Tản mạn về CPI và TTCK ( tt )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 31/01/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5559 người đang online, trong đó có 528 thành viên. 08:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1270792 lượt đọc và 18089 bài trả lời
  1. khoailangxin

    khoailangxin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2008
    Đã được thích:
    6.228
    Nói như bác Thông rất đúng, khó có PA phù hợp, có chăng là tùy vào mỗi người. Bác Gà dựa trên cổ tức/vốn đầu tư, làm hẹp hơn lựa chọn, tăng tính an toàn. Bác Thông thì phân ra 3 loại hàng mà trade. Nhưng tôi thấy ý của bác VTN là xác đáng nhất: có thể định giá dựa trên PE và PE ở đâu hợp lý thì phải tùy thuộc vào quy mô, ngành, BV, và mức kỳ vọng của NĐT. Các số liệu, chỉ số, chart, đồ thị gì thì cũng chỉ là cây kiếm chết, vận dụng phù hợp với thành kiếm pháp được.
    Thế nên gói gọn phân loại của bác Thông thành 2 loại:
    1. Ăn cổ tức. PE bao nhiêu tùy vào kỳ vọng của từng nđt. Cá nhân nhỏ lẻ thường kỳ vọng cao=>PE phải ls NH trung bình 5 năm, PE 10-12 chấp nhận được, mức an toàn cũng tương đối hơn.
    2. Hàng kỳ vọng (tăng trưởng, có game pht, BV tài sản lớn, doanh thu đột biến...): PE gần như không có ý nghĩa gì nữa bởi kỳ vọng lấn át.
    ong2015, thaogiay7355, Binh Yen6 người khác thích bài này.
  2. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Bác luôn phân tích rất chuẩn trên lý thuyết. Thông thường tôi để ý các quĩ hay các nhà đt chuyên nghiệp họ cũng có vẻ nhìn thấu được vấn đề là trên ttck chúng ta có 2 cách thu lợi nhuận 1 từ dn qua cổ tức và 2 là từ giá trị của dn được tt đánh giá thể hiện qua thị giá cp. Nếu ta tin rằng tt phản ánh đúng giá trị dn thì dn có chia cổ tức hay không sẽ không còn mấy ý nghĩa, đúng như bác @FBV vẫn nói.
    Tuy nhiên nếu chúng ta nhìn vấn đề qua lăng kính rủi ro thì chúng ta đều thấy 1 thực tế là tt không phải luôn phản ánh đúng giá trị dn và thị giá cp được số đông quyết định nhiều khi không theo qui luật nào cả. Chính vì vậy nếu nhà đt vẫn phó thác tất cả cho tt thông qua biến động thị giá thì gần như nhà đt không kiểm soát được rủi ro, vì không ai có khả năng đoán được ý muốn của số đông.
    Chính vì xuất phát từ cách nhìn như vậy, pp đầu tư hưởng cổ tức tôi đưa ra là 1 cách để ta tạm loại bỏ những rủi ro không thể kiểm soát. Thay vì kỳ vọng thu lợi nhuận từ cả 2 nguồn chúng ta chỉ lên kế hoạch cho việc thu hồi vốn đầu tư qua cổ tức và tạm thời lờ đi cơ hội kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá cp. Như vậy cái kế hoạch chúng ta lập ra có thể nói là khả năng xấu nhất mà ta cần đối mặt. Xác định được như thế nhà đt sẽ không còn bất kỳ lo lắng gì nữa với biến động thị giá hàng ngày và gần như luôn được hưởng lợi kép từ cả 2 nguồn lợi cổ tức hàng năm và sự tăng giá cp. Đó chính là lý do tôi nói pp này gần như bảo đảm thắng lợi cho nhà đt.
    Last edited: 09/05/2016
    ong2015, pndstock, dlhuong27 người khác thích bài này.
    anhmauhic đã loan bài này
  3. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Bác nhận xét có ý rất đúng, đó là cách đầu tư hưởng cổ tức thực ra là cách giới hạn lại các cơ hội đầu tư. Trên ttck, có vô số các cơ hội, nhưng lựa chọn ra sao để chiến thắng luôn là vấn đề không dễ giải quyết. Mỗi nhà đt cũng không cần phải nắm bắt hết tất cả các cơ hội nên mỗi pp đầu tư đều có điểm chung là giới hạn hay phân chia các cơ hội để nhà đt dễ chọn lựa và nắm bắt hơn mà thôi.
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.609
    Bác nói đúng, thị trường luôn luôn không phản ánh đúng giá trị của DN. Thế thì có mâu thuẩn với lý thuyết đầu tư không?
    Xin thưa với các bác là không.
    Quay lại vấn đề như tôi chia sẽ về 2 chữ: lệch pha.

    Bản chất của việc đầu tư vào 1 chứng khoán trên thị trường chứng khoán, đó là sự lệch phá giữa 2 trục: thịa giá của 1 Chứng khoán và gia 1trị thật của 1 DN, chính sự lệch pha này nó mới làm thành 1 vế hoàn chỉnh cho chứng khoán và cơ hội cho tất cả các nhà đầu tư.
    Tôi không lý thuyết đâu bác, mà tôi luôn chia sẽ cái gốc.

