Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2529 người đang online, trong đó có 40 thành viên. 04:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1274807 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    202.921
    Rất hay !

    Tôi không tham vọng sẽ nói một cách toàn diện . Chỉ muốn nói thêm một góc của vấn đề về thanh khoản .
    Tôi cũng thuộc "số ít người" như anh Gamoi trong vấn đề tính thanh khoản của 1 CP . Tất nhiên , phần lớn là vì lượng vốn dành cho TTCK của mình không quá lớn , và danh mục không dưới 5 mã .

    Tuy nhiên, Điều tôi muốn nói thêm để giải thích tại sao tôi không ngại lắm về một CP thiếu thanh khoản? Ấy là :
    - Tính thanh khoản của một CP thường có sự thay đổi rất lớn trong một khoảng thời gian nào đấy .
    Nhiều NĐT theo dõi một tháng ròng rã, thấy CP A chỉ khớp lệnh b/q 10k / phiên , rồi đâm ra e ngại khi dự tính sẽ đầu tư 100k đ/v CP ấy . Nhưng trên thực tế , do tin vào mệnh đề vừa nói ở trên, Tôi đã từng gom từng ít một cho đến mức 200k một CP mà thanh khoản của nó chỉ ở mức 5-10k/phiên . Nhưng rốt cuộc, tôi vẫn chốt được một cách quyết liệt trong vòng 2 phiên là hết 200k ấy .

    - "Thị giá oan" và P/E thấp thường xảy ra đối với những CP thanh khoản thấp trong một thời gian dài . Đây lại là một trong những thuộc tính đặc thù của cái gọi là " CP chờ gió Đông " mà @magyar đề cập .
    Binh Yen, cp2011, pndstock9 người khác thích bài này.
  2. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Việc mua lượng cp đủ lớn để có thể tác động hỗ trợ tới dn đòi hỏi nhiều yếu tố mà các nhà đt cá nhân thường không đáp ứng được nên tôi không muốn đề cập tới. Khi qui mô vốn đủ lớn, nhà đầu tư cá nhân có thể thực hiện cả theo hướng này nhưng sẽ bị bó hẹp trong phạm vi kiến thức cá nhân trong 1 số lĩnh vực nào đó. Mặt khác khi tham dự sâu vào công tác quản trị và điều hành dn, nhà đt sẽ mất nhiều tg hơn, đó có thể lại không phù hợp mục đích và vượt quá khả năng của nhà đt.
    Riêng về việc thực hiện đồng thời nhiều pp đầu tư khác nhau thì hầu hết ai có đk về tg đều ít nhiều thực hiện. Tuy nhiên bên cạnh việc trở nên kém thanh thản hơn như bác đã nêu, còn có nhiều điều rủi ro khác và không nên khuyến khích cho những nhà đt ít k/n thực hiện. Những rủi ro ta có thể kể được ra như: ảnh hưởng tâm lý dẫn tới không duy trì được kỷ luật và sự kiên nhẫn cần thiết của pp đầu tư dài hạn, việc tính tổng ts theo thị giá cũng là một nguyên nhân khiến nhà đt mất phương hướng không an tâm nắm giữ khoản đầu tư của mình, khi thị giá tăng thì muốn bán thu lãi nhanh, khi thị giá giảm mạnh lại nhăm nhe cắt lỗ, dù rằng nhiều khi hoạt động sxkd của dn không có biến động lớn. Mặt khác việc lướt lát trên chính những cp trong dm cũng tiềm ẩn rủi ro tùy thuộc cách thực hiện gd ngắn hạn của nhà đt. Thực tế rất ít người rạch ròi được 2 phương pháp cả trên tư duy lý thuyết và thực hành.
    Binh Yen, pndstock, FBV8 người khác thích bài này.
  3. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Vâng tôi đồng ý với bác khi nói ngắn gọn về sự thay đổi của thanh khoản bằng cách ghép với yếu tố thời gian. Nếu pt kỹ hơn chúng ta có thể tách thành các yếu tố như tình hình sxkd thực tế của dn, sự biến động lên xuống của thị giá, các yếu tố vĩ mô như nhu cầu về sp của dn, sự pt của khkt và cn, thậm chí đến yếu tố rất vu vơ như sự thoái vốn hoặc đầu tư của một hay một nhóm nhà đầu tư lớn, hoặc game thâu tóm thương hiệu, ...
    Binh Yen, FBV, Songsanh4 người khác thích bài này.
  4. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Cách đây đúng 20 ngày, tôi có đề cập tới mã TNB, phần lớn các bác đều nói là thanh khoản thấp nên không quan tâm. Nhưng tới mấy ngày hôm nay khi thanh khoản tăng, cầu cao với lượng dư mua lớn (70-80K) và cổ phiếu tăng trần vài phiên, thì ngay cả các chuyên gia lướt sóng cũng quan tâm vì tín hiệu vol+giá đã xuất hiện.

