Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7272 người đang online, trong đó có 949 thành viên. 09:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1270985 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Đoạn trên, các bác @vobo40, @Vuthanhnguyen , @GiaoThong , ... có bàn luận tới việc so sánh lợi nhuận đầu tư trên ttck với gửi tk ở nh, ... tôi xin có ý kiến thế này: Những người đã biết kênh đầu tư trên ttck rồi thì thường rất ít khi lựa chọn trở lại kênh gửi tk ở nh dù rằng hầu như tất cả đều thống nhất là ttck là nơi rủi ro cao hơn, nhà dt vất vả hơn rất nhiều. Bây giờ giả sử có 2 trường hợp gửi tk tại nh với ls 6%/năm và đầu tư trên ttck với cùng lợi suất là 6%/năm thì các bác sẽ lựa chọn thế nào?
    Trả lời câu hỏi này tôi tin là sẽ có nhiều ý kiến đưa ra khác nhau vì đk, hoàn cảnh và nguyện vọng của mỗi ndt là khác nhau, vì thế việc chúng ta so sánh là rất tương đối và chỉ có ý nghĩa để tham khảo. Tuy nhiên tôi xin được nói thêm về "lạm phát" hay "sự mất giá của đồng tiền": dù chỉ số trượt giá của vnd đã được công bố thường kỳ, nhưng tự chúng ta cũng cảm thấy được là chỉ số đó nó không hoàn toàn đúng. Về cơ bản khi xã hội đang trong giai đoạn pt thì sức mua của đồng tiền đều giảm qua từng năm vì thế nếu bạn giữ tiền thì thường là sẽ bị thua thiệt. Cách để chúng ta có hy vọng không bị thua thiệt vì sự mất giá của tiền tệ đó là chúng ta phải nắm giữ tài sản, những thứ giúp sinh lời theo tg. Mặt khác cùng với sự pt của xã hội, của khkt và cn thì còn một sự biến động nữa mà ít người để ý đó là biến động về nhu cầu và tham vọng của chính nhà đầu tư. Vì cái sự biến động này mà ai cũng thấy là chỉ cần chúng ta giữ tiền, hay giữ nguyên nhu cầu của bản thân thì thực chất ta đã đang bị thụt lùi so với tất cả rồi. Vì thế theo tôi nếu đã tham gia trên ttck, chúng ta phải đặt mục đích nắm giữ cp lâu dài mới là đúng.
    vobo40, oliveoil, Songsanh3 người khác thích bài này.
    FBV đã loan bài này
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.742
    Với tin này thì tài sản của bác sẽ x 3. Khỏi bàn.
    oliveoil, magyar, khoaita20095 người khác thích bài này.
  3. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    200.968
    Tôi ít khi muốn nói về một CP mình ko sở hữu .
    Gần đây , VGG lên sàn upcom , tạo một hiện tượng khá lạ.
    E là tương lai sẽ nhiều người hụt hẫng với cái thị giá của hôm nay .
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.742
  5. ga_vit

    ga_vit Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2014
    Đã được thích:
    6.979
    Songsanh, Binh Yen, Ga_moi3 người khác thích bài này.
  6. Thoidaimoi123

    Thoidaimoi123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/02/2015
    Đã được thích:
    10.360
    Dệt may nhiều con trên sàn chỉ số từ ngang tới hơn VGG, giá chưa tới 60% VGG............
    Vãi bọn lái...và cả nhiều ae đua lệnh hôm nay...................
    Last edited: 14/03/2016
    oliveoil, Songsanh, Binh Yen3 người khác thích bài này.
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.742
    Cái thằng cha này rỗi hơi, 1 ngàn đời này, Ngân hàng nào muh2 chả vậy.
    bây giờ chia ra 3 cái:
    1. lãi dự thu các khoản nợ xấu hoặc nợ xếp loại vào nợ xấu; bản chất nó là nợ xấu thì đã bán và trích lla65p dự phòng, 1 khi đã bán thì toàn bộ vốn đã chuyển sang ngoại bảng, cho nên toàn bộ lãi dự thu đương nhiên ko thu được và thoái thu. Nợ đã bán thì chỉ mong thu vốn và thoái thu, nếu khi thu được thì hạch toán vào thu nhập bất thường trong hđ tín dụng.
    2. lãi dự thu của các khoản vay trong hạn và đúng bản chất: câu chuyện này nó bình thường như cơm bữa,cácbac1 hình dung như là chuyện chúng ta bán hàng, xuất hoá đơn, ghi nhận doanh thu nhưng thực tế chưa thu tiền vì chưa đến kỳ thu lãi. Cái này nó rất bình thường.

