►►►♠♣♥♦♪♫♫ Tản văn tuyệt kỹ về TA, seri bài viết của bác Linhtinh - nhà thơ giải nghệ chuyển sang b

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TLbooks, 27/01/2010.

3280 người đang online, trong đó có 55 thành viên. 02:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 39858 lượt đọc và 102 bài trả lời
  1. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Thứ mà em đang làm, gọi là "đọc sách giùm bạn".
    Các bác có thể bận rộn nhiều công việc, không có thời giờ để ý ba cái linh tinh.
    Em chỉ làm một việc duy nhất: đó là đi gom 3 cái thứ linh tinh ấy lại, xào xáo rồi mang ra đây trình các bác [​IMG]

    PTKT chỉ là một trong nhiều công cụ mà ta sử dụng trong chứng trường.
    Là công cụ, nó có nguyên lý xây dựng và nguyên lý vận hành riêng của nó. Vì vậy, để sử dụng công cụ đúng mục đích, đúng chức năng và đúng capacity, trước hết, ta cần hiểu thật rõ về các nguyên lý đó.
    Nếu không, ta sẽ mắc cái tật như màn hình phẳng nhà em, chuyên dùng vạt áo để xì mũi cho con [​IMG]

    Cái triết lý mà em nói, chắc chắn là giả định (assumption), không phải định luật hay tiên đề. Bởi vì, nếu bác đem cái triết lý ấy ra trao đổi với mấy ông phân tích cơ bản hoặc tiến sỹ kinh tế, họ sẽ bảo bác là "bullshit".

    Mấy ông ấy nhiều lắm.
    Nên em mới phải rào trước rằng: box này chỉ nói chuyện bullshit [​IMG]

    Kính bác [​IMG]
  2. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    6 . Hỗ trợ và kháng cự, breakdowns, breakouts, trend and counter-trend traders:

    Hỗ trợ và kháng cự là hòn đá tảng của PTKT.

    Như em đã nói với các bác, với em, PTKT sinh ra là để tìm trend.
    Không có trend, em không kiếm được xèng, dù chỉ là xèng linh tinh [​IMG]

    Nhưng dùng cái gì để nhận biết trend bây giờ ?
    Chẳng nhẽ lại ngắm từ tháng 3/2009 đến hết tháng 10/2009 rồi lên đây hớn hở khoe với cả làng: "Hơ hơ, em vừa phát hiện ra một úp chén" [​IMG]

    Hỗ trợ và kháng cự là một trong những công cụ có thể giúp ta nhận biết sớm về một possible trend.

    -------------------

    Trong quá trình đi lên, có những lúc giá tạm thời dừng lại, nhì nhà nhì nhằng xung quanh một mức nào đó rồi .. quay đầu đi xuống (tức nhể [​IMG] )
    Trong quá trình đi xuống cũng vậy, có những lúc giá tạm thời dừng lại, bật lên bật xuống một tí rồi .. quay đầu đi lên (thích nhể [​IMG] )

    Đi lên, chạm một mức nào đó, quay đầu đi xuống thì người ta gọi cái mức đó là "kháng cự" (resistance).
    Đi xuống, chạm một mức nào đó, quay đầu đi lên thì người ta gọi cái mức đó là "hỗ trợ" (support).

    Em thích nôm na nên học một chị nổi tiếng ở đây, gọi "kháng cự" là "cản trên" và gọi "hỗ trợ" là "cản dưới" cho nó dễ hình dung [​IMG]

    Em mời các bác xem đồ thị dưới đây của PVD:

    [​IMG]

    Trên đồ thị này, có thể thấy rất rõ sau khi bật từ 80 (đường số 4) lên 95 (đường số 2) vào nửa sau của tháng 8/2009, giá của PVD chững lại một thời gian rồi quay đầu đi xuống 90 (đường số 3). Khi đó, ta có thể gọi 95 là cản trên của PVD.

