►►►♠♣♥♦♪♫♫ Tản văn tuyệt kỹ về TA, seri bài viết của bác Linhtinh - nhà thơ giải nghệ chuyển sang b

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TLbooks, 27/01/2010.

3693 người đang online, trong đó có 206 thành viên. 00:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 39990 lượt đọc và 102 bài trả lời
  1. ckvnvtbd

    ckvnvtbd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Tiếp đi bác ơi, hay quá
  2. yeuDHA

    yeuDHA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Đã được thích:
    10
    thực sự hay và mới là :)):))
  3. phidiepdan

    phidiepdan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Rất hay và không .............linh tinh!
  4. rautiato

    rautiato Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Linhtinh hay quá [r2)]
  5. KTNBTUNG

    KTNBTUNG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2010
    Đã được thích:
    0

    chuẩn, mình thấy bài viết này hay bổ ích, rất thực tế có kinh nghiêm chứng trưởng
  6. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Linh Tinh
    Tại sao em lại giới thiệu với các bác 2 đồ thị của SAM?
    Vì chúng ta đã nói chuyện với nhau về "khung thời gian" trong PTKT.

    Là một nhà đầu tư ngắn hạn, chúng ta thường chỉ xem đồ thị ngày. Mà đúng là chỉ cần đồ thị ngày bởi SAM đã tăng giá hơn gấp 3 trong khoảng thời gian từ tháng 3/2009 đến tháng 10/2009.

    Nhưng, một nhà đầu tư dài hạn sẽ hết sức khấp khởi chờ đợi khoảnh khắc SAM vọt qua đường cản màu đỏ trên đồ thị tuần.

    Bởi trên đó là cả một khoảng trống mênh mông cho đến tận ... 100!

    Sao ta không làm thế này nhỉ:

    Mua SAM vào đầu tháng 5/2009, khi SAM đã chính thức đi qua 20, trên cả đồ thị ngày và đồ thị tuần.
    Bán 1/2 SAM với giá 40 vào nửa cuối tháng 10/2009, khi SAM không thể vượt qua đỉnh 40 được thiết lập vào nửa sau của tháng 6/2009, trên cả đồ thị ngày và đồ thị tuần.
    Ta đã thu hồi vốn.
    Với 1/2 SAM còn lại, giá vốn bằng 0, ta rung đùi ngồi chờ ngày SAM vượt qua lời nguyền màu đỏ trên đồ thị tuần.

    Đấy là em mơ ước linh tinh thế.
    Chứ SAM mà vào tay em, chắc em phọt hết từ giá .. 22.
    Bán được giá 40 thì người ta đã không gọi em là .. Linh Tinh [​IMG]

    Linh tinh thêm về trend


    4.1- Em đã để ý nhưng không thấy bác nào hỏi em: "Tại sao chú lại viết là vào SAM khi nó đã "chính thức" vượt qua 20? Sao chú không vào từ dưới 20 bởi trước đó, SAM có những 8 tuần dao động dưới 20! Giả sử chú vào từ 15 thì lên 20 chú đã chén được hơn 30% rồi".

    Các bác hỏi toàn câu hay. Chả bù cho em, toàn hỏi những câu linh tinh [​IMG]

    Em không vào SAM dưới 20 bởi như em đã nói: PTKT được sinh ra để tìm trend. Có trend thì mới go long hoặc go short. Không có trend, ngồi ngắm màn hình phẳng cho lành.

    Em không vào SAM dưới 20 bởi bắt được một tín hiệu tốt để IN là quan trọng nhưng tránh được một tín hiệu tồi, hay một tín hiệu giả, còn quan trọng hơn.

    Em sẽ nói sau về hệ tín hiệu. Lúc này, em chỉ muốn nhấn mạnh: em vào SAM sau khi nó chính thức vượt 20 bởi ở đó, và chỉ ở đó, em mới nhận được toàn bộ tín hiệu khẳng định cho 1 uptrend.

