Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4204 người đang online, trong đó có 484 thành viên. 23:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1276446 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. Songsanh

    Songsanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2015
    Đã được thích:
    17.770
    Qua đó mới thấy bọn Tây nó có công cụ kiểm soát rủi ro và cũng như phương thức tính toán bảo đảm hơn nhiều.
    Nói trắng 1 câu - Vốn CSH có 8000 tỏi mà vay hơn gấp 4 lần thì khác gì mua oto và nhà trả góp mà lại ko có cv hay thu nhập ổn định ( nói thu nhập ổn định do tình hình doanh thu, lợi nhuận, TT biến động quá xấu, rủi ro cao)
    Binh Yen, oliveoil, anhmauhic6 người khác thích bài này.
    Songsanh đã loan bài này
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.417
    bác quả thật chính trực, nói như bác thật thà, đơn giản, dễ hiểu.
    http://*********.vn/2016/04/tang-truong-kinh-te-can-phai-on-dinh-lai-suat-761-468378.htm
    Last edited: 13/04/2016
  3. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Cái này chả cần Tây mà khối Ta cũng nhìn thấy, chẳng qua bị ảo giác vì HAG và đâm lao thì phải theo lao thôi! Tây đang bán VIC với khối lượng cực lớn, liệu họ nhìn thấy gì nhỉ?
    Binh Yen, anhmauhic, Songsanh5 người khác thích bài này.
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.417
    bác nói ko chừng hôm nay tôi đưa BID vào danh mục rùa của tôi cũng ko chừng ấy ạ, khi mà giá của nó.... có thể..... xxx được
    --- Gộp bài viết, 13/04/2016, Bài cũ: 13/04/2016 ---
    Họ nhìn thấy nhiều thứ, cái thứ ảo nhất là cái giá nhà tr6en trời mà VIC đưa ra rao bán.... hihi
    ong2015, Binh Yen, anhmauhic4 người khác thích bài này.
  5. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    BID cũng như FLC theo đánh giá riêng của mình, toàn là hàng chiến năm 2016 cả, không phải rùa đâu bác...he he he.
    ong2015, Binh Yen, anhmauhic6 người khác thích bài này.
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.417
    Tôi lại xếp nó vào dạng rùa mới hay, hihi
    Binh Yen, anhmauhic, Songsanh3 người khác thích bài này.
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.417
    Thay đổi cách tính, dân lại lo "chết tiền điện"
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    GS. Trần Đình Long

    Phó Chủ Tịch Hội Điện lực Việt Nam
    Cùng tác giả

    Xem tiếp »
    Mùa hè đến, người dân đang lo tiền điện chi trả tăng vọt, nhất là lại có thông tin thay đổi cách tính giá điện...
    Ngoài điều chỉnh theo sự thay đổi của giá nhiên liệu, tỉ giá hối đoái, cơ cấu sản lượng điện phát; giảm dần tiến tới bỏ bù chéo giữa các nhóm khách hàng, giữa các miền; biểu giá bán điện tới đây sẽ được nghiên cứu thực hiện theo mùa và vùng.

    Đây là nội dung đặc biệt đáng chú ý được nêu tại Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia vừa được Chính phủ phê duyệt.

    Tính giá điện sát thực tế…

    Ông Trần Viết Ngãi-Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nói: “Việc tính toán giá điện theo mùa: Mùa hè khác, mùa đông khác, mùa mưa khác đã được đề cập từ lâu nhưng giờ mới được đưa vào quy hoạch để nghiên cứu thực hiện. Giá điện tính khác nhau như thế nào phụ thuộc lớn vào lượng điện năng tiêu hao, đặc biệt là mật độ sử dụng điện. Ví dụ miền Nam sử dụng nhiều điện thì giá phải khác với miền Bắc dùng ít hơn. Mùa hè người dân sử dụng điện nhiều hơn mùa đông cũng phải tính giá điện khác…”.

    Phó chủ tịch Hội điện lực Việt Nam, GS. Viện sĩ Trần Đình Long cũng nêu thực tế: Giá thành điện chịu ảnh hưởng lớn ở nguồn điện phát. Nguồn điện phát lại phụ thuộc nhiều vào mùa vụ. Vào mùa mưa, nhiều nước thủy điện chiếm phần lớn trong cơ cấu điện phát, giá điện có thể thấp. Mùa kiệt (mùa khô) ngành điện phải chạy điện than, khí, dầu nhiều giá thành điện sẽ cao hơn. Do vậy tính giá bán điện theo mùa vụ là tính sát với thực tế.

    Tuy nhiên, có một nguyên nhân nữa để giá bán điện được tính theo mùa vụ, theo các chuyên gia trong ngành điện, đó là cơ cấu điện phát của chúng ta đang ngày một có sự thay đổi đáng lo ngại. Nguồn thủy điện giá rẻ đang chiếm ngày càng ít trong cơ cấu nguồn, thay vào đó, điện chạy than, dầu và khí tăng lên. Ngay điện mua của Trung Quốc cũng có giá khác xa và tăng dần lên theo thời gian.