    Tại 90, PVD bật lên lần 2, gặp cản 95, nhì nhằng 1 vài ngày rồi đi tiếp lên 100 (đường số 1). Không qua nổi 100, PVD quay đầu đi xuống, lưu luyến 95 một tí rồi ngồi bệt xuống 90 vào đầu tháng 10/2009. Nhưng, như bị thúc vào đít, PVD lại đứng lên test 100 lần 2. Đến lúc này, ta có thể gọi 90 là cản dưới của PVD.

    Test 100 bất thành, PVD quay về 95, rồi 90. Do 90 đã thành "cản dưới", PVD bật lên 1 phiên rồi rơi độp một phát qua 90 về tận cản dưới 80. Tại đây, PVD bùng lên rất mạnh để test lại 95 nhưng không thành công, rơi về 80, bật lên 90 rồi lại rơi về 80 trước khi chia tách.

    Ta nhận thấy:

    + Giá hình như không diễn biến một cách tình cờ. Rõ ràng là tại những ngưỡng nhất định, giá có những hành vi nhất định.
    + Cản không phải là sàn hay trần bê tông. Cứ có khoan Makita thật tốt, khoan được hết.
    + Đành rằng là khoan được hết nhưng dường như thời gian đổ bê tông càng lâu, cản càng cứng.
    + Cản trên hay dưới thay đổi theo thời gian. Thí dụ, đường 4, đầu tháng 8, là cản trên nhưng nếu bị vượt qua, lại trở thành cản dưới cho nửa đầu tháng 11. Tương tự, đường 2, tháng 10, là cản dưới nhưng nếu bị xuyên thủng, lại trở thành cản trên cho nửa sau tháng 11.
    + Khi đã vượt qua hay xuyên thủng được cản, giá thường có xu hướng pull-back để test lại các ngưỡng này (những chỗ em khoanh tròn).
    + Giá dường như có trí nhớ nên dù đã chia tách, vẫn cố gắng vận động theo các ngưỡng như trước đây (69-70 tương đương 92, 65 tương đương 86 và 60 tương đương 80).
    + Giống như trend-line, việc vẽ các đường từ 1 đến 7 là hoàn toàn theo ý muốn chủ quan. Một người khác, không linh tinh như em, có thể dịch đường 1 xuống một tí để tạo ngưỡng 96-98 thay vì 100. Đường số 2 cũng có thể dịch xuống một tí để có ngưỡng 92-93. Vì vậy, khi nói về một ngưỡng cản nào đó, ta nên suy nghĩ về nó như một khoảng giá hơn là một mức giá.

    Có thể nói thêm một vài điểm nữa nhưng theo em, 7 điểm trên đây là những điểm đáng chú ý nhất. Em sẽ lần lượt bình từng điểm.
    Nhưng mà phải chờ em đọc thêm sách đã.
    Bi bô nãy giờ hết cả vốn dồi [​IMG]
    Xí hổ qué [​IMG]

    P.S.: Màn hình phẳng nhà em vừa ghé qua, hỏi: "Thế hôm nay PVD là pull-back sau khi thủng 60 hay đang chuẩn bị bật lên như hồi giữa tháng 12? Giá 60 là tương đương 80 đấy, cản cứng đấy".
    Đúng là cái quân 2D [​IMG]
    Toàn hỏi linh tinh [​IMG]


    6.1- Giá không diễn biến một cách tình cờ. Tại những ngưỡng nhất định, giá thường có những hành vi nhất định.

    Tại sao lại thế?
    Vì bản tính của con người là không đổi, hay nói đúng hơn là có thay đổi nhưng .. chậm hơn rất nhiều so với giá chứng khoán [​IMG]

    [​IMG]

    Khi PVD bay từ 80 lên 95 trong vòng 4 phiên (giữa tháng 8/2009), do nó bay quá nhanh nên nhiều người bắt hụt. Họ có tiếc không? Chắc chắn là có. Họ có hy vọng là nó sẽ quay lại 80 không? Chắc chắn là có. Thế mà nó chả chịu quay lại gì cả, còn dập dình như trêu ngươi ở mức giá 94-96 những 8 phiên liền.

