Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2416 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 04:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 7 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 7)
Chủ đề này đã có 1274947 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    @FBV @Vuthanhnguyen Tôi thử dùng nguyên lý ngũ hành tương sinh để giải thích vì sao/WHY các bác xem có hợp lý không nhé ?:-?
    Tôi cho rằng "thăm mộ Kinh Dương Vương, viếng mộ của mẹ Âu Cơ...tái hiện 1 bộ phim hoành tráng về lịch sử..." tương ứng với đức tính LỄ trong ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí,Tín;
    Nguyên lý Ngũ hành Tương sinh hiểu là NHÂN (Mộc) sinh LỄ (Hỏa), LỄ (Hỏa) sinh TÍN (Thổ), TÍN (Thổ) sinh NGHĨA (Kim), NGHĨA (Kim) sinh TRÍ (Thủy), TRÍ (Thủy) sinh NHÂN (Mộc)...rồi cứ thế tiếp tục một chu kỳ tiếp theo từ NHÂN (Mộc) sinh LỄ (Hỏa).....:-?
    Hiểu vì sao/WHY như thế có đúng không các bác nhỉ :-?
  2. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.058
    Haiza...a... Một ý hay .
    Cái vòng sinh khắc của ngũ hành áp vào Ngũ Thường ... Về hình thức, có vẻ tạm chấp nhận ở một nội hàm kha khá lớn nào đấy.
    Nhân sinh lễ ; lễ sinh tín : Nội hàm chấp nhận Được ở mức lớn.
    Tín sinh nghĩa ; nghĩa sinh trí và trí sinh nhân : thì tiếc thay, hàm lượng đúng quá ít ỏi .:-??:-??
  3. AquariusW

    AquariusW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Đã được thích:
    14.526
    Em chọc gậy bánh xe với nà. Theo cách nhìn khác, thứ tự là Đạo, Đức, Nhân, Nghĩa, Lễ. Khi phải dụng đến Lễ là cầu đến quy tắc, là lúc mong manh giữa bình an và loạn lạc. Theo phương pháp của cô giáo Bảo, là em quote của người theo đạo Phật thoai ạ :D Nên ko được choém em nhá, em ko có bình lựng gì thêm đâu ạ.
  4. iStockVn

    iStockVn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2010
    Đã được thích:
    5.067
    Có trang web nào có thống kê giá của tất cả các cp theo ngày không các bác?
    Vuthanhnguyen, FBVkhoaita2009 thích bài này.
  5. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Ồ, bác nói tôi mới biết ở Bắc Ninh có mộ Kinh Dương Vương và mộ Âu Cơ. Tuy nhiên nếu chiếu theo tư liệu mà bác @FBV dẫn ở trên thì liệu có đúng đó là mộ thật hay không, hay chỉ là nơi mà dân tộc Việt lập ra để tưởng nhớ về nguồn cội khi phải di trú về Nam? Vì khu vực Bắc Ninh cách xa Động Đình Hồ quá.
    Tôi cũng đã từng đến Đền Kiếp Bạc, đứng ngắm cảnh sông nước ở ngã 3 sông ... quả thực khi đến với những nơi ấy cảm xúc thật khó tả.
    BIDV461, Binh Yen, pndstock5 người khác thích bài này.
  6. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    http://khoahoc.tv/di-tim-mo-to-kinh-duong-vuong-50784
    Tìm được bài này lại có cả ảnh minh hoạ, các bác tham khảo.
    Đi tìm mộ tổ Kinh Dương Vương
    • [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    • 2.481
    Khám phá Khám phá khoa học
    Rất nhiều người không biết rằng, ngôi mộ Kinh Dương Vương, thủy tổ nước Việt nằm ngay bên bờ sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

    Mộ giản dị, đắp trên một gò đất nhìn ra bờ sông, xung quanh là những cây cổ thụ quanh năm xanh tốt. Nhân dân không xây thành lăng mà chỉ xây cao lên bằng gạch cổ, có mái nhỏ che mưa nắng. Rêu xanh màu thời gian. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là ngôi mộ cổ do nhân dân chọn địa thế đẹp, có tụ khí phong thủy, dựng lên như một biểu tượng.

