►►►♠♣♥♦♪♫♫ Tản văn tuyệt kỹ về TA, seri bài viết của bác Linhtinh - nhà thơ giải nghệ chuyển sang b

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TLbooks, 27/01/2010.

2898 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 02:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 39995 lượt đọc và 102 bài trả lời
  1. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    8.4- Chuyện ngoài lề về MACD

    Khuya rồi, bỏ chạt sang bên, nghe em kể chuyện linh tinh về MACD tí nhé

    Như hệ SMA, ưu điểm của hệ MACD là dễ hiểu và dễ sử dụng. Web nào cũng có MACD. Thấy MACD lên trên đường tín hiệu thì mua, MACD xuống dưới đường tín hiệu thì bán. Thấy giá doãng ra so với MACD thì thò tay móc ví để sẵn lên bàn. Thấy giá khép lại so với MACD thì rút bút viết sẵn lệnh bán. Đơn giản như đan rổ.

    Có thật vậy không? KHÔNG!

    Chả có cái indicator nào chính xác 100% cả. MACD cũng thế.
    Và, tương tự như hệ SMA, MACD cũng là hệ trend-following nên nó chỉ đúng khi có trend. Thị trường sideway như hiện nay là nó chịu chết.

    --------------------

    Tại sao lại dùng EMA để kiến tạo MACD mà không dùng SMA?
    Em chịu. Các bác chịu khó vạch đầu gối ra hỏi nhé [​IMG]

    Tại sao lại dùng EMA12 và EMA26 để tính MACD và tại sao lại tạo đường tín hiệu bằng EMA9 (mà không phải là 11, 20, 301, 555 v..v).
    Em chịu nốt. Hỏi gì lắm thế [​IMG]
    Em có phải là Gerald Appel đâu [​IMG]

    --------------------

    Thế có thể thay các giá trị khác vào cho EMA để vẽ MACD và đường tín hiệu theo ý mình được không?
    Được, vào web của bác Bin, thay thoải mái.

    Trước các bác, đã có người thử rồi. Thay vì dùng giá trị mặc định 12-26-9, người ta dùng toàn bộ các combination từ 1-2-2 cho tới 29-30-10
    Toàn bộ có tổng cộng 3915 combination như vậy, đủ cho các bác thử đến Tết Công-gô [​IMG]

    Kết quả thế nào?
    Người ta nhận thấy có những combination mang lại tín hiệu mua-bán chuẩn hơn nhiều so với combination mặc định 12-26-9. Nhưng (lại nhưng), chỉ chuẩn cho châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hongkong). Áp vào DJ, S&P 500, DAX và FTSE100 thì chả hơn gì so với 12-26-9.

    Em thì thấy 12-26-9 là đủ dùng.
    Tính em lười, chỉ thích ăn sẵn, cứ phải mày mò là ngại lắm
    Bác nào mò được combination nào hay cho em ké với nhé [​IMG]

    Bật mí với các bác nhé: bản thân người sáng tạo ra MACD, ông Appel, không dùng 12-26-9 đâu [​IMG]

    ============================================

    8.5- Relative Strength Index (RSI)

    Trước hết, mong các bác nhớ cho, chỉ số mà em lạm bàn ở đây là RSI - Relative Strength Index. Nó gần như trùng tên với một chỉ số khác là Relative Strength nên khi đọc các tài liệu, các bác nhớ lưu ý phân biệt hai chỉ số này.

    Người ta dùng Relative Strength (sức mạnh so sánh) để so sánh cổ phiếu này với cổ phiếu khác hoặc với chỉ số chung của thị trường, thí dụ như VNI. Mục đích là để xem xem cổ phiếu đó mạnh hơn hay yếu hơn xu thế chung. Cách tính Relative Strength rất đơn giản nhưng do nó không phải là chủ đề của ngày hôm nay nên em không đi sâu.


    Relative Strength Index là chỉ số do Welles Wilder Jr. phát minh ra và giới thiệu trong cuốn sách cực kỳ nổi tiếng của ông "New Concepts in Technical Trading Systems" (1978). Nếu có điều kiện, các bác nên tìm đọc cuốn này.

    Một thành viên của quán chúng ta, bác strade, đã có bài viết rất công phu tại box PTKT về công thức tính RSI nên em sẽ không nhắc lại. Nếu các bác không quá dị ứng với công thức toán, em khuyên các bác nên tham khảo phương pháp tính RSI bởi nó sẽ giúp ta (nhất là các bác thích phe phẩy) hiểu rõ hơn về sự vận hành của chỉ số này.