    Ngày 07/9/2009, PVD sụt xuống 87.5, mất gần 10% so với giá 95. Những tâm hồn tiếc nuối mức giá 80 cho đây là cơ hội, lao vào và tham gia đẩy PVD lên đỉnh cao mới 105 vào ngày 17/9/2009.

    Ngày 02/10, sau gần một tháng, PVD từ đỉnh 105 quay trở lại mức 90. Rẻ quá, gần 1 tháng rồi mới có giá đó. Thế là lại lao vào và đẩy PVD lên trở lại 100 vào ngày 15/10.

    Cái tâm lý "rẻ rồi", "rẻ quá" ấy là một trong những yếu tố góp phần tạo ra cản dưới [​IMG]

    Một mức giá được coi là "rẻ rồi", "rẻ quá" bởi người ta so sánh nó với mức giá thấp hơn gần nhất (latest lower low). Trong ví dụ trên, ngày 2/10 được so với ngày 7/9 và sau đó, các ngày 27 và 29/10 lại được so với ngày 2/10.

    Ngày 2/11, khi PVD xuyên thủng 90, người ta lại đi tìm một mức giá thấp hơn gần nhất để so sánh. Trên đồ thị, có thể thấy rất rõ đó là mức 80 (cuối tháng 7, đầu tháng 8). Thế là, như có phép màu, ngày 11/11, PVD bật lên từ giá 80 [​IMG]

    Nếu tâm lý "rẻ rồi", "rẻ quá" góp phần tạo ra cản dưới thì tâm lý "ước gì hòa vốn" góp phần tạo ra cản trên.

    Ngày 16-17/9, khi PVD bật mạnh từ 95.5 lên 105, không ít người mắc cạn. Sau đó, khi giá PVD đi xuống 90, họ chỉ "ước gì" là họ đã không mua PVD. Cầu được ước thấy, con cá tưởng đã mất lại quay về vào ngày 15/10. Thế là họ bán. Và góp phần tạo ra cản trên cho PVD tại mốc 100. Điều tương tự xảy ra khi PVD quay lại mốc 90 vào ngày 1/12 và gần đây nhất là mốc 70-75 (tương đương 93-100) vào ngày 05/01/2010.

    Tâm lý con người là như thế. Và khi nhiều người cùng hành động theo tâm lý ấy, họ vô tình tạo ra các loại cản trên và cản dưới.

    Chúng ta có hiểu tâm lý ấy không? Có.
    Chúng ta có muốn tận dụng tâm lý ấy không? Có.
    Cho nên, chúng ta sẽ lao vào mua/bán tại những chỗ mà chúng ta cho là có cản dưới/cản trên, đúng không?
    Đúng quá [​IMG]

    Thế là ta tiếp tay cho kẻ gian rồi, biến chỗ mà chúng ta nghĩ rằng "có cản" thành "cản cứng", "cản thực sự" còn gì [​IMG]

    BBs và kẻ gian rất thích chúng ta nghĩ như thế [​IMG]
    Em là Linh Tinh, không phải BBs, cũng không phải kẻ gian [​IMG]

    PS: Các bác thích tìm hiểu có thể đọc thêm về tâm lý học hành vi hoặc tài chính hành vi học, cognitive biases (loss aversion, sunk cost effect, disposition effect, outcome bias, recency bias, anchoring, bandwagon effect etc.)


    6.2- Cản không phải là sàn hay trần bê tông. Cứ có khoan Makita thật tốt, khoan được hết.