    Ông Trần Viết Ngãi cho biết, thực chất ngành điện chỉ đang lãi khá ở thủy điện còn điện than và khí lãi rất ít; điện dầu đang lỗ hoàn toàn. Chưa kể, các nguồn tài nguyên cho điện sẽ cạn kiệt dần, phải nhập khẩu, giá thành sẽ bị đội lên. “Điện than ta đã khai thác gần như tối đa, nhà máy lại chủ yếu sử dụng công nghệ Trung Quốc; điện khí khó khăn về nguyên liệu; điện dầu lỗ. Tất cả đang là những thực tế không hay cho ngành điện”-một chuyên gia khác trong ngành điện phân tích.

    Báo cáo của EVN cũng cho biết, tập đoàn này đã phải liên tục điều chỉnh cơ cấu sản lượng các loại nguồn điện, trong đó điện giá rẻ chiếm tỷ lệ ít dần đi. Cụ thể nhất, mùa khô năm 2016, thủy điện được EVN dự kiến chỉ còn chiếm tỷ lệ 29,14% cơ cấu nguồn toàn hệ thống (trước khoảng trên dưới 40%). Nhiệt điện than chiếm 40,84% cơ cấu nguồn toàn hệ thống. Nhiệt điện khí chiếm 27,71% cơ cấu nguồn toàn hệ thống; còn lại là mua điện từ Trung Quốc và từ các nguồn khác. Từ cuối năm ngoái, EVN đã phải tính và thực hiện phương án chạy dầu khi sản lượng điện tiêu thụ tăng cao.

    Các chuyên gia cho rằng, nếu không tính đến phương án giá bán điện theo mùa vụ, vùng miền, EVN với bộ máy hoạt động được cho còn cồng kềnh và chưa hiệu quả sẽ chỉ có “lỗ” và “thiệt”, trong khi không thể cứ tăng giá điện một năm mấy lần với lý do bù đắp các chi phí.

    “Đừng trăm dâu đổ đầu dân”

    Cho đến nay, chưa có phương án biểu giá bán điện mới nào được công bố áp dụng. Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN trước đó khẳng định: 6 tháng đầu năm 2016, EVN sẽ không kiến nghị tăng giá điện nhưng ông cũng lưu ý, tăng trưởng tiêu thụ điện đang ở mức 12 - 13%/năm nên áp lực đầu tư cho ngành điện rất lớn và sẽ tạo sức ép tăng giá điện cũng rất lớn.

    Nguyên tắc là biểu giá điện sẽ được kiểm toán hàng năm, nếu lỗ do EVN mua điện giá cao, chi phí sản xuất điện tăng cao mà tài chính không cân đối được thì EVN mới báo cáo điều chỉnh giá điện. 4 yếu tố tác động đến giá điện gồm cơ cấu nguồn điện huy động, giá nhiên liệu, chi phí mua điện, tỉ giá. Nếu tất cả bốn yếu tố này tăng trên 7% thì mới xem xét tăng giá điện và thời gian xem xét là 6 tháng.

    Dù vậy, với động thái giá điện có thể tính theo mùa vụ, người dân bắt đầu lo ngại, cứ mùa hè họ phải sử dụng rất nhiều điện. Giá điện mùa hè áp cao hơn giá điện mùa đông thì các hóa đơn điện sẽ còn tăng khủng tới mức nào?! Với lý do điều tiết giá điện hợp lý theo nguồn phát, yếu tố tiêu thụ, “nhà đèn” sẽ dùng giá điện cao để không chế bớt nhu cầu tiêu dùng của dân một cách hợp lý nhất cho mình.

    GS Trần Đình Long đồng tình, lo ngại của người dân là có cơ sở. Ông cho rằng, phải cân nhắc để có giá điện, nếu có tính theo mùa vụ cũng hợp lý, cân bằng lợi ích giữa EVN và người dân chứ không thể “trăm dâu đổ đầu dân”. EVN cần có lãi chấp nhận được và người dân cũng có “đủ sức” chi trả tiền điện. “Tôi biết cân bằng lợi ích giá điện cho các bên là rất khó. Nó phụ thuộc vào chính sách quản lý vĩ mô của Chính phủ và các bộ ngành tham mưu cho Chính phủ. Giá điện phát chiếm tới 60-70% giá thành điện người tiêu dùng phải chi trả, điện phát lại phụ thuộc thời vụ, thời điểm tiêu dùng trong năm, do đó, tính giá để dân “chịu được” là việc hoàn toàn có thể làm được”-ông Long nói.

