1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7203 người đang online, trong đó có 1010 thành viên. 12:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1282202 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. 7yearsago

    7yearsago Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Đã được thích:
    780
    Tôi nghĩ mấy điểm thế này:

    - Buffett chỉ thực sự chuyển sang thâu tóm cty từ đầu những năm 90s, ngay trong Annual Letter 2016 của ông cũng kể chuyện này. Hầu hết các thương vụ trước đó đều chỉ là đầu tư cp, thi thoảng mới có 1 trường hợp (như Washington Post) ông ngồi vào board of directors.
    - Với các cty lớn có lợi thế thương mại bền vững, dù muốn thì Bershire Hathaway của ông cũng không đủ tiềm lực thâu tóm, nên chủ yếu vẫn chỉ là mua một tỷ lệ cp nhỏ. Vd với Coca Cola, American Express, hay gần đây là Apple.
    - Ngay cả với các cty mà BH thâu tóm, Buffett & Munger vẫn hầu như không tham gia vào công tác quản trị. Quy trình đầu tư của BH là tìm hiểu rất kỹ về dn và ban lãnh đạo, khi thấy đủ tin tưởng vào ban lãnh đạo thì mới thâu tóm, sau đó delegate toàn quyền cho ban lãnh đạo cũ, BH chỉ quan tâm đến khoản tiền hàng năm nhận lại từ các cty này để tái đầu tư thâu tóm tiếp các cty khác. Các bác lưu ý Buffett vẫn là dạng nhà đầu tư thụ động, ông ít khi tham gia vào HĐQT và ít can dự vào công tác điều hành. Phân biệt với dạng activist investors như Icahn hay Bill Ackman (tôi rất khoái cha này, dù mới đây hắn nổi tiếng với vụ thua lỗ 4 tỷ usd ở Valeant Pharma): các nhà đầu tư dạng này thường vận động đại hội đồng cổ đông bầu họ vào board of directors, rồi gây sức ép lên ban lãnh đạo phải thay đổi, thậm chí thay cả CEO.
    - Điều quan trọng nhất tôi muốn nói ở đây là dù phong cách đầu tư có thể khác nhau, thì tri thức thu nhận được từ phương pháp tiếp cận của Buffett (thực chất là của Munger nhiều hơn) vẫn có tính universal, các nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta vẫn học được dù ít dù nhiều. Áp dụng như thế nào với size của ta, và ở môi trường VN, thì lại phải linh hoạt. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là bản chất thị trường ck VN cũng không có gì quá khác biệt với thế giới, người VN chả khôn ngoan ma lanh hơn ai, những cái đã & đang xảy ra ở VN cũng đã & đang xảy ra ở các thị trường ck phát triển (Vd ở Mỹ vẫn có những vụ kinh điển như Enron hay Madoff). Có điều là investment horizon của mình khó có thể long term như Buffett, vì đa phần dn VN thiếu tính bền vững, những trường hợp như VNM là khá hiếm.
    Last edited: 09/04/2017
  2. 7yearsago

    7yearsago Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Đã được thích:
    780
    Báo cáo bác tôi làm trong ngành công nghệ, chả biết gì về cơ khí cả, chém thôi bác :D. Ngày xưa có lần rảnh rang tôi đi hỗ trợ cty ông bạn giao hàng cho mấy cái nhà máy, vác từng cái cờ lê bàn giao cho khách, mà đơn giản như cờ lê vẫn toàn đồ TBN cả, tịnh không thấy cái nào của VN hehe.
    khoailangxin, ong2015, Ga_moi2 người khác thích bài này.
  3. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Hì hì... :DNgày nay tôi thì vừa có cơ hội cùng anh bạn hỏi giá một cái máy dập Baixie CHK25 CNC forging hammer là 310.000 USD để rèn & dập ra các sản phẩm như cờ lê TBN của bạn bác @7yearsago ngày xưa ...>:D< thế cho nên tôi cũng hiểu sơ sơ capital intensive, economies of scales ...trong ngành cơ khí là thế nào:-?
    Có một điều tôi thấy thắc mắc không hiểu vì sao các cụ làm công nghệ như cụ Giao_Thông nay lại thêm cụ 7yearsago ...:-?không thấy cụ nào bàn về đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ như CMG, FPT...:-? Có lẽ vì vậy nên công nghệ Việt Nam không so sánh được với Tàu & Asean...:-? Hay là các bác đang nghiên cứu & chuyển giao công nghệ gì đó hãy còn trong giai đoạn R&D...:-?
    Ga_moihanhhn thích bài này.
  4. 7yearsago

    7yearsago Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Đã được thích:
    780
    310k của bác để ra cờ lê Tây An chứ TBN gì :D.