    3. Cái loại nguy hiểm là: khoản vay có vấn đề, tuy nhiên hạch toán bình thường, dự thu bình thường nhưng thực tế là khoản vay này ko có khả năng trả nên khi đó nó chỉ là khoản vay lợi nhuận trên giấy. tuy nhiên, nhưng khoản vay mà để như vậy thì chỉ những khoản vay có vấn đề nào đấy mà ngay cả thanh tra cũng ko phát hiện ra. cái này thì trời biết, đất biết và ông chủ Ngân hàng cùng ông Thanh tra và chính cái ông vay vốn kia biết.

    câu chuyện thật sự rất bình thường và đời thường

    Notes: xin mở rộng thêm chút:

    Các khoản vay nào hạch toán thu vốn lãi hàng tháng, hàng quý thì câu chuyện này ko đáng sợ. Chỉ có những khoản vay nào hạch toán vốn lãi 1 cục cuối kỳ thì cái này mới đúng là nỗi lo!!!
    Về nguyên tắt, theo thông tư 01 và chuẩn mực kế toán nghiệp vụ kế toán tiền vay của NH thì: 1 khoản vay trong hạn thì sẽ có dự thu, nhưng 1 khi khoản qua quá hạn thì toàn bộ lãi dự thu sẽ hạch toán thoái thu lãi dư thu và đồng thời chuyển toàn bộ gốc lãi qua quá hạn. Đó là quy định. tuy nhiên, cái này thì tuỳ từng anh NH, chỉ có ông Kiểm toán và ông Thanh tra, cùng ông chủ, ban lãnh đạo chóp bu của NH biết chi tiết. Chấm hết, ngay cái ông viết bài kia thì cũng chi nghe và phong phanh!!! còn mức độ tới đâu thì chỉ có các thành phần như tôi nói và NHNN chịu khó biết thì sẽ biết. chấm hết
    ốn lãi hàng
    Last edited: 14/03/2016
    ong2015, phambaohuyen, Songsanh4 người khác thích bài này.
  8. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Bác hơi nóng tính:)). Theo tôi người viết bài cũng là dân trong nghề đó, họ có làm 1 báo cáo nhưng nói rõ là không được phép công bố công khai đó thôi.
    Về vấn đề thu, chi các khoản cho vay của ngân hàng thì bản chất thế này: trên lý thuyết các nh có thể quản lý theo các cách khác nhau, gồm có các phương án dự thu, dự chi; dự thu, thực chi; thực thu, dự chi và thực thu, thực chi. Cách phản ánh thực tế đúng nhất là cách thực thu, thực chi, có nghĩa là cái gì xảy ra trong thực tế thì mới ghi nhận. Tuy nhiên nếu quản lý theo cách này thì lại gây khó cho việc quản lý các dự án, món vay dài hạn và nếu không có phương pháp bổ trợ thì rất dễ hiểu sai các con số kế toán. Phương án quản lý an toàn nhất cho nh là thực thu và dự chi, có nghĩa là chỉ hạch toán vào doanh thu khi thu được tiền trong thực tế và các chi phí chắc chắn phát sinh trong tương lai sẽ được dự trù trước. Phương án này có nhược điểm là thường làm giảm lợi nhuận của nh, dẫn tới nhà nước lo bị thất thu thuế, cán bộ lãnh đạo nh thì sợ mất thành tích vì thế chỉ những nh tư nhân mới hay áp dụng cách này (nếu được phép). 2 phương án còn lại đều có liên quan tới dự thu thì ít nhiều gì cũng kém minh bạch và dễ tạo ra rủi ro cho ngân hàng.
    oliveoil, FBV, phambaohuyen2 người khác thích bài này.
  9. ga_vit

    ga_vit Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2014
    Đã được thích:
    6.979
    Bác Gà nói rất công bằng này
    Binh Yen, Vuthanhnguyen, FBV1 người khác thích bài này.
  10. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Tôi cũng đồng quan điểm với bác về việc giữ cổ phiếu lâu dài, tuy nhiên phải là cổ phiếu giúp sinh lời và trả cổ tức tiền đều đặn để tạo dòng tiền thụ động.

    Vấn đề là cổ phiếu được đảm bảo bằng giá trị doanh nghiệp là thứ không chắc chắn, vì vậy cần phương pháp quản lý sự không chắc chắn bằng cách phân tán bớt rủi ro.

    Nếu đã đầu tư lâu dài thì nên tránh các doanh nghiệp có tính chu kỳ để tránh bị lên xuống thất thường.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này