không ks được. Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy, khi phải đối mặt với vấn đề ấy, dù chúng ta quyết định ra sao (giữ nguyên, mua thêm cp hay bán cp ra) thì mức độ rủi ro đều bị đẩy lên một mức, có nghĩa là diễn biến tiếp theo vẫn làm chúng ta cảm thấy dường như mình hành động không đúng (tất nhiên mức độ thì có khác nhau). Có lẽ đây là 1 bài toán không có lời giải chung, hay là tôi chưa tìm được cách giải quyết hợp lý ? Tôi nên làm gì để tận dụng được cơ hội thị giá tăng đột biến mà vẫn đảm bảo nắm giữ được cp đó trong dm lâu dài? Có lẽ cách hợp lý nhất như sau (tôi đang thử nghiệm): khi trong dm có 1 mã cp đột nhiên tăng thị giá nhanh, thanh khoản tăng hơn bình thường (có thể dựa trên nền tảng hợp lý là kq sxkd của dn cải thiện hoặc gia tăng đột biến), thay vì đợi chờ thị giá tăng tới điểm có thể chốt lời, chúng ta phải mua thêm cp, gia tăng tỷ lệ nắm giữ, tận dụng ưu thế có sẵn cp trong tk, để khi thị giá tăng cao hơn, chúng ta sẽ bán đi 1 phần hay bằng số cp đã mua thêm để thu về lợi nhuận ngắn hạn mà vẫn giữ được số cp có ban đầu. Tất nhiên nói lý thuyết thì dễ, nhưng khi thực hiện là có đầy rẫy rủi ro kèm theo nên chúng ta phải suy xét đâu là cơ hội thực sự, với mức thị giá ntn thì còn có thể mua thêm cp và khi đã mua thêm rồi cần có kỷ luật chốt lời số cp mua thêm ở 1 mức lợi nhuận nhất định nào đó (vd 5-10%) mà không nuối tiếc, tức là khi đó chúng ta phải có kỷ luật gd như các trader thật sự. Lấy lại ví dụ QHD để tôi nói thêm 1 chút : khi tôi bắt đầu tham gia QHD, thị giá ở mức 1x, khi thị giá cp tăng lên 2x, rồi 3x, tôi vẫn kiên trì giữ được lập trường chỉ mua thêm mà không bán;khi thị giá ở mức 4x, 5x tôi đã thực hiện được vài lần theo kiểu mua thêm những phiên giá xuống để bán đi lượng đó lúc giá lên; nhưng khi thị giá lên 6x, tôi đã muốn thử nghiệm cách hoán đổi cp như bác @GiaoThong đề xuất ở trên nên bán hết để chuyển sang CAP vì khi đó QHD giá 6x, cổ tức 50% còn CAP cũng giá 6x nhưng cổ tức 90%.
    Mặc dù đã làm thế cho đến lúc này việc bán QHD có vẻ hợp lý, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng đúng ra cần giữ lại QHD trong dm mà chỉ nên hạ tỷ trọng, vì việc duy trì dm với nhiều cp tôt trong dài hạn dường như cho ta nhiều cơ hội hơn chứ không chỉ là 1 cách chống rủi ro đơn thuần.
    Tất nhiên các bác có thể nói: nếu thích, ngay bây giờ tôi có thể mua lại cp QHD để hiện thực điều mình muốn. Tuy nhiên khi đã bán hết cp, bắt đầu lại chúng ta lại xem xét vấn đề ở thời điểm hiện tại và điều đó có thể làm chúng ta cân nhắc chứ không thực hiện ngay, vì như suy tính của tôi thì thời điểm này chưa phải lúc mua ngay cp QHD (đã chia sẻ với các bác ở trên rồi).
    Với từng đó vấn đề phát sinh chỉ vì thị giá cp tăng quá nhanh, nên quả thực nhiều lúc muốn thị giá cứ tăng từ từ lại dễ hơn cho nhà đầu tư là thế.
    Rose2018, ong2015, hoangda8 người khác thích bài này.
    Rose2018, Binh YenGiaoThong đã loan bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này