    Như tôi thấy ngành IT của VN hiện nay chủ yếu làm thương mại, tích hợp, và outsource, chứ chưa có sp giải pháp gì đáng chú ý. Các dn trên sàn niêm yết hầu hết là thương mại và tích hợp, 2 mảng này phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của khối nhà nước (cả bộ ban ngành và các DNNN). Mấy năm vừa rồi kinh tế khó khăn, vốn đầu tư cho IT của khối này giảm nên các dn IT cũng ngắc ngoải theo. Những năm trước mắt thì ngân sách khó khăn nên dn IT nếu chỉ bám vào các dự án sử dụng vốn ngân sách thì khó. Mốt bây giờ là hợp tác công tư, ông nào cũng nhoi ra làm trò này, thực chất là một hình thức móc túi nhân dân :D.

    Mảng outsource thì không phụ thuộc vào vốn ngân sách, cũng chả móc túi nhân dân, lợi nhuận cũng tốt, nhưng các cty làm lĩnh vực này thì không lên sàn. Có mỗi ông FSoft lọt thỏm trong FPT. Nhân nói FPT, giàn trải nhiều lĩnh vực quá, mảng này níu chân mảng kia nên không tăng trưởng bật lên được.

    Nói chung tôi vẫn bullish ngành IT trong giai đoạn 2017-2018, nhưng phải nghiên cứu gạn lọc ra cp thích hợp mà chơi. Và cũng chỉ chơi theo kiểu đầu cơ được thôi, nắm giữ dài hạn theo tôi không hiệu quả.
    Last edited: 09/04/2017
  5. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    sp xk về cơ khí của VN thì chỉ là các đơn hàng nhỏ và lẻ thôi, vì làm trên qui mô lớn ta không bao giờ cạnh tranh nổi. Ở các nước pt, có 1 số thứ họ không muốn làm vì làm thì giá thành cao hơn là đặt các nước kém pt như VN làm cho. Bởi thế ngành cơ khí VN mới có cơ hội xk. Nhiều khi cả các dn bé tẹo chả có tên tuổi gì còn xk được nữa là dn như SDK. Tuy nhiên đối với dn thì có cơ hội làm đơn hàng xk bao giờ cũng có lợi nhuận cao hơn nên cũng chả quan trọng là hàm lượng công nghệ ở sp đó chiếm bao nhiêu %. SP cơ khí thì đa dạng lắm, kể không hết được, nhưng sp mà VN hay xk được nhiều nhất là các sp đúc (đồng, gang, thép). VD ở châu Âu, người ta cần 1 số cái cột điện (=gang đúc) theo mẫu từ thế kỷ 19 để thay thế cho cái cũ đã hỏng ở các khu phố cổ thì họ cần đặt hàng ở các nước như VN, ... còn nhiều thứ quái dị lắm, nếu không có thực tế, chúng ta chẳng thể ngờ được.
    Rose2018, Bogiaa, phambaohuyen4 người khác thích bài này.
  6. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Ngành CN của VN chưa xứng đáng để được gọi là 1 ngành. Phần cứng thì nhập khẩu từ A-Z, phần việc chúng ta làm là dùng tuốc-lê-vít vặn mấy con ốc rồi bỏ vào thùng. Thời máy PC còn thịnh, FPT và CMC có nhập dây chuyền lắp ráp và OTK tự động, nhưng cũng chẳng tiến bộ hơn gì. Ở tp HCM có nhà máy sx ổ cứng của Fujitsu đầu tư, sp chủ yếu xk, nhưng thực chất công nghệ nhập hoàn toàn và không có chuyển giao gì cho phía VN (thế là may, vì bây giờ cn sx ổ cứng cũng tiến rất xa rồi, và sắp được thay thế bằng các sp khác).
    Về phần mềm thì viết code chủ yếu dựa trên các nền tảng do nước ngoài pt, ngoài FPT còn có nhiều nhóm hoạt động âm thầm khác, nhưng tóm lại là chưa đủ tầm để có thể tạo lập ra 1 cái gì đó đặc biệt khiến làng cn thế giới phải sử dụng. Nói vd như lập trình cho mấy cái PLC (ở nn là công việc của kỹ sư thực hành, chỉ y/c trình độ trung cấp là làm được) ở VN số người làm chủ được cũng không nhiều.
    Rose2018, meo63, khoaita20091 người khác thích bài này.
  7. khoailangxin

    khoailangxin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Đã được thích:
    6.228
    Bác nói rất chính xác, đặc biệt là câu cuối cùng. Việc tìm thời điểm mua và nắm giữ những công ty đầu ngành, có thương hiệu mạnh tại local market sẽ giúp hạn chế bớt rủi ro.
    WB ko tham gia ban điều hành các cty thâu tóm, nhưng BH thường thích nắm giữ đủ tỷ lệ để kiểm soát dòng vốn của các cty đó. Tất nhiên, với các cty lớn, WB ko thể nắm chi phối, nhưng đó thường là những công ty mang tính an toàn rất cao rồi.
    khoaita2009, 7yearsagongoi_sao_co_doc thích bài này.
  8. 7yearsago

    7yearsago Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Đã được thích:
    780
    HPP có thầy nào vác cục 29k ra đè, nếu định bán thật ai lại đè cả cục thế nhỉ???