    Điều quan trọng là ngôi mộ nằm ở trung tâm thời dựng nước, từng là một thánh địa do chính Kinh Dương Vương chọn. Trên đường đi kinh lý, qua trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (nay là thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành), nhận ra thế đất quý, có tứ linh long, ly, quy, phượng, có sông núi bao quanh, rồng chầu, hổ phục, ngài đã đem những cư dân Việt cổ quy tụ về lập nên xóm làng đầu tiên.

    [​IMG]
    Cổng đền thờ Kinh Dương Vương có bốn chữ Hán đắp nổi Thủy tổ đài môn (cửa đền thờ Đức Thủy Tổ). (Ảnh: tienphong)

    Vùng đất Phúc Khang bắt đầu trỗi dậy sức sống Việt và trở thành vùng đất mang tinh hoa Việt, sau là vùng Luy Lâu nổi tiếng cho đến ngày nay. Ngài còn cho xây nhiều hành cung ở chốn này để quy tụ những hiền tài khắp vùng luận bàn việc non sông xã tắc (theo tác giả Nguyễn Thế Bình).

    Theo truyền thuyết, Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Trung Quốc), đóng tại đó rồi lấy con gái bà Vụ Tiên sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương.

    Theo sử sách nước Việt thì Kinh Dương Vương làm vua và cai trị từ khoảng năm 2879 TCN cách đây 4892 năm. Địa bàn quốc gia dưới thời Kinh Dương Vương rộng lớn, phía Bắc là miền đồng bằng thuộc lưu vực sông Dương Tử giáp hồ Động Đình, phía Nam giáp Lâm Ấp (Chiêm Thành cũ), Tây giáp Ba Thục, Đông giáp biển Đông. Ngay cái tên Kinh Dương Vương đã phản ánh vùng miền nói trên: Kinh là châu Kinh, Dương là châu Dương (nay thuộc Trung Quốc).

    Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sau này Sùng Lãm kế vị, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ.

    Huyền thoại Âu Cơ sinh trăm con trai, bắt nguồn từ một sự thật là vùng đất sinh ra người con gái xinh đẹp hiền hòa làm vợ Lạc Long Quân thuộc địa phận quận Ích Dương thời xưa có nhánh sông Âu Giang, nơi sinh sản giống chim Âu, có hàng đàn chim Âu bay lượn trên trời. Nhân dân lấy tên chim Âu đặt tên cho nàng.

    Chim Âu đẻ trứng. Người đời sau lấy việc đẻ trứng của chim Âu làm hình ảnh triết học để tả vị quốc mẫu Âu Cơ đã sinh ra các thế hệ “trăm họ” về sau mang tên “Bách Việt”. Cứ theo truyền thuyết trên thì vua Hùng đầu tiên là cháu nội của Kinh Dương Vương. (Theo các tác giả Lê Quang Châu, Hoàng Tuấn, Nguyễn Thế Bình).

    [​IMG]
    Ảnh: bacninh.gov.vn

    Giáo sư Lê Quang Châu biệt hiệu Hồng Nguyên Tử ngồi chơi bên bờ sông Đuống, dưới chân mộ tổ, kể rằng, trẻ con có trò chơi, bắt đầu từ bài đồng dao“Chi chi chành chành. Cái đanh thổi lửa. Con ngựa chết trương. Ba vương ngũ đế. Chấp chế đi tìm. Ú tim bắt được. Ù à ù ập!”.

    Xin giải mã bài đồng dao như sau: Chi chi là chi nọ (trong một tộc họ) nối chi kia. Chành chành là nếu không có chi kế tiếp thì “chành” sang họ trực hệ hoặc đồng tông. “Cái đanh thổi lửa” là biểu hiện thời cổ xưa có ông Toại Nhân dùng dùi đá lấy lửa.

