Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2897 người đang online, trong đó có 243 thành viên. 00:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1271643 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. hanhhn

    hanhhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2008
    Đã được thích:
    1.376
    Bác nhớ hồi tháng 7-8 năm trước tôi có nói danh mục của bác sau 1 năm mới phát huy hiệu quả không? Quan điểm cá nhân, 3-4 tháng tới có lẽ hhs sẽ chạm vùng 6.5-7.8, mặc dù hhs ko hợp khẩu vị của tôi hí hí.
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  2. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Bác đừng ngại việc chỉ ra những điều hạn chế của 1 mã nào đó. Thông thường khi tôi tìm hiểu và pt 1 dn cũng chú trọng nhiều vào việc tìm hạn chế và yếu điểm của cty. Có lẽ vì thế cũng nhiều người k muốn hỏi ý kiến vì sợ phải nghe quá nhiều điều xấu về cp của mình. Tôi thì chỉ nghĩ là 1 nhà đầu tư sau khi xem xét đã mua 1 cp nào đó thì hẳn là họ đã ít nhiều thấy được mặt mạnh của dn rồi, nếu mình nói thêm thì chả giúp gì cho họ nữa, có chăng pt về yếu điểm thì mới may ra có thể cho họ được 1 vài ý kiến hữu ích. Khi mình chưa ra qđ thì đứng ngoài dù sao cũng có tí khách quan hơn người trong cuộc.
    Riêng về ngành nghề của SDK thì tôi lại đánh giá hơi khác 1 chút: ngành cơ khí luyện kim đúng là không phải 1 thế mạnh của VN, nhưng xét chung trong nền kt nước ta thì lại rất ít bị cạnh tranh, đó là 1 lợi thế. Thứ 2 là khi sx thép được đầu tư mạnh thì SDK cũng được lợi ích gián tiếp vì sp của SDK phục vụ cho các dn sx thép, chế biến nông sản. Vì thuộc sự lãnh đạo của Tổng cty Thép miền Nam nên SDK mới bị giới hạn chuyên tâm vào phục vụ ngành thôi, còn nếu về tương lai pt thì 1 dn cơ khí rất có lợi thế nếu muốn pt thành dn trong ngành công nghiệp phụ trợ.
    Về khái niệm undervalued của thị giá tôi cũng có quan điểm hơi khác biệt, chừng nào thị giá còn mang lại cho người mua cp 1 tỷ suất hoàn vốn cao hơn lãi suất nh thì tôi vẫn cho là giá còn thấp. Bác hãy nhìn sang sàn HO mà xem, kiếm được cp có tỷ lệ cổ tức/thị giá hợp lý thật khó biết bao.
    Rose2018, phambaohuyen, meo637 người khác thích bài này.
  3. figo12345678

    figo12345678 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2015
    Đã được thích:
    3.320
    Còn chứ
    Ga_moi thích bài này.
  4. 7yearsago

    7yearsago Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Đã được thích:
    780
    Vâng bác không ngại nên tôi vui miệng lại góp vài ý phản biện :). Trước hết phải nói tôi chưa tìm hiểu kỹ SDK, nhưng theo mô tả ngành nghề thì tôi thấy họ có những sp sau:

    - Lô ép mía, lược bánh răng tam tinh…cung cấp cho ngành mía đường
    - Trục cán, giá cán cung cấp cho ngành chế biến cao su
    - Thân van, cánh van nước, van dầu các kích cỡ, pully, phôi khuôn dập, bánh xe cầu trục, chi tiết máy xây dựng, chi tiết máy công cụ…cung cấp cho ngành cơ khí chế tạo
    - Các sản phẩm gia công kết cấu hộp giảm tốc (5 HP đến 1000 HP), xilo và các dạng cụm thiết bị, thiết bị hoàn chỉnh.

