Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3292 người đang online, trong đó có 54 thành viên. 06:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 1282637 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.356
    Có bài kệ. Tặng bác như thơ haiku
    Gió nỗi lên thành bão
    Hoài bão đã thành công
    Bán trước đỉnh núi cao
    Trước khi gió thành bão lớn
    magyar, Binh Yen, Vuthanhnguyen2 người khác thích bài này.
  2. PureTA

    PureTA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/07/2015
    Đã được thích:
    1.021
    Cái này em cũng có đề cập đến trong mớ lý thuyết hỗn tạp của em nhưng cách diễn giải khác nhau. Một hành động của chúng ta trong ngày hôm nay không phải chỉ là bởi những thứ trong ngày hôm nay quyết định mà nó là kết quả của một chuỗi quá trình. Ví dụ: có một bác bị cháy tài khoản ngày hôm nay thì không phải là do hôm nay margin máu quá nên cháy mà có thể là do năm ngoái bác ấy đánh đã bị thua nên muốn gỡ, đầu năm thấy thị trường tăng nhưng sợ nên giờ hối hận, áp lực phải trả nợ đến gần nên bác ấy bực mình quá full margin cổ phiếu ABC và hôm nay bị cháy tài khoản. Những cái này em có liên tưởng đến mối quan hệ Nhân-Quả là vì thế.

    Trong phân tích cổ phiếu thì Tom Williams gọi chuỗi những biểu hiện trong quá khứ là back ground. Những người khác thì em không rõ là như thế nào.

    cái này thì em có suy nghĩ một vài ý như sau:
    - Nó có lẽ cũng được áp dụng đúng với suy nghĩ của Livermore là "Chẳng có gì mới trên Phố Wall hay trong đầu cơ chứng khoán. Những gì đã xảy ra trong quá khứ luôn lặp lại trong tương lai. Đó là bởi bản chất của con người không bao giờ thay đổi và cảm xúc của con người luôn ảnh hưởng xấu tới trí tuệ của họ". Tâm lý của nhà đầu tư là không thay đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Vì thế, hành động của họ là không thay đổi cho nên mục đích của họ là muốn nghiên cứu những hành động giá trong quá khứ để tìm ra quy luật với mong muốn là áp dụng vào tương lại
    cùng với sự phát triển của công nghệ thì việc tạo ra cung cầu ảo càng ngày càng mạnh, trên thế giới người ta gọi vụ này là dark hole. Ngay cả soros cũng cho rằng lý thuyết cung/cầu không còn phù hợp nữa và ông ấy cho ra một lý thuyết mới nhưng em cũng ko đọc vì không có thời gian mà sách ông này viết cũng khó hiểu nên chẳng muốn đọc :D. Nghe đồn đại là bên Nhật Bổn người ta cũng ko áp dụng nhiều lý thuyết cung/cầu trong trade. Nếu như chỉ sử dụng Ichimoku thì đúng là không coi trọng cung/cầu vì chẳng thấy vol đâu trong cái indicator này.
    cái thiên nga đen này thường là không ai nghĩ tới nên đôi khi mang tính chất hên xui nữa. Nhiều người thắng to do mạo hiểm, niềm tin mạnh mẽ,...là do không gặp phải con thiên nga này mà thôi chứ cũng chưa chắc là cách trade đã hợp lý. Nếu như trade theo quản trị rủi ro thì có thể tránh được (chứ không phải là dự đoán được) con thiên nga này nhưng bù lại là tỷ suất lợi nhuận thường sẽ tăng chậm hơn. Em dính phải nhiều rồi nên giờ đi theo hướng quản trị rủi ro vì công việc gắn với nghề nghiệp này có khi mấy chục năm tới nên hoàn toàn có thể gặp vài chú thiên nga chứ không phải một lần trong khi chỉ cần gặp một lần là có thể toi đời rồi.
    em thì có suy nghĩ khác với bác một chút, trong khi phân tích, đầu tư thì luôn có hai phần là định tính và định lượng. Nếu như nhà đầu tư sử dụng định tính nhiều thì rất dễ gặp phải sai lầm cho nên để chiến thắng một cách ổn định thì cần phải tăng lên định lượng và giảm định tính. Những quy tắc đàu tư của bản thân sẽ tạo thành một sys trading. Em vãn cho rằng cần phải có phương pháp.
    Binh Yen, FBV, dancaychoitrung2 người khác thích bài này.
  3. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Tks bác @PureTA >:D:D:D<theo tôi hiểu thì Ichimoku là một sys trading chứa đựng những tư tưởng nhân sinh quan cơ bản của luật cân bằng trong Kinh dịch để lý giải thị trường...
    Bác @PureTA đã có trải nghiệm nghiên cứu mối quan hệ Cung – Cầu theo Thomas DeMark hay chưa :-? hay bác dùng công cụ & phương pháp nào để nghiên cứu & trải nghiệm & trading theo mối quan hệ Cung – Cầu.:-?
    FBVdancaychoitrung thích bài này.
  4. PureTA

    PureTA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/07/2015
    Đã được thích:
    1.021
    chưa dùng cái bác nói bao giờ, em chỉ đơn giản sử dụng VSA thôi
    FBVkhoaita2009 thích bài này.
  5. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Bác>:D:D:D:D<:))=)):drm1
    FBVdancaychoitrung thích bài này.
  6. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Tks bác @PureTA >:D Không gì là không thể.[/B]

    a> Thiên nga đen.