    Vâng, dùng khoan.
    Không dùng đầu như thế này [​IMG] [​IMG]

    Như trên em đã nói, cản trên và cản dưới không phải là thứ có thật, sờ nắn được.
    Cản trên và cản dưới là do con người, dưới tác động của các quy luật tâm lý, tạo ra.
    Không có gì bảo đảm là giá cứ chạm cản dưới là bật lên hay cứ chạm cản trên là quay đầu. Nếu dễ như thế, TTCK đã không có đất để tồn tại và cũng chẳng có em ngồi đây để nói phét.

    Là sản phẩm do con người tạo ra thì con người cũng có thể phá được.
    Phá cản trên, dùng tiền.
    Phá cản dưới, dùng cổ.

    Ta lùi ra một chút để ngắm đồ thị 1 năm của PVD:

    [​IMG]

    Nhìn trên đồ thị này, có thể thấy rất rõ là đã 6 tháng nay, PVD đang dao động trong một dải hẹp. Nếu lấy lằn đen trung tâm làm mốc thì hai lằn xanh ở trên và dưới có độ lệch chỉ đâu đó khoảng 10%.
    Với độ lệch nhỏ như thế, với KLGD ổn định ở mức thấp như thế, người ta nói PVD đang trong thời gian tích lũy.
    Tích lũy để làm gì ?
    Để chuẩn bị phá hoặc là cản dưới (break-down), hoặc là cản trên (break-out).

    Kẻ kiên nhẫn sẽ chịu khó mua - bán PVD trong thời gian này. Xuống 80 múc, lên 92 - 95 bán, ăn khoảng 10-20% mỗi lần.
    Em không kiên nhẫn, em lì đòn, em chờ breakdown hoặc breakout [​IMG]

    Ta lại lùi ra thêm chút nữa để ngắm đồ thị 2 năm của PVD:

    [​IMG]

    Trên đồ thị này, ta thấy thêm đường màu đỏ. Đường này giải thích cho ta vì sao PVD lại có một ngưỡng cản trong vùng giá 90. Ngưỡng cản này được tạo ra suốt từ tháng 5/2008 (sau khi chia tách), được test những 5 lần tại các điểm 2-3-4-5-6.
    Do thời gian tồn tại quá lâu (16 tháng) nên khi PVD lần đầu tiên vượt qua cản này vào nửa sau tháng 8/2009, các bác có thể thấy nó đã cần một lượng tiền lớn như thế nào (đủ để nuốt ngót nghét 7 triệu cổ trong sàn và ngoài sàn).
    Khoan Makita quả là tốt phải không [​IMG]

    Qua được một ngưỡng cản như thế, kiểu gì cũng mệt nên chắc chắn sẽ có pullback.
    Nhưng cản tiếp theo (100) thì PVD đầu hàng.
    Mũi khoan đã cùn. 2 lần thử, 2 lần failed.
    Xèng chứ có phải vỏ hến đâu mà lắm thế [​IMG]

    Thế thì thứ gì lắm? Cổ. Nhiều vô biên. Vì in được.
    Nên phá cản dưới thường là dễ hơn cản trên.
    Các bác thấy đấy, xuyên từ dưới lên qua 90 thì khó chứ xuyên từ trên xuống qua 90 nó làm có 1 nhát là xong. Chỉ cần ngót nghét 700K cổ vào ngày 3/11. Lưu luyến pullback hử ? Tiếp cho nhát nữa 350K cổ ngày 6/11. Chết đứ đừ.

    Nhưng cản dưới nữa (80) thì hơi khó, bởi nó quá gần với vùng giá 72 (đường màu đỏ đậm), vùng hậu phương vững chắc của PVD.
    Để phá cản này, tốn cổ lắm, nhất là khi kinh tế đang phục hồi, không khéo mất cổ vào tay bà già như chơi [​IMG]

    Tóm lại, cản sinh ra là để bị phá.
    Chưa phá được thì cổ sẽ tích lũy và thường là sau một thời gian tích lũy đủ dài, nếu cản bị phá, cổ sẽ hoặc là rơi, hoặc là thăng, khá xa.