    Quay lại phương pháp chiếc khấu dòng tiền của bác:
    bác lấy giá hiện tại của 1 cổ phiếu: đó là thị giá, chia cho cổ tức hàng năm. bác quy về số năm thu hồi vốn và so với mức sinh lời từ tiền gửi.
    vậy, nếu bác tính ra, bác thấy thời gian thu hồi vốn nhanh? đúng ko? nên bác đầu tư? vậy việc bác tính toán 1ra để so sánh và bác quyết định đầu tư đó có phải bản chất là cổ phiếu đó đang rất rẻ hoặc rẻ hơn cái việc sinh ra từ gửi Ngân hàng? đúng không? Giả sử thị giá càng cao, mức chia cổ tức thì hữu hạn, do đó mức thu hồi vốn thấp, chiếc khấu thấp thì bác đâu có đầu tư?

    Việc so sánh lãi suất và mức lợi nhuận từ chia cổ tức, bản thân đó là việc định giá 1 cổ phiếu theo phương pháp chiếc khấu dòng tiền đấy bác ạ. Như vậy nó cũng từ lý thuyết mà ra.

    Như vậy, việc giá cổ phiếu ko đúng với giá trị thật của 1 DN là điều nên luôn luôn có, và sẽ ko bao giờ có câu chuyện giá cổ phiếu đúng bằng giá trị thật của 1 DN bác ạ. Mà nó chỉ xoay quanh giá trị thật, nếu thị giá càng rời xa gia 1trị thật thì càng rủi ro. Nếu mức chênh lệch: thị giá quá cao so với gia 1trị thật thì rủi ro theo hướng tiêu cực, nghĩa là dễ thua lỗ nếu đầu tư, nếu thị giá quá thấp so với gia 1trị thực thì rủi ro theo hướng tiêu cực: nếu nhận diện tốt thì đầu tư sẽ sinh lợi cao, vì trước sau gì cũng có 1 thời điểm giá về gần giá trị thực.

    Như vậy, vấn đề của bác nêu, đó là 1 phương pháp lựa chọn cổ phiếu tốt hiện nay, chứ chưa phải là 1 phương pháp loại bỏ bớt rủi ro không kiểm soát được bác ạ. Việc loại bỏ rủi ro này nó nằm trong phương pháp và xây dựng danh mục và chiến lược quản lý rủi ro cùng kỹ năng của mỗi người chứ ko nằm tròng phương pháp đầu tư ban đầu này.

    mấu chốt ở chổ này: nếu chúng ta cùng chọn cổ theo phương pháp chiếc khấu này:thì cái rủi ro lớn nhất đó là : doanh nghiệp ko chia cổ tức hoặc ko còn mức sinh lợi nữa do thua lỗ, mà cái việc Doanh nghiệp 10 năm chia cổ 10% -30% hàng năm trong lịch sử, điều đó ko đảm bảo rằng trong 3 năm tới DN sẽ cứ chia hoặc có lợi nhuận để chia cổ tức đều như vậy. Hoặc ngược lại, DN lỗ hoặc ko chia cổ tức trong 3 năm qua, ko có nghĩa là DN đó sẽ như vậy trong các năm tới.

    Khác nhau chỗ đấy bác ạ. Còn nếu muốn chiếc khấu thuần tuý theo cổ tức, thì chúng ta chọn 1 công ty cổ phần chưa lên sàn, chưa lên Upcom để chia cổ hàng năm thì có khác gì đâu? đúng ko?

