1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7375 người đang online, trong đó có 1010 thành viên. 09:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 1281778 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.943
    OK bác , hỏng những là bí quyết để MA mà còn là bí quyết đề biến PHT thành 0 đồng nhất là khi có nhiều cty con cháu . rồi còn ảo thuật lãi lỗ lẫn nhau nữa :) . Hầu như không dòm ra vì các sếp tính đường dài . Các sếp tính đường dài vì các sếp có lương thưởng yên tâm để tính rồi :)
    Ga_moi, ong2015khoaita2009 thích bài này.
  2. dlhuong2

    dlhuong2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2007
    Đã được thích:
    2.222
    Nhưng cũng có thể công ty mẹ sở hữu >50% công ty con, nhưng Ban lãnh đạo công ty mẹ lại có nhiều cổ phần trong công ty con mà ko sở hữu nhiều ở công ty mẹ nên sẽ dồn lợi nhuận của công ty mẹ cho công ty con để hưởng lợi riêng, trong khi công ty mẹ thì lỗ
    Ga_moi, FBV, khoaita20091 người khác thích bài này.
  3. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.943
    Trên f trong giờ giao dịch có cả mười ngàn người vào , ngoài giờ cũng trên dưới 7 ngàn người vào . Bà con vào đọc và chém gió đủ thứ . Mình hỏng biết bà con có học được gì trên f không . nhưng chắc chắn các ý phân tích phân teo trên f hỏng mạnh và thôi miên bằng các lệnh của các anh í trên bảng điện tính bằng giây bằng phút nha :) . Cũng thấy hay :)
    Ga_moi, FBV, khoaita20091 người khác thích bài này.
  4. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Tôi thấy bạn Linh Nguyen có trải nghiệm với dụ minh họa vấn đề có rủi ro đến từ "cơ cấu cổ đông"...:-?
    "...SDI là 1 ví dụ kinh điển của RỦI RO ... rất khó phát hiện ra, trên báo cáo tài chính có thể vẫn hoàn toàn đủ sạch và chấp nhận được, ấy vậy mà rủi ro lại đến từ cơ cấu cổ đông. Từ đây chúng ta hãy nhớ rằng 1 DN phải có ít nhất 2 cổ đông lớn có tỷ chi phối ngang nhau, quyền lợi không thể hy sinh cho nhau. Hãy nhớ KDC sau khi thâu tóm TRI đã cho Tribeco từ 1 DN nước giải khát lớn hàng đầu ở HCM phải phá sản, mất vài trăm tỷ thâu tóm trên 51%, sau đó gửi giá, gửi chi phí gấp mấy lần thu hồi hết, tay không bắt giặc, nuốt trọn 1 DN, lại ăn không mảnh đất ở trung tâm TP. Anh em nhà Glazer thâu tóm Man U sau đó đẩy cục nợ chi phí thâu tóm cho ManU, rút ruột dần CLB khiến CLB suy yếu..." "...chính tôi còn từng xếp SDI là cp đầu cơ tốt hàng đầu năm nay. Trong bảng cân đối KT người mua trả tiền trước >4000 tỷ, vượt gtrị hàng tồn kho, ước tính Doanh thu từ dự án The Gardenia cỡ 8000 tỷ, LN 2017 ước tính bét cũng phải 1200 tỷ, EPS 10k, giá lên bét 8-9 chục, cổ tức mấy năm ko chia giờ chia 1 cục... bờ lô bờ la xyz...vv ấy thế mà.... bất ngờ VIC úp bô 1 đống ..., bắt SDI nhận chuyển nhượng 7500 tỷ mớ cổ phiếu của mấy mảng đang thua lỗ chổng vó, thương mại, bán lẻ , nông nghiệp. kiểu này lại SDI hết tiền, phải nợ 1 đống, LN có thể bị bào sạch, tiền đâu mà cổ tức cổ teo. Thực ra cũng ko phải ko dự báo được chuyện đó khi mà trong báo cáo tài chính 2 quý trước SDI đã theo lệnh VINCOM xuất tiền hơn 2000 tỷ cho các cty thành viên của Vincom vay như Tân Liên Phát chả hạn. Chuyện VINCOM sở hữu 94% của SDI thì muốn sống thì sống, muốn cho chết thì chết, đương nhiên 1 DN có cơ cấu cổ đông độc bá như vậy là rất rủi ro. Tuy nhiên thường chúng ta vẫn bỏ qua rủi ro đó, thực tế trò chơi này SDI đã lên 40% từ 48 lên 67..."(Nguồn: Linh Nguyen facebook - Manager at Robostock )>:D50% công ty con, nhưng Ban lãnh đạo công ty mẹ lại có nhiều cổ phần trong công ty con mà ko sở hữu nhiều ở công ty mẹ nên sẽ dồn lợi nhuận của công ty mẹ cho công ty con để hưởng lợi riêng, trong khi công ty mẹ thì lỗ[/QUOTE]
    Last edited: 05/05/2017
    Ga_moi, dlhuong2, FBV4 người khác thích bài này.
    ong2015 đã loan bài này
  5. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.943
    Thanks ý bác . Nhất là ý doanh nghiệp phải có ít nhất 2 cổ đông có tỷ lệ chi phối ngang nhau , quyền lợi không thể hy sinh cho nhau :)
    khoaita2009FBV thích bài này.
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.983
    Kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân:
    Ông Vũ Ngọc Hoàng: “Cần hiểu đúng để không làm sai”
    05/05/2017 08:06 GMT+7
    [​IMG] Tư duy chưa đúng về kinh tế thị trường đã chịu ảnh hưởng của tư duy không đúng về vấn đề CNTB và CNXH.