    Là nhà đầu tư linh tinh, em không kiên nhẫn, em lì đòn, em chờ PVD phá kênh tích lũy [​IMG]

    Màn hình phẳng nhà em ghé qua giục em đi ngủ.
    Nàng ghé qua vai em, xem bài này rồi thỏ thẻ: "Thế KBC thì thế nào?".

    Đúng là ngu lâu khó đào tạo.
    Câu hỏi này còn .. linh tinh hơn cả câu hôm qua [​IMG]


    6.3- Đánh giá độ vững của cản:

    "Thời gian tìm hiểu càng lâu, cuộc sống gia đình sau này càng hạnh phúc"
    Vâng, Herbert George Wells - tiểu thuyết gia viễn tưởng vĩ đại người Anh - đã từng nói một câu như thế.
    Công nhận người nước ngoài họ giỏi hơn dân An Nam mình.
    Viết truyện viễn tưởng đã hay, nói chuyện viễn tưởng còn hay hơn nữa [​IMG]
    Thở ra câu nào là câu ấy thành Science Fiction [​IMG]

    PTKT có giống truyện viễn tưởng không?
    Rất giống. Vì 2 lý do.
    Thứ nhất, PTKT cũng có một câu na ná như thế: "Thời gian hình thành cản càng lâu, cản càng cứng".
    Thứ hai, khi ta hỏi lại: "Có thật không đấy?", PTKT đưa ra câu trả lời giống hệt các tiểu thuyết gia viễn tưởng: "Nothing is impossible!" [​IMG]

    Độ vững của cản tỷ lệ thuận với thời gian hình thành, theo em, cũng là hợp lý thôi. Cái này, em không nói, nhiều bác cũng đã biết.

    Cái mà em muốn bàn ở đây là yếu tố "thời gian". Mời các bác xem đồ thị của AGF:

    [​IMG]

    Trên đồ thị này, có thể thấy mức cản 30 của AGF là khá chắc chắn bởi nó được bắt đầu từ tháng 6/2009, tẹt đi tẹt lại nhiều lần trong tháng 9 và đầu tháng 10, sau đó tẹt tiếp 3 lần nữa trong khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 12, tổng cộng khoảng 7 tháng, có thể nói là khá cứng.

    Ta lùi xa một tí:

    [​IMG]

    Giờ thì ta hiểu vì sao cái mốc 30 lại cứng thế. Hóa ra nó đã hình thành từ tháng 7, tháng 9/2008!

    Trong ví dụ của AGF, ta thấy yếu tố "thời gian" được thể hiện qua các lần 'tẹt đi tẹt lại". Khoảng thời gian hàm chứa các cú "tẹt đi tẹt lại" ấy càng dài, cản càng có xu hướng cứng hơn.

    Trong ví dụ tiếp theo, khoảng thời gian tuy ngắn hơn nhưng do giá dao động trong một phạm vi rất hẹp nên cũng tạo ra một vùng cản hẹp có độ cứng khá lớn.

    [​IMG]

    Vùng 14-16 của BHC cứng đến nỗi cả tháng 11/2009, khi mọi CP đều mất giá kha khá, BHC vẫn dao động trong khung này, chỉ chịu đầu hàng sau 3 phiên có KLGD lớn hơn bình thường. Và, như các bác đã thấy, khi bị mất cản cứng 14, nó đã rơi thêm gần 30% mới chịu dừng.

    Cản cứng như thế mà khi vượt (đầu tháng 10/2009) lại không kèm theo mức tăng đột biến của KLGD. Yếu tố này làm ta nghi ngờ khả năng BHC sẽ tạo được đỉnh mới cao hơn đỉnh tháng 6/2009. Do đó, khi thấy BHC vật vã vài ngày ở ngưỡng 20-21, quyết định duy nhất đúng của ta vào thời điểm đó là: phắn [​IMG]

    Hai ví dụ trên cho ta thấy 2 cách mà "thời gian" có thể tác động vào độ cứng của cản.