    Với ngành mía đường VN, tôi bearish vì cả năng suất thấp và chữ đường khiêm tốn. Nếu không có Nhà nước bảo hộ dưới hình thức áp hạn ngạch nhập khẩu thì e là thị trường trong nước đã tràn ngập bởi đường nhập khẩu. Theo tôi biết công suất ngành mía đường VN hiện nay cũng đã thừa, nên khả năng là sẽ không đầu tư nhà máy mới nhiều nữa. Xi lô tôi đoán dùng trong công nghiệp xi măng, hiện cũng đang dư thừa công suất và không đầu tư nhà máy mới. Với những ngành không có đầu tư mới, sp của SDK chỉ có hy vọng tiêu thụ từ nguồn vốn sửa chữa, mua sắm thiết bị thay thế -> nếu không phải thiết bị đặc chủng với yêu cầu kỹ thuật khác biệt thì rất khó duy trì lượng tiêu thụ ổn định và có giá bán tốt.

    Riêng có ngành thép đang được bảo hộ tốt, nhưng tôi chưa rõ chu kỳ đầu tư sẽ có điểm rơi vào năm nào, độ thâm nhập của sp SDK vào các dự án này như thế nào. Giả dụ 2018-2019 mới tiêu thụ tốt qua kênh này thì cổ đông SDK nắm giữ mấy năm chỉ để hưởng cổ tức -> không hiệu quả lắm (với những người đầu tư ăn chênh lệch giá như tôi) trong giai đoạn thị trường giá lên.

    Có một điểm chung là các sp cơ khí của SDK tuy không phải sp đặc chủng nhưng cũng đòi hỏi mức độ hoàn thiện khá cao, chứ không phải sp đơn giản. Yếu tố này có cả 2 mặt lợi và bất lợi: lợi là có rào cản gia nhập, không phải doanh nghiệp (nội địa) nào cũng có thể dễ dàng đầu tư nhà máy và nhân lực để tham gia; mặt bất lợi là quy trình sx tương đối phức tạp, khả năng cao là phải sử dụng máy CNC -> đòi hỏi trình độ nhân lực (cả thiết kế và vận hành) cao, khiến chi phí nhân công chiếm tỷ trọng cao (soi BCTC cũng có thể thấy chi phí nhân công chiếm tới 20% tổng chi phí). Các sp loại này cũng phải đối mặt với hàng nhập khẩu có chất lượng tốt hơn và giá rẻ hơn, do các hãng nước ngoài lại có lợi thế về trình độ nhân lực, thiết kế, máy móc, quan trọng nhất là economies of scales (các hãng lớn họ sx với số lượng lớn, giúp giảm chi phí cố định trên 1 đơn vị sản phẩm). Nhân nói chuyện này, nhìn chả đâu xa nếu bác sang Thái Lan, nhìn các nhà xưởng cơ khí của họ trải dọc các tuyến cao tốc & quốc lộ mới thấy ngành cơ khí của họ phát triển hơn VN xa như thế nào. Nói chung tôi bearish với một số ngành của VN như nông nghiệp, cơ khí chế tạo (ở mức độ tinh xảo). Nói phát triển CN phụ trợ theo tôi nghĩ chỉ là một hình thức vận động chính sách để làm lợi cho 1 số đơn vị nhất định, chứ mấy chục năm CN phụ trợ VN có phát triển nổi đâu, cái này tôi nghĩ có thể giải thích từ bản tính của người Việt ;).

    DN cơ khí VN mà tránh được áp lực cạnh tranh từ hàng nhập khẩu thì tôi chỉ thấy lác đác ở thị trường ngách. Vd PMS tôi đang giữ chuyên sx mấy thứ ba láp kiểu thùng phi, bồn chứa -> mấy sp đơn giản kiểu này không đòi hỏi cao về máy móc và nhân lực (chi phí nhân công chỉ chiếm 10% tổng chi phí), và cũng chả ai dở hơi đi nhập khẩu mấy thứ ba láp rẻ tiền lại cồng kềnh này. Hoặc như CKD - Cơ khí Đông Anh, có 1 mảng sp là các kết cấu giàn thép mà tôi cho là tránh được cạnh tranh của hàng nhập khẩu (again, chắc chả ai đi nhập cái thứ cồng kềnh nhằng nhịt như thế về, trừ phi tại những dự án đặc thù).

