1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3559 người đang online, trong đó có 70 thành viên. 05:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 1281310 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.882
    Điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo đã được áp dụng vào Chứng khoán hơn 10 năm nay rồi bác ạ.

    1. Nhưng có 1 sự thật rằng, 1op 10 người giàu nhất chứng khoán thế giới không phụ thuộc vào các công cụ này, mà các quỹ đầu tư là người phụ thuộc nhiều nhất ( tôi nói là họ không phụ thuộc chứ không phải là họ không sử dụng).
    2. Các bác đừng lo bò trắng răng, bò ăn cỏ đương nhiên bò trắng răng.
    3. Các bác hình dung câu ngạn ngữ: Buôn có bạn, bán có phường. Nghĩa là thêm 1 người, thêm 1 công cụ thì càng tốt cho thị trường chứ sao!!! Như vậy mới phát triển.
    4. Còn có 1 câu nữa: Buôn Ngô buôn Tàu không bằng buôn màu mè buôn chút chít. Do đó, luôn có thị trường ngách trong kinh doanh và trong đầu tư để cho các bác tồn tại. Vì xã hội loài người luôn vận động và phát triển, 1 hình thái công cụ này sinh ra thì cái khác phải mất đi đó là quy luật.

    Cho nên, tụi thế giới có tham gia thì cũng không sợ gì, chỉ sợ dân Vịt đói khổ từ chính dân Vịt chứ không phải từ nước ngoài.

    http://cafef.vn/da-tim-ra-cong-thuc...hoi-nhung-van-hanh-phuc-20170609085732314.chn

    á
    ong2015khoaita2009 thích bài này.
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.882
    Bác diễn giải giúp cái "Nguyên tắc 10.000 giờ + F.O.C.U.S + Chăm chỉ + Mỗi ngày" giúp cái, vì hơi ngu trí.

    Thêm cái F.O.C.U.S nữa nhé.

    Còn ngu ý của tôi thì khổ nỗi: Không ci có đủ trình độ bậc thầy cả bác ạ, nếu không thì thế giới thành thần tiên thật hết chứ không có cổ tích
    --- Gộp bài viết, 09/06/2017, Bài cũ: 09/06/2017 ---
    Như vậy, Giá trị chữ "Nhẫn" của bác càng ngày càng cao giá, hihi, chúc mừng bác nhé
    khoaita2009 thích bài này.
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.882
    [​IMG]

    Bức ảnh này có thể giải thích tại sao trục đường Nguyễn Hữu Cảnh bị Ngập sâu từ 0.5 đến hơn 1m, 1 Phần Bình Thạnh bị Ngập mỗi khi có mưa hơi lớn 1 chút chăng??

    Hãy Nhìn con sông SG bị 1 dự án nào đó lấn hết hơn 1/3 con sông rất ư là ...... sinh động!!!! ( không có ai lên tiếng hay không có ai nghe, khộng có ai thấy nhỉ? 03 Không: Không nghe, không thấy? không biết và 03 Đúng: đúng quy trình, đúng quy định và đúng Pháp luật. Chúng ta cứ mãi đi tìm lời giải cho bài toán chống Ngập, càng chống thì càng Ngập

    http://cafef.vn/sau-hon-20-nam-quy-...u-thiem-hien-nay-ra-sao-20170609090902439.chn
    ong2015khoaita2009 thích bài này.
  4. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    @FBV >:D Tốc độ đi kèm với trình độ bậc thầy ... thì dù là bước đầu hay bước giữa... cũng là khá tốt trở lên cả thì phải ạ ...:-?
    F.O.C.U.S - Follow One Course Until Successful
    Theo trí tưởng tượng của tôi...:-?Ví dụ như một ông/bà bác sĩ chuyên về phẫu thuật tim được coi là giỏi thì có lẽ họ cũng phải có ít ra là 10.000 giờ làm bác sĩ + chuyên sâu tập trung học & hành các vấn đề của phẫu thuật Tim + tất nhiên là phải chăm chỉ + kỹ năng khám & phẫu thuật lành nghề/bậc thầy so với bác sĩ thường... Đại ý tôi mới hiểu đến thế...
    Có lẽ bác nói đúng>:D<... khái niệm bậc thầy cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối :-?
    FBVong2015 thích bài này.
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.882
    Hum nay mới xem lại cái tin và comment này của bác @khoaita2009.
    Hôm nay bàn về cái vụ tỷ giá trong Giá điện muh tính vào giá thành bắt Dân gánh!!!