    "Thời gian" và "cản" còn có mối liên hệ nào nữa?
    Còn một mối liên hệ nữa, đó là: khung thời gian mà các bác dự kiến tiến hành một thương vụ.

    Nếu các bác định mua bán để ăn chênh lệch ngay trong phiên, một ngưỡng cản "nhè nhẹ" đã có thể coi là "cản cứng".
    Nếu các bác định lướt sóng T+4, một ngưỡng cản "ro rõ" trên đồ thị ngày 6 tháng có thể coi là cản cứng.
    Nếu các bác định ôm 1 vài tháng, một ngưỡng cản trên đồ thị tuần có thể sẽ có ích hơn bởi 5 vạch trên đồ thị tuần tương đương với 25 vạch trên đồ thị ngày.

    Em sẽ nói kỹ hơn về KLGD tại mục KLGD. Ở phần này, liên quan đến KLGD, em chỉ muốn nhấn mạnh 2 ý:

    + Vượt cản trên mà không kèm theo KLGD tăng đột biến, nên thận trọng.
    + Vỡ cản dưới mà KLGD lại tăng, nhất là ở ngày thứ 2 sau khi vỡ cản, coi chừng. An toàn nhất là chuồn thật nhanh khi giá vươn lên tẹt lại cản vừa bị mất (pull-back). Trong ví dụ trên của BHC, đó là phiên giao dịch thứ 2 của tháng 12/2009.

    Ngủ nhớ [​IMG]
    Viết càng linh tinh, càng buồn ngủ [​IMG]
    Câu này là em nói, không phải Sir Hơ Be [​IMG]

    Các bác có biết em sẽ nằm mơ gì không?
    Đây nè!
    Hôm nay, PVD đã rơi khỏi cản 80.
    Ngày mai, ngày thứ hai sau khi vỡ cản, PVD sàn cả phiên, rơi xa hơn nữa, tạo gap, KLGD tăng đột biến ...
    Tèn tén ten [​IMG]

    [​IMG]
    Phuclocthotoan thích bài này.
  3. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    :-*:-*
  4. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    6.4- Khi đã bị vượt qua, cản trên trở thành cản dưới; khi đã bị xuyên thủng, cản dưới trở thành cản trên:

    Em lấy lại đồ thị của AGF. Đồ thị này minh họa rất tốt cho việc một cản (30) thay đổi từ cản trên thành cản dưới như thế nào.

    [​IMG]

    Việc này nó cũng đơn giản, nhiều bác đã biết nên em không nói gì thêm. Em chỉ muốn trình bày cách nhìn của em về sự thay đổi cản dưới - cản trên này.

    Hãy coi VNI, khi đi lên, là một cuộc tấn công. Trên đường tấn công, ta phải lần lượt chiếm các cứ điểm của địch. Một cứ điểm của địch, sau khi bị ta chiếm, sẽ trở thành của ta và là hậu phương vững chắc cho ta khi ta lui binh.

    Khi ta lui binh, tại từng cứ điểm, ta sẽ cầm cự. Nếu cứ điểm đó bị mất vào tay địch thì lần sau, khi tấn công trở lại, ta lại phải nghĩ cách chiếm lại cứ điểm này.

    Tưởng tượng như thế vừa dễ hình dung việc cản trên - cản dưới đổi chỗ cho nhau, vừa rút ra được nhiều thứ hay lắm.

