Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4844 người đang online, trong đó có 638 thành viên. 21:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1276442 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Nên chờ xem giá dầu thế nào đã bác, khi P đang hút dòng tiền thì B chưa tăng ngay được đâu. Mình đang nhằm hai mã đã báo cáo các bác hôm qua, còn B và P thì chờ đợi.
    Binh Yen, anhmauhic, Ga_moi4 người khác thích bài này.
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.405
    Hợp lý nhỉ, hihi, thanks bác
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.405
    Lãi suất huy động USD về 0%, tiền gửi ra nước ngoài tăng đột biến tới 7,3 tỷ USD
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    Người Việt gửi tiền ra nước ngoài nhiều hơn
    TIN MỚI

    Đang có dấu hiệu mất cân bằng trên thị trường ngoại tệ khi mà tiền gửi ra nước ngoài lên tới hàng tỷ USD thì các ngân hàng Việt Nam vẫn phải đi vay hàng tỷ USD để đáp ứng nhu cầu trong nước.
    Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I/2016 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố chiều ngày 12/4.

    TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR chỉ ra số liệu thống kê đến Quý 3/2015 cho rằng cán cân thanh toán đã có những diễn biến bất thường sau sự kiện Trung Quốc phá giá đồng CNY trong tháng 8. Theo đó, cán cân tổng thể chuyển từ trạng thái cân bằng sang thâm hụt lớn 6,6 tỷ USD trong Quý 3/2015, chủ yếu do cán cân tài chính đổi chiều.

    Trong khi dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài không có sự biến động đáng kể vốn là nhân tố chính trong cán cân tài chính không có nhiều sự thay đổi, thì một nhân tố mới xuất hiện là dòng vốn đầu tư khác, mà cấu phần chủ yếu là tiền gửi ở nước ngoài, vốn không đáng kể ở những giai đoạn trước, lại gia tăng đột biến lên mức 7,3 tỷ USD.

    "Đây là diễn biến bất thường cần phải tiếp tục theo dõi xu hướng, giải thích và dự báo xu hướng chặt chẽ. Cũng cần lưu ý là trong cùng giai đoạn trên, trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng thương mại không có sự biến động quá lớn. Theo giả thuyết của chúng tôi, diễn biến bất thường này, một phần, có thể xem như tình trạng “bẫy thanh khoản” với ngoại tệ của hệ thống ngân hàng" - TS. Nguyễn Đức Thành lo ngại.

    Thông tin thêm về vấn đề này, TS. Phạm Văn Đại, chuyên gia nghiên cứu của VEPR cho biết số tiền gửi ra nước ngoài từ các ngân hàng, người cá nhân là số liệu tính đến quý III/2015. Đây là diễn biến mới khi mà trước đây ngân hàng Việt Nam chỉ nhận tiền gửi và ít có trường hợp mang tiền gửi ra nước ngoài. Do đó, xu hướng mang tiền gửi ra nước ngoài có tiếp tục nữa hay không, cần được theo dõi thêm.

    Bên cạnh yếu tố trên, một trong những vấn đề "day dứt và đau đớn nhất" theo chuyên gia của VEPR, đó là tình trạng thâm hụt ngân sách và không có khả năng cải thiện. Hiện mức thâm hụt lên tới 6,3% trong năm 2015, là mức cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.

    Mặc dù các nguồn thu ngắn hạn đang được đẩy mạnh thu để bù đắp thiếu hụt ngân sách do các nguồn thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu suy giảm. Thế nhưng, xu hướng tăng chi tiêu ngân sách vẫn không có dấu hiệu dừng lại. VEPR đưa ra cảnh báo rằng nếu hăng hái thu quá thì DN mất hết động lực nên cần phải kiểm soát chặt chẽ chi thường xuyên.

    Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I/2016 cũng chỉ ra, tăng trưởng quý I/2016 đạt 5,46%, thấp hơn cùng kỳ năm trước là đáng lo ngại. Không chỉ giảm ở lĩnh vực nông nghiệp, mà công nghiệp cũng có rất nhiều vấn đề khi mà chỉ số PMI cũng chỉ ở mức 50 điểm.