    Về chuẩn mực kế toán DN, từ kế toán Âu, Mỹ đến đến các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IAS/ IFRS) và chuẩn mực Việt Nam ( VAS) thì chưa có chuẩn mực nào lại tính chênh lệch biến động tỷ giá vào giá thành sản xuất (cụ thể ở đây là giá điện)

    Cái tỷ giá này nó nằm ở mục chênh lệch tỷ giá do vay nợ nhiều bằng USD giờ trả nợ bằng USD, vậy phải hạch toán vào chi phí tài chính và dùng lợi Nhuận trước thuế và trước lãi để bù. Đằng này ...... tính luôn vào giá vốn để tính giá bán điện!!! Vô tình chúng ta bảo kê cho độc quyền, đảm bảo cho độc quyền luôn có lãi!!!! vậy cuộc chơi có công bằng? nó có triệt tiêu động lực để các DN ngành điện đổi mới không?
  6. dancaychoitrung

    dancaychoitrung Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/06/2015
    Đã được thích:
    13.438
    Bác nói theo cái lí của bác á , chênh lệch tỉ giá bản chất tương tự như lãi suất ngân hàng được tính linh động bao gồm cả khấu hao , nếu không đưa vào giá thành hổng khéo lời giả lỗ thật á . :D :))
    khoaita2009FBV thích bài này.
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.882
    Ặc, ngay lãi suất Ngân hàng cũng là chi phí tài chính.

    Bác thấy, tại sao người ta khống chế chi phí hoạt động tài chính trong đó chi phí lãi vay thông thường không quá 10% Giá bán?

    Lợi nhuận 1 sản phẩm luôn có 1 công thức là lãi gộp, lợi nhuận gộp bao gồm lợi nhuận trước thuế và trước lãi vay. Điều này đồng nghĩa với việc khi xác định giá thành sản xuất không bao gồm chi phí lãi vay.
    khoaita2009 thích bài này.
  8. dancaychoitrung

    dancaychoitrung Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/06/2015
    Đã được thích:
    13.438
    Híc ! Nó khác lãi suất NH ở chỗ có thể có hoặc có thể không , thậm chí giảm . Thể hiện kiểu này hay khác đều ra tiền cả . Có lẽ do giá điện cố định nên người tính thế cho an toàn khi so sánh đầu ra ? :D :))
    khoaita2009FBV thích bài này.
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.882
    Chưa bàn đến các chuẩn mực kế toán quốc tế hay chuẩn mực khác, theo tôi nhớ không lầm thì hiện tại theo chuẩn mực kế toán số 10 của Việt Nam, Theo Phương Pháp yết giá trực tiếp giữa đồng VN và USD: tỷ giá USD/VND thì:
    1. đối với tài sản là ngoại tệ, Các khoản phải thu bằng ngoại tệ ví dụ USD: Trường hợp tỷ giá tăng: hạch toán vào lợi nhuận tăng do chênh lệch đánh giá tỷ giá lại của tài sản, trường hợp Tỷ giá giảm, hạch toán ghi số âm vào lợi nhuận: chênh lệch đánh giá lại do tỷ giá giảm làm giảm tài sản tương ứng.
    2. Đối với các khoản nợ vay bằng ngoại tệ, các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì ngược lại: tỷ giá giảm thì hạch toán vào lợi nhuận do giảm chi phí tài chính, và tăng tỷ giá thì hạch toán vào lỗ trong hoạt động tài chính.

    Như vậy, trong mọi trường hợp, nó không được tính vào giá thành, trừ trường hợp bác nhập hàng hoá nguyên vật liệu đầu vào mà trả bằng ngoại tệ thì lấy từ quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá mà bù, hoặc tất cả các chi phí sản xuất chung hay chi phí sản suất trực tiếp mà trả bằng ngoại tệ ( ví dụ lương bộ phận sản xuất trả cho chuyên gia nước ngoài bằng ngoại tệ) . Trường hợp này mới được tính vào giá thành sản xuất và giá vốn.

    Làm gì cũng phải có chuẩn mực, nguyên tắt của nó theo chuẩn của tài chính, cái gì chứ tài chính cho dù có linh động cũng không nằm ngoài các chuẩn mực này. Chúng ta sáng tác nhiều cái để lấp liếm, để giải thích cho cái gì đó hay là hợp pháp hoá 1 vấn đề ..... vậy thì nó không còn là bản chất của nó đúng nghĩa về tài chính
    ối với tài sản
    dancaychoitrungkhoaita2009 thích bài này.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.882
    34. Doanh nghiệp phải trình bày trong báo cáo tài chính:
    a) Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận trong lãi hoặc lỗ thuần trong kỳ;
    b) Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã được phân loại như vốn chủ sở hữu (theo đoạn 12a, đoạn 14) và
    phản ảnh là một phần riêng biệt của vốn chủ sở hữu và phải trình bày cả khoản chênh lệch tỷ giá hối
    đoái đầu kỳ và cuối kỳ.
    dancaychoitrungkhoaita2009 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này