    Thí dụ, ta biết Xuân Lộc là cửa ngõ Sài Gòn, đánh vào đây chắc là sẽ rất khốc liệt.
    Thế mà ta chiếm ngon ơ. Chả tốn một sĩ, một tốt.
    Nếu là tướng cầm quân, các bác sẽ nghĩ gì?
    Bỏ mẹ, hay là nó đem quân vòng ngả Tây Ninh đánh vào mạn sườn mình [​IMG]


    VNI hôm kia ào một phát qua 48x dễ quá nhể [​IMG]
    Giống hệt hôm địch ào một phát đẩy ta ra khỏi cứ điểm 48x ngon quá nhể [​IMG]
    Ta chứ có phải linh tinh đâu [​IMG]

    Đại khái thế [​IMG]
  5. wildkid

    wildkid Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Đã được thích:
    108
    Rất hay và có ý nghĩa=D>
  6. Tranppr

    Tranppr Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Đúng là........... linh tinh, nhưng các bác bảo em thế thì đừng có đọc nữa [:D][:D][:D] thì các bác mới là linh tinh.
    Thật linh tinh.
    Thanks !
    p/s: Tiếp đi bác...................^:)^^:)^^:)^
  7. tuu_sac119

    tuu_sac119 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Đã được thích:
    435
    Cụ rung lắc để vợt PVD. Kinh thật.=))=))=))=))
    noviceF319 đã loan bài này
  8. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11

    Iem chỉ copy linh tinh của bác linhtinh sang thôi
    [:p]
  9. oldinvestor

    oldinvestor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2009
    Đã được thích:
    1.750
  10. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    6.5- Tình cũ không rủ cũng tới: pull-back!

    He he .. món khoái khẩu nhất của em chính là đây.
    Là em nói cái món "tình cũ" ý, không nói PTKT, các bác đừng hiểu nhầm.
    Tiếc là em chả có món "tình cũ" nào cả, ngoài cái món màn hình phẳng càng ngày càng cũ dần.
    Bác nào có cho em mượn nhá [​IMG]

    Đùa thôi, với em, các cú pull-backs là một trong những nét đẹp nhất của PTKT. Trước khi đến với chứng khoán (và các thị trường commo khác), em không nghĩ cái đám đông "quân hồi bông phèng" lại có thể tạo ra một sản phẩm đẹp đến như vậy. Em chỉ ước gì mình nghiêm túc hơn một tí, bớt linh tinh đi một tí để có thể dành cả đời theo dõi, nghiên cứu và viết một cuốn sách 3 xu về vẻ đẹp, ý nghĩa cũng như công dụng của pull-backs thôi.

    ----------

    Em đã giải thích thế nào là pull-back ở phần trước. Kết hợp với cản, ta có thể nói nôm na thế này:

    + Giá vượt lên trên cản rồi, lại vòng lại tẹt một phát hoặc vài phát, đó là pull-back.
    + Giá đã xuyên xuống dưới cản, lại vòng lên sờ một phát hoặc vài phát, cũng là pull-back.


    Em nghĩ không cần phải có đồ thị minh họa nữa vì tới giờ này, các bác đã thấy những mấy cái rồi.

    Hãy tưởng tượng một trận thư hùng, quân xanh ào vào đẩy quân đỏ ra khỏi cứ điểm. Quân đỏ dạt ra bên ngoài, chỉnh trang lại đội hình rồi lại tiến vào đẩy lui quân xanh. Hai bên cứ thế giằng co và cuối cùng, một bên thắng cuộc, thừa thắng xông lên đuổi bên kia tới tận cứ điểm sau và trận đánh lại tiếp diễn.

    ----------

    Tại sao lại có pull-back? Theo cá nhân em, có thể vì mấy lý do (chưa đầy đủ đâu nhé):

    + Mệt. Nghỉ dưỡng sức.
    + Chiếm quá dễ. Ngại cạm bẫy. Giả đò rút để dụ địch lộ bẫy. Chắc không có bẫy mới tiến tiếp.
    + Chiếm được rồi, giả đò bị thương nặng để dụ tàn quân ra tiêu diệt nốt. Thịt xong tụi này thì tiến tiếp.
    + Xèng ít nhưng vẫn muốn ủn. Thế là cứ vừa mua, vừa bán. 100 xèng lúc đầu thành 100 cổ, 100 cổ đó đảo ra thành 110 xèng, 110 xèng lại đảo thành 120 cổ, cứ thế cuốn chiếu đi lên và dừng lại ở điểm cuối cùng là .. xèng (là cổ thì linh tinh quá, nhể).

