►►►♠♣♥♦♪♫♫ Tản văn tuyệt kỹ về TA, seri bài viết của bác Linhtinh - nhà thơ giải nghệ chuyển sang b

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TLbooks, 27/01/2010.

3316 người đang online, trong đó có 66 thành viên. 02:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 39858 lượt đọc và 102 bài trả lời
  1. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]

    Đây là hình vẽ giải thích tại sao LCG rất khó thủng ngưỡng 70, nhưng cũng cực khó khi xuyên đến 93-95.

    Cả hai mốc đều có time frame đến 6 tháng

    Mốc 80 của LCG để lại cực nhiều xác chết, trong 6 tháng có đến 6 lần mốc này bị vờn lên đẩy xuống

    Vậy cứ 70-73 thì mua, 77-80 thì bán cũng hay à nha
  2. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    7. Lạm bàn về ý nghĩa của khối lượng giao dịch

    Nếu chịu khó lang thang trên các diễn đàn chứng khoán Việt Nam, các bác sẽ thấy hàng ngàn, hàng vạn bài viết ngắn có, dài có, nghiêm túc có, linh tinh có về sóng Elliott, về Fibonacci, về Nến, về Pattern, về Indicators, về Oscillators v..v và v..v.

    Nói chung là về mọi thứ, trừ một thứ.
    Đó là khối lượng giao dịch.

    Rất ít bài viết bàn sâu về khối lượng giao dịch như là một chỉ báo độc lập.
    Người ta chỉ nói về nguyên tắc chung, hay xa hơn một tí thì nói về KLGD như là một tín hiệu để support và confirm cho trend và khuôn mẫu giá.

    Không ai đi sâu phân tích ý nghĩa tự thân của KLGD và nâng nó lên thành lý thuyết cả.

    Bởi vì, những người biết thì sẽ không bao giờ nói.
    Còn những người nói thì thường là không biết gì.

    Giống em [​IMG]


    Do KLGD được tạo ra cùng lúc bởi 2 hành vi bán và mua nên về nguyên tắc, nếu chỉ nhìn vào cột KLGD trên đồ thị, ta không thể nói "bán nhiều hơn mua" hay "mua nhiều hơn bán".

    Giá đang trong xu thế lên, KLGD tăng, người lạc quan sẽ tự nhủ rằng "Mua nhiều nhể" trong khi kẻ bi quan than thầm là "Bán nhiều quá".

    Giá đang trong xu thế xuống, KLGD giảm, kẻ bi quan sẽ nói rằng "Chẳng có cầu" trong khi người lạc quan lại khấp khởi mừng thầm "Cung đang cạn kiệt".

    Khi em nói "những người biết sẽ không bao giờ nói" còn "những người nói thì thường là không biết gì", em không có ý coi thường ai cả.
    Bởi vì, chỉ những người nằm trong chăn mới biết chăn có rận.


    Để đưa một CP (thậm chí là cả VNI) đi lên, họ liên tục bán và mua. KLGD, vì vậy, cứ thế tăng.
    Một hôm nào đó, họ giảm khối lượng giao dịch của chính họ để test cầu.

    Nếu cầu vẫn ổn, quá trình đi lên sẽ tiếp diễn cho đến lượt test sau.

    Nếu cầu không ổn, họ biết họ phải làm gì. Quá trình đi lên sẽ vẫn tiếp diễn nhưng chỉ họ biết là đỉnh đã gần kề.


    Hay là, cổ phiếu liên tục tăng trần, cầu trần chất đống, các bác ngồi TGV vi vu ngắm cảnh, chẳng ai muốn bán. KLGD cứ thế giảm dần.

    Rung một phát, KLGD tăng vọt. Các bác giống em, ta đua nhau phắn bởi rõ là "phân phối đỉnh".
    Nào ngờ chúng nó đểu, chúng nó rũ bỏ mình. Mình vừa lao ra thì tàu phi tiếp. KLGD lại giảm dần.
    Họ sẽ hé cửa cho mình chen vào. Chắc chắn rồi.
    Lần này thì mình được đi tàu thật. Tàu suố
    t [​IMG]

    KLGD là trong tay họ.