    Tháng 5/2017, khi cuốn "Thiên nga đen" của Nassim Taleb được xuất bản thì đã có vô số người chê bai tác giả đủ điều nhưng đến cuối năm 2008, hàng chục bài báo nhắc đến nó như một dấu ấn của một thiên tài suýt bị bỏ sót. Đến nay "Thiên nga đen" bán được trên 370.000 cuốn ở Mỹ và Anh, đang được dịch ra 27 thứ tiếng và liên tục nằm trên danh sách sách bán chạy nhất của tờ New York Times trong 17 tuần liền.

    Tư tưởng chủ yếu của Taleb, một giáo sư toán tài chính tại trường New York University, có thể tóm gọn trong một câu: Tất cả chúng ta đều nhắm mắt làm ngơ trước các biến cố hiếm hoi và cứ ảo tưởng mình có thể tiên đoán mọi rủi ro, mọi cơ hội. Điều này cũng giống như khi một ai nhắc đến loài Thiên nga thì chúng ta đều nghĩ về một loài chim có bộ lông trắng muốt nên khi gặp phải một con Thiên nga có bộ lông đen thì mọi suy nghĩ, ý tưởng,…của chúng ta về loài chim này đều “sai bét”.

    Những nhà đầu tư lâu năm chắc còn nhớ cổ phiếu DVD, mọi thứ đối với cổ phiếu này đều tốt đẹp và những kế hoạch đề ra lần lượt được hoàn thành nhưng khi người đứng đầu bị bắt (điều mà không ai có thể ngờ đến) thì cổ phiếu này đã trở thành thảm họa; việc nhập nhằng hàng tồn kho của TTF khiến cho những đầu óc giàu tưởng tượng nhất cũng không thể nghĩ ra; sự kiện 11/9 ở nước Mỹ khiến cho những người bi quan nhất cũng không thể tưởng tượng được;….

    Xét đến tận cùng của bản chất sự việc thì “thiên nga đen” cũng chỉ là một sự việc, hiện tượng, sự vật,…có khả năng xảy ra với xác suất nhỏ khiến cho mọi người không để ý đến nên nó sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn mỗi khi xảy ra (đương nhiên là cũng có một số người kiếm được lợi rất lớn).

    b> lý thuyết bước đi ngẫu nhiên (Random Walk).

    Thị trường chứng khoán thiên biến vạn hóa, luôn biến động theo hướng mà mọi người ít ngờ nhất vào những thời điểm quyết định. Vì vậy, rất nhiều người cho rằng thị trường chứng khoán không thể tiên đoán được nhưng mãi đến năm 1973 khi Burton Malkiel viết quyển sách "A Random Walk Down Wall Street", thì lý thuyết bước đi ngẫu nhiên bắt đầu trở nên phổ biến. Quyển sách này có thể được xem như một trong những lý thuyết đầu tư kinh điển nhất trên thị trường chứng khoán. Lý thuyết cho rằng sự thay đổi giá của một chứng khoán riêng lẻ bất kỳ hay chỉ số chứng khoán của cả thị trường trong quá khứ đều không thể dùng để dự báo cho sự thay đổi trong tương lai. Trước đó, năm 1953, Maurice Kendall là người đầu tiên đưa lý thuyết này. Kenall cho rằng các thay đổi trong giá chứng khoán là tác động lẫn nhau và các khả năng thay đổi có thể xuất hiện với cùng một xác suất như nhau, thế nhưng qua thời gian, giá chứng khoán dường như luôn có xu hướng tăng.

    Lý thuyết này được rất nhiều người đồng ý và một số lượng người đông hơn phản đối. Bản thân tôi thì đồng ý với quan điểm của Tom Williams khi ông cho rằng: những gì mà mọi người nhìn thấy trên thị trường là sự hỗn loạn bởi có quá nhiều biến số ảnh hưởng đến thị trường nên họ nhầm tưởng rằng không thể dự đoán được. Có một sự khác nhau rất lớn giữa hỗn loạn và không thể tiên đoán. Thực tế là chúng ta có thể tiên đoán được, công việc này ngày càng dễ dàng hơn với sự trợ giúp của ngành Công nghệ thông tin.

    a> Tôi không biết.