    “Con ngựa chết trương” là hình ảnh chuyện nhân vật Hiên Viên phản vua Thần Nông, giết vua và mười bốn người, cướp ngôi, tự xưng chính mình là hậu duệ, phạm vào lời nguyền “Bắc Nam không xâm phạm nhau”, gây nên cảnh “người và ngựa chết trương đầy đồng nội”.

    “Ba vương Ngũ đế”, nói trước về ngũ đế là năm vị tổ của Kinh Dương Vương gồm Đế Thiên (Phục Hy), Đế Thích (Thần Nông), Đế Khôi (Viêm Đế, viêm là lửa), Đế Tiết (Hoàng Đế, vị vua đã phạm lời nguyền), Đế Thức (Thần Đế). Ba vương là ba vua anh em ruột dòng dõi Đế Thức: Vua Minh, vua Lai và vua Long Cảnh. Vua cả tên Minh đã đặt tên nước ta thời ấy là Xích Quỷ, xích là đỏ, màu lửa để chỉ rằng đây là dòng dõi của Viêm Đế, quỷ là một trong 28 ngôi sao, tượng trưng phương nam (không phải quỷ là ma quái).

    “Chấp chế đi tìm” kể từ Ba vương ngũ đế đã chấp nhận đi tìm một thể chế để có thể xây dựng cơ đồ bền vững. “Ú tim bắt được”, bắt được chế độ liên hiệp trăm họ lại, tạo dựng nên nhà nước Văn Lang. “Ù à ù ập” là tán thán từ tỏ dấu hiệu vui mừng.

    Đây là trò trẻ con chơi đã mấy nghìn năm, nó là cách người Việt ghi nhớ chuyện cổ sử. “Uống nước nhớ nguồn” là như thế.

    Theo Lao Động
    Binh Yen, pndstock, Songsanh3 người khác thích bài này.
    Songsanh đã loan bài này
  7. phambaohuyen

    phambaohuyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    7.866
    cháu nói thật là cháu mù tịt cái này cụ à :-??
    --- Gộp bài viết, 05/03/2016, Bài cũ: 05/03/2016 ---
    hí hí anh Nguyên chủ nhà dễ tính lắm, chém càng loạn anh í càng thích ;));));))
    khoaita2009FBV thích bài này.
  8. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Theo thuyết Ngũ Hành, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người cổ đại Á Đông để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật. tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy
    [​IMG]
    @AquariusW Tôi đang cố áp dụng thuyết Ngũ hành diễn giải sự hình thành & phát triển các đức tính của người quân tử có là ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín xếp tương ứng với ngũ hành là NHÂN (Mộc), LỄ (Hỏa), NGHĨA (Kim), TRÍ (Thủy), TÍN (Thổ);
    @Vuthanhnguyen phản biện của bác rất có lý nhưng tôi sẽ tiếp tục dùng thuyết Ngũ hành để giải thích tiếp, nếu bác vẫn phản biện là không hợp lý thì có nghĩa là tôi giải thích sai còn thuyết Ngũ Hành không hề sai
    Tôi giải thích tiếp nhé:
    Nguyên lý Ngũ hành Tương sinh giải thích là KIM sinh THỦY; THỦY sinh MỘC; MỘC sinh HỎA; HỎA sinh THỔ; THỔ sinh KIM. = NHÂN (Mộc) sinh LỄ (Hỏa), LỄ (Hỏa) sinh TÍN (Thổ), TÍN (Thổ) sinh NGHĨA (Kim), NGHĨA (Kim) sinh TRÍ (Thủy), TRÍ (Thủy) sinh NHÂN (Mộc) => Thuyết Ngũ Hành giải thích rằng sự sinh hoá của vạn vật (trong trường hợp này là ngũ nhân của người quân tử) tuân theo nguyên lý sinh và khắc. Sinh có nghĩa là nguyên lý tương sinh, là quan hệ tương tác giúp đỡ nhau để phát triển, quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau;
    Tuy nhiên sự sinh hoá của vạn vật (trong trường hợp này là ngũ nhân của người quân tử) còn tuân theo nguyên lý tương khắc có nghĩa là sự tương tác với nhau, áp chế lẫn nhau đối chọi hủy diệt lẫn nhau có tác dụng duy trì sự cân bằng;
    Nguyên lý của Ngũ hành tương khắc giải thích là KIM khắc MỘC; MỘC khắc THỔ; THỔ khắc THỦY; THỦY khắc HỎA; HỎA khắc KIM. = NGHĨA (Kim) khắc NHÂN (Mộc); NHÂN (Mộc) khắc TÍN (Thổ); TÍN (Thổ) khắc TRÍ (Thủy); TRÍ (Thủy) khắc LỄ (Hỏa); LỄ (Hỏa) khắc NGHĨA (Kim);
    Tôi dùng thuyết Ngũ Hành để diễn giải sự hình thành & phát triển các đức tính của người quân tử như vậy có được không các bác nhể:-?:-?:-?
    Last edited: 05/03/2016
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  9. AquariusW