    Tiết giảm giao dịch để đo cầu thì chỉ có họ mới biết họ đã tiết giảm bao nhiêu và lượng cầu không phải của họ là bao nhiêu.

    Rung cây để dọa khỉ thì chỉ có họ mới biết bao nhiêu khỉ là của nhà họ và bao nhiêu khỉ là của nhà bên cạnh.

    Các bác có nghĩ là họ sẽ gọi các bác ra để thủ thỉ vào tai các bác những thông tin đó không?

    Thế mà chưa chi đã tự ái khi nghe em nói "những người biết sẽ không bao giờ nói" còn "những người nói thì thường là không biết gì" [​IMG]

    Mai em nói tiếp nhé.
    Không biết gì, nói thoải mái [​IMG]
  3. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Có một người (nổi tiếng lắm vì chuyên bị kẻ trộm hỏi thăm) đã từng phán: "Kẻ trộm, dù khôn đến mấy, bao giờ cũng để lại dấu vết".

    Gần đây, em hỏi bác ý là đã hệ thống hóa xong các dấu vết ấy chưa. Nếu xong rồi thì cho em nghía tí.
    Bác ấy bảo bác ấy đã chuyển ngành.
    Bây giờ bác ấy là .. kẻ trộm.
    May mà lúc gặp bác ý, trong túi em không có xu nào [​IMG]

    Cái bọn chui trong chăn cũng thế. Kiểu gì cũng để lại dấu vết.

    Dấu vết mà hòa đồng với môi trường xung quanh thì ta có nhìn thấy được không? Không.
    Vậy ta sẽ nhìn thấy dấu vết khi nào? Khi nó không hòa được với môi trường, khi mặt cỏ màu xanh mà vết bùn lại là màu xám, khi tường nhà ta màu trắng mà dấu tay của chúng lại là màu đen.

    Ta đi tìm dấu vết ở chỗ có sự khác thường so với lẽ thông thường.
    Muốn làm được việc ấy, trước hết, ta phải hiểu cái lẽ thông thường.
    Vậy cái lẽ thông thường của KLGD (hay nói đúng hơn là của mối quan hệ giữa KLGD và giá) là gì?
    Là nước nổi thì bèo phải nổi và nước chìm thì bèo cũng phải chìm.

    Giá đang trong xu thế tăng thì KLGD cũng phải tăng. Đó là lẽ thông thường.
    Bởi vì, giá càng tăng thì càng nhiều cậu, nhiều mợ muốn ấn nút bán. Để giá tăng được tiếp, cầu phải đủ lớn để nuốt dần và nuốt hết các cậu, các mợ ý.

    Giá trong xu thế tăng, nếu tăng nhanh quá, có thể làm cho cầu e ngại và vì vậy, tạo nên các cú "điều chỉnh". Để cho giá tăng được tiếp, lượng giao dịch trong thời gian điều chỉnh phải giảm xuống. Nếu tăng thì cầu đã sợ lại càng thêm sợ, trend đứt mất còn đâu.

    Tóm lại, khi thị trường đang ở trong giai đoạn bullish thì KLGD phải tăng lên khi giá tăng và giảm đi khi giá điều chỉnh. Đó là lẽ thông thường.

    Đêm qua, khi thấy em ngâm nga chân lý ấy, màn hình phẳng nhà em nổi hứng bảo: "Suy ra, khi thị trường đang ở trong giai đoạn bearish, KLGD phải có xu hướng tăng khi giá giảm và yếu đi khi giá nỗ lực vòng lại các đỉnh cao trước đây".

    Sao mà đời em khổ thế.
    Vớ phải cái món đã hay nói leo thì chớ, lại còn nói linh tinh [​IMG]

    Các bác cho em nghỉ tí, không em đến chết vì bực mất.
    Trong lúc em nghỉ, mời các bác xem tạm cái đồ thị tuần của PVA.
    Đừng hỏi gì vội, cứ ngắm đã nhé.

    [​IMG]



  4. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Trước khi đi tiếp, em xin nhấn mạnh lại 2 ý quan trọng bởi cái mà chúng ta cần, mọi lúc mọi nơi, là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình tư duy.