    Trong một lần đi dự tiệc, một người lại gần và hỏi Livermore với ngụ ý rằng ông có cách nào để chiến thắng trên thị trường chứng khoán hay không thì ông chỉ nói một câu “tôi không biết”. Livermore rất rõ ràng rằng kết quả của đầu tư chứng khoán cũng như mọi hoạt động khác là ở tương lai mà con người thì không thể biết chắc chắn được tương lai sẽ thế nào. Nhiều người có nói là họ được biết có những nhà đầu tư không bao giờ thua, điều này tôi có thể giải thích như sau:

    - Những NĐT này là chưa thua chứ không phải là không thua.

    - Thực tế thì rất khó có thể kiểm định được kết quả đầu tư của những NĐT này nên số lượng những NĐT chưa bao giờ thua có lẽ ít hơn rất nhiều so với lời đồn đại.

    - Thực tế thì phương pháp phân tích của những nhà đầu tư này có tỷ lệ đúng cao và trong quá trình phân tích họ chưa bị thua khi kết quả phân tích chưa rơi vào trường hợp bị thua có xác suất nhỏ hơn.[/QUOTE]
    FBVdancaychoitrung thích bài này.
  7. PureTA

    PureTA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/07/2015
    Đã được thích:
    1.021
    VSA có những câu lạc bộ chuyên về nó, thú thực với bác là em nghiên cứu nó cũng 6 tháng và sử dụng đến nay cũng gần 3 năm nhưng thấy mình vẫn chỉ hiểu da lông và chưa thẻ áp dụng một cách độc lập được. Nếu kết hợp với những thứ khác thì nó khá hiệu quả nhưng chỉ dùng nó để trade thì thấy vẫn thua nhiều hơn thắng. Không rõ mình kém hay đó là điểm yếu của phương pháp này.
    FBV, dancaychoitrungkhoaita2009 thích bài này.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.356
    Cái vụ thiên nga đen thì bàn thêm tý
    Thứ nhất đối với các quỹ đầu tư hoặc tổ chức nào quan tâm đến quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược thì sẽ vượt qua được cú sốc lớn.
    Thứ 2 các cá nhân đầu tư đa phần chỉ đầu tư muh hok có cách nào quản trị rủi ro hiệu quả. Do đó dễ vấp các cú sốc.
    Đơn giản vì:
    Khi thị trường gặp sốc hoặc khủng hoảng bất chợt như vậy thì những ai nắm quy mô vốn càng lớn thì là kẻ chi phối. và họ sẽ hành động sao cho ko có thiệt hại hoặc thiệt hại ít nhất. Vì thị trường luôn tồn tại sau đó và giá phục hồi. Còn nhà đâu tư nhỏ thì khi bị sốc thì bị liệt rùi. dậy ko nỗi nên bay hết tài khoản. khi thị trường phục hồi thì lúc đó họ hok còn gì nữa. Simple vậy. Nhưng muôn thuở lặp lại. Và câu chuyện : chẳng có gì mới trên TTCK cả đã xảy ra. hehe
    GAU_DO, Binh Yen, XuanTocXanh3 người khác thích bài này.
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.356
    https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin...-tu-co-the-bi-phat-10-trieu-dong-3638465.html
    Thực là đọc xong hok biết nói gì với chính sách "hay hê" như vầy.
    Cải cách như vậy thì dễ cãi lộn các bác nhỉ?
    Bổng chợt nhớ 2 câu thơ: "Phen này ông quyết đi buôn lọng. Vừa bán vừa la cũng đắc hàng."
    Tú Xương ơi ông có biết thơ ông viết ấy thế mà linh nghiệm quá.
    "Hay đến thế là cùng" trích : Nam Cao.
  10. PureTA

    PureTA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/07/2015
    Đã được thích:
    1.021
    một phần tại sao nhỏ lẻ hay bị dính thì theo em có mấy lý do đơn giản như sau:
    - Nhỏ lẻ chỉ mong muốn làm sao mình thoát khỏi kiếp nhỏ lẻ bằng cách tài khoản tăng càng nhanh càng tốt mà không quan tâm nhiều đến rủi ro có thể gặp phải.
    - không có kinh nghiệm hay kiến thức gì về vụ này cả.
    - phần nhiều quỹ đầu tư họ có một danh mục khá nhiều mã nên nếu như mã này bị dính thì mã kia gỡ lại nhưng nhỏ thì nhiều người khoái vụ full mảgin một cổ.
    - việc mua/bán của nhỏ lẻ không có chiến lược cụ thể và hay bị định tính rất nhiều.
    ...............
    nhiều lý do lắm...........
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này