1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
9111 người đang online, trong đó có 1257 thành viên. 15:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 1281207 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. dancaychoitrung

    dancaychoitrung Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/06/2015
    Đã được thích:
    13.438
    Hi! Hi ! Thì em thấy đúng ở chỗ đó là con đường ngắn nhất để tiếp cận KH hiệu quả nhất bác á . :D
    Bác chắc là dân làm văn phòng hoặc nếu làm KD thì là sếp và cũng là dân văn phòng của cty không nhỏ á .
    Nếu bác ra làm KD trực tiếp bán lẻ ở khu vực nhỏ cạnh tranh quyết liệt thì còn nhiều chiêu trò lắm bác á . :))
    Việc cạnh tranh trực tiếp giữa các cty dù lớn nhỏ đều rất khốc liệt bác á . Thực tế thì nó không giống lí thuyết kiểu như bài báo trên , nhưng mức độ khốc liệt và sự ra sức triệt hạ lẫn nhau rất lớn . Điển hình như ngành sữa thui , mấy anh làm sale chịu áp lực về DS đến độ có khi tụi nó cướp DS của nhau trong cùng một cty , còn ở các điểm bán lẻ thì các cty luôn tìm cách tăng cường sự hiện diện hàng hóa bằng những chiêu khuyến mãi hay ưu đãi có điều kiện .
    Một dạo thằng Nutifood mở chiến dịch mở rộng thị trường phải chịu rất nhiều tốn kém để giành thị phần , hổng bít quảng thời gian khá dài đó nó có lãi không nữa á .
    Về lí thuyết thì người mua được lợi , nhưng thực tế thì các điểm bán lẻ tư nhân có lợi nhiều hơn , người mua chỉ hưởng được phần rất nhỏ . Mấy anh sale dù bít vẫn làm ngơ vì nếu không sẽ dễ bị tẩy chay . :D :))
    FBVkhoaita2009 thích bài này.
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.862
    @khoaita2009; @khoailangxin; @gerbermark2 ; @GiaoThong ; @Ga_moi ; @Vuthanhnguyen ; .......

    Các bác bỏ nhà bỏ cửa đi đâu hết trơn trọi, trong khi thị trường nó ầm ầm, đùng đùng muh không thấy bác nào bàn tán nữa là sao?

    @Ga_moi ; @GiaoThong đang thu nhặt thành quả sao? Hic, Vni nó đì đùng như vậy, 10 năm rồi....

    Nhưng ..... ( lại nhưng...)theo phép "tích phân" "vi phân" tôi có nói với bác @khoaita2009, như comment trên tôi nói, Máy bay Vni đang bay qua vùng có nhiều mây và giông...., Vùng 760---786 này có chuẩn bị lắc lư điều chỉnh hay không? nó nhịp mấy nhịp và nhịp sâu bao nhiêu trước khi đạt trạng thái cân bằng mới..... Hihi.
    Bác nào chơi trò thử xem nhỉ?
    Last edited: 20/06/2017
    phambaohuyenkhoaita2009 thích bài này.
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.862
    Các nhà bán lẻ bên thứ 3 đang tận dụng hai nền tảng thương mại điện tử lớn nhất là Amazon và Alibaba để kiếm những khoản lợi nhuận khổng lồ.
    Peter Koch, một kỹ sư 37 tuổi sống tại Serbia, cho biết ông có thể kiếm được 3.000 USD mỗi tháng chỉ bằng cách bán 7 loại sản phẩm cho trẻ sơ sinh trên Amazon . Tuy nhiên bí mật của ông Koch đó là không cần đặt hàng sản xuất các sản phẩm này, mà tất cả đều đến từ Alibaba tại Trung Quốc.

    Các nhà bán lẻ bên thứ 3 đóng góp hơn một nửa doanh thu bán hàng trực tuyến của Amazon, trong đó cũng có không ít các nhà buôn và Peter Koch là một trong số các nhà buôn. Tuy nhiên ông lại nhập hàng từ các nhà sản xuất Trung Quốc thông qua trang thương mại điện tử Alibaba.

    [​IMG]
    Trên các diễn đàn Quora và Reddit, có khá nhiều người thảo luận về cách mua hàng từ các nhà sản xuất Trung Quốc và bán lại trên Amazon để kiếm những khoản lợi nhuận khổng lồ. John Frigo, một người am hiểu về thương mại điện tử, cho biết ông đã từng kiếm được 250.000 USD một tháng bằng cách này.