    Vì vậy chuyện thanh khoản của cổ phiếu không phải là vấn đề quá quan trọng với nhà đầu tư nhỏ.

    Một ví dụ khác:

    Tôi và bác @figo12345678 có đầu tư dài hạn vào mã VE3 để ăn cổ tức, mã này có những giai đoạn gần như không có thanh khoản vì người mua cò kè từng line, người bán cũng chẳng có nhu cầu bán. Có một bác cũng nắm mã này một thời gian khá lâu sốt ruột muốn chuyển sang mã khác và phàn nàn trên F là thanh khoản khó qua sợ không bán được. Thế mà mấy chục K của bác ấy vừa đặt bán với giá hợp lý (đương nhiên chỉ cần giảm một vài line, không phải bán sàn) là có người đã vợt hết.

    Ngày hôm nay VE3 cũng chỉ có thanh khoản 1600 cổ (tôi mua 500 cổ, hihi) nhưng nếu xem kỹ thì lượng đặt mua giá 14 là 25K cổ (các hôm trước cũng khoảng 30K). Cho nên bác nào có khoảng 50K mã này chắc bán một lúc là xong. Nên nhớ là VE3 chỉ có 1,3 triệu cổ, nên mua 65K cổ là thành cổ đông lớn rồi.

    Trong mỗi nhà đầu tư là một nhà đầu cơ và ngược lại (ngày xưa có tiểu thuyết "một nửa đàn ông là đàn bà"). Tư duy con người phức tạp nên không thể 100% rạch ròi được đâu bác. Nếu không thì đã không có món tài chính hành vi.
    Binh Yen, pndstock, Songsanh6 người khác thích bài này.
  5. ga_vit

    ga_vit Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2014
    Đã được thích:
    6.979
    Em xin có mấy ý kiến về vấn đề thanh khoản ạ.
    Đầu tiên, chúng ta cần phải thống nhất là trước sau gì ta cũng sẽ quy cổ phiếu ra tiền, vấn đề chỉ là thời gian thôi. Vì sao vậy?
    Có những câu chuyện về nhà đầu tư ở Mĩ, mua vài ngàn $ cổ phiếu và bỏ quên mất, sau này đột nhiên trở thành triệu phú $, nhưng ở ta thì khác hẳn. Chắc hẳn mọi người đều nghe qua một trong những lí do NĐT ngoại cân nhắc khi đầu tư vào VN đó là "Rủi ro pháp lí". Có thể giai đoạn này luật đang tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngành này, nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó thì luật thay đổi và doanh nghiệp đột ngột mất đi lợi thế, làm cổ phiếu lao dốc theo. Hoặc có sự thay đổi trong ban lãnh đạo, thay đổi về chính trị (người chống lưng đấy ạ) hoặc thay đổi về quyết sách cũng mang lại những rủi ro lớn cho NĐT. Nếu xem lại cách đây vài năm ta thấy không ít bài học về công ty phát triển tốt, lãnh đạo có tài... nhưng ai nắm giữ lâu dài đều thua lỗ nặng nề như SAM, HAG, ITA... đều là những Bluechip một thời.
    Đến nay, ngoài VNM thì chưa có một công ty nào có thể đạt được sự tăng trưởng tốt về tài sản cho NĐT, kể cả cổ phiếu mà em cũng cho là tốt và có lãnh đạo tài năng như REE cũng không đạt. Tóm lại là trước sau gì, ta cũng sẽ hiện thực hóa biến cp thành tiền, chứ không thể mơ đến ngày để lại cổ phiếu cho con cháu được vì mọi thứ ở ta thay đổi rất nhanh (kể cả đạo đức và tài năng của ban lãnh đạo :D)