    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Tính qua tính lại thì cuối cùng dường như cũng chỉ đảm bảo nguồn thu của EVN, phương án giá bán điện nào nào thì người có lợi vẫn là EVN-không lỗ. Nếu đưa các phương án biểu giá điện ra cho mọi người xây dựng mà kết quả cuối cùng chỉ có lợi nhiều cho EVN thì không sòng phẳng. Tôi cho rằng, khi quyết để ban hành biểu giá điện cuối cùng, Chính phủ và bộ ngành chức năng sẽ quyết theo hướng tránh tác động lớn đến nền kinh tế và tâm lý xã hội, giảm bớt thua thiệt cho người dân sử dụng điện.
    --- Gộp bài viết, 13/04/2016, Bài cũ: 13/04/2016 ---
    Theo báo cáo tài chính thì ko. nhưng các cty con cháu chít chắc của nó có vay ko thì khó biết.

    Hiện những Ngân hàng cho HAG vay nhiều nhất là BID,EIB, AGR, Á châu, ( STB cũng có dính đến thì phải),
    theo anh tìm hiểu thì CTG không ưa khẩu vị của HAG thì phải...
    Binh Yen, anhmauhic, Songsanh4 người khác thích bài này.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.417
    Các bác nào rành thì giải thích giúp, tôi cứ thắc mắt cái câu chuyện giá điện, đúng là giá điện thành "giá điên" thì phải.
    Trong cơ câu giá điện, mắt mớ gì phải chịu tác động của tỷ giá tính cho giá điện vào đây?

    Điện ở VN được sản xuất từ 2 nguồn chủ yếu:
    Thuỷ điện: như thuỷ điện Yaly, Sông Đà...v.v mắt mớ gì đến tỷ giá?
    Nhiệt điện: hiện nhiệt điện thì từ than ( lấy than từ quảng Ninh, uông Bí), dầu: lấy dầu từ Lọc dầu dung quất thì mắt mớ gì phải đi nhập khẩu làm chi cho giá nó đội lên?, hoặc từ khí đốt cũng vậy?

    Thế sao cứ dựa vào đó mà bảo tỷ giá trong cơ cấu tính giá điện? hay là tại tôi ngu quá, thiếu hiểu biết, các bác nào chỉ giúp cho tôi sáng tỏ tý tẹo tỳ teo, mở mang ngu trí chút
    ong2015, Binh Yen, oliveoil4 người khác thích bài này.
  9. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Bác @FBV >:D<nói thế thì tôi cũng nói là tôi cũng đang muốn mở mang ngu trí chút vậy ...:-s Tôi vừa search thì thấy cái ông kẹ EVN đang “đội sổ” danh sách nợ nước ngoài
    Cụ thể, báo cáo hợp nhất của các Tập đoàn, Tổng công ty cho thấy, nợ nước ngoài của khối này là 381.419 tỷ đồng (vay ngắn hạn là 26.955 tỷ đồng; vay dài hạn là 354.464 tỷ đồng):-o.
    Trong đó: vay lại vốn ODA của Chính phủ là 117.986 tỷ đồng; Vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 124.104 tỷ đồng; Vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả là 91.879 tỷ đồng:-o; Còn lại là các hình thức huy động.
    Tổng số tiền Công ty mẹ nợ nước ngoài là 253.450 tỷ đồng. Dẫn đầu là Công ty mẹ - TĐ Điện lực Việt Nam (EVN) với khoản nợ 161.891 tỷ đồng...:-ohttp://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/tap-doan-dien-luc-viet-nam-dang-doi-so-danh-sach-no-nuoc-ngoai-20151214120801771.chn
    Tính nhẩm sơ sơ mỗi năm VND mất giá 3% thì EVN sẽ lỗ chênh lệch tỷ giá 11.442 tỷ đồng...số tiền lỗ chênh lệch tỷ giá này ngân sách không bù lỗ thì đổ hết lên đầu người dùng điện chứ còn ai chịu thay cho nhỉ:-? Nếu nhìn tương lai xa hơn chút thì USD hay EUR ...nó chỉ có tăng giá so với VND chứ tôi không nằm mơ ra được viễn cảnh VND lại có thể mạnh hơn/tăng giá so với ngoại tệ USD hay EUR ...:-?
    Last edited: 13/04/2016
    Binh Yen, oliveoil, anhmauhic4 người khác thích bài này.
  10. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    BID các bác nên dè chừng vụ niêm yết thêm đáng kể cp trong năm nay.
    VIC cũng ph trái phiếu nhiều nhưng nó biết thân phận hơn HAG ở chỗ nó ràng buộc trái chủ chuyển đổi thành cp. Khi đáo hạn, trái chủ muốn rút vốn chỉ còn cách tìm thằng thế chân mình mà gd thoả thuận lại, chứ bằng ấy cp mà mang lên sàn xả như CS đối với HAG thì kịch bản dám lặp lại quá. Đây có lẽ là k/n quí các dn VN nên học, việc tìm vốn Quốc tế nên để bọn chuyên nghiệp nó lo. Ông Đức thiếu k/n vụ này nên khi sxkd của HAGL gặp khó chút là rơi vào vòng xoáy xuống, không còn ngóc đầu lên được nữa.
    Binh Yen, gerbermark2, oliveoil5 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này