    Trả lời phỏng vấn Yahoo Finance, ông Koch cho biết thêm: “Tôi cố gắng tìm kiếm các nguồn sản phẩm từ những quốc gia khác. Không nơi nào có nguồn gốc sản phẩm bằng Trung Quốc. Ở những nơi có giá thành rẻ hơn thì chi phí vận chuyển lại cao hơn gấp nhiều lần”.

    Mua từ trang web Alibaba, bán lại trên Amazon

    Ông cũng chia sẻ thêm về cách kiếm tiền dựa trên chênh lệch giá giữa hai trang thương mại điện tử lớn này. Thông thường các sản phẩm được mua trên trang Alibaba và bán lại trên trang Amazon với giá cao gấp 3 lần.

    Tuy nhiên để có thể bán được nhiều sản phẩm trên Amazon cần có chiến lược kinh doanh và quảng bá sản phẩm hiệu quả. Điều quan trọng nữa là đón đầu các sản phẩm hot trên thị trường, ví dụ như trong thời gian vừa qua là món đồ chơi Fidget Spinner.

    “Không có nhiều sự khác biệt giữa các sản phẩm này, ngay cả khi chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bạn có thể thấy hầu hết các sản phẩm được bán ở đây cũng đều được sản xuất tại Trung Quốc. Điều quan trọng bạn cần làm là xây dựng thương hiệu và quảng cáo cho sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông”, ông Koch chia sẻ.

    [​IMG]
    'Nhà buôn thứ 3' ở giữa hưởng lợi

    Dịch vụ Fulfillment by Amazon cho phép ông Koch và nhiều người bán hàng khác có thể bán sản phẩm của mình tại thị trường Mỹ, quốc gia mà thậm chí ông chưa từng đặt chân đến. Những người bán hàng như ông Koch chỉ cần chuyển hàng tới kho chứa của Amazon, sau đó Amazon sẽ đóng gói, vận chuyển và hỗ trợ các dịch vụ khác cho khách hàng đặt mua tại Mỹ.

    Amazon chỉ yêu cầu các sản phẩm này có dán nhãn chứa thông tin cá nhân của người bán. Do đó, ông Koch có thể yêu cầu các đơn vị bán hàng của Alibaba làm điều đó với mức giá 20 USD cho 1.000 nhãn dán.

    Một nhà bán lẻ máy pha cà phê trên Alibaba cho biết: “Chúng tôi thường sử dụng các dịch vụ như FedEx hoặc DHL để chuyển hàng hóa đến địa chỉ là các kho hàng của Amazon tại Mỹ”. Và dây chuyền đó vận hành một cách trơn tru, trong khi các nhà buôn không phải quản lý bất kỳ khâu trung gian nào.

    Chính vì vậy mà khi bạn mua hàng trên Amazon, có thể bạn nghĩ rằng mình đang mua hàng Mỹ nhưng thực tế thì đó lại là hàng hóa từ Alibaba của Trung Quốc. Trong khi các nhà buôn thì kiếm những khoản lợi nhuận khổng lồ hàng tháng.

    2 năm trước từng dự đoán Amazon sẽ là Napoleon bại trận ở Waterloo, Whole Foods giờ ngậm ngùi trở thành "bàn đạp" cho tham vọng của Jeff Bezos
    khoaita2009 thích bài này.
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.862
    @magyar : hic hic, bác sắp thành đại gia sao? sao bác gom nhiều cổ Ngân hàng thế???


    Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt dậy sóng với hàng loạt giao dịch bí ẩn và dòng tiền ngàn tỷ. Cơ chế mới với triển vọng sáng sủa đang kéo các đại gia trở lại với cổ phiếu vua một thời.
    Dậy sóng

    Trong khoảng vài tháng gần đây, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng bất ngờ tăng mạnh sau cả thập kỷ mất bóng ngôi vị “ cổ phiếu vua ”. Nhiều cổ phiếu tăng giá gấp đôi sau một thời gian ngắn và vượt đỉnh 1 năm, mang lại kỳ vọng rất lớn cho các nhà đầu tư.

    Cổ phiếu BID của Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) lần đầu tiên trong vòng hơn một năm qua vượt lên ngưỡng 20.000 đồng, ghi nhận mức tăng hơn 40% kể từ đầu năm. Cổ phiếu STB của Sacombank tăng nhanh và đang hướng tới ngưỡng 15.000 đồng.