    Hôm nay, 5/5 Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương ********************** sẽ khai mạc tại thủ đô Hà Nội. Một trong những nội dung quan trọng là thảo luận về kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân. Với mong muốn góp một tiếng nói, ông Vũ Ngọc Hoàng gửi tới Tuần Việt Nam bài viết này như một cách trao đổi ý kiến. Mời bạn đọc tham khảo.

    Từ sau đại hội XII đến nay, các cơ quan trung ương và các đồng chí lãnh đạo đã quan tâm đáng kể đối với vấn đề doanh nghiệp, khởi nghiệp, kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân. Tôi nghĩ thế là rất đúng. Nếu như trước đây, trong thời chiến tranh giữ nước, việc xây dựng các đơn vị bộ đội “*****” để làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân đã có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi, thì ngày nay, trong hòa bình phát triển kinh tế, việc xây dựng các doanh nghiệp Việt Nam để làm nòng cốt trong kinh tế thị trường cũng có ý nghĩa quan trọng tương tự.

    Trong lịch sử nhân loại, khi con người bắt đầu xuất hiện, hoạt động kinh tế lúc bấy giờ là hái lượm. Nói cách khác, là kinh tế hái lượm. Sau đó, do tác động của thực tiễn, nhận thức của con người tiến bộ dần, công cụ lao động được cải tiến, sản xuất (kinh tế) tự cấp tự túc bắt đầu. Khi sản xuất có dư thừa và nhu cầu của cuộc sống đa dạng hơn, con người đã thực hiện trao đổi các sản phẩm làm ra, thì kinh tế hàng hóa xuất hiện.

    [​IMG]
    Hôm nay, 5/5 Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương ********************** sẽ khai mạc tại thủ đô Hà Nội.
    Khi kinh tế hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định, trong xã hội hình thành các phạm trù giá trị và giá cả, quan hệ cung cầu và cạnh tranh, không phải cá biệt, đơn lẻ mà thành các xu hướng, thì đó là lúc kinh tế thị trường bắt đầu, cùng với các quy luật khách quan, vô hình, nhưng mạnh mẽ, tác động chi phối nền kinh tế, thay thế cho những ý muốn chủ quan của các chủ thể có quyền lực trước đó.

    Có nhiều loại kinh tế thị trường. Như kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường định hướng XHCN… và các tên gọi kiểu khác nữa. Việc thảo luận, tranh luận về các tên gọi khác nhau này dài dòng và phức tạp, kể cả về học thuật và chính trị, với những nhận thức đúng và chưa đúng, với những ý kiến khoa học và sự dung hòa thỏa hiệp.

    Ở Mỹ, suốt một thời kỳ dài, người ta luôn nhấn mạnh kinh tế thị trường tự do, mọi việc của nền kinh tế do thị trường quyết định, nhà nước không can thiệp. Cho đến một lần, khi nước Mỹ bị khủng hoảng tài chính, chính phủ Mỹ bị buộc phải chi ra nhiều ngàn tỷ USA để can thiệp vào thị trường. Từ đó, người ta không nhấn mạnh kinh tế thị trường tự do như trước nữa.