    Quay trở lại vấn đề thanh khoản, ta cũng phải cùng công nhận với nhau là thanh khoản là yếu tố cực kì quan trọng, thanh khoản mạnh quá sẽ làm cp ta nắm giữ trở nên có tính thị trường cao cũng không tốt, nhưng thanh khoản quá thấp thì sẽ lại càng cực kì không tốt. Với quan điểm của bác Gà là ta chỉ quan tâm đến mức "giá vốn được chiết khấu dần qua cổ tức hoặc qua gd ngắn hạn" thì có vẻ chưa ổn ở chỗ: Cổ tức + Mức tăng thị giá mang lại phải ít nhất lớn hơn mức thu được khi ta gửi tiết kiệm thì mới được. Trong khi đó, việc trả cổ tức đều đặn qua hàng năm thì không phải là không có rủi ro. Chúng ta là NĐT nhỏ nên không thể so sánh với các quỹ ở điểm này vì họ sẽ tham gia trực tiếp hoặc chí ít là có khả năng tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Với cổ phiếu thanh khoản quá thấp, việc tăng giá mà không có đội lái, chỉ dựa theo cung cầu thì em nghĩ rất khó để tăng, và khi giảm thì cũng rất khó để thu tiền về hoặc giảm giá vốn qua giao dịch ngắn hạn.
    Không phải bỗng dưng mà trong TA, yếu tố khối lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu để xét về xu hướng giá cổ phiếu, kể cả trong ngắn và dài hạn. Cho nên, nếu ta đang giữ cổ phiếu thanh khoản quá thấp thì ta sẽ không hòa nhịp được với thị trường, và nhà đầu tư coi như tin tưởng gửi tiền cho doanh nghiệp làm ăn và trả lãi. Nhưng điều này thì em đã nói ở phần trên, trừ trường hợp ta có tham gia hoặc tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thôi, chứ đặt niềm tin trong môi trường hoạt động của các doanh nghiệp như hiện nay thì e rằng còn nhiều rủi ro ạ
    Binh Yen, cp2011, FBV6 người khác thích bài này.
  6. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    "Niềm tin" trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử hiện tại có vẻ như thường phải được đặt nằm giữa phương án A và phương án B thì phải:-?:-?:-?
    Binh Yen, FBV, Songsanh1 người khác thích bài này.
  7. ga_vit

    ga_vit Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2014
    Đã được thích:
    6.979
    Cho nên lại phải quay trở lại vấn đề chọn doanh nghiệp phải không ạ, hic. Nói mãi thì cũng lại quay lại nghệ thuật chọn mã cp. Cty tốt, có lãnh đạo có tâm, trình độ... thì rồi sẽ có lúc thanh khoản cao lên do nhiều người chú ý. Chọn được mã cp tốt thì dù chiến thuật gì cũng thắng, lướt sóng, nắm giữ hay gì cũng ăn :(
  8. phambaohuyen

    phambaohuyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    7.866
    chọn tốt như cụ Thông cầm TNB mãi rồi bán 8.5 cũng khổ ;)) hí hí
    Binh Yen, Songsanh, coLnauX3 người khác thích bài này.
  9. ga_vit

    ga_vit Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2014
    Đã được thích:
    6.979
    Kiki, thế có khổ đau như ôm cp bị lỗ không nhỉ, bị lõm nhiều nên tớ hiểu cảm xúc lém
  10. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Nếu bác @ga_vit mà để cái máu "chọn cổ phiếu" này nó ngấm vào cuộc sống thì có vẻ như chẳng dễ dàng gì cho getting married nhể...=))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này