    Website chứng khoán nào cũng có RSI. Trông nó như sau:

    [​IMG]

    Trục tung của phần RSI, như các bác đã thấy, thể hiện các giá trị từ 0 đến 100. Do công thức tính nên RSI là một chỉ số xoay vòng (oscillator), đi xuống rồi lại đi lên nhưng không bao giờ xuống dưới 0 hoặc vượt quá 100, dù giá có giảm hay tăng thế nào đi nữa.

    Các bác có thấy người ta kẻ 2 đường ở mức 30 và 70? Bởi vì, theo lý thuyết, khi đường RSI vượt quá 70, người ta bảo là "mua quá nhiều" (overbought), còn khi RSI xuống dưới 30, người ta bảo là "bán quá nhiều" (oversold). Kẻ 2 đường rồi bôi đỏ bôi xanh phần vượt sẽ giúp cái loại linh tinh như em nhìn rõ hơn [​IMG]

    Người ta dùng RSI như thế nào?

    + Tạo tín hiệu mua-bán thông qua sự tương tác giữa đường RSI và 2 đường 30-70:

    Khi RSI vượt quá 70, nó đi vào vùng "mua quá nhiều". Mua quá nhiều có nghĩa là thị trường đang đầy lòng tham. Khi người ta tham thì ta nên sợ. Vì vậy, theo các chiên da, nếu RSI rơi từ trên 70 xuống dưới 70, ta nên bán.

    Khi RSI xuống dưới 30, nó đi vào vùng "bán quá nhiều". Bán quá nhiều có nghĩa là thị trường đang sợ hãi. Khi người ta sợ thì mình nên tham. Vì vậy, theo các chiên da, nếu RSI đang từ dưới 30 xuyên lên trên 30, ta nên mua.

    Các bác sẽ hỏi: "Tại sao không bán khi RSI vừa vượt qua 70 và mua khi RSI vừa đâm qua 30?"

    Bởi vì, trong rất nhiều trường hợp, RSI ngụ trên 70 hoặc nằm dưới 30 cả tuần, thậm chí cả tháng. Bán sớm quá thì tiếc, mua sớm quá thì lo. Cho nên, tốt nhất là đợi nó ra khỏi vùng đó rồi hẵng bán hoặc mua.

    + Tính toán đà tăng hay đà rơi của cổ phiếu (hoặc VNI) để dự báo đảo chiều

    Trong phần MACD, em đã nói về sự phân kỳ giữa đường giá và đường MACD.
    Đường RSI cũng có thể tạo phân kỳ như vậy với đường giá.

    Khi giá đang trong xu thế lên, tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước mà đường RSI lại cho thấy xu thế xuống (đỉnh sau của RSI thấp hơn đỉnh trước) thì ta có cái gọi là bearish divergence, phân kỳ báo hiệu giá có thể sẽ đảo chiều giảm.

    Khi giá đang trong xu thế xuống, tạo đáy sau thấp hơn đáy trước mà đường RSI lại cho thấy xu thế lên (đáy sau của RSI cao hơn đáy trước) thì ta có cái gọi là bullish divergence, phân kỳ báo hiệu giá có thể sẽ đảo chiều tăng.

    Ta cùng xem lại đồ thị VNI và RSI nhé.

    [​IMG]

    Trên đồ thị này, ta có thể thấy sự phân kỳ giữa đường giá và đường RSI có thể dự báo khá chính xác và khá sớm sự thay đổi của xu hướng giá.

    Có bao giờ nó dự báo sai không? Có đấy. Nhiều là đằng khác.
    Trên đồ thị trên, các bác nhìn thấy ít nhất là một cái rồi. Đi vào từng cổ phiếu, các bác sẽ còn thấy nhiều nữa. Chính vì vậy mà em mới bôi đậm 2 chữ "có thể" ở trên.

    Một biến thể của phân kỳ giữa giá và RSI là Failure Swing. Theo ông Wilder, khi xuất hiện Failure Swing, ta có thể chắc tay mà mua hoặc bán nhưng em thấy cũng chả hẳn. Do nó chỉ là một biến thể của phân kỳ, em nghĩ ta chỉ cần hiểu về phân kỳ là đủ.

    Nghe câu này, nhiều tín đồ của Failure Swing không bằng lòng đâu
    Biết làm sao được.
    Em là thằng chuyên ăn nói linh tinh mà [​IMG]
  2. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Ngoài 2 công dụng mà em vừa trình bày, người ta còn sử dụng RSI theo 2 cách nữa, ít phổ biến hơn, nhất là cách thứ 4.