    AquariusW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Đã được thích:
    14.526
    :D em hiểu cách bác sắp xếp ạ, có lí phết á :x
    Em lạm bàn như này, chữ Nhân là lòng nhân, ko phải chữ Nhân là con ng. Thứ nữa, em lăn tăn việc chữ Nhân sinh Lễ, em chưa hiểu nội hàm chữ Nhân là gì để sinh Lễ nếu hiểu chữ Nhân theo cách em hiểu. Em thích ý tưởng 'sinh' hơn ý tưởng 'khắc', vì nói đến khắc thì những chữ này có thể khắc nhau loạn xạ ạ :D
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  10. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    @AquariusW Vâng, tôi cũng đồng ý với bác là phải thống nhất về khái niệm và đi từ khái niệm rồi cùng luận giải thì mới có thể hiểu được: Nhân: tình thương (compassion), Nghĩa: hợp tình hợp lý (righteous), Lễ: qui tắc, nghi thức, kỷ luật tinh thần (self discipline), Trí: sáng suốt (wise), Tín: đáng tin (trust worthy) http://www.gdpt.net/tailieu/locuyen/nguthuong.htm ;
    Nguyên lý sinh/tương sinh, khắc/tương khắc theo tôi hiểu nguyên lý =principle means a law or fact of nature that explains how something works or why something happens; ==> Nguyên lý Ngũ hành Tương sinh, tương khắc giải thích sự sinh hoá của vạn vật (trong trường hợp này là ngũ nhân của người quân tử);
    Tôi tạm hiểu nôm nhanh theo nguyên lý sinh/tương sinh thế này nhé: KIM sinh THỦY; THỦY sinh MỘC; MỘC sinh HỎA; HỎA sinh THỔ; THỔ sinh KIM. = NHÂN (Mộc) sinh LỄ (Hỏa), LỄ (Hỏa) sinh TÍN (Thổ), TÍN (Thổ) sinh NGHĨA (Kim), NGHĨA (Kim) sinh TRÍ (Thủy), TRÍ (Thủy) sinh NHÂN (Mộc) = Người có đức tính Nhân thì sinh ra có đức tính có LỄ, có đức tính LỄ thì sinh ra có đức tính TÍN, có đức tính Tín thì sinh ra có đức tính NGHĨA, có đức tính Nghĩa thì sinh ra đức tính TRÍ, có đức tính TRÍ thì sinh ra có đức tính NHÂN;==> các bác xem giải thích như vậy thì có lý không ?:-?:-?:-?
    Các bác có hứng thú thì thử hiểu nôm nhanh theo nguyên lý khắc/tương khắc xem thế nào nhé :-?:-?:-?
    Binh Yen, FBV, Vuthanhnguyen2 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này