Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2335 người đang online, trong đó có 95 thành viên. 01:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1274947 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. phambaohuyen

    phambaohuyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    7.866
    bác chịu làm cái gì cho em? :))
    Binh Yen, khoaita2009, Songsanh3 người khác thích bài này.
  2. ga_vit

    ga_vit Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2014
    Đã được thích:
    6.979
    Em đang xin theo học cô giáo đấy, mà sợ cô không nhận nam sinh :D
    Binh Yen, khoaita2009, Songsanh2 người khác thích bài này.
  3. phambaohuyen

    phambaohuyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    7.866
    học võ mồm tớ nhận dạy ngay nhé :))
    Binh Yen, magyar, khoaita20094 người khác thích bài này.
  4. XuanTocXanh

    XuanTocXanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/08/2015
    Đã được thích:
    22.376
    Bác Ô mà kí duyệt thì cả làng có ăn em ợ!
    Binh Yen, khoaita2009, Songsanh3 người khác thích bài này.
  5. khoailangxin

    khoailangxin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Đã được thích:
    6.228
    Chịu thua cô, hàng ngon nào cũng có chứ còn chịu gì....thế cô cho tôi làm cái gì chịu?
    --- Gộp bài viết, 24/03/2016, Bài cũ: 24/03/2016 ---
    Đúng đấy, tt đợt này lên rất đều, lướt nhiều ko phải là hiệu quả nhất
  6. Songsanh

    Songsanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2015
    Đã được thích:
    17.770
    Chỉ có cụ hiểu tôi!!!
    Songsanh đã loan bài này
  7. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Cảm ơn bác. Tôi sẽ nói kỹ về 2 vấn đề bác đề cập theo góc nhìn của tôi.
    1. Về qui mô vốn:
    Do tôi là nhà đầu tư nhỏ, nên kinh nghiệm quản lý 1 lượng vốn lớn (vd trăm tỷ, ngàn tỷ) hầu như không có kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên không vì thế mà không bàn được một chút. Giả sử tôi phải quản lý hàng trăm tỷ, việc đầu tiên tôi sẽ phải nghĩ đến là xây dựng 1 danh mục với nhiều dạng tài sản khác nhau và sẽ dành cho cp một tỷ trọng hợp lý, chi tiết cụ thể việc này chắc bác rành hơn tôi nên tôi sẽ chỉ tập trung nói về qui mô vốn dành cho ttck.
    Với cách xây dựng và quản lý danh mục tôi nghĩ không có khó khăn gì để quản lý một lượng vốn lớn. Số cp và tỷ trọng của chúng trong danh mục sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố cụ thể.
    Thông thường khi bắt đầu xd 1 dmck sẽ có 2 dạng khác nhau: những nhà đầu tư nhỏ bắt đầu với vốn ít và mở rộng dần qui mô bằng lợi nhuận thu được hoặc bằng cách bổ sung vốn từ các nguồn khác khi có đk; ngược lại những người có nhiều tiền (BBs) sẽ đến với ttck bằng lượng vốn lớn ngay từ đầu. Tôi và đa số thuộc nhóm 1 nên chưa bao giờ thấy khổ sở vì mình có quá nhiều tiền để đến nỗi không biết phải mua mã nào. Tâm lý của những người đem lượng vốn khủng vào ttck thường là phải lưu ý tới vấn đề thanh khoản, do đó có nhiều dn rất tốt nhưng họ lại bị cản trở bởi vấn đề thanh khoản nên ngần ngại không tham gia, dẫn tới thường đổ tiền vào các mã vốn hóa lớn (hoặc thị giá cao chót vót, hoặc số lượng cp tính hàng trăm triệu trở lên). Theo tôi đây là một "sai lầm" của họ, tôi sẽ phân tích cái mà tôi cho là sai lầm ở phần bàn về thanh khoản.
    Tóm lại: với pp hiện nay tôi đang thực hiện, tôi không gặp bất cứ khó khăn nào với việc nhiều vốn, điều làm tôi hơi tiếc là qui mô vốn của mình còn quá nhỏ.
    2. Về vấn đề thanh khoản:
    Thông thường, vấn đề thanh khoản sẽ được quan tâm khi nhà đầu tư có nhu cầu mua hoặc bán cp. Những cp có thanh khoản yếu sẽ làm cho các ndt lo lắng: khi cần mua sẽ phải trả nhiều tiền hơn để mua được đủ số lượng cần thiết và nguy hiểm hơn là khi cần bán có thể sẽ không bán được kể cả khi đã chiết khấu giá đủ lớn. Đặc biệt với các BBs điều này càng được chú ý vì qui mô vốn của họ có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới biến động thị giá cp trong ngắn hạn. Tất cả điều này đều đúng, tuy nhiên thực tế ttck VN cho thấy có nhiều cp thanh khoản thường ngày rất tốt nhưng nhiều khi vẫn mất thanh khoản (vd HNG giảm sàn hơn 10 phiên, hàng triệu cp bán sàn không ai mua), chính vì thế chúng ta phải thấy là thanh khoản của một cp còn phụ thuộc vào chính tình hình sxkd của dn. Với cp của các dn hoạt động tốt, nhà đt có thể dùng thế chấp để vay vốn khi cần thiết chứ không nhất thiết phải bán đi cp trên ttck.
    Còn một yếu tố nữa khiến cho việc quan tâm tới thanh khoản của cp là rất khác nhau giữa các nhà đt, đó là phương thức tham gia ttck. Phần đại đa số các nhà đt khi đến với ttck đều chú trọng tiền mặt hơn cp. CP đối với họ chỉ là công cụ trung gian giúp họ tìm kiếm lợi nhuận, họ tính tổng giá trị ts dựa trên thị giá hàng ngày của cp, khi có tin tức có thể ảnh hưởng xấu tới dn (dù có thể còn rất xa) họ bằng mọi cách qui đổi cp về tiền mặt theo họ nghĩ là để tránh mất tiền nhiều hơn nữa, ... tất cả những động thái đó tạo nên sự "điên rồ" của ttck và hình thành lên quan điểm quá coi trọng thanh khoản của cp.
    Có một số rất ít các nhà đầu tư tiếp cận ttck theo hướng nhìn khác và do đó họ hành xử khác và nhìn nhận vấn đề thanh khoản cp cũng khác và tôi nghĩ tôi thuộc về số rất ít này. Sau đây tôi sẽ cố gắng nói rõ vấn đề để các bác tham khảo nhưng nếu bác nào có cười cái sự "ngờ nghệch" của những người như tôi thì cũng xin ném đá nhẹ tay 1 chút: tôi tham gia ttck với quan điểm trọng cp hơn tiền mặt và mục đích của tôi là nắm giữ cp lâu đến khi nào dn không còn làm ăn có lãi nữa thì thôi. Tôi không tính tổng ts theo thị giá cp hàng ngày mà theo dõi theo giá vốn được chiết khấu dần qua cổ tức hoặc qua gd ngắn hạn. Điều tôi quan tâm nhất đó là danh mục ck hiện tại của tôi sẽ mang lại cho tôi bao nhiêu tiền qua cổ tức, tư duy này giống như việc các bác gửi tk tại nh và biết trước được khi sổ đáo hạn sẽ thu được bao nhiêu lãi. Chính vì quan điểm như trên nên thanh khoản đối với tôi không quá quan trọng, nếu khó mua thì tôi mua dần ít một, nếu thị giá tăng quá giới hạn cho phép thì dừng lại, thỏa mãn với số lượng mình đang có. Khi cần tiền mà không muốn hoặc chưa bán cp thì tôi vay tiền đâu đó dùng tạm, khi bán được cp thì trả sau.
    Binh Yen, GiaoThongSongsanh đã loan bài này.
  8. ga_vit