    + Sử dụng các đường hỗ trợ và kháng cự của RSI để dự báo sớm việc gãy trend giá

    Các bác nghe thấy rất thích đúng không?
    Kết luận: bói toán là nghề luôn được ưa chuộng ở Việt Nam [​IMG]

    Gốc của RSI là giá.
    Giá có trendline, suy ra, RSI cũng có thể có trendline.
    Có thể vẽ chúng như thế này này:

    [​IMG]

    Em không khoái công dụng này lắm vì em chỉ thích mua ở đáy và thoát ra ở đỉnh.
    Chỉ cần 3 hệ mà em vừa giới thiệu, xác suất đoán được đáy và đỉnh đã lên tới 70-80%.
    Cần gì đợi giá gãy (hoặc xuyên) trendline [​IMG]

    + Áp các khuôn mẫu giá cho đường RSI để dự báo sớm sự thay đổi trong xu hướng giá

    Cái này nghe hơi lạ tai đúng không?
    Chính ông Wilder nghĩ ra đấy [​IMG]

    Dạo qua các diễn đàn, các bác có thể thấy người ta nói về mô hình "hai đỉnh đảo chiều", "hai đáy đảo chiều", "tam giác giá xuống", "tam giác giá lên" rồi cái nêm, cái chốt, con cua, cái cờ v..v. và v..v
    Đó là các khuôn mẫu giá (mà em sẽ nói ở phần sau).
    RSI sinh ra từ giá nên nó cũng có thể tạo ra các khuôn mẫu y như giá.

    Tương tự như trường hợp trendline ở trên, RSI thường hoàn tất khuôn mẫu của nó sớm hơn so với giá, giúp ta dự báo được sự thay đổi trong xu hướng giá.

    [​IMG]

    Em không khoái công dụng này bởi việc nhận định khuôn mẫu giá thường mang nặng tính chủ quan.
    Cùng một đồ thị, ông thì bảo "****", bà thì bảo "chim", cô oshin ở đâu xông ra bảo "sai, đó là con cua gạch".
    Cái gì mang nặng tính chủ quan, tốt nhất là ta không dùng.

    Ta duy vật.
    Ta chỉ tôn trọng hiện thực khách quan [​IMG]
  3. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Mấy hôm rồi các bác xem cổ phiếu tích lũy, panic low để test cung, vượt cản, pull-back rồi vượt đỉnh cũ với KLGD bùng nổ v..v có khoái không ạ?

    Em thì khoái lắm ạ. Lâng lâng [​IMG]

    Các bác thương nên không thấy đó thôi chứ cả tháng rồi em vừa nói vừa run. Chỉ sợ bị các bác mắng "Ôi dào, chú toàn ba nhăng bốn cuội, chả trúng gì cả, chả áp dụng được gì cả".

    Giờ thì hơi hơi yên tâm rồi.

    Em hy vọng, với những gì mà ta đã trao đổi với nhau trong thời gian qua, cả em và các bác sẽ có cách nhìn mới hơn, hay nói cách khác là có ý thức hơn, trước các diễn biến của thị trường.

    Ta lại nói chuyện tiếp về RSI nhỉ?

    ----------

    Như em đã nói, ứng dụng RSI mà em quan tâm nhất là phân kỳ.
    Bởi vì, em chỉ bước vào thị trường khi có trend và cố gắng ra khỏi thị trường trước khi hết trend. Cùng với phân kỳ của MACD, phân kỳ của RSI có thể giúp em làm được việc đó.

    Qua theo dõi, em thấy phân kỳ bearish của RSI thường cho tín hiệu chuẩn xác hơn là phân kỳ bullish. Tức là, báo đỉnh tốt hơn báo đáy.

    Khi giá tạo đỉnh mới (hoặc vươn lên test lại đỉnh cũ) mà RSI không lên theo (phân kỳ bearish), xác suất rất rất cao là giá sẽ đảo chiều.

    Tuy nhiên, với phân kỳ bullish (giá tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ mà RSI lại đi lên), xác suất giá đảo chiều không cao như thế đâu. Vì vậy, khi thấy phân kỳ bullish, các bác phải hết sức thận trọng.

    VSA là công cụ tốt nhất để đánh giá độ tin cậy của một phân kỳ bullish. MACD cũng có thể giúp được phần nào.
    Vì vậy, mong các bác dành thời gian để nắm vững 2 công cụ này.