    Vấn đề được các chuyên gia của VEPR chỉ ra: Liệu tăng trưởng kinh tế như số liệu mà Tổng cục Thống kê công bố, có thực hay không? Theo nghiên cứu của cơ quan này, tăng trưởng kinh tế thực tế đang giảm xuống, khi mà đóng góp của chỉ số vận tải đường sắt, điện thương phẩm đi xuống.

    Cũng theo VEPR, lạm phát đang có nguy cơ quay trở lại bởi giá năng lượng đã xuống đáy nhưng đang ở khunh hướng đi lên. Giá lương thực cũng có xu hướng tăng do hạn hán, độ trễ chính sách tiền tệ cũng như điều chỉnh giá y tế và giáo dục tăng sẽ làm lạm phát quay trở lại.

    "Dư địa cho tăng lên 4 - 5% song lạm phát tăng 3% đã là vấn đề rồi. Vì lạm phát tăng thì lãi suất tăng, trong khi cả năm ngoái tăng trưởng tín dụng tương đối mạnh vào bất động sản, thì khi lạm phát nhích trở lại, điều chỉnh tiền tệ, sẽ gây ra hệ quả xấu" - ông Thành nhận định.

    Đồng thời, VEPR cũng cho rằng, trong năm nay thâm hụt ngân sách sẽ không đạt được mục tiêu. Do đó, cơ quan nghiên cứu này khuyến cáo rằng Chính phủ mới không nên quá dồn trọng tâm, đẩy tăng trưởng kinh tế lên cao, vì có thể gây rủi ro nền kinh tế. Việc điều chỉnh lãi suất chắc chắn sẽ diễn ra nên cần phải có những cảnh báo để doanh nghiệp có sự chuẩn bị, tránh vay vốn nhiều và gặp phải rủi ro.

    Đặt chỉ tiêu tăng GDP bình quân đầu người lên 3.200 - 3.500 USD
    An Ngọc

    Theo Trí thức trẻ
  4. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Dòng tiền bao giờ cũng rất thông minh!
    Nhà cái đạp BID ghê quá, có 10K tỷ có thế chấp của HAG mà định đưa BID về 10 ư?
    Binh Yen, anhmauhic, Ga_moi4 người khác thích bài này.
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.405
    Vốn dĩ BID trước đây giá 10 muh2 bác, hihi lúc đó CTG đã từng có giá 18-20 rồi
    Binh Yen, anhmauhic, Ga_moi3 người khác thích bài này.
  6. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Mình vừa đỡ nó chút, đánh chó cũng nên nể mặt chủ tý chứ...he he he.
    Binh Yen, anhmauhic, Ga_moi4 người khác thích bài này.
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.405
    Hihi, nói vậy chứ ko tệ lắm đâu.
    Binh Yen, anhmauhic, Ga_moi3 người khác thích bài này.
  8. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    HAG mà chết thì cả hệ thống Banks khốn đốn, chứ đâu riêng gì BID, cho nên nó phải sống, dù là sống thực vật, cái này gọi là "Too Big To Fall " ...he he he.
    Binh Yen, anhmauhic, Ga_moi4 người khác thích bài này.
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.405
    Đơn giản là vậy, nhưng đó ko là lý do, mà lý do thực nó nằm ở chổ: con bò này chết thì cũng chả ai xẻo được miếng thịt nào, tất cả đều ko có lợi. Rõ ràng từ lúc Credit Issue rút đến nay, người ta dự được nhiều tình hình và đi trước hàng mấy cây số so với bà con vịt ngang
    Binh Yen, anhmauhic, Ga_moi4 người khác thích bài này.
  10. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Vấn đề là ở chỗ HAG không có khả năng làm ra tiền để trả lãi và nợ gốc, BID vừa hứa thu xếp tài chính cho HAG ở Mianmar thì lập tức mở chi nhánh ở đó, như vậy là BID ăn tạm miếng thịt ngon nhất rồi...he he he. Các BBs đánh BID xuống nữa là mình sẽ gom để dành...he he he.
    Binh Yen, anhmauhic, Ga_moi2 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này