    ga_vit Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2014
    Đã được thích:
    6.979
    Một bài viết tuyệt vời ạ.
    Lát nữa xong việc em sẽ tranh luận với bác về thanh khoản
    Binh Yen, FBV, khoaita20094 người khác thích bài này.
  9. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Tôi có mấy ý kiến:
    1. Đầu tư giá trị vào các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có thanh khoản rất thấp, cũng vẫn được một số quỹ thực hiện. Trong nhiều trường hợp họ thông qua CTCK hoặc cách thức gom như thế nào đó để mua được cổ phiếu mà trên sàn không thấy có giao dịch hoặc là giao dịch thỏa thuận. Vì vậy việc chúng ta vẫn cho rằng nếu mua với số lượng lớn làm ảnh hưởng tới giá trên sàn thì cũng không hẳn. Các quỹ khi cần bán đúng là có thể làm ảnh hưởng tới thị giá nếu bán thông qua khớp lệnh trên sàn, việc này đã xảy ra nhiều rồi và nhiều khi chúng ta cũng không biết lý do tại sao họ lại bán và đôi khi bán bằng bất cứ giá nào.
    2. Quan điểm của quỹ là nếu tham gia vào ban quản trị của doanh nghiệp là tốt nhất, để họ có thể nắm được thông tin và có thể có các tác động tới doanh nghiệp. Vấn đề này thì lại ngược với phần lớn NĐT (qua việc khảo sát sơ bộ) vì mọi người (NĐT cá nhân) nói chung không muốn lộ diện, không muốn phải khai báo khi mua bán và cũng không thấy có nhu cầu tham gia sâu vào doanh nghiệp.
    3. Với cá nhân tôi, vì có thể đầu tư vào các loại cổ phiếu khác nhau theo các giai đoạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) nên sẽ trộn lẫn giữa NAV và cổ tức. Với hàng dài hạn thì sẽ quan tâm chủ yếu tới cổ tức như đã chia sẻ trước đây về việc quản lý danh mục và quản trị rủi ro. Hàng trung hạn và hàng ngắn hạn có thể quan tâm nhiều hơn tới lợi nhuận từ giá (cùng với cổ tức nhận được và lướt lát để giảm giá vốn nếu được). Nói chung sẽ là bài toán lấy ngắn nuôi dài để làm tăng vốn thông qua lợi nhuận từ giá và mua thêm mã dài hạn để tăng tài sản bằng lượng vốn đó. Phương pháp này có thể không hoàn toàn thanh thản như bác Gà, nhưng nó sẽ phù hợp với nhiều NĐT và cũng có thể giúp nhanh chóng tăng được lượng tài sản hơn thông qua việc tăng vốn (lợi nhuận từ đầu cơ trên cổ phiếu giá trị).
    Binh Yen, FBV, magyar7 người khác thích bài này.
  10. Songsanh

    Songsanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2015
    Đã được thích:
    17.770
    Cảm ơn bác nhìu, thật sự em thì chưa có kỹ thuật, phương pháp cũng như chọn thời điểm tối ưu, Nhưng em nghĩ em phải đi theo con đường này. Đôi khi nhìn vào bảng điện tử làm em Hỷ nộ ái ố. Em sẽ cố gắng ôm giữ các mục tiêu đã lựa chọn.!!! Và mong phương pháp này làm básic cho mình.!!!
    Binh Yen, FBV, khoaita20093 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này