    Các chỉ số khác thường là không giúp được nhiều đâu.

    ----------

    RSI, như các bác đã biết, được xây dựng dựa trên giá của 14 ngày (hoặc 14 đơn vị thời gian bất kỳ).

    Ta có thể thay các giá trị khác vào không?
    Có thể. Và nên thử.

    Các bác vào web của bác Bin (stockbiz), bật RSI lên, thay thử các giá trị khác vào ô 14 rồi xem nó thế nào. Thí dụ thay bằng 10 chẳng hạn.

    Nhỏ quá sẽ tạo quá nhiều tín hiệu.
    Lớn quá thì vô dụng.

    Em không làm đâu, mệt lắm [​IMG]
    Các bác thử, kết quả thế nào, cho em ké với nhé [​IMG]
  4. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    8.6- Stochastic Oscillator

    Có những lúc, sau khi nhìn SMA và MACD, em có cảm giác dường như một uptrend đang hình thành. Em muốn nhảy vào lắm nhưng không biết lúc nào và cổ phiếu nào.

    Điểm qua hàng loạt cổ phiếu (và cả VNI nữa), em thấy anh thì sắp chạm cản, anh thì vừa qua cản, không rõ sẽ pull-back trong bao lâu và liệu pull-back có thành công hay không.

    Tiền em thì ít, gan em thì nhỏ nên nếu đã mua, cổ cứ phải tằng tằng em mới yên tâm. Mua rồi mà cổ cứ lình xình chực giảm, chả biết các bác có vui hay không chứ em là em buồn lắm [​IMG]

    Em tìm đến Stochastic Oscillator (STO). Nó có thể giúp em đỡ đắn đo hơn.

    ------------

    STO là chỉ số thuộc dạng xoay vòng (Oscillator).
    Giống như RSI, nó lần lượt đi lên rồi lại đi xuống trong khoảng từ 0 đến 100, không bao giờ vượt quá 2 mốc này.
    Giống như RSI, nó cũng có vùng "mua quá nhiều" (trên 80) và "bán quá nhiều' (dưới 20).

    Trông nó như thế này này

    [​IMG]

    STO cho ta biết giá đóng cửa ngày hôm nay đang ở vị trí nào trong khoảng dao động giá của N ngày gần nhất.

    Giả sử trong N ngày qua, cổ phiếu A có giá cao nhất là 100 và giá thấp nhất là 80. Khoảng dao động là 100 - 80 = 20
    Hôm nay, A đóng cửa ở mức 95, tức là cao hơn 15 giá so với giá thấp nhất của A trong N ngày.
    Ta lấy 15 (mức chênh so với giá thấp nhất) chia cho 20 (khoảng giá) thì được 75%, tức là ở "nửa trên" của khoảng chênh lệch giá.
    Ngày nào cũng làm như thế, ta sẽ được một đường biểu diễn vị trí của giá trong khoảng giá của N ngày liên tiếp. Đó chính là đường cơ bản nhất của chỉ số STO.

    Công thức tính cái đường đó như sau (bác nào không thích lằng nhằng có thể bỏ qua phần này):

    [(Giá đóng cửa hôm nay - giá thấp nhất trong N ngày) : (giá cao nhất trong N ngày - giá thấp nhất trong N ngày)] x 100

    Kết quả của phép tính này, người ta gọi là %K.

    Theo công thức trên, các bác có thể thấy ngay là:

    + Nếu giá đóng cửa hôm nay đồng thời là giá thấp nhấp trong N ngày, tử số sẽ bằng 0 và %K sẽ mang giá trị 0.
    + Nếu giá đóng cửa hôm nay đồng thời là giá cao nhất trong N ngày, tử số sẽ bằng với mẫu số và %K sẽ mang giá trị 100.


    Thông thường, người ta để N = 14.

    -----------

    Sau khi có đường %K, người ta tính trung bình giản đơn 3 ngày (SMA) của chính đường %K đó để tạo ra một đường tín hiệu gọi là %D (để đỡ rối mắt, em gọi chúng là đường K và D nhé).
    2 đường K và D này tạo thành Fast Stochastic (chỉ số STO nhanh). Nó chính là phần trên của đồ thị mà em post phía trên.

    Từ STO nhanh, người ta tạo tiếp STO chậm (Slow Stochastic).
    Người ta lấy chính đường D của STO nhanh làm K cho STO chậm.
    Rối lại tính SMA 3 ngày cho đường này để tạo tín hiệu, gọi là D của STO chậm.
    Trong đồ thị trên, STO chậm được mô tả ở phần dưới.