    Các bác ngắm pull-back đã nhiều, có thể phân biệt được lúc nào là "mệt", lúc nào là "chả vờ", lúc nào là "xèng ít mà lại muốn ủn ỉn" không?

    Nếu là chả vờ, các bác có nhìn ra cách mà họ chả vờ không?

    Em chịu.
    Các bác đừng hỏi em.
    Em chứ có phải cái đầu gối của các bác đâu [​IMG]

    Các bác cáu rồi hả? Thế thì mời các bác xem cái hình của SD7 cho bớt cáu nhé. Chú ý cách đi lên theo kiểu bậc thang của SD7 trong tháng 8, tháng 9/2009 và các cột KLGD được em khoanh tròn:

    [​IMG]

    4 possible reasons của pull-back đã đủ để đem lại cho pull-back sự quyến rũ huyền bí, thách thức trí tò mò và ước vọng khám phá của hàng vạn chàng trai .. linh tinh. Nhưng, cái hay của pull-back đâu chỉ có từng ấy. Như củ sâm Cao Ly, pull-back đem lại những công dụng hết sức thiết thực mà chả cần ai phải rõ bên trong nó hàm chứa những gì.

    Pull-back giúp ta kiềm chế lòng tham khi thị trường tăng.
    Pull-back giúp ta tĩnh tâm, không panic khi thị trường giảm
    .


    Đã vượt lên trên mà biết là sẽ quay lại để tẹt một phát thì việc quái gì phải mua ở trên. Không mua ở trên thì không bị mang tiếng là tham, là ngu, các bác nhở [​IMG]

    Đã chui xuống dưới mà biết là sẽ vòng lên để thơm biệt ly một nhát thì việc quái gì phải cắt đánh nhoằng một cái cho nó đau hết cả .. xương chậu
    . Không cắt "đánh nhoằng một cái" thì vừa không đau xương chậu, vừa được tiếng là người bình tõm, không pa líc, các bác nhở [​IMG]

    Đấy là em cứ nói linh tinh thế chứ từ thưở chơi chứng đến giờ, xương chậu em đau kinh niên, lại còn bị mang tiếng là ... là ... Thôi, chả nói nữa, ngượng lắm [​IMG]

    ----------

    Pull-back, kết hợp với cản, có thể tạo ra 4 cách chơi (trong bối cảnh uptrend):

    + Mua khi giá vừa vượt cản (vừa vượt nhé)
    + Mua khi giá đang trong giai đoạn pull-back
    + Mua khi giá vừa hoàn thành xong pull-back
    + Mua khi giá đã hoàn thành xong pull-back và vừa vượt qua đỉnh cũ.

    Các bác chọn cách chơi nào? Theo các bác thì cách chơi nào là an toàn nhất?

    Em linh tinh.
    Em chọn cách chơi thứ 5: mua ở đỉnh của các loại đỉnh.
    Mình ở nước nhiệt đới, phải ngồi cao thế nó mới mát [​IMG]

    Ôi, pull-back, ôi củ sâm Cao Ly huyền bí!
    I lao iu [​IMG]

    P.S quan trọng:

    + Giống như cản, pull-back không phải là thứ nhất thiết sẽ xảy ra. Vì vậy, khi không thấy pull-back, hãy chửi thị trường, đừng chửi em, tội nghiệp.

    + Đáng phải có pull-back mà lại không có pull-back, coi chừng. Coi chừng cái gì ư? Em chịu. Đấy là em cứ nói linh tinh thế. Bác nào biết thì bảo em [​IMG]

Chia sẻ trang này