    Bác @Ga_moi chắc là dân Điện Tự động à? Lập trình logic PLC có gì đâu bác, học mấy ngày làm nhoay nhoáy, cái đấy chưa nên được tính là công nghệ.

    Mấy cái phần cứng bác nói thì bây giờ mình cũng không nên lao theo, đầu tư lớn mà biên lợi nhuận mỏng, thế giới người ta cũng bỏ rơi dần mấy thứ đấy, để TQ & Đài Loan nó làm được rồi. Giờ tập trung làm phần mềm với embedded là ngon rồi. Nói vậy thôi chứ cũng không thể phủ nhận sạch trơn ngành IT ở VN, tôi làm ngành này thấy tiềm năng là có, cách làm chưa ngon thôi.
  9. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Lập trình PLC cho 1 việc cụ thể thì đúng là đơn giản, nhưng tôi nói là làm chủ được nó kia, tức là hiểu sâu sắc và biết sử dụng nó trong thực tế cho có hiệu quả thì mới là vấn đề. PLC là 1 hướng đi của công nghệ tự động hóa, sao lại không thể gọi là công nghệ? Các PLC là các modul tiêu chuẩn có thể sử dụng cho nhiều ứng dụng thực tế khác nhau trong lĩnh vực tự động hóa. Các dây truyền sx công nghiệp sử dụng rất nhiều đặc biệt là hàng xuất sứ châu Âu. Việc lập trình cho PLC bác thấy dễ vì thực chất là ta chỉ thực hiện 1 số câu lệnh tiêu chuẩn còn nền tảng của nó người ta đã lập trình sẵn cho rồi.
    Tôi không phải dân điện tự động, nhưng cũng học về cơ khí, tự động hóa, điện, điện tử mỗi thứ 1 ít, ra trường lại làm tin học, nên cuối cùng chẳng cái gì ra hồn. Phần làm tin học viết code nhiều sinh chán vì ở VN sản phẩm không được bảo hộ, sểnh ra là bị copy mất, thấy không có tương lai nên phải định hướng lại. Hiện nay công việc lập trình cho các thiết bị di động vẫn đang kiếm ăn tốt nhưng mình không làm chủ công nghệ suốt ngày chạy theo họ mệt lắm, lúc trẻ hăng hái còn theo được, sa đà vào 1 vài dự án kéo dài 1 chút là bị lạc hậu ngay.
    Rose2018, khoaita2009, meo632 người khác thích bài này.
  10. 7yearsago

    7yearsago Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Đã được thích:
    780
    Thì như bác nói, lập trình PLC chỉ là kỹ thuật thực hành, có gì cao siêu đâu, thích gọi công nghệ cũng được nhưng một chú học trung cấp ra cho ngồi nghiên cứu manuals độ 1 tuần cũng làm tốt. Làm chủ PLC tôi thấy cũng bình thường, loanh quanh chỉ là lập trình logic đóng cắt, đọc giá trị từ instrument. Tôi có đám bạn có thể gọi là chuyên gia PLC đi, chiến đấu khắp các nhà máy, làm vài năm chuyển sang đi buôn hết. Bản thân tôi ngày xưa cũng học món này, đi làm cũng tí toáy với món này gần 1 năm, so với những thứ "công nghệ" bên ngành ICT thì đơn giản hơn nhiều.

    Bên ngành ICT thì đâu phải chỉ có viết code, việc viết code tôi cho là vẫn chưa ở mức sáng tạo cao. Nhưng tạm thời bây giờ thì chưa thể hy vọng VN vẽ ra được roadmap, xu hướng, hay sáng tạo ra platform cho cả cộng đồng kiểu như WeChat của Tencent. Tạm thời cứ outsource cho tốt đã rồi học dần. Gần đây thấy chém nhiều về BigData với IoT. BigData thì phải rất mạnh về data mining deep learning, không rõ tiềm lực của mình tới đâu. IoT thì mình hiện tại đang yếu hardware design với embedded, chắc khó theo bài bản, chỉ tập trung được phần software solution.

    Các tập đoàn công nghệ lớn của mình hiện nay (Viettel, VNPT, FPT, VMS) có một cái dở là nguồn lực phân tán quá, cảm tưởng chưa xác định rõ định hướng trọng tâm. Cứ lan man như hiện tại thì chỉ tốt cho việc giải ngân :D.
    khoaita2009Ga_moi thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này