    Các bác xem đồ thị sẽ thấy:

    + Vào ngày thứ 14, xuất hiện giá trị K đầu tiên của đường STO nhanh.
    + Đến ngày thứ 16 (đủ 3 ngày có K), xuất hiện giá trị D đầu tiên của đường STO nhanh. Giá trị này chính là giá trị K đầu tiên của đường STO chậm.
    + Đến ngày thứ 18 (đủ 3 ngày có K của STO chậm), xuất hiện giá trị D đầu tiên của đường STO chậm.
    + Giá trị D hiện tại của STO nhanh là 96.68, bằng với giá trị K hiện tại của STO chậm

    Còn một STO nữa là Full STO nhưng do phức tạp quá rồi, lại cũng ít dùng nên em thôi, không bi bô nữa [​IMG]

    -----------

    Người ta dùng STO để tạo tín hiệu mua và bán.

    Cách thứ nhất là khi nào K chạm 0 thì mua và chạm 100 thì bán.

    Khi cổ phiếu đang trong một trend mạnh, rất có thể K chạm 100 (hoặc 0) rồi lưu lại đó một thời gian (thường là không lâu), nên nếu bán ngay khi chạm 100 hoặc mua ngay khi chạm 0, ta có thể mắc lỗi bán hoặc mua quá sớm. Vì vậy, người ta đề xuất cách dùng thứ 2: bán khi K chạm 100 sau đó quay đầu và xuyên thủng 80, mua khi K chạm 0 sau đó quay đầu xuyên qua 20.

    Còn một cách thứ 3 nữa. Đó là bán khi đường K cắt đường D từ trên xuống và mua khi đường K cắt đường D từ dưới lên.

    Các bác xem đồ thị dưới đây của FPT và tự rút ra kết luận về độ chính xác của 3 phương pháp mua - bán nhé.

    [​IMG]

    ----------

    Như đa số chỉ số xoay vòng khác, STO cho ta thấy đà tăng (hay rơi) của một cổ phiếu.
    Nếu đường K đi từ dưới lên và tiệm cận 100, ta biết là đà tăng đang rất mạnh.
    Nếu cổ phiếu tạo giá cao mới nhưng đường K lại quay đầu, ta hiểu là đà tăng đang mất dần.

    Các bác suy luận tương tự cho trường hợp tính đà rơi nhé.

    Xuất phát từ đây, STO (như đa số chỉ số xoay vòng khác) được sử dụng nhiều để tạo tín hiệu mua bán cổ phiếu dao động trong range (như trường hợp FPT phía trên).

    -----------

    Em thích trend, sao em lại giới thiệu với các bác STO, vốn thích hợp hơn cho range?

    Bởi vì, nếu em lờ mờ nhận thấy một uptrend (do tín hiệu của hệ MACD và SMA), em sẽ dũng cảm nhảy vào khi đường K của STO nhanh chưa lên đến 80 bởi xác suất rất cao là nó sẽ còn vươn lên, vượt qua 80, chạm 100, đủ cho em T+4 nếu em lỡ vào sai.

    Em sẽ không vào nữa nếu đường K của STO nhanh đã chạm 100. Em sẽ ngồi yên bởi kinh nghiệm cho em thấy nó sẽ quay đầu. Khi nó quay đầu, em đợi nó xuống dưới 80. Đang đi xuống mà nó lại quay đầu đi lên thì em lại vào. Nếu nó đi một mạch xuống 0 thì quá OK. Em sẽ vào ngay, nhất là khi đường K, sau khi chạm 0, cắt đường D từ dưới lên.

    Tóm lại, ngoài khả năng giúp em không mua bán hớ một cổ phiếu đang chạy trong range, STO còn có khả năng giúp em vào đúng nhịp điều chỉnh của một uptrend.

    ----------

    Như RSI và MACD, chỉ số STO (cả nhanh và chậm) đều có thể tạo phân kỳ với đường giá. Nó cũng có tác dụng dự báo xu thế giá đảo chiều như phân kỳ MACD và phân kỳ RSI.

    Các bác lưu ý điểm này khi ngắm STO của các cổ phiếu nhé.

    ----------

    Ta có thể thay đổi giá trị N = 14 ngày của STO được không?
    Được. Và nên thử. Với VNI và với từng cổ phiếu.