    Có bác sẽ vặn vẹo: "PTKT có thể làm được nhiều việc khác, chả riêng gì việc tìm trend".
    Đúng là như vậy.
    Màn hình phẳng nhà em thỉnh thoảng vẫn dùng vạt áo để vắt mũi cho con.
    Nhưng em không khi nào dám gọi cái áo mà nàng đang mặc là cái mùi-xoa cả [​IMG]


    4.2- Như em đã nói, kẻ trend-line dễ lắm. Chỉ cần một cái thước kẻ và một cái bút chì, xoẹt một phát là xong cái trend-line. Ngồi nghĩ thêm 1 phút lại có thể xoẹt cái thứ hai. Thấy chưa yên tâm, loay hoay thêm phút nữa lại xoẹt được cái thứ ba trông chả giống gì 2 cái đầu.

    Chả cần kẻ.
    Nhìn chart thì thấy rõ là giá đang đi lên hay đi xuống. Vẽ thêm cái trend-line chẳng qua chỉ để trang trí thôi.
    Giống như lót cái đệm tre xuống ghế lái để có cảm giác mát bàn tọa vậy.
    Ghế da, kính dán V-Koooool, điều hòa tốt, có mặc 5 quần dạ, 3 quần xịp thì bàn tọa vẫn mát như thường [​IMG]

    Tóm lại: trend-line chỉ kẻ cho vui. Đừng bao giờ mua bán theo trend-line.
    Hay nói đúng hơn: đừng bao giờ sử dụng trend-line là công cụ duy nhất để ra quyết định.


    4.3- Để nhận biết trend, nên xem đồ thị nào?

    Nên xem cả đồ thị ngày và đồ thị tuần. Đồ thị ngày nên để thời gian tối thiểu là 6 tháng (em thường để 1 năm). Đồ thị tuần nên để tối thiểu là 3 năm.

    Cách bố trí trục tung của đồ thị cũng rất quan trọng. Một số website cung cấp đồ thị rất củ chuối. Giá đã tăng 100% mà nhìn trên đồ thị vẫn như đang đi ngang, cho dù ta đã zoom vào và chỉ nhìn trong 3 tháng hay 1 tháng.

    Hãy chọn đồ thị có thể cho các bác thấy khoảng dao động ít nhất là 50% (bên dưới hoặc bên trên đường giá, tùy theo việc ta đang ở trong downtrend hay uptrend). Thí dụ, giá đang ở mức 22, ta đang ở trong uptrend thì phía trên của đồ thị phải có đủ khoảng trống cho ta nhìn thấy mức giá 30-33. Nếu ta đang ở trong downtrend thì phía dưới cần có đủ khoảng trống để ta nhìn thấy mức giá 11-13.

    Đừng bao giờ dùng đồ thị kiểu này. Trông có vẻ "up" rồi "down" nhưng thực ra, tính từ giá 13, mỗi chiều chỉ được hơn 10% chứ mấy.

    [​IMG]



    ilff thích bài này.
    tranduckienbgvn đã loan bài này
  7. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    5. Các loại đồ thị và ý nghĩa

    Đây là đồ thị dạng "line" của SD7:

    [​IMG]


    Đây cũng chính là đồ thị đó nhưng dạng "candlestick" (dạng nến):

    [​IMG]


    Vẫn là nó, nhưng dạng "bar" (cột) hay còn gọi là OHLC, viết tắt của các từ Open (mở cửa), High (giá cao nhất), Low (giá thấp nhất) và Close (giá đóng cửa):

    [​IMG]

    5.1- Đồ thị dạng "line":

    Là đồ thị đơn giản nhất, gồm các đoạn thẳng nối các mức giá (thường là giá đóng cửa) với nhau. Xem một đồ thị line, ta có thể dễ dàng nhận thấy xu thế của giá trong từng giai đoạn nhất định.

    Tuy nhiên, diễn biến trong phiên thế nào thì ta không thấy trên đồ thị "line" được.