    ACB của Ngân hàng Á Châu ghi nhận mức giá cao nhất kể từ 2010, còn CTG của Vietinbank và MBB của Ngân hàng Quân đội cũng lần vượt mốc 20.000 đồng sau nhiều năm. Cổ phiếu có giá duy trì ở mức cao VCB của Vietcombank cũng tăng khá mạnh, mức gần 10%. EIB cũng tăng ở mức tương tự.

    Dòng tiền ồ ạt đổ vào cổ phiếu ngân hàng.

    Ở nhóm tầm trung, SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội tăng 50%, còn NVB Ngân hàng TMCP Quốc Dân tăng gấp hơn 2 lần lên trên mệnh giá.

    Trên thị trường phi tập trung (OTC), nhiều cổ phiếu có mức tăng giá rất ấn tượng. VPBank quay lại thời hoàng kim cách đây 10 năm với giá lên tới 40.000 đồng/cp. Techcombank lên trên 30.000 đồng. LienVietPostBank, HDBank,... cũng đều tăng ấn tượng và đều có giá cao hơn mệnh giá.

    Một điểm đáng ghi nhận là hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều đang hấp dẫn thị trường và hút một dòng tiền đổ vào rất mạnh, thanh khoản tăng vọt. Cổ phiếu EIB chứng kiến những phiên giao dịch thỏa thuận quy mô lớn như trong phiên 6-8/6 với 53 triệu cổ phiếu.

    Gần đây, nhiều giao dịch kín tiếng và có báo cáo không rõ ràng. Riêng giá trị giao dịch của lô cổ phiếu EIB đã lên tới 700 tỷ đồng. Đến thời điểm này, ai là người đã bỏ ra mua số cổ phiếu này vẫn là điều bí ẩn.

    Cũng trong tháng này, ông Phạm Doãn Sơn - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, đã mua thành công 5,18 triệu cổ phiếu theo phương thức mua bán trực tiếp; qua đó, nâng sở hữu lên hơn 5,32 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 0,8% vốn điều lệ LienVietPostBank.

    STB gần đây có phiên thỏa thuận lên tới 13,2 triệu đơn vị. Trước đó, ngày 5/6, hơn 25 triệu cổ phiếu STB được thỏa thuận sang tay, với giá trị hơn 300 tỷ đồng. Thông tin ai đứng sau các giao dịch thỏa thuận cũng là ẩn số.

    Cuối tuần qua, Techcombank có kế hoạch mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ, hơn 221 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 5 ngàn tỷ đồng, đi cùng với đó là kế hoạch thoái vốn của HSBC.

    Dòng tiền bí ẩn, đại gia dồn dập đồn tiền

    Hiện tượng dòng tiền ngàn tỷ dồn dập đổ vào các cổ phiếu ngân hàng được đánh giá là không bất thường. Những chuyển biến trong nội tại các ngân hàng cũng như diễn biến thuận lợi cả về môi trường và chính sách đang mang lại triển vọng tích cực cho "cổ phiếu vua" một thời này.

    Đại gia lớn vào cuộc.

    Dòng tiền đổ vào cổ phiếu ngân hàng chủ yếu do kỳ vọng về triển vọng tích cực của nhóm cổ phiếu này và những cơ chế chính sách xử lý nợ xấu hợp lý hơn.

    Gần đây, một loạt ngân hàng báo lãi lớn. BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế 3,2 ngàn tỷ trong 5 tháng, hoàn thành hơn 40% kế hoạch. Lienvietpostbank lợi nhuận trước thuế đến hết tháng 5 đạt 730 tỷ đồng, sau khi đạt 470 tỷ trong quý 1. Trước đó trong năm 2016 ngân hàng đã có lợi nhuận hơn 1.000 tỷ. Sacombank đạt hơn 400 tỷ đồng, đạt gần 90% kế hoạch. TPBank có lợi nhuận trước thuế đạt 500 tỷ đồng trong 6 tháng, đạt 64% năm. Lienvietpostbank.

    Ngoài kết quả kinh doanh khá tốt, các NĐT còn kỳ vọng vào cơ chế mới có thể sắp được thông qua. Hiện Quốc hội đang xem xét dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu và Nghị định 61/2017/NĐ-CP về định giá nợ xấu dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7 tới.

