►►►♠♣♥♦♪♫♫ Tản văn tuyệt kỹ về TA, seri bài viết của bác Linhtinh - nhà thơ giải nghệ chuyển sang b

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TLbooks, 27/01/2010.

4151 người đang online, trong đó có 294 thành viên. 23:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 39990 lượt đọc và 102 bài trả lời
  1. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Ôi, chủ nhật vắng quá,[r32)]
  2. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    6.6- Cản và cổ phiếu chia tách

    Chia tách đã trở thành chuyện thường ngày ở huyện trên TTCK Việt Nam. Bên cạnh các vấn đề "linh tinh" mà báo chí đã nêu, chia tách còn làm cho dân PTKT nghiệp dư khá lúng túng bởi nó đảo lộn hết các loại đồ thị, các loại chỉ số mà người ta đang theo dõi bấy lâu nay.

    Một số website cung cấp đồ thị đã được điều chỉnh sau chia tách, nhiều web khác thì không. Ngay cả các website cung cấp đồ thị sau chia tách, cũng có mã được điều chỉnh, mã không.

    Có 2 chuyện làm em ngại. Một là, nếu ta theo dõi một CP nào đó đã lâu, các mức giá, ngưỡng cản trước đây có thể đã hằn quá sâu vào trí nhớ khiến ta đôi lúc bị hiện tại đánh lừa. Thí dụ, ta có thể có cảm giác sai lầm là giá hiện tại đang "quá rẻ", hay giá đang tiến tới một ngưỡng cản "quan trọng" trong khi trên thực tế không phải vậy. Hai là, với những CP mà ta mới tiếp cận lần đầu, việc xem một đồ thị không điều chỉnh sau chia tách có thể làm ta "loạn chiêu", dẫn đến những nhận định chẳng giống ai.

    Hay nhất là sử dụng các website có cung cấp đồ thị điều chỉnh. Đây chưa hẳn là phương án tối ưu bởi đồ thị điều chỉnh sẽ làm ta mất đi cái "feel" về giá của CP trong quá khứ. Tuy nhiên, riêng với việc tính toán các ngưỡng cản, dùng đồ thị đã điều chỉnh, theo em, tốt hơn là dùng đồ thị chưa điều chỉnh.

    Nếu các bác không thể kiếm một đồ thị như vậy, chỉ còn cách quy giá hiện tại về giá cũ, tức là giá mà các bác đã quen. Nếu các bác chưa nghiên cứu CP này bao giờ, tốt nhất là xem lại lịch sử của nó để tự "quy đổi" nếu nó đã từng chia tách.

    Kinh nghiệm của em là bỏ qua các mã vừa chia tách, đợi khoảng vài tháng cho đồ thị và các loại indicators ngắn hạn của nó trở lại bình thường rồi mới trade. Trên sàn thiếu gì cơ hội đâu.

    Một việc nữa nên lưu ý là khối lượng giao dịch. Một CP từ chỗ "hiếm" sẽ trở thành "ê hề" sau vài lần chia tách. Việc tính toán khối lượng khi cổ đó vượt cản, pull-back hay phân phối, vì vậy, cần có sự điều chỉnh phù hợp. Cái này nói để lưu ý thôi, không đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối.

    6.7- Vẽ cản là việc làm đầy tính chủ quan

    Nếu là vẽ các đường ngang, thật sự không có cách nào khắc phục được tính chủ quan trong nhận định của từng người. Có người thấy phải dịch lên 1-2 giá mới đúng, có người lại cho rằng phải dịch xuống 1-2 giá mới chuẩn.

    Có 3 cách có thể giúp ta giảm bớt chuyện cãi nhau. Một là, hãy cố gắng kẻ đường cản ngang sao cho nó đi qua càng nhiều mức giá đóng cửa càng tốt bởi với nhiều chuyên gia PTKT, giá đóng cửa là giá quan trọng nhất trong ngày. Hai là, xem thêm đồ thị tuần. Nếu đồ thị ngày và đồ thị tuần cho cùng một kết quả (một đường ngang) thì có thể yên tâm sử dụng đường ngang đó. Cuối cùng (và cũng là đơn giản nhất), hãy coi ngưỡng cản là một khoảng giá thay vì một mức giá. Nó sẽ giúp ta đỡ cãi nhau [​IMG]

    Cách nào thì cách, em nghĩ cần bảo đảm sự nhất quán trong phương pháp kẻ. Một chiếc xe có tay lái hơi lệch một chút mà đi quen thì vẫn hay hơn là mỗi ngày đi một kiểu xe khác nhau.

    6.8- Linh tinh

    Câu chuyện về cản tương đối dài nên em xin dành mục sau cùng này để tóm tắt lại, nhấn mạnh những điểm mà em cho là quan trọng nhất.

    Thứ nhất, cản và pullback không phải là thứ chắc chắn sẽ xảy ra. Ta chỉ nên xem chúng là những "khả năng" có xác suất xảy ra cao. Tuyệt đối không được "tin chắc" vào chúng bởi thứ gì mà ta thấy được thì hàng nghìn, hàng vạn người khác cũng thấy được. Phải đề phòng chuyện "tương kế tựu kế", "chim sẻ - bọ ngựa - ve sầu".