    vậy, Phương pháp của bác @Ga_moi là 1 trong các phương pháp đơn giản, dễ tiếp cận và hay, các bác nhỏ lẻ cần học hỏi trao đổi với bác ấy, cần tìm hiểu, nhưng chúng ta cần biết bản chất thực của 1 khoản đầu tư là như thế nào và nên thu hồi vốn lúc nào.
    Binh YenFBV đã loan bài này
  5. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Vì chúng ta đang bàn tới vấn đề liên quan chỉ số P/E nên tôi không đề cập tới đầy đủ pp lựa chọn cổ phiếu để đầu tư theo hướng hưởng cổ tức nên bác thấy và lý giải như trên là đúng. Nhưng chính vì tôi cũng nhận thấy mấu chốt của vấn đề nằm ở khả năng dn có trả được cổ tức theo kế hoạch hay không nên tôi rất đề cao việc lựa chọn cơ hội, chứ không chỉ xét thuần tuý cái tỷ lệ cổ tức kế hoạch/thị giá để qd đầu tư. Và trong cái tổng thể đó kết hợp với việc xd 1 danh mục, thực tế nhà đt có thể giảm tối đa các rủi ro mang yếu tố thị trường hay dòng tiền. Đó là sự khác biệt rất lớn.
    Về căn bản thông thường các bác hay định giá dn bằng các kỹ năng chuyên môn rồi sau đó so sánh với thị giá hiện tại để tìm cơ hội. Việc đó là quá khó với các nhà đt nhỏ, vì thế tôi đã nhìn vấn đề theo kiểu giải toán. Thay vì giải quyết vấn đề định giá dn, tôi quay về xét bài toán cực tiểu, giả định rằng dòng tiền thu hồi chỉ đúng bằng dòng cổ tức theo kế hoạch. Khi bài toán với giá trị min đã được giải quyết thì phần thu hồi vốn đầu tư gần như chỉ nhanh hơn tính toán ban đầu (bằng cách thu thêm lợi nhuận từ chênh lệch giá cp). Như thế về bản chất ta đã loại được nhiều yếu tố rủi ro tác động tới tâm lý. Bác có thể gọi nó bằng cái tên khác, nhưng tôi thấy đó đúng là vấn đề triệt tiêu rủi ro.
    FBV, Binh Yen, Vuthanhnguyen5 người khác thích bài này.
  6. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Khi các bác lấy lý thuyết ra để trao đổi, thì khi đó sự việc sẽ phức tạp lên rất nhiều và một nhà đầu tư nhỏ chưa có nhiều kiến thức về tài chính sẽ rất khó để theo được, nhất là phần định giá. Cách thức chúng ta trao đổi ở trên là phương pháp định giá đơn giản nhất giúp nhanh chóng đưa ra được phương án và quyết định.

    Có một phương pháp định giá gọi là Chiết khấu dòng cổ tức trong đó chia doanh nghiệp thành 3 giai đoạn phát triển và tùy vào từng giai đoạn sẽ có các công thức khác nhau để tính toán.

    Bác nào muốn tham khảo kỹ hơn thì tải tài liệu dưới đây về nghiên cứu. Không đảm bảo sẽ không bị "tẩu hỏa nhập ma"

    http://www.fetp.edu.vn/cache/MPP05-531-Practice03V-2013-03-05-08562718.pdf
    ong2015, pndstock, thaogiay73557 người khác thích bài này.
  7. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Phương pháp của bác cũng có trong lý thuyết chuẩn của FA.
  8. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Tks bác, hoá ra là như thế. Vậy thì đúng là nếu được học cơ bản đỡ mệt đầu nhỉ? Nhưng thế sao những người được đào tạo bài bản lại không chọn pp ấy nhỉ? Như bác @FBV chẳng hạn, tôi thấy bác nhìn gốc rễ vấn đề rất đúng nhưng lại cho rằng pp đó không an toàn hơn trading kiếm lợi nhuận từ chênh lệch thị giá?
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.609
    vâng, vậy thì bây giờ đã rõ và đủ bộ, tôi tóm lược thế này:
    1. Chọn 1 danh mục cổ phiếu mà chúng ta am hiểu ngành và danh nghiệp đó, như tôi am hiểu Ngân hàng chẳng hạn ( tự khen mèo dài đuôi tý....).
    2. Chọn 1 phương pháp đầu tư lựa chọn cổ phiếu: ví dụ như phương pháp của bác @Ga_moi, @GiaoThong hay bác @magyar....., nhưng nhỏ lẻ nên chọn cách của bác Gà hay bác @GiaoThong ( chứ ko phải của bác Dao găm @gerbermar2...Hihi)
    3. So sánh, tìm kiếm rồi mua tất tay, theo dõi danh mục, quản trị rủi ro, xử lý tình huống: chốt lời, cắt lỗ... hay tiếp tục nuôi và rung đùi.
    4. cất vó đi chụp hình như bác @GiaoThong hay bác @gerbermark2!!!

    Nhưng hãy nhớ: ko có phương pháp nào là tối ưu cả, hãy chọn cho mình phương pháp nào phù hợp nhất có thể!!!
    ong2015, pndstock, Binh Yen8 người khác thích bài này.
    anhmauhic đã loan bài này
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.609
    Ặc, tôi chưa phát biểu câu này đâu nha bác ui: "pp đó không an toàn hơn trading kiếm lợi nhuận từ chênh lệch thị giá".
    Tôi từng phát biểu: phương pháp của bác tốt nhất cho nhỏ lẻ và phù hợp nhất cho thị trường CK VN lúc này. và nó đúng và rất tốt nếu áp dụng trong những giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán VN cũng như những nền kinh tế mới phát triển thị trường chứng khoán.
    --- Gộp bài viết, 09/05/2016, Bài cũ: 09/05/2016 ---
    Tôi tất tay 5.4 dứt khoát ngay và luôn hôm trước rồi, ko cò kè bớt 1 thêm 2 đâu, hy vọng có tý cafe mời bác. mặc dầu nó in giấy hơi bị nhiều, nhưng bản thân nó cũng là ngành mua bán giấy rồi, có in chút nữa cũng ổn, hihi
    ong2015, thaogiay7355, Binh Yen5 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này