    Với những cơ chế mới, quá trình tái cơ cấu ngân hàng sẽ được đẩy nhanh, giúp cổ phiếu nhóm này không bị tụt lại đằng sau trong bối cảnh TTCK sôi động trở lại với nhiều nhóm ngành bứt phá mạnh mẽ, như: Bất động sản, vật liệu xây dựng, dược phẩm, hàng tiêu dùng,...

    Hướng đi tăng vốn để đáp ứng chuẩn Basel II cũng giúp các ngân hàng có quy mô lớn hơn và hấp dẫn hơn. Vietcombank dự kiến tăng vốn lên gần 40 ngàn tỷ đồng, BIDV lên gần 39 ngàn tỷ, CTG hơn 37 ngàn tỷ, Sacombank gần 19 ngàn tỷ, MB hơn 18 ngàn tỷ, Techcombank hơn 14 ngàn tỷ,...

    Tốc độ tăng trưởng tín dung cao cùng với kế hoạch thúc tăng trưởng kinh tế và triển vọng của ngành thời gian tới cũng giúp cổ phiếu ngân hàng đang lấy lại vị thế “cổ phiếu vua” một thời.

    Trong 5 tháng, tăng trưởng tín dụng đạt mức cao nhất nhiều năm qua: 6,8% và cả năm, theo dự báo của một số CTCK, có thể cao hơn mục tiêu 18% đặt ra từ đầu năm. Một số ngân hàng đặt mức tăng trưởng rất cao lên tới vài chục phần trăm, hứa hẹn thu nhập từ cho vay sẽ cao.

    Bên cạnh hàng loạt giao dịch lớn, một số NH cũng có chủ trương tăng vốn và niêm yết trên TTCK, tạo sự hấp dẫn đối với nhóm cổ phiếu này. KienLongBank dự kiến giao dịch 300 triệu cổ phiếu trên UPCoM vào 29/6 tới. LienVietPostBank sắp tăng vốn khủng, trong đó một phần lớn sẽ dành cho cán bộ nhân viên và dự kiến lên UPCOM trong quý 3.

    Các ngân hàng VPBank, HDBank, Techcombank và OCB cũng dự kiến sẽ niêm yết trong 6-12 tháng tới. Tính thanh khoản tăng cao và quy mô thị trường mở rộng cùng với tính minh bạch được cải thiện sẽ giúp cổ phiếu ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn.
    khoaita2009 thích bài này.
  5. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Hi hi...:D có tôi vưỡn thọt neck bác FBV >:D<đều đều đó thoai...:D
    P.S. Bác @FBV có thạo ngôn ngữ lập trình nào như Ami, Metatrader-MT4 , chuyển đổi code từ MT4 sang code Ami hay không ? :-?các thuật toán "tích phân" "vi phân" của bác chạy trên nền tảng web hay phần mềm chuyên biệt nào vậy ?:-?
    FBV thích bài này.
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.862
    Trùi, kinh bác lại thọt neck em nó...

    Tôi tích phân vi phân bằng .......... cái dấu ngoặc kép đó bác ko thấy sao???
    khoaita2009 thích bài này.
  7. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    @FBV >:D<Theo tôi hiểu thì cả Amazon lẫn Alibaba đều có mục tiêu khuyến khích "Các nhà bán lẻ bên thứ 3" tham gia & hưởng lợi cùng với Amazon & Alibaba = Win-Win strategy thì phải:-? "Các nhà bán lẻ bên thứ 3" có vẻ như đã giúp cho Amazon & Alibaba trở nên những gã khổng lồ :-?
    FBV thích bài này.
  8. khoailangxin

    khoailangxin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Đã được thích:
    6.228
    Hic dân đầu cơ lướt sóng như tôi mà không có time để tám thì bác biết đoạn tt này thế nào rồi...
    Mà xin lỗi bác vụ nhậu nhẹt, thất hứa hoài...Đợt hôm nào quởn quởn, hú bác đi luôn, khỏi hẹn hò nhé
    FBV, khoaita2009phambaohuyen thích bài này.
  9. phambaohuyen

    phambaohuyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    7.866
    chả bù cho em :))

    Call for cụ @GiaoThong, :D lâu lắm ko ngoi lên nhớ cụ quá, quý này thế nào rồi cụ? :D
    Last edited: 20/06/2017
    ong2015, FBVkhoaita2009 thích bài này.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.862
    Bác ấy bận rùi
    khoaita2009 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này