    Tại một số nước Châu Âu, nhất là nước Đức, vào những năm 50 của thế kỷ trước, đã có những cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học về kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Cuối cùng vẫn không có thắng thua, nhưng từ những cuộc tranh luận ấy đã làm nảy sinh và xuất hiện một cụm từ- khái niệm mới về “kinh tế thị trường xã hội” mà trong đó, nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước vì các mục tiêu xã hội. Tôi nghĩ đây là một khái niệm, một loại hình đang và sẽ thịnh hành nhất trong tương lai.

    Tại Trung Quốc, với tư tưởng xây dựng một xã hội XHCN đặc sắc Trung Quốc, người ta đã nghĩ ra kinh tế thị trường XHCN, trong khi họ chưa có CNXH. Việt Nam thì mềm hơn, phù hợp hơn so với Trung Quốc, đã chọn cụm từ “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

    Vậy là thế giới đã có nhiều tên gọi khác nhau về các loại kinh tế thị trường. Tuy nhiên, rộng rãi nhất, phổ biến ở các văn bản quốc tế, đó là cụm từ-tên gọi “kinh tế thị trường”. Chỉ gọn vậy thôi. Thế giới đã thống nhất cao đối với cụm từ đó.

    Việt Nam, mặc dù viết trong các nghị quyết và văn bản là “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, nhưng cũng vẫn phải kêu gọi thế giới công nhận ta là nước có nền “kinh tế thị trường”. Ta không thể yêu cầu họ công nhận ta là “kinh tế thị trường định hướng XHCN” vì thế giới chưa hiểu về khái niệm này, mà có công nhận cũng chẳng để giải quyết vấn đề gì giữa ta với họ. Đó là một thực tế.

    Từ ngữ cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là nội hàm của khái niệm. Cần hiểu đúng để không làm sai. Suốt một thời gian dài, trên thế giới, không ít người, nhất là ở các nước theo định hướng XHCN, cho rằng kinh tế thị trường là đặc điểm của CNTB, còn CNXH thì phải là kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

    Ngày ấy, ai nói khác, ai chủ trương phải chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường thì bị Liên Xô và phe XHCN phê phán và quy chụp là xét lại. Thậm chí còn nâng lên là chủ nghĩa xét lại. Năm 1968, khi ban lãnh đạo Tiệp Khắc chủ trương cải tổ bằng cách chuyển qua kinh tế thị trường và thực hiện dân chủ hóa thì Liên Xô lập tức đổ quân vào Tiệp Khắc và tuyên bố ban lãnh đạo ấy là xét lại, phế truất họ và lập ban lãnh đạo mới để kiên định cách làm như cũ.

    Những năm sau đó, nhất là sau khi Liên Xô bị đổ, mọi người đã nhận thức lại, với tư duy thoáng mở và đúng đắn hơn, cho rằng kinh tế thị trường không phải riêng của CNTB, mà các nước XHCN cũng cần phải thực hiện kinh tế thị trường thay cho kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Đó là giai đoạn cải cách, đổi mới ở các nước theo định hướng XHCN. Tư duy đó là đúng, nhưng lại chưa đi đến cùng, vẫn còn cho rằng kinh tế thị trường ở các nước XHCN phải khác về chất so với kinh tế thị trường ở các nước TBCN.

    Với tư duy chưa đúng này đã dẫn đến những lúng túng trong xử lý công việc cụ thể, kể cả cách gọi tên. Tất nhiên việc lúng túng trong cách gọi tên cũng có thể một phần do sự dung hòa, thỏa hiệp khi có ý kiến khác nhau trong nội bộ. Đã mất một thời gian khá dài để tìm kiếm các điểm khác nhau đó.

    Tư duy chưa đúng về kinh tế thị trường đã chịu ảnh hưởng của tư duy không đúng về vấn đề CNTB và CNXH.

    Lúc đầu là tư duy của một bộ phận quan trọng trong giới chính trị, kể cả bên phe này và bên phe kia, từ đó lan rộng ra trong hai hệ thống chính trị của thế giới và tác động sang lĩnh vực khoa học xã hội và truyền thông.