    5.1- Đồ thị dạng "candlestick":

    Do người Nhật phát minh ra nhưng không phải để theo dõi giá chứng mà để theo dõi giá .. gạo và cá [​IMG]

    Đồ thị nến biểu thị giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong một khoảng thời gian (15 phút, một giờ, một phiên, một tuần v..v). Đồ thị nến của SD7 mà em đưa ra ở trên biểu thị các mức giá của một phiên.

    Hình dưới đây mô tả các cấu phần của đồ thị nến. Như các bác thấy, thân nến chỉ xuất hiện khi giá mở cửa chênh lệch so với giá đóng cửa:

    [​IMG]


    Trong hình trên, khi giá đóng cửa thấp hơn so với giá mở cửa, người ta để thân nến màu đen (đặc). Ngược lại, nếu giá đóng cửa cao hơn so với giá mở cửa, người ta để thân nến màu trắng (rỗng). Ở ta, do đỏ là xuống mà xanh là lên nên mọi người hay dùng màu đỏ để thay cho màu đen và màu xanh lá cây để thay cho màu trắng.

    Một số website cho phép các bác tùy chỉnh màu của thân nến.
    Thỉnh thoảng em lại chỉnh cho màu của chúng trùng với màu nền.
    Nhìn vui lắm. Như xem tranh trong phòng mất điện vậy [​IMG]

    Khi mà giá mở cửa = giá đóng cửa, thân nến không còn nữa. Thay vào đó là một vạch ngang. Đó chính là thứ mà dân PTKT gọi là Doji.

    Ở trên các bác đã thấy Doji hình chữ thập. Dưới đây là 2 kiểu Doji nữa:


    [​IMG]

    Đồ thị nến, kết hợp với màu xanh hoặc đỏ của thân nến, nói được nhiều thứ lắm.

    Một thân nến đỏ và dài, kết hợp với một cột khối lượng cao cao ở dưới, cho ta thấy một lượng cung khá lớn đã ép giá đi xuống một quãng thật dài sau khi mở cửa đầy hứa hẹn. Các tâm hồn trinh thám gọi đó là một phiên "oánh xuống" [​IMG]

    Một thân nến dài màu xanh là bài ca hy vọng của các loài chim cánh cụt. Họ sẽ nói "BBs đang oánh lên" [​IMG]

    Hai thân nến màu xanh và đỏ, cùng dài như nhau, đứng cạnh nhau đem đến sự "bâng khuâng" cho các tâm hồn đã rã rời vì chứng.

    Đồ thị nến nổi tiếng lắm. Bởi người Nhật, với thói quen "user friendly" cố hữu, đã soạn sẵn các bộ nến khác nhau để mô tả các trạng thái khác nhau của thị trường. Thí dụ, cứ nhìn thấy bộ nến A xuất hiện thì sắp có đảo chiều, nhìn thấy bộ nến B xuất hiện thì sắp có ... chia thưởng 2:1 [​IMG]

    Em đùa đấy. Làm tó có cái bộ nến nào mô tả được tình trạng in giấy bán lấy tiền [​IMG]

    Chính vì có các bộ nến "mỳ ăn liền" như vậy nên nhiều người mê đồ thị nến lắm.
    Nhưng cũng chính vì thế mà họ chết cũng nhiều. Thôi thì chả mất gì của mình, em với các bác cùng cầu nguyện cho họ cái nhé [​IMG]

    Chả nói đâu xa, ngày 5/11/2009, họ nhìn thấy bộ nến sau đây của VNI, được gọi là Sao Mai Doji, một trong những mẫu hình tin cậy nhất của việc kết thúc một downtrend:

    [​IMG]



    Nhưng sau đó là thế này đây, vật vã cho đến tận ngày 17/12/2009:


    [​IMG]


    Đưa ra ví dụ trên, em không có ý coi thường các mẫu hình của đồ thị nến.
    Chúng có ích lắm, thậm chí rất có ích và cũng rất thú vị.