    Giá trị nhỏ hơn 14 sẽ tạo quá nhiều tín hiệu rởm, nhất là với STO nhanh. Vì vậy, các bác nên thử bằng các giá trị >14, thí dụ như 20, 30 .. chẳng hạn. Sẽ hay lắm đấy, nhất là với các bác thích sử dụng phân kỳ.

    Trang web của bác Bin không những cho phép ta thay giá trị N ngày mà còn đổi cả số ngày để tính SMA của đường K (tính đường D).

    Không hiểu sao trang web của bác Bin lại cho giá trị STO nhanh, STO chậm khác với FPTS.
    Em lười nên không ngồi tính bằng tay xem web nào đúng, web nào sai.
    Bác strade có phần mềm tính riêng, làm ơn cho anh em biết web nào đúng với, thanks bác nhiều nhiều [​IMG]
  5. involio

    involio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn TLBooks.
    Rất cám ơn bạn vì đã giới thiệu loạt bài viết vô cùng quý giá đến cho các thành viên F319.
    Những gì mà bác Linh Tinh đã viết ra trong thời gian vừa qua hết sức quý giá cho cộng đồng nhà đầu tư. Chính vì vậy nó đòi hỏi rất nhiều công sức của bác Linh Tinh và với sự cho phép của bác ấy, nó đã trở thành tài sản chung của INVOLIO.COM.

    Là chủ của diễn đàn INVOLIO.COM và được sự cho phép của bác Linh Tinh, tôi đề nghị bạn TLBooks tạm ngưng việc copy và paste bài từ diễn đàn của chúng tôi sang F319 hoặc bất kể diễn đàn nào.

    Một tác hại nữa mà bác TLBooks có thể không hiểu hoặc không ý thức được đó là tính "Thời Điểm" của mỗi bài viết. Bác Linh Tinh viết bài với chủ đích cụ thể cho từng giai đoạn thị trường. Do vậy, việc đọc hiểu và đi cùng diễn biến thị trường tại một thời điểm nhất định là vô cùng quan trong. Những thiệt hai do việc tuân thủ không đúng những gì bác Linh Tinh đề cập sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân bác Linh Tinh nói riêng và diễn đàn INVOLIO.COM nói chung.

    Ngoài ra, trong quá trình viết bài bác Linh có những trao đổi vô cùng hữu ích mà bác TLBooks không trích dẫn ở đây cho các bạn. Vì vậy các bạn mất đi một phần thông tin và kiến thức quan trọng để hiểu hơn những gì bác Linh Tinh nói. Ngoài ra, "bộ từ vựng" mà INVOLIO.COM sử dụng rất khác biệt nên chắc chắn sẽ khiến các bạn khó hiểu đôi chút khi đọc nó trong F319.

    Vì vậy, tôi khuyến nghị các bạn nên theo dõi trực tiếp những bài viết và trao đổi của bác Linh Tinh tại đây:

    Nói Chuyện Linh Tinh

    Hoặc có thể theo dõi các bài viết đã tổng hợp (cùng những bài trao đổi quan trọng) tại đây:

    Loạt bài viết về PTKT của bác Linh Tinh

    Rất mong các bạn thông cảm về điều này và ủng hộ INVOLIO.COM

    Thay mặt diễn đàn,

    INVOLIO
    Investment Insights
  6. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    OK bác @Involio!
    1. Nếu thực sự bác Linh tinh (Nhà quê) có ý hạn chế việc quảng bá loạt bài viết của bác ấy, em sẽ ngừng ở đây !, nhưng em nghĩ một người độ lượng như bác ấy chắc chắn không có ý đó, người ta nói văn là người mà.

    2. Bác chỉ cần xác nhận cho em đây là ý của bác Linh tinh hay ý của bác, em chỉ cần thông tin vậy là đủ. Nhưng dù ý của ai em cũng sẽ ngừng.


    Chúc bác và diễn đàn involio.com tiếp tục phát triển mạnh !

    Thật tiếc !
  7. Schlum

    Schlum Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Đã được thích:
    201
    Rât tiếc, cảm ơn bác TLbooks và bac Linh tinh.
  8. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Vâng !
    Các bác có thể tiếp tục loạt bài giảng của bác Linhtinh theo đường link mà bác Involio đã đưa
    Chân thành cảm ơn bác Linh tinh !
  9. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Thị trường chán quá...
  10. ilu1456

    ilu1456 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Chả còn thứ sách vở công thức nào đúng với tt này nữa rồi.
    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^

Chia sẻ trang này