    Với tư duy sai lầm đó, người ta đã chia thế giới ra thành hai phần chủ yếu, hai phe, TBCN và XHCN, đi về hai hướng khác nhau, với tư tưởng và ý thức hệ riêng của mỗi bên, đối địch với nhau, chạy đua vũ trang đến mức chưa từng có, tạo ra kể cả các loại vũ khí giết người hàng loạt, đủ để có thể tiêu diệt nhiều lần trái đất, có lúc đã đối đầu xe tăng, đại bác và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào nhau, đã gây nên một số cuộc chiến tranh làm chết nhiều chục triệu người. Để rồi bây giờ, sau gần một thế kỷ đối đầu như vậy, đã phải bắt tay nhau để cùng giải quyết nhiều việc của song phương, của khu vực và của toàn cầu, kể cả coi nhau là đối tác chiến lược, toàn diện. Từ cựu thù thành bạn giữa con người với con người là việc đáng mừng, đáng ủng hộ. Nhưng bản thân sự ấy cũng đã chứng minh sai lầm trước đó, chứng minh sự “lẩm cẩm” từng có ở tầm nhân loại.

    Xét riêng ở một bên (một phe), thì có thể biện minh cho họ là không sai, vì chính bên kia đã đẩy họ đến đó. Nhưng xét cả hai bên cùng lúc, thì sẽ thấy sai lầm của họ- của cả hai bên. Sai lầm này, xét đến cùng, là do cả hai bên đều không chấp nhận sự đa dạng của tư tưởng, văn hóa và mô hình phát triển, trong khi họ đang và phải sống trong một thế giới ngày càng đa dạng và hội nhập. Sai lầm ấy là do tư duy không khoa học và thiếu biện chứng.

    [​IMG]
    Quản trị quốc gia là cần thiết. Nước nào cũng vậy. Nhưng không thể tư duy rằng, có sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước là đương nhiên thành một đặc trưng của kinh tế thị trường trong CNXH.

    Cũng với tư duy sai lầm nói trên, người ta cho rằng nhân loại có hai con đường riêng. Một con đường của chủ nghĩa tư bản lâu dài. Và một con đường khác, gần như khác hẳn, dẫn đến CNXH. Hai con đường này đi về hai hướng khác nhau, mãi mãi, không dung hòa, không chấp nhận, không gặp lại nhau. Đó là cách tư duy siêu hình, không phải biện chứng, khác với tư duy của K.Mark. K.Mark không tư duy như vậy.

    Theo K.Mark, CNTB sẽ phát triển lên, phát triển tiếp, và dần dần hình thành trong lòng nó, trong chính nó, những nhân tố mới, khác nó, không phải là nó, như một quy luật tất yếu. Đến khi nhiều nhân tố mới hợp lại, tích tụ lại, đến mức đủ nhiều, dẫn đến sự thay đổi về chất, khi ấy, CNTB không còn là nó như trước nữa, mà trở thành một xã hội khác nó, tiến bộ hơn nó. Đó là CNXH. Tư duy đó của K.Mark là biện chứng, có cơ sở khoa học. Mặc dù không phải cái gì ông nghĩ ra cũng đều đúng, và điều đó cũng là dễ hiểu. Mọi người, kể cả các nhà khoa học lớn, kể cả các vĩ nhân cũng vậy, vẫn có nhiều điều, ngay từ đầu hoặc khi thời gian đi qua, không đúng hoặc không còn phù hợp nữa.

    Trong tư duy của K.Mark, một phần đáng kể thuộc về khoa học, một phần khác thuộc về tư biện, và trong đó, có những hạn chế của yếu tố lịch sử.

    Nghiên cứu thực tiễn của thế giới cho thấy, CNTB hiện đại ngày nay đã khác rất xa so với CNTB thời K.Mark sống và viết tư bản luận. Nó đã không còn như trước nữa, đã có một bước tiến rất dài về mục tiêu xã hội và phương thức xã hội hóa. Tức là đã gần hơn một cách đáng kể với CNXH. Họ đã tiến gần hơn đến CNXH không chỉ so với chính họ trước đây, mà kể cả so với các nước đã từng hoặc đang định hướng XHCN trên thế giới. Cũng tức là thực tiễn lịch sử đã và đang chứng minh tư duy của K.Mark về CNTB và CNXH là có cơ sở. Đó là ta nói về CNXH chân chính, lành mạnh, hợp quy luật, chứ không phải cái CNXH hình thức, nhân danh, giả mạo hoặc do tư duy và cách hiểu sai lầm, duy ý chí khá phổ biến lâu nay trong thực tế. Những tư duy sai lầm đó mãi đến nay, dù đã có những đổi mới nhất định, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi tư duy cũ. Việc này xin sẽ tiếp tục bàn sâu hơn trong một chuyên đề khác.

