Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3060 người đang online, trong đó có 213 thành viên. 00:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 1275546 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.094
    tào lao vậy bác: mua cổ phiếu quỹ ko phải là 1 hình thức giảm vốn điều lệ.
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  2. XuanTocXanh

    XuanTocXanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/08/2015
    Đã được thích:
    22.376
    Không sao đâu bác Khoai ơi, ý kiến trái chiều là rất cần trên TTCK, miễn là chân thành.
    Các mã trên tôi thấy giống nhau là công ty không chết và thị giá đang thấp, mua cũng an toàn, có điều lợi nhuận thì...phải kiên nhẫn thôi.
  3. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Bác không đọc các phần ở trên à? Mua cổ phiếu quỹ rồi hủy số cổ phiếu quỹ đó đi là phương pháp đúng đắn để giảm VĐL đối với CTCP.

    Phần này bác xem lại trong Luật DN 2014 và Luật CK.

    Trong luật và nghị định có nói về tách, gộp cổ phiếu nhưng không có hướng dẫn cụ thể và cũng chưa có tiền lệ.
  4. khoailangxin

    khoailangxin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Đã được thích:
    6.228
    chính xác là mua rồi hủy niêm yết
    Songsanh, FBVVuthanhnguyen thích bài này.
  5. khoailangxin

    khoailangxin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Đã được thích:
    6.228
    Phương pháp của bác thực ra là chuyển đổi cp thường thành trái phiếu, nhưng nếu chỉ thực hiện trên 1 nhóm cổ đông đều dễ gây ra bất hòa lợi ích (hoặc bị hiểu nhầm như vậy). Còn nếu chào mua cp công khai và minh bạch thì lại quay trở lại giống PA mua cp quỹ...
    Songsanh, pndstockVuthanhnguyen thích bài này.
  6. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Việc chuyển cp thành trái phiếu sẽ có tác dụng tốt cho tất cả các cổ đông vì tất cả thông tin sẽ được công khai tại ĐHCĐ, giá mua thoả thuận cp cũng sẽ được ấn định (nếu có chênh lệch so với thị giá cũng là bù đắp thiệt hại cho cổ đông) và như vậy sẽ không làm biến động mạnh thị giá. Khi đó nếu nhà đầu tư nào có tiềm lực tc tốt có thể chấp nhận mua cp giá cao hơn trên sàn để chuyển thành trái phiếu thì cũng là bài toán đầu tư khá minh bạch. Nếu so với việc dn chào mua cp quĩ công khai nhưng lại không mua thoả thuận cho cổ đông thì sẽ rất lộn xộn và rủi ro sẽ là rất lớn cho cổ đông vì lúc đó sẽ có dòng vốn đầu cơ nhảy vào gom cp rồi bán thoả thuận cho dn.
    FBVpndstock thích bài này.
  7. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.306
    Đúng đấy !
    1/ Mua CP quỹ =>( Mục B vốn chủ sở hữu đã giảm . Nhưng chưa được chỉnh dòng Vốn đầu tư của chủ SH )
    2/ Đăng ký lại Vốn điều lệ => Được chấp nhận .
    3/ Hạch toán hũy số CP quỹ đã mua . ( Ghi giảm giá trị TK CP Quỹ và giảm vốn đầu tư chủ SH )
    phambaohuyen, pndstock, FBV1 người khác thích bài này.
  8. khoailangxin

    khoailangxin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Đã được thích:
    6.228
    Đúng là vậy bác. Ban QT có tâm thì PA nào cũng sẽ tốt cả...nhưng PA dễ gây bất lợi cho cổ đông thiểu số thường sẽ không được phép thực hiện
    pndstock, FBVGa_moi thích bài này.
  9. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Tôi thấy ở VN thì lại hay ngược lại, tức là phương án gây bất lợi cho cổ đông nhỏ thường sẽ được thực hiện. Đợi xem IJC sẽ chọn phương án thế nào.
    ong2015, pndstockFBV thích bài này.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.094

    - Theo luật DN: vốn điều lệ: là vốn mà các thành viên góp vào ban đầu, là vốn gốc để đăng ký kinh doanh( có thể là từ lúc thành lập ban đầu, hoặc sau 1 chu kỳ kinh doanh) , được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    - Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau và bằng tổng vốn điều lệ chia cho( / ) mệnh giá 1 phần, đối với các cty niêm yết bắt buộc mệnh giá là 10.000đ/phần mà ta gọi là cổ phần, 1 cổ phần là 10.000đ, đối với các cty cổ phần không niêm yết, pháp luật ko bắt buột mệnh giá trên 1 cổ phần, ví dụ mệnh giá có thể là 100.000, 1.000.000đ....v.v nhưng vẫn quy định tối thiểu là 10.000đ.

    "Điều 111. Vốn công ty cổ phần


    1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.


    2. Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.


    3. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.


    4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.


    5. Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:


    a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;


    b) Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này;


    c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật này."
    \
    "Điều 130. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty


    Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:


    1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;


    2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;


    3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty.


    Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo. Chào bán phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần được chào bán trong thời hạn nói trên.


    Điều 131. Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại


    1. Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.


    2. Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này được coi là cổ phần chưa bán theo quy định tại khoản 4 Điều 111 của Luật này. Công ty phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.


    3. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại phải được tiêu hủy ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu hủy hoặc chậm tiêu hủy cổ phiếu gây ra đối với công ty.


    4. Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại."
    --- Gộp bài viết, 08/03/2016, Bài cũ: 08/03/2016 ---
    Chúng ta cứ mãi ở đây bàn, chưa bàn tới đâu thì nó CE, cởi trần hết rồi, hài thật. Hihi
    --- Gộp bài viết, 08/03/2016 ---
    đúng, phải mua, huỷ niêm yết với cổ phiếu quỹ thì mới giảm vốn điều lệ.
    Ga_moiVuthanhnguyen thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này