    Tất nhiên như tôi thừa nhận ở các post trước, vì bác tiếp cận theo hướng đầu tư hưởng cổ tức, nên cách nhìn thông thường của tôi không thể áp dụng được :)
  5. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Tks ý kiến bác. Thực ra chúng ta đều biết ngành cơ khí chế tạo của VN không thể so với nước ngoài được, nhưng bù lại sản phẩm của ngành lại rất đa dạng và có nhu cầu rộng rãi nên những dn như SDK vẫn sống được. Nhưng đúng như bác pt, khi ngành thép gặp khó khăn thì SDK cũng khó mà khỏe được vì đây là dn phục vụ cho ngành thép là chính. Tuy nhiên thời điểm trước đây, tôi đã thấy SDK có năng lực để vượt qua thời điểm khó khăn của ngành thép. SDK đã không chỉ sx phục vụ tt trong nước, họ có cả hàng xk đi Nhật và Canada, ... 2014 và 2015 chính mảng xk đã tạo lên sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận cho SDK. Lẽ dĩ nhiên sp xk cũng không phải là hàng công nghệ cao gì nhưng việc họ làm được (dành được các đơn hàng cung cấp cho nn) cho thấy năng lực và cả sự năng động của dn. Chính vì lẽ đó mà tôi mới có đủ niềm tin ôm cp lâu dài. Việc tìm kiếm cp để có thể nắm giữ lâu dài nhưng luôn đảm bảo tỷ lệ hồi vốn cao đúng là không hề dễ và khi thị giá cp tăng lên thì rủi ro cũng tăng lên dần. Ở đây tôi không muốn nói đến rủi ro giảm thị giá cp, mà chính là việc duy trì eps thường xuyên >4k là điều đòi hỏi dn phải phấn đấu không ngừng nghỉ và không phải dn nào cũng làm được. Như SDK nếu dn duy trì eps ở mức 2k thì có thể tôi chỉ cần 6 tháng mới để ý đến dn 1 lần mà vẫn yên tâm, còn ở mức >4k thì tôi sẽ phải theo dõi thường xuyên hơn rất nhiều.
    Rose2018, phambaohuyen, meo632 người khác thích bài này.
  6. 7yearsago

    7yearsago Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Đã được thích:
    780
    Tôi hơi thắc mắc con số 4k ở đây bác nói cụ thể với SDK hay nói chung? Vì thú thực là tôi nghĩ con số tuyệt đối không quan trọng, mà quan trọng là tương quan so sánh với những năm trước thế nào: tăng trưởng hay suy giảm. Chứ nếu con số tuyệt đối thì giả dụ 1 cty có eps 4k nhưng bây giờ chia thưởng cp tỷ lệ 1:1 là thành 2k ngay :D
    khoaita2009, khoailangxinGa_moi thích bài này.
  7. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Tôi nói chung chứ không riêng gì SDK.
    Bác nói đúng là nếu dn chia cp 1:1 thì eps thành 2k, nhưng bản chất thì vẫn tương đương 4k. Vấn đề là dn có tăng vốn hay không ? Việc tăng vốn có cần thiết hay mang lại lợi ích hay không? Thường các bác chọn tiêu chí tăng trưởng thì rất mến mộ các dn có xu hướng chia tách cp, mở rộng qui mô hoạt động, làm dự án, ... vì tất cả điều đó đều mở ra cơ hội để dn tăng trưởng. Tuy nhiên đôi khi tôi thấy dường như mọi người hay quên rằng đi kèm với cơ hội là rủi ro. Mọi người có xu hướng tin rằng việc dn tăng vốn, mở rộng qui mô, ... là việc luôn cần thiết và sẽ dễ dàng thành công, nhưng thực tế lại rất khác. Những người ôm cp lâu dài như tôi lại rất cần sự ổn định và pt thận trọng, bền vững của dn. Bác hãy nhìn lại các dn chế biến thủy sản xk mà xem, việc mở rộng qui mô sx có thể sẽ khó khăn thế nào, thậm chí có thể hạ gục cả những dn có thương hiệu đình đám kể cả trong những mảng rất tiềm năng như cá tra.
    Rose2018, phambaohuyen, meo633 người khác thích bài này.
  8. 7yearsago