    Đứng trước một sự vật cực kỳ phức tạp như thị trường chứng khoán, nếu không tự hình thành cho mình một sợi chỉ đỏ dẫn đường, ta sẽ rất dễ lạc đường, thậm chí là đi vào mê lộ.

    Trong quá trình build-up sợi chỉ đỏ, một biểu hiện nữa mà ta cần tránh là "hái hoa vệ đường".
    Mục tiêu của ta là cùng sợi chỉ đỏ đi hết con đường chứ không phải sà xuống ngắt hoa bên đường.


    Cái đồ thị PVA mà em đưa ra, thực chất, chỉ là một bát bún riêu. Đừng chú ý vào nó mà hãy suy nghĩ thật kỹ về 2 điều tối quan trọng, tính tới thời điểm này:

    + Như giá, KLGD không diễn biến một cách ngẫu nhiên. Thậm chí, nó có thể bị điều khiển.

    + Ta chỉ có thể nhận ra dấu vết của sự điều khiển khi KLGD diễn biến khác với lẽ thông thường.


    Em đã nói về lẽ thông thường khi thị trường đang ở trong giai đoạn bullish.
    Màn hình phẳng nhà em, với khả năng suy diễn đại tài (về mọi chuyện), đã thở ra ngay cái lẽ thông thường của thị trường bearish [​IMG]

    Vì một số lý do, em không nhất trí với phương pháp suy diễn và kết quả suy diễn của màn hình phẳng nhà em nhưng do câu chuyện quá dài, lại không mấy liên quan đến thị trường bullshit, ý quên, bullish hiện nay nên em tạm gác nó sang một bên. Chỉ xin đưa ra đồ thị tuần 3 năm qua của VNI để chứng minh rằng: màn hình phẳng nhà em nói sai!

    Các bác nghe để biết vậy thôi, đừng mách màn hình phẳng nhà em nhé [​IMG]
    Để hối lộ các bác, em xin xì ra thêm một lý do nữa này: ta làm gì có kiểu chơi cài đặt stop-loss khắp nơi như Tây để khi giá xuống, mọi automated systems sẽ tự động "bấm nút" [​IMG]

    Lần sau không nói xấu màn hình phẳng nữa.
    Tốn quà hối lộ lắm [​IMG]

    [​IMG]
  5. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    7.2- Đi tìm sự khác thường ở chỗ nào và bằng cách nào?

    Trong cuộc sống hàng ngày, các bác luôn thấy mình hoàn toàn bình thường, đúng không?

    Ăn bình thường, ngủ bình thường, đi bình thường, làm việc bình thường.
    Ba chuyện linh tinh cũng .. bình thường [​IMG]

    Vậy nên, khi các bác đi khám sức khỏe, mấy ông bà bác sỹ thường bảo các bác làm những việc không bình thường để phát hiện ra sự bất thường trong sức khỏe của các bác, nếu có. Thí dụ, họ bắt các bác chạy thật nhanh, sau đó đo điện tim hoặc bắt các bác nhịn đói, sau đó xét nghiệm máu và nước tiểu v..v và v..v.

    ----------

    Ta đã đồng ý với nhau rằng: thị trường, bao gồm cả giá và khối lượng, có thể bị điều khiển bởi những thế lực rất lớn (mọi thị trường trên thế giới đều thế, không chỉ riêng Việt Nam đâu).

    Ta cần phải đồng ý với nhau tiếp rằng:

    + Vì họ là những thế lực lớn nên lượng mua và lượng bán cũng phải lớn. Otherwise, họ chỉ là .. loong toong, tức là còn kém cả Linh Tinh nhà em.

    + Vì họ là thế lực lớn và là dân chuyên nghiệp nên họ phải make money. Họ sẽ cố gắng mua làm sao cho rẻ nhất và bán làm sao cho đắt nhất (tính cho một chu kỳ kinh doanh chứ không phải tính cho 1-2 ngày, thậm chí 1-2 tuần).

    + Họ sẽ không thể mua rẻ - bán đắt nếu như không có chúng ta, đối tượng để họ manipulate. Để lừa được ta mua đắt và bán rẻ, họ phải hiểu tâm lý của ta. Chỉ khi hiểu tâm lý của ta, họ mới biết phải "nhử" như thế nào (để ta nhào vào mua) và "rung" kiểu gì (để ta lao ra bán).