    Nhưng, em thực lòng khuyên các bác, nếu mới bắt đầu, không nên lao ngay vào bát mỳ ăn liền đó.

    Hãy nghiên cứu chúng độ 1 năm.
    Sau đó kiểm chứng độ tin cậy của chúng trên thị trường Việt Nam khoảng 2 năm.
    Ngồi nghĩ để "điều chỉnh lại cho phù hợp" khoảng 2 năm nữa.
    Sau đó thì nên .. dùng thử xem thế nào [​IMG]
    Dùng thử 2 năm, lại đem vào "vi chỉnh" thêm khoảng 2 năm nữa.
    Tổng cộng là mấy năm rồi nhỉ? 9 à?
    Không sao.
    Lỗ 9 năm. Chỉ cần lãi 1 năm là gỡ lại hết [​IMG]

    Bác nào muốn bắt đầu 9 năm trường kỳ đó thì có thể tham khảo các mẫu hình của đồ thị nến tại đây (chưa biết tiếng Anh thì coi như thêm 1 năm học tiếng Anh nữa là 10 [​IMG] ):

    5.3- Đồ thị dạng bar:

    Đồ thị dạng bar (cột) đơn giản lắm. Nó cũng cho ta thấy diễn biến trong phiên như đồ thị nến nhưng do nó gầy guộc nên trông không xi-nhê như đồ thị nến (lại nhớ màn hình phẳng rồi [​IMG] ).

    Dưới đây là một mẫu bar. Nguyên lý vẽ cao nhất - thấp nhất giống như đồ thị nến nhưng đóng cửa, mở cửa thì lại khác. Gạch bên trái luôn biểu thị giá mở cửa. Gạch bên phải luôn biểu thị giá đóng cửa.

    [​IMG]


    5.4- Rốt cục là dùng đồ thị nào?

    Vâng, lải nhải mãi rồi cũng phải trả lời câu hỏi này.

    Dùng loại nào là tùy các bác. Thấy thích cái nào, quen cái nào thì dùng cái ấy. Cụ Phái vẽ bút chì đẹp gấp 30.000 lần ông Chương vẽ sơn dầu [​IMG]

    Tuy nhiên, sau khi đã rõ về kháng cự - hỗ trợ, về trend-line và nhất là về Fibonacci, em tin là các bác sẽ chỉ dùng đồ thị bar và đồ thị nến [​IMG]

    Em hay dùng .. linh tinh [​IMG]

    Em nghẻo đây [​IMG]
  8. Humsam

    Humsam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Đã được thích:
    18
    Hay=D>=D>=D>=D>
  9. phidiepdan

    phidiepdan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục serie chuyện linh tinh đi bác ơi!
  10. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Đưa ra ví dụ trên, em không có ý coi thường các mẫu hình của đồ thị nến.
    Chúng có ích lắm, thậm chí rất có ích và cũng rất thú vị.

    Nhưng, em thực lòng khuyên các bác, nếu mới bắt đầu, không nên lao ngay vào bát mỳ ăn liền đó.

    Hãy nghiên cứu chúng độ 1 năm.
    Sau đó kiểm chứng độ tin cậy của chúng trên thị trường Việt Nam khoảng 2 năm.
    Ngồi nghĩ để "điều chỉnh lại cho phù hợp" khoảng 2 năm nữa.
    Sau đó thì nên .. dùng thử xem thế nào [​IMG]
    Dùng thử 2 năm, lại đem vào "vi chỉnh" thêm khoảng 2 năm nữa.
    Tổng cộng là mấy năm rồi nhỉ? 9 à?
    Không sao.
    Lỗ 9 năm. Chỉ cần lãi 1 năm là gỡ lại hết [​IMG]

    Bác nào muốn bắt đầu 9 năm trường kỳ đó thì có thể tham khảo các mẫu hình của đồ thị nến tại đây (chưa biết tiếng Anh thì coi như thêm 1 năm học tiếng Anh nữa là 10 [​IMG] ):

    www.candlesticker.com/

Chia sẻ trang này