    7yearsago Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Đã được thích:
    780
    Vâng đúng bác, với cá nhân tôi việc đầu tư mới là một yếu tố cần phải xem xét rất thận trọng. Chỉ từ góc nhìn tài chính thôi thì thường ở đầu chu kỳ đầu tư mới sẽ phát sinh mạnh chi phí khấu hao, lãi vay, tỷ lệ an toàn tài chính cũng biến động. Chưa kể đến mức độ hiệu quả về kinh doanh đến đâu, như bác đã nói. Thế nên tôi thích đầu tư vào các mô hình kinh doanh không "ngốn vốn" (capital intensive), tăng trưởng dựa vào việc tăng giá, mở rộng kênh bán hàng, nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ mới, giảm chi phí ... Trong trường hợp phải đầu tư mở rộng sản xuất thì nhu cầu vốn cũng không quá lớn, có thể tự trang trải phần lớn nhờ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư. Như See's Candies là ví dụ kinh điển trong giới đầu tư, thương vụ tiêu biểu đặt nền móng cho phong cách đầu tư vào những mô hình kd không ngốn vốn của Buffett và các học trò.

    Btw, bác có nhắc đến ngành thủy sản, cá nhân tôi cũng bearish ngành này. Tôi không hiểu sao nhiều người thích lao vào đầu tư cp ngành này, trong khi đây là mô hình kd phụ thuộc quá nhiều yếu tố bất định: thời tiết, nguồn cung trong nước phập phù và giá nguyên liệu thất thường do bị thương lái chi phối, đầu ra thì luôn thấp thỏm với các vụ kiện chống bán phá giá, giá bán cũng lên xuống do cạnh tranh từ các thị trường xuất khẩu khác. Chưa soi kỹ bất kỳ cp nào ngành này nhưng tôi đoán là nhu cầu vốn lưu động cho các cty dạng này cũng không nhỏ, nhất là tồn kho.

    Tương tự với dệt may, mặc dù các yếu tố bất định có khác chút.
    phambaohuyen, Ga_moi, hanhhn2 người khác thích bài này.
  9. khoailangxin

    khoailangxin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Đã được thích:
    6.228
    Cá nhân tôi thấy có khoảng hổng rất lớn giữa phương pháp của WB với thực tế, nhất là với nhỏ lẻ. Với việc rót vốn lớn, phần lớn là chi phối, vụ đầu tư như là bảo chứng, bảo đảm cho cty vận hành đúng theo hướng nhận định của ông. Điều nàu đặc hiệt quan trọng với cty nhỏ. Vì khi đó biên an toàn của ông mới thực sự đặt đúng nơi an toàn.
    Với cá nhân tôi, tôi cũng chú trọng "nơi an toàn" đó hơn là biên an toàn.
  10. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Hì hì...:)đã lâu mới thấy các bác >:D<đã bàn luận sâu về SDK, CKD và DN cơ khí VN... nếu tôi không nhầm thì có lẽ bác @7yearsago có chuyên môn & trải nghiệm với ngành cơ khí thì phải :-?
    Tôi chưa có thời gian tìm hiểu kỹ về các DN cơ khí VN trên sàn nhưng theo tôi hiểu thì có thể sử dụng một số tiêu chí sau đây để so sánh:
    1. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó qua thị trường ngách mà các sản phẩm cơ khí của Trung Quốc và Thái & Asean không vào được; Theo quan sát của tôi thì các sản phẩm cơ khí của Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh gần như tuyệt đối so với các sản phẩm cơ khí của Việt Nam về chủng loại sản phẩm & giá & chất lượng cũng như các tiêu chuẩn quốc tế...:-?
    2. Mức độ bảo hộ của nhà nước & cổ đông lớn đối với các sản phẩm cơ khí của doanh nghiệp đó; ví dụ như các sản phẩm cơ khí của các nhà máy cơ khí trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;
    3. Doanh nghiệp cơ khí & các sản phẩm cơ khí của doanh nghiệp đó nằm ở đâu trong chuỗi giá trị sản phẩm của ngành... Theo tôi hiểu thì trở ngại lớn của các DN cơ khí VN có liên quan đến capital intensive, economies of scales ...để có được các sản phẩm cơ khí đạt tiêu chuẩn quốc tế ...Tôi không rõ SKD có đơn hàng gì xk đi Nhật và Canada ... nhưng nếu chỉ là những đơn hàng lẻ & không ổn định và không nằm trong chuỗi giá trị sản phẩm & ngành thì rất khó thu hồi vốn đầu tư...
    ....:-?:-?:-?:-?:-?
    Tôi mới hiểu được đến vậy...:-smời các bác bàn luận thêm...:-s
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này