    Trở lại vấn đề kinh tế thị trường. Trong CNXH, kinh tế thị trường sẽ có gì giống hoặc khác so với kinh tế thị trường trong CNTB? Nói trong CNTB là nói cái thực tế đã có. Nói trong CNXH là nói về cái dự báo, chứ chưa có. Dự báo thì dù có cơ sở khách quan vẫn thường chứa đựng cùng lúc cả khoa học và tư biện, chưa được kiểm nghiệm trong thực tế.

    Kinh tế thị trường thì dù trong CNTB hay trong CNXH vẫn phải là kinh tế thị trường, chứ không thể là cái khác, không để biến tướng thành dị dạng tật nguyền. Bản chất là giống nhau. Cơ bản không khác nhau. Điểm khác nhau chủ yếu là ở trình độ phát triển. Trong đó, năng suất lao động, hiệu quả kinh tế-xã hội, phạm vi của thị trường và tính chất xã hội hóa là những nội dung hàng đầu.

    Cũng xin nói thêm rằng, các mặt ấy, tức là về trình độ phát triển, thì hiện nay kinh tế thị trường ở nước ta và Trung Quốc còn thua xa nhiều nước mà ta gọi họ là TBCN. Đáng lưu ý hơn nữa là trong vòng 40 năm qua, nước ta dù có phát triển khá nhiều so với chính mình, nhưng lại vẫn bị tụt hậu xa hơn so với họ. Ta muốn thành CNXH thì phải hơn họ. Mà muốn hơn họ thì trước tiên là phải phấn đấu cho bằng họ. Và muốn bằng họ, trong khi ta đang ở phía sau, thì chỉ có một con đường là phải phát triển với tốc độ, nhịp độ và hiệu quả cao hơn họ. Việc đó không hề đơn giản, có người còn cho là ảo tưởng. Tôi nghĩ vẫn có cách nếu đủ thông minh. Phải có cán bộ giỏi, thật sự có năng lực, hết lòng tâm huyết với việc chung, không tham nhũng và “lợi ích nhóm”, cộng với việc biết tập họp, phát huy trí thức và sử dụng tối đa kinh nghiệm và chất xám của nhân loại.

    XHCN trước nhất phải là kết quả của hoạt động trí tuệ sáng tạo, chứ nhất định không thể là bảo thủ giáo điều. Đương thời khi còn sống, K.Mark đã từng không phải một lần có nói rằng, ông làm khoa học, muốn dự báo khoa học, chứ ông không định làm “chủ nghĩa”. Ông nói ông không phải là người Mác-xít. Sau này, khi K.Mark đã qua đời, một số đồng chí của ông cho rằng, để chiếu cố phong trào công nhân, cần có một ngọn cờ lý luận, thì không ai xứng đáng bằng K.Mark, vậy là từ đó, người ta gọi các quan điểm của ông là “Chủ nghĩa Mác”.

    [​IMG]
    Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Đại hội XII của Đảng CSVN đã khẳng định sự cần thiết của một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Đó là quan điểm đúng đắn nhằm bảo đảm cho kinh tế thị trường không bị biến dạng bởi sự chủ quan duy ý chí. Tiếp đến, nếu phân loại sâu hơn thì, kinh tế thị trường trong CNXH sẽ là một nền kinh tế thị trường xã hội. Trong đó, có vai trò đáng kể của nhà nước đối với việc điều tiết nền kinh tế vì mục tiêu xã hội. Nhà nước điều tiết một cách khoa học chứ không phải can thiệp thô bạo vào thị trường, càng không làm thay hoặc chống lại thị trường.