    Chắc không bác nào phản đối 3 cái assumptions trên đây [​IMG]

    ----------

    Từ mệnh đề thứ hai, em suy ra rằng, họ sẽ hoạt động tích cực nhất tại vùng gần đáy và gần đỉnh. Ngoài ra, trên đường đi từ đáy lên đỉnh hoặc từ đỉnh xuống đáy, họ sẽ gặp các loại cản. Nếu không ra tay xử lý, họ sẽ không thể đi tiếp để thu lợi cao nhất.

    Tức là, hệt như khi ta đi khám sức khỏe, ta phải theo dõi họ ở những chỗ mà họ chắc chắn sẽ hoạt động khác với nhịp thường ngày.

    Tóm lại: nên đi tìm sự khác thường trong hoạt động của họ tại những vùng mà ta cho là gần đáy, gần đỉnh, gặp cản hoặc có thể break ra khỏi môi trường tích lũy.

    Từ mệnh đề thứ nhất, em suy ra rằng lượng mua và bán của họ sẽ cùng lúc tạo ra KLGD lớn và quan trọng hơn cả: sự dao động giá. Vì vậy, để tìm mối quan hệ giữa giá và khối lượng, ta phải xem đồ thị bar hoặc đồ thị nến. Đồ thị line chẳng giúp ích được gì.

    Bây giờ thì các bác đã tin em chưa khi em nói rằng: các bác sẽ chuyển sang sử dụng đồ thị nến hoặc đồ thị bar thay cho đồ thị line [​IMG]

    Từ mệnh đề thứ ba, em suy ra rằng, để phân tích hành động của họ, em phải hiểu tâm lý của chính em, con gà gô của thị trường chứng khoán và con gà sống thiến của gia đình. Em phải hiểu diễn biến giá như thế nào sẽ làm em tham nhất và diễn biến giá như thế nào sẽ làm em sợ nhất. Trên cơ sở đó, em mường tượng các techniques của họ. Nếu đồ thị mà em xem cho thấy diễn biến khớp với techniques mà em mường tượng thì ..

    Em lảm nhảm dài như thế, các bác chắc chán lắm rồi hả [​IMG]

    Thế để em tóm tắt lại thành 1-2 điểm chính cho dễ nhớ nhé:

    + Chú trọng tìm sự khác thường tại những vùng mà ta cho là gần đáy, gần đỉnh, gặp cản hoặc có thể break ra khỏi môi trường tích lũy.

    + Không thể phân tích KLGD một cách độc lập mà phải đưa nó vào trong mối quan hệ với dao động giá, tức là phải xem đồ thị bar hoặc đồ thị nến.

    + Techniques mà MMs và BBs sử dụng được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về tâm lý của bầy gà. Ta chính là gà và vì vậy, ta phải hiểu chính ta trước khi muốn hiểu MMs và BBs.


    Bây giờ, em mời các bác quay lại cái đồ thị tuần của PVA. Các bác sẽ thấy 3 ý này được thể hiện trong các chú giải như thế nào.

    Để kết thúc phần 7.2, em xin hỏi các bác một câu thôi: vì sao em không sử dụng chart ngày mà lại sử dụng 2 cái chart tuần ở phần này [​IMG]

    Sở dĩ em hỏi vì em thấy em linh tinh mãi rồi mà chả thấy bác nào nói gì cả.
    Các bác nói gì đi chứ.
    Nếu không thích nói linh tinh thì nói .. lung tung cũng được [​IMG]
  6. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2
    Đúng là linh tinh thật. Đọc ù cả tai---lượng giá, giá lượng lung tung quá.:))
  7. HiepSy18

    HiepSy18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Đã được thích:
    702
    May quá, HS hiểu sơ sơ rùi, cần phải chú ý cái bất thường trong cái bình thường, tại các điểm nhạy cảm thì xem bọn nó hành động ra sao Miubaba ạ.
  8. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    "...Để kết thúc phần 7.2, em xin hỏi các bác một câu thôi: vì sao em không sử dụng chart ngày mà lại sử dụng 2 cái chart tuần ở phần này [​IMG]"

    Em đoán mò thui nhé:
    Vì chúng ta đang cần tìm hiểu tâm lý và hành động của BBs và MMs. Mà những thế lực này thường sẽ có tầm nhìn xa hơn và hành động dài hạn hơn các chú gà nhiếp (như em chẳng hạn). Nếu nhìn chart ngày, có thể sẽ bị rối, không hiểu họ đang làm gì nhưng nhìn chart tuần, bức tranh về hành động của họ có thể hiện ra rõ hơn.