    Cách đề phòng tương đối đa dạng (chờ đầy đủ các dấu hiệu, đánh theo kiểu "gửi quân thăm dò", chờ xu thế của VNI, chơi 2 tài khoản để thực hành giải pháp "cut-loss" ..). Hãy chọn cho mình giải pháp đề phòng thích hợp nhất. Cái này không ai khuyên ai được.

    Thứ hai, cản sinh ra là để bị phá, như cứ điểm sinh ra là để bị chiếm trong chiến tranh. Cách chiếm, thời gian chiếm, kế chiếm v..v, vì vậy, có thể cho ta thấy rất nhiều điều. Hãy theo dõi các ngưỡng cản và phát hiện những điều bất thường, thí dụ như đáng lẽ phải pullback mà lại không pullback, đáng lẽ phải có KLGD lớn mà lại không thấy KLGD lớn hoặc KLGD lớn xuất hiện trước khi vượt cản chứ không phải sau khi vượt cản v..v.

    Thứ ba, cản và pullback là công cụ giúp ta bình tĩnh trước thị trường chứ không phải chất kích thích làm ta tham lam. Đừng tìm hiểu về cản để chủ động biến mình thành counter-trend trader, lao vào tại bắt tại "cản dưới" rồi bán tại "'cản trên". Có lúc trúng, nhiều lúc sẽ trật. Nên kiên nhẫn và nâng mức độ chú ý lên tối đa tại các ngưỡng cản. Cứ để cho 2 bên đánh nhau, bên nào thắng thì ta theo. Pullback thành công là một trong các indicator cho thấy bên nào thắng.

    Nhìn chung, không nên mua một CP đang trong thời kỳ tích lũy. Nó đã tích lũy thì sẽ đến lúc nó phá cản. Em nghĩ chỉ nên theo dõi nó, đừng mua nó bởi có biết nó sẽ phá cản theo hướng nào đâu mà mua.

    Thứ tư, cần xác định rõ ta đang trade trong time-frame nào? Nếu là phe phẩy trong phiên, cách nhìn cản phải khác đi một chút so với lướt sóng T+ hoặc buy and hold vài tuần.

    Thứ năm, cản không chỉ là các đường kẻ ngang. Ngoài các đường kẻ ngang, còn một số đường khác có thể dùng để tính toán ngưỡng cản, chẳng hạn như đường trend-line, hai biên của dải Bollinger, các đường SMA 20-50-200, các ngưỡng Fibonacci. Thứ nào cũng có mặt mạnh và mặt yếu của nó. Biết cả thì tốt. Không biết cũng không sao. Kinh nghiệm của em cho thấy chỉ cần các đường kẻ ngang là đủ.

    PTKT, theo em, càng đơn giản càng tốt. Đừng biến đồ thị của mình thành một bát bún riêu còn mình thì thành chú hề ăn bún riêu [​IMG]

    Tiếp theo là phần nào nhỉ?
    Mải nói linh tinh, quên mất rồi [​IMG]
  3. nitatqng

    nitatqng Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Đã được thích:
    306
    Phán câu này thì ^:)^^:)^^:)^^:)^
    Lãi 9 năm, lỗ 1 năm là mất hết thì có còn nói như bác, éo mẹ đừng chơi ck nữa còn hơn
  4. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Hí hí, sự nghiệp ấp chứng phải tính bằng đời người bác ơi, đến siêu thủ như Buffet học nghề sau 10 năm vẫn nghèo kiết xác, Oneil 12 năm chưa có cả chỗ ngồi cố định trên phố Wall
  5. nitatqng

    nitatqng Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Đã được thích:
    306
    Bởi vì tính bằng đời người nên cái tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất phải là bảo toàn vốn.
    Huyền thoại lúc nào cũng đc tô vẽ bác ơi.
    PTKT khó mà truyền đạt bằng văn viết lắm bác ơi, nó là nghệ thuật và chỉ người dùng lâu năm tự đúc kết ra cho bản thân mình mà thôi. Bác càng viết thì nó càng linh tinh mà thôi
  6. k300

    k300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Đã được thích:
    94
    Câu nói vui và câu nói thật cũng không phân biệt được ^:)^^:)^^:)^^:)^
  7. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Em cũng thấy Linhtinh thật !
  8. nguyengd

    nguyengd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Viết lách j, linh tinh quá, đọc mãi vẫn không hiểu^:)^~X:))
  9. nhokyeu

    nhokyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Giống kiểu ta đi học võ chỉ được truyền võ cơ bản, còn lại ta phải tự sáng tạo ra tuyệt chiêu riêng của mình :)
  10. sunnyday99

    sunnyday99 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Nhok chỉ biết nói đúng, tất cả phải tự tìm hiểu và kiểm nghiệm, chẳng ai chỉ cho mình[r24)]

Chia sẻ trang này