    Chính sách của nhà nước phải phù hợp với kinh tế thị trường, dựa vào các quy luật của thị trường để điều tiết chính nó. Nhà nước không kinh doanh, không để các cơ quan hành chính đi kinh doanh, các cơ quan chuyên chính càng phải thế. Việc chính của nhà nước là tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong xã hội được kinh doanh thuận lợi, bình đẳng thật sư, không bị thị trường ngầm, không có buôn gian bán lậu, càng không để cho cán bộ của nhà nước tham gia hoạt động trong và cho các “nhóm lợi ích”.

    Trong nền kinh tế thị trường đó, năng suất lao động, trình độ ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiệu quả kinh tế-xã hội, phạm vi của thị trường và tính chất xã hội hóa phải cao hơn các nước phát triển hiện nay.

    Quản trị quốc gia là cần thiết. Nước nào cũng vậy. Nhưng không thể tư duy rằng, có sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước là đương nhiên thành một đặc trưng của kinh tế thị trường trong CNXH. Cách suy nghĩ này có phần chủ quan, không biện chứng. Giống như cách lý luận rằng, cái do ta làm ra là cái tốt nhất. Chắc gì! Nếu lãnh đạo và quản lý đúng, phù hợp quy luật khách quan, thì mới có nền kinh tế thị trường trong CNXH. Còn nếu lãnh đạo và quản lý không đúng, bị sai lầm, thì sẽ không có nền kinh tế như ta mong muốn.

    Sự lãnh đạo và quản lý chưa thể là một đặc điểm của nền kinh tế. Đặc điểm của nền kinh tế sẽ hình thành trong thực tế một cách khách quan, nó không phải là sự lãnh đạo và quản lý của ai, mà là kết quả của sự lãnh đạo và quản lý ấy thế nào.

    Đón đọc tiếp kỳ 2: Ông Vũ Ngọc Hoàng bàn về lòng tin đối với nhà nước

    Vũ Ngọc Hoàng
    ong2015, Ga_moi, thatha_chamchi1 người khác thích bài này.
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.983
    Khai mạc Hội nghị Trung ương 5
    05/05/2017 09:40 GMT+7
    Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 đã khai mạc sáng nay tại Hà Nội.

    Ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật: Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ lên tiếng
    Đề nghị xem xét kỷ luật ông Đinh La Thăng
    Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa 9 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xem xét thi hành kỷ luật cán bộ và một số nội dung quan trọng khác.

    [​IMG]
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 5. Ảnh: VGP

    Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, để chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần này, từ tháng 10/2016, Ban Bí thư đã thành lập các Ban Chỉ đạo việc nghiên cứu, tổng kết, xây dựng các đề án, báo cáo về các nội dung nêu trên để báo cáo Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét, quyết định.

    Các Ban Chỉ đạo đã bám sát Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, các nghị quyết Đại hội Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội 12, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tình hình thực tiễn của đất nước, khu vực và thế giới để tiến hành tổng kết, nghiên cứu xây dựng các đề án, tờ trình, dự thảo các nghị quyết trình Trung ương.

    Bộ Chính trị đã dành thời gian thỏa đáng để thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo hoàn thiện các báo cáo, đề án nêu trên. Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã nghiêm túc kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng Báo cáo trình Hội nghị Trung ương lần này.

    [​IMG]
    Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP

    Nhấn mạnh nội dung trình Hội nghị Trung ương 5 là những vấn đề rất lớn và quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cũng như xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, cho ý kiến để hoàn thiện và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.

    Theo chương trình, Hội nghị sẽ diễn ra đến hết ngày 10/5.
    Ga_moi, thatha_chamchiong2015 thích bài này.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.983
    Qua hội nghị này, hoặc gần qua hội nghị, sẽ có rất nhiều cổ phiếu cởi trần, nhưng cũng sẽ có rất nhiều cổ phiếu cởi quần ( sàn).

    Các bác vắt óc lên suy đoán và mần ăn nhé
    Ga_moikhoaita2009 thích bài này.
  9. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Tôi đăng ký nhận đọc & tham dự hội nghị nào mà có bài tham luận về "Lý thuyết thị trường tiền tệ theo định hướng Xhcn" của bác @FBV >:D:D<sẽ phát triển & hoàn thiện cái gì đó mà tôi tạm đặt tên là "Lý thuyết thị trường tiền tệ theo định hướng Xhcn":-?:D:-?[/QUOTE]
    ong2015FBV thích bài này.
  10. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    ong2015, Ga_moi, xebocaitien4 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này