    Ngoài ra, gà nhiếp thường thích ngắn hạn (mặc dù hay bù lu bù loa là đầu tư dài hạn): nhìn ngắn hạn, kiếm lời ngay. Bit đâu bác muốn nhắn nhủ tụi em nên nhìn dài hạn hơn (kết hợp chart tuần và chart ngày) để khỏi lạc lối dọc đường??

    E thì e kết nhứt cái ý này của bác: trước tiên mình cần tìm hiểu tâm lý mình, rùi mới tìm hiểu tâm lý người khác, rùi mới tìm hiểu người ta sẽ làm gì với mình, rùi quyết định xem mình sẽ làm gì. Tuyệt cú mèo. Hihi.

    E thử làm nhà bs tâm lý cho mình cái, rùi nhờ bác chỉnh đốn lại phân tích của em:

    Em sẽ thích nhất và muốn nhào dô nhất khi mà: sau một thời gian tích lũy dài (phát chán lên được), thị trường lên vài phiên, rồi pull back, sau đó lên lại với khối lượng mạnh. Nhưng e quan sát thì, thường thường, khi nó lên lại lần thứ 2 thì lại là khối lượng ít (ko ai bán cả) nên ko mua được mấy mà phải chờ mất mấy phiên, thậm chí cả tuần. Đến khi có cơ hội mua được, nhảy vào mua trần thì nó ngủm lun. Hehe. Như vậy, có phải là khi thị trường lên mạnh (dư mua trần liên tục chẳng hạn), mà khối lượng giảm mạnh thì là BB đánh vào tâm lý muốn mua mà ko mua được của mình, rùi sau đó họ chờ mình nhảy vào tranh mua trần (ví dụ khi pà con đặt ATC hoặc ATO với KL lớn) thì họ nhả ra (ví dụ tại phân phối đỉnh).

    Ngoài ra, e còn có tâm lý mún nhảy vào trong trường hợp sau: trong 1 úp chén, thị trường dập dìu, rùi thị trường bắt đầu có khối lượng tăng dần, sức ép bán tăng dần và sàn giảm mạnh, thậm chí giảm sàn. Sau vài phiên giảm sàn, e sẽ nghĩ chà, rẻ phết rùi nhỉ, giảm sàn 3 phiên rùi. Nếu lúc đó, thị trường tăng mạnh trở lại, e rất dễ bị dính bulltrap.

    Còn sợ à, em sẽ thấy sợ khi thị trường đang trong úp chén, rùi lình xình, rùi bắt đầu giảm. Nhưng có cái tệ thế nì, mặc dù sợ, nhưng ko hiểu sao lúc đó cứ đơ ra, hi vọng nó sẽ phục hồi. Đã nhiều lần, bị lên HQS vì cái tâm lý này rùi. Hehe. Tức là, trong úp chén, khi nó mới bắt đầu giảm thì sợ, khi nó giảm sàn vài phiên thì máu tham lại nổi lên (đặc biệt là khi nếu bán được trước đó rùi).
  9. thuytrieudoc

    thuytrieudoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Đã được thích:
    453
    Bac linh tinh này đúng là cao thủ.Đọc bài của bác so với rất nhiều người tưởng là có hiểu biết về phân tích kĩ thuật trên này thì hơn rất nhiều.Tuy nhiên, nhìn chart pva bác post lên và phân tích thấy có một số chỗ ko chuẩn lắm.Nhưng nhìn chung là rất tuyệt.Hoan nghênh bác [r2)]
  10. AK2010

    AK2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Xem Linhtinh , nghĩ linh tinh... Đọc xong ... thấy cũng linh tinh ít nhiều .... Linhtinh quả thực cao siêu.... Bác Linhtinh thật lắm điều.... linh tinh.... He He....

Chia sẻ trang này